Người Việt từ xa xưa, đồng thời với những tín điều của tôn giáo đang theo, vẫn có một tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên - đó không phải là một tôn giáo, mà là do lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, cụ kị đã khuất.
BÀN THỜ TỔ TIÊN - NÉT VĂN HÓA DÂN TỘC
Người Việt từ xa xưa, đồng thời với những tín điều của tôn giáo đang theo, vẫn có một tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên - đó không phải là một tôn giáo, mà là do lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, cụ kị đã khuất.
Người Việt có niềm tin rằng: chết chỉ là sự tiêu tan của thể xác, còn linh hồn vẫn còn và luôn trở về với gia đình. Chết chẳng qua chỉ là một cuộc trở về gặp ông bà, tổ tiên. Vong hồn của người đã khuất luôn ngự trị trên bàn thờ để gần gũi con cháu, theo dõi họ trong công việc hàng ngày và giúp đỡ (phù hộ) họ trong những trường hợp cấn thiết. Và người Việt còn tâm niệm: “trần sao âm vậy” – người sống cần gì, sống như thế nào thì người chết cũng như vậy. Bởi tin thế, nên việc lập bàn thờ để thờ cúng Tổ tiên là điều không thể thiếu trong đời sống con người.
Ngôi nhà truyền thống của người Việt thường có ba hoặc năm gian, trong đó gian giữa được coi là chỗ trang trọng nhất, là trung tâm của ngôi nhà. Những việc quan trọng như: thờ phụng, tiếp khách, sinh hoạt... đều diễn ra ở gian này. Gian giữa lại luôn có cửa lớn ra vào, mở cửa là nhìn thấy trời đất lưu thông, âm dương hòa đồng để rồi cảm hoá lẽ đời. Bàn thờ là nơi thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với Tổ tiên nên bàn thờ thường được lập ở chính giữa gian giữa ngôi nhà, gia chủ không được kê giường ngủ đối diện với bàn thờ.
Bàn thờ Tổ tiên được đặt chính giữa gian giữa ngôi nhà cổ
Tuỳ quy mô ngôi nhà và cũng tuỳ mức sống từng gia chủ mà bàn thờ có kích thước và hình thức khác nhau.
Những gia đình nghèo khó, với những đồ đạc trong nhà cũng đơn sơ, thì bàn thờ có khi chỉ là vạt phên tre giữa hai cột trong của gian giữa, bên trong có bát hương nhỏ. Còn ở những gia đình thuộc loại “thường thường bậc trung” trở lên, thì bàn thờ được đóng đàng hoàng. Có gia chủ còn dùng mặt tủ làm bàn thờ hoặc đóng cái giá gác làm lên tường. Cho dù bàn thờ có được thiết kế ra sao thì điều quan trọng nó luôn phải ở vị trí trang trọng, có độ cao thích hợp để khi cúng mọi người tỏ được sự ngưỡng vọng thành kính của mình với Tổ tiên.
Bàn thờ thiêng liêng nhưng vẫn gần gũi với cuộc sống sinh hoạt gia đình
Trên bàn thờ có thể có khám, ngai hay đặt bài vị được chạm khá cầu kỳ và sơn thếp cẩn thận. Trước bài vị có một hương án rất cao. Trên hương án này, tại chính giữa là một bát hương để cắm hương khi cúng lễ. Bát hương được chăm nom rất cẩn thận, chu đáo, và không được xê dịch. Đằng sau bát hương là một chiếc kỷ nhỏ, trên kỷ có ba chiếc đài có nắp và trên nắp có núm cầm. Ba đài này đựng ba chén rượu nhỏ lúc cúng lễ. Hàng ngày, đài được đậy nắp để tránh bụi bặm, chỉ mở ra trong những dịp lễ tết, ngày rằm, mùng một. Hai bên bát hương là hai cây đèn (hai ngọn đèn dầu) hoặc hai cây nến (ngày nay tại các đô thị, người ta thắp hai cây đèn điện). Gần hai bên bát hương, ngoài hai cây đèn có khi còn có hai con hạc chầu hai bên. Ở mé ngoài hai cây đèn, gần hai đầu hương án là hai ống hương dùng để đựng hương.
Ngoài các đồ thờ trên, còn có một lọ lộc bình hoặc đôi song bình bày trên bàn thờ để cắm hoa trong những ngày giỗ chạp, ngày Tết. Tấm biển treo cao nằm ngang trên mé trước bàn thờ, trên có những chữ Hán thật lớn, nhiều nhà dùng chữ Nôm (thường là ba, bốn chữ) là hoành phi. Hai bên cột hoặc hai bên tường nhà có treo những câu đối như:
“Tổ công phụ đức thiên niên thịnh
Tử hiếu tôn hiên vạn đại vinh”
Hoặc:
“Phúc sinh phú quý gia đường thịnh
Lộc tiến vinh hoa tử tôn hưng”
Những chữ viết trên hoành phi, câu đối là tỏ lòng tôn kính của con cháu đối với Tổ tiên hoặc để ghi tụng công đức của Tổ tiên. Những nhà khá giả, giàu có thì hoành phi, câu đối được làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng hay sơn đen khảm xà cừ, còn nhà nghèo thì hoành phi thường là những tấm cót đóng nẹp, dán lên những tờ giấy đỏ có viết chữ lớn, đôi liễn hay những tờ giấy hồng có viết những câu đối.
Hoành phi và câu đối
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, kiến trúc nhà ở nông thôn ít biến đổi, nên kiểu bàn thờ cổ truyền vẫn phát huy tác dụng, song những ngôi nhà có kiến trúc hiện đại, nội thất hiện đại ở thành phố thì cách bố trí và các đồ thờ cũng có nhiều biến đổi sao cho phù hợp với toàn cảnh ngôi nhà (chiếc hương án cầu kỳ, những bức hoành phi, câu đối không còn phù hợp với nội thất nhiều gia đình).
Bàn thờ là nơi thiêng liêng nên người ta không để các thứ lặt vặt, các vật dụng thường ngày trong sinh hoạt lên bàn thờ mà lúc nào cùng phải giữ bàn thờ và đồ thờ được sạch sẽ, uy nghiêm. Và bất cứ trong hoàn cảnh nào, dù túng thiếu đến mấy người ta cũng không đem cầm cố hay bán đồ thờ.
Với những người theo đạo Phật thì tín ngưỡng thờ cúng luôn được coi trọng. Cách thờ Phật tại nhà và cách bài trí tượng Phật cũng có những qui tắc phong thủy nhất định. Hãy tham khảo một góc phong thủy thờ cúng trong gia đình dưới đây để đem lại vận may và sự an lành cho gia đình bạn.
Cách bài trí tượng Phật, bàn thờ gia tiên trong nhà theo phong thủy
1. Nam đeo Bồ-tát Quan Âm, nữ đeo hình tượng Phật
Rất nhiều người chọn những mặt ngọc hay mặt Phật mang trên người làm vật hộ thân. Theo như truyền thống của người Trung Quốc thì nam giới sẽ mang mặt Bồ-tát Quan Âm còn nữ giới mang mặt Phật .
Nữ giới luôn mang trong mình nhiều sự phiền muộn, rắc rối. Sự khoan dung, đức độ và tĩnh mặc của Phật sẽ hóa giải những phiền muộn này. Bởi vậy khi nữ giới mang hình tượng Phật bên mình sẽ giúp cho tâm hồn thư thái, tĩnh tâm, nhẹ nhõm.
Bồ-tát Quan Âm từ hàng ngàn năm nay chính là hóa thân của từ bi, độ thế, là biểu tượng của Chân, Thiện, Mỹ. Bồ-tát Quan Âm tâm tính hiền từ, thế thái đoan trang. Khi nam giới mang hình tượng Bồ-tát Quan âm bên mình có thể kìm hãm sự nóng nảy, tránh xa những điều thị phi, hóa giải kiếp nạn, phù hộ bình an.
2. Vị trí và phương hướng đặt tượng Thần, Phật
Theo như tập tục hàng ngàn năm nay, khi bài trí tượng thờ cúng nên lưu ý những điều sau:
Tượng nên hướng thẳng ra cửa chính
Nếu bạn không tin thì hãy chú ý quan sát tượng Thần, Phật được bài trí trong đền chùa. Nhưng không phải bất cứ tượng nào cũng phải tuân theo quy tắc này. Chỉ với những tượng như Quan đế hay Thần tài địa chủ nên theo quy tắc trên, còn lại những tượng khác trong nhà cũng không nhất thiết phải vậy.
Nên đặt tượng tại phòng khách tại cửa hàng và nơi ở
Tượng 2 bên nên tránh cửa và hành lang để tránh “xung khí”. Nếu vị trí xung khí sẽ khiến duyên vợ chồng mỏng manh, sự nghiệp trắc trở, sức khỏe suy yếu, lắm điều thị phi…
Bài vị tổ tiên không được cao hơn tượng Thần, Phật
Nếu bài vị tổ tiên đặt cao hơn tượng Thần, Phật sẽ khiến trong nhà “hạ phạm thượng”, “nô phụ chủ”, “thiên địa điên đảo”, “Nữ cường nam suy”.
3. Cách bài trí tượng Bồ-tát Quan Âm
Tối kị đặt tượng Bồ-tát Quan Âm cùng các tượng thần khác
Rất nhiều gia đình, cửa hàng hay nhà hàng đặt tượng Bồ-tát Quan Âm cùng các tượng khác như Quan đế. Như vậy rất không tốt, bởi những lý do sau:
- Nếu trong nhà hàng, cửa hàng ăn uống thờ Bồ-tát Quan Âm sẽ không thích hợp bởi Quan Âm Bồ-tát vốn thanh tịnh, tinh khiết và ăn chay. Khi dâng đồ cúng Bồ-tát Quan Âm thường chỉ cần hoa tươi và hoa quả. Bởi vậy nếu đặt tượng Bồ-tát Quan Âm cùng các tượng Thần khác sẽ không tốt khi cúng đồ mặn.
- Thiên địa nên đặt hướng ra cửa chính còn Quan Âm Bồ-tát tốt nhất nên “tọa Tây hướng Đông”.
3 hướng không nên đặt tượng Bồ-tát Quan Âm
- Hướng nhà vệ sinh.
- Hướng cửa phòng ngủ.
- Hướng bàn ăn.
4. Cách bài trí tượng Phật
Thờ Phật tại gia bảo hộ bình an và cũng có những quy tắc nhất định:
- Tượng Phật đem về nhà không nên coi là đồ cổ hay vật báu mà cất giữ cẩn thận, như vậy sẽ ảnh hưởng tới mọi thành viên trong gia đình.
- Không nên đặt tượng trong phòng ngủ.
- Không nên mua quá nhiều tượng về nhà.
- Không được đặt tượng tại những nơi không sạch sẽ, ẩm thấp.
- Tượng nếu đặt trên xe phải quay mặt hướng về phía trước.
- Nên đặt tượng trên một chiếc đĩa lót giấy đỏ
- Tranh ảnh Phật không nên cuộn tròn lại
- Tượng cũ bị mờ mắt hoặc tay nên tô vẽ, lau chùi lại.
Vậy bạn hãy đặt làm 2 khung ảnh thờ giống nhau với kích cỡ phù hợp với không gian, kích thước bàn thờ (hoặc tủ thờ) cùng Bát Hương, Lọ Hoa, Đĩa Quả, Đèn, Chân Nến ... Riêng tủ thờ đồ gỗ mỹ nghệ thường được làm theo kích cỡ chuẩn thước Lỗ Ban.
Cách chọn hướng đặt bàn thờ
Những điều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ
Cách sắp xếp bàn thờ gia tiên
Cách bày trí bàn thờ thần tài
Phong thủy cho phòng thờ
Trang trí cầu thang ngày cưới
(st)