Cách ăn uống tốt cho gan chống lại các chứng bệnh

Khi chức năng của gan và thận bị tổn thương, cả hệ thống cơ thể cũng bị thay đổi theo. Lúc này, quy trình chuyển hóa thức ăn cũng không được hiệu quả như trước.






CÁCH ĂN UỐNG TỐT NHẤT CHO NGƯỜI MẮC BỆNH GAN

Gan là một cơ quan lớn trong cơ thể, chịu trách nhiệm trong quá trình trao đổi chất, chuyển hóa các loại thực phẩm bạn ăn thành một hình thức có thể sử dụng được - năng lượng. Tương tự như vậy, thận giúp đỡ để xử lý máu của bạn, thông qua chọn lọc và loại bỏ các chất thải và chất lỏng cho bài tiết qua đường tiết niệu. Khi chức năng của một hoặc cả hai cơ quan này bị tổn thương, cả hệ thống cơ thể cũng bị thay đổi theo. Lúc này, quy trình ăn uống và tiêu thụ, chuyển hóa thức ăn cũng không được hiệu quả như trước. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên xem lại chế độ ăn uống của mình và đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Còn nếu muốn tăng cường sức khỏe cho gan và thận, bạn có thể tham khảo chế độ ăn uống như sau:

Thực phẩm ít chất béo

Bởi vì gan của bạn chịu trách nhiệm về chuyển hóa chất béo, nên ăn các loại thực phẩm ít chất béo có thể giúp bảo tồn chức năng gan và làm giảm sự phân hủy các protein quý. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tiêu thụ một số chất béo, bởi chúng là một nguồn quan trọng của các axit béo thiết yếu, tạo calo và chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, để tránh làm tổn hại chức năng thận, bạn nên giới hạn nguồn chất béo cao trong phốt pho. Tiến sĩ y khoa Erik Castle (Mỹ) giải thích rằng bệnh thận thường có thể dẫn đến mức tăng của phốt pho, có thể làm giảm canxi trong cơ thể của bạn.

Hạn chế Protein

Protein trong chế độ ăn uống của bạn là quan trọng để duy trì cấu trúc của mô, cơ quan và hệ thống miễn dịch. Một vai trò quan trọng của thận trong quá trình trao đổi chất là tách các chất thải từ máu, giữ lại các protein để phân phối cho các cơ quan và các mô. Nếu chức năng thận của bạn bị tổn thương, thận có thể không xử lý được nhiều protein như là một người khỏe mạnh, dẫn đến hạn chế lượng protein cung cấp cho cơ thể.

Tổn thương gan hoặc suy giảm chức năng gan cũng có thể gây ra vấn đề với việc “chế biến” các protein, không lọc sạch hết được các chất độc hại, gây bệnh cho cơ thể. 
 

Carbohydrates

Carbohydrates là nguồn cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng và một phần chất xơ cho cơ thể. Những thực phẩm này, trong đó bao gồm khoai tây, bí và đậu Hà Lan, nên được đưa vào mỗi bữa ăn. Nếu bạn có bị tổn hại chức năng thận, thì hãy ý thức được rằng một số các loại thực phẩm carbohydrate như ngô, sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt và atisô tự nhiên có lượng phốt pho cao nên được hạn chế hoặc loại bỏ trong các chế độ ăn uống của mình để ngừa mất canxi. Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết thêm về số lượng và loại carbohydrate bạn tiêu thụ và kế hoạch ăn uống phù hợp với sức khỏe gan, thận của mình.

Giới hạn muối

Muối là một khoáng chất tự nhiên được dùng để bảo quản một số thực phẩm đóng hộp, đông lạnh và đóng gói sẵn. Những người có bệnh gan hoặc thận có thể bị giữ nước gọi là phù nề, và tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu thông qua hệ thống mạch máu. Do đó, muối trong chế độ ăn uống và thậm chí cả các loại thực phẩm tự nhiên có hàm lượng muối cao như cần tây có thể cần phải được giới hạn để giảm phù nề và giảm nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch hay đột quỵ.

Nếu bạn có bị tổn hại chức năng thận, nên sử dụng sản phẩm muối kali thay cho natri. Kali được lọc qua thận của bạn, và nếu thận không hoạt động đúng chức năng của nó thì mức độ khoáng chất này có thể tăng trong máu của bạn. Nên kiểm tra với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của bạn về thực phẩm có nhiều chất natri hoặc kali mà bạn thường tiêu thụ.
 

Chế độ ăn trọng thời kỳ viêm gan cấp tính:

1. Giai đoạn đầu: Thời kỳ này bệnh nhân có thể sốt, nôn mửa, đau nhức hoặc chán ăn. Vì gan vẫn phải làm việc khi tế bào gan bị tổn thương do đó phải áp dụng chế độ ăn nương nhẹ gan và nương nhẹ dạ dày, ruột.

- Năng lượng: 25Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày. Chủ yếu cung cấp năng lượng cho bệnh nhân viêm gan bằng đường đơn: truyền glucose, acid amin, uống nước đường, nước hoa quả, sữa tươi, nước cơm, nước cháo….

- Khi sốt đã giảm, lượng nước tiểu tăng lên, áp dụng chế độ ăn sữa với khoảng 1000calo (1000 - 1500ml sữa)/ngày. Sữa là một loại thức ăn tốt vì nó không có nhiều cặn bã, không độc mà còn có khả năng chống độc, lợi tiểu, có thể dùng sữa tách bơ hoặc sữa đã rút kem pha thêm đường hoặc dùng các sản phẩm dinh dưỡng khác như: Ensure, Isocal, Sandosource, Vivonex T.E.N…

- Protid: 0,4 - 0,6g/kg cân nặng/ngày, dùng protid có giá trị sinh học cao.

- Lipid: 10 - 15% tổng năng lượng. Axid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đối chiếm 1/3 và axid béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid.

- Đủ vitamin và chất khoáng theo nhu cầu.

- Số bữa ăn: 6 - 8 bữa/ngày.

b.  Giai đoạn tiếp theo:Cuối giai đoạn viêm gan cấp tính có thể cho bệnh nhân ăn thêm ngũ cốc dưới dạng bột, cháo và khi đã hết sốt áp dụng chế độ ăn có nhiều protid và nhiều methionin như sữa tách bơ, thịt nạc, cá nạc cùng cới tăng cường calo, tăng cường chất bột.

- Năng lượng: 30Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày.

- Protid: 0,8 - 1kg/cân nặng hiện tại/ngày. Tỷ lệ protid động vật/tổng số: > 50%.

- Lipid: 10 - 15% tổng năng lượng. Axid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axit béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid.

- Đủ vitamin, chất khoáng và nước

- Không dùng thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng

- Số bữa ăn: 4-6 bữa/ ngày

 III. Chế độ ăn trong thời kỳ viêm gan mạn

Khi giai đoạn viêm gan cấp tính đã qua, bệnh nhân ở vào tình trạng “yếu gan”, thời kỳ này có khi kéo dài rất lâu. Bệnh nhân không chịu được những bữa ăn có quá nhiều chất béo, nhiều loại thực phẩm, hoặc những thay đổi đột ngột về môi trường, khí hậu.

* Chế độ ăn cần chú ý đến những điểm sau:

- Thức ăn phải tươi, tránh để lâu, không nên nấu nướng cầu kỳ

- Không dùng những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng

- Nên ăn nhiều bữa để hấp thu tốt hơn, chú ý dùng chế độ ăn nương nhẹ cả gan lẫn dạ dày và ruột

- Ăn nhiều thịt nạc nhưng tránh ăn thịt súc vật non vì có chứa nhiều nucleoprotid

- Nên ăn nhiều sữa, trứng ăn vừa phải và chỉ nên dùng trứng tươi

- Các chất béo chỉ nên dùng ít và dùng dạng dầu thực vật, tránh dùng mỡ động vật

- Tăng cường chất đường, mật, bột ngũ cốc

- Rau quả loại tươi, mềm, ít xơ, nhiều ngọt

- Không dùng gia vị, rượu, bia, chất kích thích...

* Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn:

- Năng lượng: 35Kcal/kg cân nặng hiện tại/ ngày

- Proid: 1-1,5g/kg cân nặng hiện tại/ ngày

- Lipid: 15-20% tổng năng lượng. Axít béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiến 1/3 và axít béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid

- Đủ vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B, K) và muối khoáng.

- Nước: 1,5- 2lít/ngày

- Số bữa ăn: 3-4 bữa/ ngày

IV. Chế độ ăn khi bị xơ gan

Bệnh nhân vị xơ gan cần cung cấp nhiều protid (1,5-2 g/kg mỗi ngày) và glucid, nhiều vitamin nhóm B, vitamin K. Khi có cổ trướng cần ăn nhạt. Nếu tĩnh mạch thực quản giãn, cần tránh thức ăn có nhiều xơ cứng, đề phòng cọ xát gây vỡ tĩnh mạch do thức ăn. Chế độ ăn trong điều trị xơ gan cần áp dụng kéo dài khoảng 6 tháng hoặc lâu hơn nữa.

Nếu bệnh nhân có nguy cơ bị hôn mê gan (do gan suy nặng), cần hạn chế chất đạm do protid không hấp thu được sẽ đọng lại trong ruột sinh ra nhiều NH3, ngấm vào máu gây độc cho hệ thần kinh.

Đồng thời với chế độ ăn trong điều trị xơ gan, cần tăng cường các vitamin nhóm B như B1, B2, PP và các axit amin.

  Một số thực đơn tham khảo

Mẫu 1: 1500Kcal/ ngày, Protid: 59g, Lipid: 22g, Glucid: 262g

- Sáng: Bún thịt bò (bún 200g, thịt bò 30g), quả chín: 100g

- Trưa: cơm 2 lưng bát (100g gạo), thịt nạc viên hấp 60g, canh bí 200g, nước cam 200ml

- Chiều: cơm 2 lưng bát (100g gạo), thịt bò xào rau cải (thịt bò 40g, rau cải 200g, dầu ăn 5ml), đu đủ 100g

- Tối: sữa tươi 200ml

Mẫu 2: Năng lượng 1770 Kcal, Protid: 82g, Lipid: 31g, Glucid: 288g

- Sáng: cháo thịt (gạo tẻ 30g, thịt nạc 30g), quả chín 100g

- Trưa: cơm 2 bát, thịt bò xào thập cẩm (thịt bò 50g, hành tây 20g, mộc nhĩ 5g, tỏi tây- cà rốt 30g, đậu cô ve 20g), canh cải 1 bát

- Chiều: cơm 2 bát, đậu sốt cà chua (đậu phụ 100g, cà chua 50g), tôm rang 50g, canh rau 200g, quả chín 100g

- Tối: sữa 200ml

Mẫu 3: Năng lượng 2100 Kcal, Protid: 86g, Lipid: 44g, Glucid: 347g

- 7h sáng: Bánh mì trứng (bánh mì 1 cái, trứng gà 1 quả, dầu ăn 5ml), quả chín 100g

- 9h: 1 cốc chè đỗ đen (đỗ đen 20g, đường kính 20g, bột đao 5g)

- 11h: cơm 2 bát, thịt rim 50g, canh bí xanh tôm nõn (bí xanh 200g, tôm nõn 10g, dầu ăn 3ml), quả chín 200g

- 15h: 1 hộp sữa nước 200ml

- 17h: cơm 2 bát, thịt gà rang 80g, rau muống luộc 200g, quả chín 200g.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Món ăn có ích cho người bị viêm gan

Cháo rau má đậu xanh, canh táo đỏ đậu phộng, canh cần tây thịt nạc, cháo gạo lứt, hải sâm... là những món ăn rất có ích cho người bị viêm gan.

Theo Đông y, viêm gan siêu vi B được coi là một bệnh của gan với các trạng chứng vàng da, vàng mắt, đau vùng hạ sườn… Người bị viêm gan cần ăn uống đầy đủ, không nên quá kiêng cữ để duy trì tình trạng sức khỏe, giúp phục hồi tốt chức năng gan.

Dưới đây là một số món ăn có ích cho người bị viêm gan siêu vi B.

Cháo rau má

Rau má tươi 100g, đậu xanh 50g, gạo tẻ 50g. Rau má rửa sạch cắt nhỏ, gạo, đậu xanh vo sạch cho vào nồi với lượng nước vừa đủ để nấu thành cháo nhừ. Cho tiếp rau má vào, nấu sôi lại vài phút. Ăn nóng lúc đói bụng với ít muối hoặc đường.

Món này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thích hợp với người bị viêm gan B cấp tính.

Rau má và đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Ảnh: dtphorum

Canh trứng gà nấu câu kỷ, táo đỏ

Câu kỷ tử 30g, táo đỏ 20g, trứng gà 2 quả, nước 300ml. Nấu đến khi trứng chín. Vớt trứng ra, bỏ vỏ rồi cho vào chung với đường đỏ, nấu đến khi đường tan. Chia 1-2 lần, ăn trứng uống canh. Cách 2 ngày ăn một lần..

Món canh này có tác dụng bổ tỳ vị, bổ thận, trừ thấp, thích hợp dùng cho người bị bệnh viêm gan mạn tính.

Canh táo đỏ nấu đậu phộng

Táo đỏ, đậu phộng, đường phèn mỗi thứ 30g. Cho đậu phụng vào nồi đất trước, thêm nước, dùng lửa vừa ninh 20 phút. Táo đỏ bỏ hột, cho vào nồi đất ninh chung với đậu phụng, ninh thêm 20 phút, thêm vào đường phèn vào, ninh tiếp 5 phút là ăn được. Dùng mỗi tối trước khi ngủ, liên tục 30 ngày.

Món ăn này có tác dụng thông tỳ ích khí, khử thấp giải độc, dùng cho viêm gan cấp và mạn tính, xơ cứng gan.

Canh ba ba với khoai mài (hoài sơn), nhãn nhục

Hoài sơn 20g, nhãn nhục 20g, ba ba 1 con.

Dùng nước luộc ba ba rồi mới làm sạch, bỏ bộ lòng, rửa sạch. Cho ba ba (còn mai) cùng với hoài sơn, nhãn nhục vào nồi đất, thêm nước, ninh bằng lửa vừa, đến khi ba ba chín mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn là được.

Tác dụng giúp ích khí dưỡng huyết, tiêu ung tán kết, dùng cho trường hợp gan bị xơ cứng, viêm gan mạn tính.

Canh thịt heo nạc nấu nấm rơm

Nấm rơm tươi 200g, thịt heo nạc 200g.

Nấm rơm tươi rửa sạch, cắt miếng, bỏ chung vào nồi đất, thêm nước, dùng lửa vừa ninh đến khi thịt nạc chín mềm, thêm gia vị vừa miệng. Dùng ăn trong bữa cơm.

Món này có ác dụng giúp tư âm nhuận táo, kiện vị bổ tỳ, dùng cho chứng viêm gan mạn tính.

Cháo gạo lứt, hải sâm

Gạo lứt 80g, hải sâm 40g, cải cúc (hoặc cải bẹ xanh) 40g, táo đỏ 8 trái.

Gạo lứt vo sạch, hải sâm ngâm mềm, cải cúc rửa sạch, cắt nhỏ, táo đỏ rửa sạch, bỏ hột. Nấu gạo thành cháo nhừ, cho các nguyên liệu vào nấu thêm với lửa nhỏ vài phút. Ăn nóng lúc đói bụng.

Món cháo này thích hợp với người bị viêm gan B mạn tính, cơ thể suy nhược, ăn ngủ kém.

Canh đậu nành nấu cải trắng khô

Đậu nành 60g, cải trắng khô 45g, nhân trần 30g, uất kim (dái nhỏ của củ nghệ vàng) 9g, chi tử (quả dành dành) 6g,.

Đậu nành ngâm mềm và cải trắng khô nấu canh để ăn. Ngoài ra, nấu nhân trần và các loại dược liệu nói trên với 500ml nước, sắc còn 300ml, dùng để uống riêng vào buổi sáng và tối.

Tác dụng giúp thanh nhiệt khử thấp, thoái hoàng, thích hợp cho loại viêm gan lây nhiễm do virus.

Cháo nhân trần

Nhân trần cao 50g, gạo tẻ 100g, đường trắng vừa đủ.

Dùng 600ml nước để sắc nhân trần trong 30 phút. Sắc 2 lần, hợp 2 lần nước lại, bỏ bã lấy nước đổ vào trong nồi, cho gạo tẻ vào, dùng lửa nhỏ hầm thành cháo, thêm đường trắng, trộn đều để ăn.

Món cháo này giúp thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, thoái hoàng, thích hợp dùng cho người bị viêm gan vàng da lây nhiễm cấp tính, tiểu tiện khó, bí tiểu.

Canh nhân trần nấu táo, can khương

Nhân trần 30g, can khương (gừng khô) 10g, táo đỏ 5 quả, đường đỏ vừa đủ.

Nhân trần, can khương, táo đỏ (bỏ hạt) sắc với 600ml nước, khoảng 30 phút. Sắc 2 lần, hợp 2 lần thuốc lại, bỏ bã, để lại nước và táo đỏ trong nồi. Thêm vào đường đỏ, tiếp tục sắc đến khi đường tan, chia 2 lần uống canh, ăn táo.

Tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng, thích hợp dùng cho viêm gan mạn tính, tỳ hư thấp thịnh, miệng nhạt, ăn uống kém.

Canh rau cần tây, thịt heo

Rau cần tây có ích cho người bị viêm gan. Ảnh: kids

Rau cần tây 100g, nấm đông cô (nấm hương) 20g, thịt heo nạc 100g, gừng, tỏi, gia vị các loại.

Rau cần tây (cả lá và thân) rửa sạch cắt ngắn. Nấm đông cô ngâm nước nóng có chút gừng, ngâm khoảng 15 – 20 phút rửa sạch, cắt nhỏ. Thịt heo nạc rửa sạch cắt nhỏ, tỏi giã dập. Đun sôi thịt heo với 500ml nước, khi thịt chín thì cho cần tây + nấm đông cô + tỏi vào quậy đều, đến khi canh sôi chín là được. Nêm gia vị vừa ăn, dùng nóng trong bữa cơm.

Món canh này giúp thanh nhiệt lợi thấp, giải độc tiêu thũng, dùng cho viêm gan cấp và mạn tính. Những người ăn chay có thể thay thịt heo bằng đậu hũ miếng (hoặc bột đậu xanh), thay tỏi ta bằng tỏi tây (boireau).

Lưu ý, những người bị huyết áp thấp không nên dùng cần tây. Món canh này giúp thanh nhiệt lợi thấp, giải độc tiêu thũng, dùng cho viêm gan cấp và mạn tính.

Cháo đậu xanh, lá sen

Đậu xanh 30 g, lá sen tươi 1/4 lá, gạo tẻ 100 g.

Đậu xanh cả vỏ, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cho vào nồi nấu trước. Khi chín, tiếp tục cho gạo tẻ đã vo sạch và lá sen tươi vào nấu nhừ thành cháo loãng. Chia ăn mỗi ngày 2 lần, vào lúc đói bụng.

Cháo đậu xanh rong biển

Đậu xanh 50g, rong biển 50g, gạo tẻ 50g, gia vị các loại.

Rong biển rửa sạch, ngâm cho nở ra, cắt nhỏ; đậu xanh ngâm trong nước ấm; gạo vo sạch, để ráo. Cho lần lượt gạo vào nồi trước, nấu sôi thì cho đậu xanh vào, khi đậu xanh nở hết thì cho rong biển vào, nấu thành cháo. Nêm nếm gia vị vừa dùng. Món cháo này có công dụng thanh nhiệt, giải độc, dùng thích hợp trong lúc thời tiết nắng nóng.

Cháo đậu xanh là món ăn giúp thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường và là thực phẩm giúp bài tiết chất độc trong cơ thể hiệu quả nhất.

Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, ích khí lực, điều hòa ngũ tạng, giảm đau sưng. Thường dùng trong các trường hợp: cảm sốt vào mùa hè, trúng nắng, tiêu khát (khát nước uống nhiều), đái tháo đường, đi tiểu khó, đau bụng do nhiệt, bụng nóng cồn cào, buồn phiền khó chịu, nhức đầu, nôn mửa, phụ nữ có thai bị nôn ọe, không yên.

Ngoài ra, đậu xanh rất có ích cho người hay bị các loại bệnh nhiệt ngoài da như: mụn nhọt, ghẻ lở, nổi mề đay; người bị cao huyết áp, cholesterol máu cao, viêm gan mãn tính, say rượu; trẻ em bị bệnh quai bị, sởi...

Nước nấu đậu xanh, cam thảo (đậu xanh 120g, cam thảo sống 60g), có tác dụng giải độc khi uống thuốc quá liều (ô đầu, phụ tử…), giải độc do ngộ độc thức ăn, ngộ độc sắn, ngộ độc nấm.

Cháo cà rốt

Cà rốt 100g, gạo tẻ 100g.

Cà rốt gọt vỏ rửa sạch, cắt miếng nhỏ; gạo vo sạch. Cho 2 thứ vào nồi nấu với 1 lít nước, ninh thành cháo nhừ.

Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng.

 Cháo thịt bò, cà rốt

Thịt thăn bò 100g, gạo tẻ 50g,  cà rốt 1 củ lớn, hành, gia vị đủ dùng.

Cà rốt cạo vỏ, rửa sạch, xắt hạt lựu. Gạo tẻ vo sạch nấu nhừ thành cháo. Thịt bò rửa sạch, luộc chín, xắt lát mỏng. Phi thơm hành rồi cho cà rốt vào đảo qua, sau đó cho thị bò vào nêm gia vị bắc xuống. Cho tất cả các thứ trên vào nồi cháo đã ninh nhừ và nấu sôi lên là dùng được.

Mỗi ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và tối.

Món cháo này có tác dụng bổ tỳ, ích khí huyết, giải độc, chống mỏi mệt, có ích cho người viêm gan, khí huyết suy kém.


T
hói quen độc hại của người mắc viêm gan B

Những thói quen không tốt trong cuộc sống hằng ngày là một trong những nguyên nhân cơ bản thúc đẩy sự tấn công của căn bệnh này.
















1. Uống quá nhiều rượu

-Rượu sau khi vào cơ thể một lượng nhỏ thông qua quá trình trao đổi chất chủ yếu thực hiện ở gan, được bài tiết ra ngoài qua hơi thở, phổi và tuyến mồ hôi; lượng còn lại cùng với ethanol trong gan hình thành dehydrogenase, chất này rất có hại cho tế bào gan.

- Vì vậy, Rượu rất có hại cho những bệnh nhân viêm gan B mãn tính, vi rút viêm gan B và rượu khi cùng tồn tại sẽ gia tăng tổn hại cho gan, dẫn đến xơ gan, ung thư gan.

- Những người có vi rút viêm gan B âm tính nếu uống rượu trong thời gian dài thì khả năng bị xơ gan, ung thư gan và giảm tuổi thọ cao hơn nhiều.

2. Loạn dùng thuốc

- Cùng với sự xuất hiện của quá nhiều loại thuốc trên thị trường, việc mua và sử dụng thuốc đúng liều, đúng lượng là khá khó khăn với người tiêu dùng. Việc sử dụng thuốc tràn làn sẽ chỉ khiến viêm gan trở nên trầm trọng hơn

- Thuốc có ảnh hưởng nhất định đến các mô và các cơ quan của cơ thể. Thuốc sau khi vào cơ thể đa số được chuyển hóa qua gan. Với người có vi rút viêm gan B, khi sử dụng thuốc, gánh nặng của gan sẽ gia tăng do gan là cơ quan trao đổi chất và đóng vài trò phân hủy biến đổi thuốc.

- Một số bệnh nhẹ như cảm lạnh không nên lạm dụng thuốc, hãy nghỉ ngơi và uống nhiều nước.














3. Thiếu ngủ

-
Đông
y cho rằng, gan là bộ phận lưu trữ điều chỉnh các chức năng của máu. Nếu cơ thể được nghỉ ngơi trong trạng thái yên tĩnh, khi nhu cầu máu của các bộ phận được giảm xuống thì lượng máu đó được trở lại gan. Khi vận động học tập làm việc gia tăng, nhu cầu máu gia tăng, lượng máu tích lũy trong gan lưu thông nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
-
Nếu thiếu ngủ, hoặc nghỉ ngơi không hợp lí dẫn đến sự thiếu hụt của máu ở gan ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng tế bào gan gây ra khả năng miễn dịch giảm. Với người nhiễm vi rút viêm gan B, tế bào bị hư hại sẽ rất khó phụv hồi và có khả năng nguy hiểm hơn.
- Vì  vậy bệnh nhân viêm gan n
ên nghỉ ngơi từ 23h để có được giấc ngủ sâu vào 1-3h sáng, bởi đây là thời gian tốt nhất nuôi dưỡng máu trong gan. Nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày, người già là 7-9 tiếng.

4. Dễ nổi giận và bực tức
-
Nếu một người bị căng thẳng trong thời gian dài, tâm trạng không được giải tỏa, khiến khí không được lưu thông, gây tổn hại cho gan, có biểu hiện như tức ngực, đau xương sườn.

5. Ăn đồ dầu mỡ
-
Mỡ không thể thiếu trong cuốc sống hàng ngày và là thành phần dinh dưỡng quan trọng của cơ thể. Lượng mỡ thích hợp đưa vào cơ thể cung cấp năng lượng và duy trì chức năng sinh lý. Nhưng nếu thường xuyên sử dụng thực phẩm có hàm lượng mỡ cao lại gây ra tác hại khó lường cho sức khỏe con người.

- Trong số các thực phẩm, dầu mỡ chính là kẻ thù số một của gan. Các thực phẩm có hàm lượng mỡ cao, qua đường ruột được hấp thụ vào máu, thông qua hệ thống tuần hoàn được gan hấp thụ và chuyển đổi thành lipoprotein tổng hợp mật độ thấp; người có gan không tốt nếu hấp thụ lượng chất béo cao sẽ tăng gánh nặng cho gan. Việc khó phân giải lượng mỡ tích tụ trong gan dễ gây ra các bệnh như xơ gan, ung thư gan.
-
Bệnh nhân viêm gan nên lựa chọn thức ăn thanh đạm, ít dầu mỡ, thay thế bổ sung các loại thực phẩm nhiều vitamin như hoa quả tươi.

6. Hay ăn đêm
-
Gan là công xưởng của cơ thể, các thành phân dinh dưỡng sau khi được hấp thụ vào cơ thể đều được chuyển hóa qua gan. Việc ăn đêm ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của gan, tăng gánh nặng cho chức năng này, thậm chí gây rối loạn chức năng gan. Đối với người bệnh là hết sức tối kị. Ngoài ra ăn đêm còn không có lợi cho các chức năng khác như: dạ dày, tì vị, thận, mật…
-
Những người mắc viêm gan B mãn tính tốt nhất không nên ăn đêm hoặc cố gắng giảm thiểu ăn đêm. Nếu cần bổ sung dinh dưỡng vào buổi tối nên lựa chọn các thực phẩm có thành phần đường như kẹo hay bột mỳ, nhưng không nên ăn quá nhiều.

7. Hút thuốc lá
- Sự độc hại của thuốc lá ai cũng được tới. Sự nguy hại của việc hút thuốc lá bắt nguồn từ chính độc hại từ khói thuốc, sau khi được hít vào cơ thể đều gây tổn hại với các cơ quan trong cơ thể ở những mức độ khác nhau, là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư và các bệnh khác.

- Gan là cơ quan giải độc, sau khi bị nhiễm vi rút gan B, chức năng của gan giảm xuống, sự gia tăng nicotin (thành phần của thuốc lá) trong cơ thể gia tăng gánh nặng cho gan và gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe.
-
Ngoài ra hút thuốc còn gây trở ngại và tăng gánh nặng cho hệ tuần hoàn máu trong cơ thể khiến lượng máu không được cung cấp đầy đủ, giảm khả năng miễn dịch, gây ra các bệnh về hô hấp và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Vì vậy
bệnh nhân viêm gan B mãn tính tuyệt đối không hút thuốc.






Bệnh gan nhiễm mỡ
Thức ăn cho người bị bệnh gan
Chữa bệnh gan

Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh viêm gan B
ón ăn bổ dưỡng cho người bệnh gan
Phương pháp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ tốt nhất
Cây thuốc chữa bệnh gan nhiễm mỡ an toàn từ tự nhiên
Đông y trị bệnh gan nhiễm mỡ cực tốt


(ST)