Bấm huyệt chữa bệnh sổ mũi rất công hiệu
Bấm huyệt chữa bệnh ù tai cho bệnh dứt hẳn
Cách làm hết nhức đầu bằng bấm huyệt
Cách bấm huyệt chữa đau răng rất công hiệu. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây các biến chứng như viêm tủy răng, viêm quanh cuống răng với các cơn đau dữ dội. Sâu răng còn có thể gây viêm hạch, viêm tủy xương, thậm chí gây nhiễm trùng huyết.
CÁCH BẤM HUYỆT CHỮA ĐAU RĂNG
Hàm răng giúp chúng ta ăn uống được bình thường nhằm cung cấp năng lượng cho các hoạt động và tu bổ cho các cơ quan của cơ thể. Song, qua nhiều năm hàm răng đã bị hao mòn và suy yếu. Vì vậy việc bảo vệ giữ gìn hàm răng đảm bảo chức năng tiêu hoá là vấn đề cần được quan tâm. Ngoài phương pháp chữa trị của bác sĩ nha khoa, YHCT cũng có các phương pháp hỗ trợ điều trị. Sau đây xin giới thiệu phương pháp day bấm huyệt giúp giảm đau răng và làm răng chắc khỏe, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
Gõ răng: Trước hết, gõ răng cửa phía trên, dưới; sau gõ răng bên phải, bên trái. Khi gõ, ngậm hai hàm răng lại, gõ vừa phải, mỗi lần gõ 30 - 50 lần.
|
Day huyệt hạ quan: dùng ngón tay giữa áp vào huyệt hạ quan. Ban đầu dùng một ngón tay, sau có thể dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) đồng thời day vào huyệt hạ quan, mỗi bên 50 lần.
Day huyệt giáp xa: Dùng ngón tay giữa ấn vào huyệt giáp xa, mỗi bên day 50 lần.
Bấm huyệt hợp cốc: Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt hợp cốc mỗi bên 10 lần.
Day huyệt thái khê: Dùng ngón cái day huyệt thái khê mỗi bên khoảng 100 lần.
Chú ý:
- Để đạt được hiệu quả giảm đau tốt nhất, cần tiến hành thủ thuật đúng phương pháp với một lực tương đối mạnh (đương nhiên là người bệnh phải chịu được), có thể tiến hành vài ba lần, mỗi lần cách nhau chừng vài giờ.
Vị trí huyệt:
- Hạ quan: Khi ngậm miệng lại, huyệt ở chỗ lõm phía trước tai, dưới xương gò má.
- Giáp xa: Cắn chặt răng lại, huyệt ở trước góc hàm và ở trên bờ dưới xương hàm dưới một khoát ngón tay, đè vào chỗ trũng có cảm giác ê tức.
- Hợp cốc: Khép chặt hai ngón tay cái và ngón tay trỏ, huyệt nằm ở điểm cao nhất của khối cơ nổi lên giữa hai xương bàn tay 1 và 2.
- Thái khê: Tại trung điểm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong và mép trong gân gót, khe giữa gân gót chân ở phía sau.
Phương pháp xoa bóp chữa đau nhức răng
Theo Đông y, nguyên nhân của đau nhức răng là do sâu răng (do không giữ vệ sinh răng miệng nên vi khuẩn xâm nhập làm răng bị sâu);
Do phong nhiệt (thói quen ăn cay, nóng làm cho vị nhiệt lại thêm phong nhiệt ở ngoài vào, phong hỏa bốc lên răng gây đau răng) và hư hỏa (thận âm không đủ, hư hỏa bốc lên răng gây nên đau răng). Phép điều trị là khu phong thanh nhiệt, tư âm bổ thận. Dưới đây xin giới thiệu một số phương pháp tự xoa bóp giúp giảm đau răng (có tác dụng tốt trong trường hợp đau răng do phong nhiệt và hư hỏa, nhất là với người cao tuổi) để bạn đọc tham khảo.
Vị trí huyệt giáp xa.
- Gõ răng (hai hàm răng gõ vào nhau): trước hết, gõ răng cửa phía trên, dưới; sau gõ răng bên phải, bên trái. Khi gõ, ngậm hai hàm răng lại, gõ vừa phải, làm khoảng 30 – 50 lần.
- Day huyệt hạ quan: dùng ngón tay giữa áp vào huyệt hạ quan. Ban đầu dùng một ngón tay, sau có thể dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) đồng thời day vào huyệt hạ quan, mỗi bên 50 lần.
- Day huyệt giáp xa: dùng ngón tay giữa ấn vào huyệt giáp xa, mỗi bên day 50 lần.
- Bấm huyệt hợp cốc: dùng ngón tay cái bấm vào huyệt hợp cốc mỗi bên 10 lần.
- Day huyệt thái khê: dùng ngón cái day huyệt thái khê mỗi bên khoảng 100 lần.
Bấm huyệt hợp cốc.
Chú ý:
- Để đạt được hiệu quả giảm đau tốt nhất, cần tiến hành thủ thuật đúng phương pháp với một lực tương đối mạnh (người bệnh chịu được), có thể tiến hành vài ba lần, mỗi lần cách nhau chừng vài giờ.
- Nên ăn nhiều thức ăn có chứa canxi để ngừa sâu răng và làm chắc răng; nên ăn các loại thực phẩm có chứa vitamin A, B, C phòng viêm, sâu răng, chảy máu. Không ăn những thức ăn cứng, dai làm tổn hại tới răng.
- Giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng đều đặn sau khi ăn và trước khi ngủ.
- Nên khám chữa bệnh răng miệng định kỳ. Nếu mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm niêm mạc miệng, rối loạn tiết nước bọt và các bệnh toàn thân như đái tháo đường,… cần điều trị triệt để.
Vị trí huyệt thái khê .
Vị trí huyệt:
Hạ quan: khi ngậm miệng lại, huyệt ở chỗ lõm phía trước tai, dưới xương gò má.
Giáp xa: cắn chặt răng lại, huyệt ở trước góc hàm và ở trên bờ dưới xương hàm dưới 1 khoát ngón tay, đè vào chỗ trũng có cảm giác ê tức.
Hợp cốc: khép chặt hai ngón tay cái và ngón tay trỏ, huyệt nằm ở điểm cao nhất của khối cơ nổi lên giữa hai xương bàn tay 1 và 2.
Thái khê: tại trung điểm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong và mép trong gân gót, khe giữa gân gót chân ở phía sau.
Cách chữa đau răng hiệu quả
Đau răng là một bệnh lý về răng miệng, khi bạn bị đau răng nên cần phải được điều trị sớm làm cho cơn đâu nhanh chóng biến mất. Tất nhiên, bạn phải phải đi đến bác sĩ nha khoa , nhưng trước khi bạn đến bác sĩ khám, bạn cần phải biết cách làm giảm đau nhức để làm giảm bớt khó chịu. Và thực tế, có những mẹo giảm đau nhức răng rất hiệu quả mà bạn không phải uống bất kỳ loại thuốc giảm đau nào. Những biện pháp rất đời thường và giảm đau hiệu quả.
Nén bằng thuốc giảm đau
Đây là cách giảm đau nhức răng tức thời khi bạn đang trong cơn đau khó chịu. Việc nén thuốc giảm đau thường gồm có bông gòn hoặc gạc y tế được ngâm với các thành phần thuốc giảm đau. Sau đó, bạn có thể nhẹ nhàng nén ép xuống chỗ đau răng hoặc nhẹ nhàng để bông gòn thấm thuốc giảm đau trên nó và dùng lực hai hàm răng cắn lại.
Sử dụng than củi hoạt tính pha với nước
Hoạt tính than củi pha với nước với một lượng vừa đủ để tạo thành một keo dán sền sệt. Sau khi bạn thực hiện được điều này, bạn hãy đặt nó trên miếng gạc hoặc một miếng bông gòn cắn nhẹ nhàng xuống từng chút một.
Nén bằng dầu đinh hương
Tinh dầu đinh hương có tính chất kháng khuẩn, làm giảm đau. Để làm giảm đau răng từ dầu đinh hương, trước khi sử dụng bạn cần phải pha loãng với dầu ô liu. Bởi vì nếu không được pha loãng, dầu đinh hương có thể gây bỏng miệng, thiệt hại răng miệng và ảnh hưởng đến thần kinh trong miệng. Vì vậy, bạn hãy pha trộn hai loại tinh đầu này theo đúng với công thức tỉ lệ là 2 đến 3 muỗng cà phê đinh hương pha loãng với 1/4 muỗng cà phê dầu ô liu. Nhúng một miếng bông gòn trong hỗn hợp và nhẹ nhàng cắn xuống trên răng bị đau.
Sử dụng dầu cây oregano
Dầu cây oregano có các tính chất giống như dầu cây đinh hương như: sát trùng, giảm đau. Vì vậy đây là một liệu pháp đặc biệt hiệu quả nếu bạn bị một nhiễm trùng răng miệng trong miệng.
Chườm lạnh 2 bên má
Một trong những biện pháp phổ biến nhất mà thường bị bỏ qua đó là áp dụng đá lạnh để ở các bên của khuôn mặt nơi có răng bị đau. Điều này có thể làm giảm đau nhức răng và giảm sưng.
Nhai lá ổi
Lá ổi có chứa hợp chất astringents rất tốt trong việc chữa trị các bệnh như tiêu chảy hay lỵ. Hợp chất này làm cho nướu răng của bạn chặt chẽ hơn, sáng hơn và làm giảm đau nhức răng khi bạn nhai lá ổi. Nếu không có cây ổi, bạn có thể tìm đến một loại đồ uống có rượu mạnh hoặc một nước súc miệng có chứa rượu để giảm đau và chống nhiễm trùng.
Nếu như những biện pháp nêu trên không giúp bạn thoát khỏi cơn đau răng, thì tốt nhất bạn nên "ghé thăm" bác sĩ nha khoa để được tư vấn thăm khám.
Sâu răng là một bệnh mạn tính phổ biến. Tuy y học đã phát triển nhiều, vệ sinh răng miệng đã được thực hiện rộng rãi nhưng tỷ lệ bệnh sâu răng vẫn ngày càng tăng ở các nước phát triển (90%, thậm chí 100% dân số).
Chẩn đoán sâu răng thường dựa vào các triệu chứng:
- Nhìn thấy lỗ sâu: Thường là thương tổn men và ngà răng. Nếu dùng que nạo ngà, lấy hết vụn bẩn thức ăn trong lỗ sâu, sẽ thấy đáy lỗ sâu rộng hơn miệng lỗ.
- Đau buốt khi kích thích: Khi thức ăn lọt vào lỗ sâu, khi ăn nóng, lạnh, ngọt..., bệnh nhân sẽ đau buốt; hết tác nhân kích thích sẽ hết đau.
- Nếu thấy răng có lỗ sâu mà đau thành cơn kéo dài khoảng 10 phút rồi dịu dần thì đó là dấu hiệu nhiễm trùng tủy răng. Lúc này, sự can thiệp của thầy thuốc là rất cần thiết.
Để điều trị sâu răng, cần nạo sạch ngà vụn, sát khuẩn lỗ sâu và hàn kín. Tùy theo vị trí của lỗ sâu, mức độ sâu và điều kiện kinh tế của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chọn chất hàn phù hợp.
Để phòng sâu răng, không nên ăn vặt, nhất là thức ăn có đường; tăng cường thức ăn có nhiều chất xơ như rau, táo, cam... Cần tăng cường chất lượng tổ chức cứng của răng bằng cách: người mẹ mang thai ăn uống tốt, nhất là cung cấp đủ canxi và vitamin; trẻ em cần chống còi xương, suy dinh dưỡng vì điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của răng. Vitamin D, fluor là chất vi lượng rất quan trọng để nâng cao chất lượng tổ chức cứng của răng.
Về vệ sinh răng miệng, cần chải răng đúng cách với kem chứa fluor, tốt nhất là sau bữa ăn. Nếu chải 1 lần/ngày thì nên làm vào buổi tối trước khi đi ngủ. Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.
CÁC BÀI THUỐC NAM CHỮA ĐAU RĂNG
Nước muối ấm sẽ giúp giảm các nhiễm trùng và làm giảm đau
- Dùng băng gạc ấm và nóng để giảm cơn đau. Đầu tiền chườm khăn bọc đá lên trên má chỗ vùng răng bị đau trong khoảng một phút. Sau đó thay bằng chai nước ấm lên đúng vị trí đó. Lặp đi lặp lại một vài lần như vậy, cơn đau của bạn sẽ giảm đáng kể.
- Bôi dầu ôliu trộn lẫn với dầu đinh hương lên phần răng và nướu bị đau. Trộn hai phần hỗn hợp tinh dầu đinh hương với một phần dầu ôliu. Làm điều này 3-4 lần mỗi ngày, cho đến khi cơn đau giảm đi. Thậm chí bạn cũng có thể nhai đinh hương, bởi đinh hương ngăn chặn sự nhiễm trùng và vi khuẩn lây lan và rất tốt trong giảm đau, kháng viêm.
- Dùng gừng. Gừng có tính kháng viêm, do đó, bạn có thể dùng rễ gừng giã nát và đắp lên răng. Làm một vài lần như vậy sẽ rất công hiệu.
- Nước chanh được chứng minh là rất hiệu quả trong giảm đau răng. Nó sẽ massage cho răng và nướu. Ngoài ra, nước hành tây cũng có tác dụng như nước chanh, vì vậy, nếu bạn chịu được mùi của hành tây thì có thể dùng nước hành tây thay nước chanh cũng rất tốt.
- Dùng mấy nhánh tỏi, nghiền nát, trộn thêm một ít muối và đắp vào vùng răng bị đau. Tỏi có tính sát trùng và do đó, sẽ phần nào giúp chữa lành các bệnh nhiễm trùng, kể cả chứng đau răng.
- Dùng một lượng nhỏ hydrogen peroxide và ngậm trong miệng của bạn trong khoảng một phút. Sau đó, nhổ đi và súc miệng lại cho sạch. Hydrogen peroxide giúp giảm nhiễm trùng, giảm đau và giảm viêm nướu, răng, lợi.
- Nước muối ấm. Một trong những biện pháp khắc phục đau răng đơn giản là dùng một ly nước ấm pha với hai thìa muối để súc miệng. Nước muối ấm sẽ giúp giảm các nhiễm trùng và làm giảm đau, viêm nhiễm từ các khu vực răng bị ảnh hưởng.
- Pha nước soda với nước thường để súc miệng. Nước soda được coi là có thể giảm đau răng tạm thời. Bạn cũng có thể thay thế nước soda bằng rượu whisky. Mỗi lần súc miệng khoảng vài giây, làm vài lần như vậy trong ngày.
- Một cách khác cũng có hiệu quả là trộn mù tạt với bột nghệ. Sau đó dùng hỗn hợp này bôi lên vùng răng nướu bị đau. Hỗn hợp này sẽ làm giảm viêm và đau quanh răng.
Với những phương pháp đơn giản này, bạn có thể tạm thời ngưng được các cơn đau răng. Tuy nhiên, để chữa trị hiệu quả triệt để các triệu chứng đau răng, tốt nhất bạn cần đến bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt.
Lấy 2 hay 3 lá trầu không, giã nhỏ cùng dăm hạt muối rồi hòa với 1 chén rượu, sau 10 phút thì gạn lấy nước trong. Chia 2 lần súc miệng kỹ rồi nhổ hết ra (cấm uống). Kinh nghiệm cho thấy, chỉ cần súc miệng 2 lần (cách nhau khoảng 5 phút) là răng hết đau.
Có người đã cải tiến bài thuốc này thành thứ thuốc dùng dần như sau: Lá trầu không, củ nghệ vàng, búp bàng mỗi thứ 50 g; rửa sạch, giã nhỏ, ngâm với rượu. Khi dùng, đem đun cách thủy (đậy kín nút chai để rượu không bay hơi), cho sôi trong 30 phút rồi lấy ra để nguội. Ngậm (có súc miệng) trong 5-10 phút hoặc dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ đau, sau nhổ nước thuốc đi.
Sau đây là 5 bài thuốc khác:
- Vỏ xoài 3 miếng cỡ bàn tay cạo bỏ phần vỏ bên ngoài, thái nhỏ, sắc với 3 bát nước đến khi còn 2 bát; cứ 3 phần nước thì thêm 1 phần rượu, cho vào chai dùng dần. Mỗi lần lấy 1 chén con, ngậm khoảng 10 phút, thỉnh thoảng súc miệng rồi nhổ đi. Ngày dùng 4 lần vào buổi sáng, tối (trước khi đi ngủ) và sau 2 bữa ăn chính.
Hoặc: Vỏ thân cây xoài 3 phần, quả me chua 1 phần, quả bồ kết 1 phần. Tất cả sấy khô, tán nhỏ, lấy đầu tăm chấm thuốc vào chỗ răng đau. Nhiều trường hợp đau răng sưng hết mồm miệng đã khỏi khi dùng bài này. Có người gọi đây là "thuốc thánh chữa đau răng".
- Rễ rau dền đốt tồn tính, đem tán nhỏ, xát vào hàm răng, sau một lúc sẽ hết đau (theo Thực trị bản thảo của Trung Quốc).
- Lấy 20-30 g rễ bí ngô sắc nước uống (Thực trị bản thảo)
- Xương đùi gà trống 1 đôi (lấy khi mới làm thịt) đem đốt tồn tính (gần thành than), tán thành bột mịn. Hồ tiêu sao giòn, tán thành bột (lượng bằng xương gà). Hai thứ trộn đều, xát vào chỗ chân răng chảy máu hoặc chỗ bị sâu. Thuốc có tác dụng chữa chảy máu chân răng, sâu răng.
- Bột phèn phi 30 g, đại hồi 10 g, kê nội kim (màng mề gà) đốt tồn tính 10 g. Cả 3 vị tán thành bột mịn, trộn đều, cho vào lọ nút kín, dùng dần. Khi dùng, xát bột thuốc vào chỗ răng sâu hoặc chỗ lợi viêm tấy, chảy máu.
CÁC CÁCH CHỮA ĐAU KHI MỌC RĂNG KHÔN
Đau khi mọc răng khôn là một trong những trận đau tồi tệ nhất mà hầu hết chúng ta trải qua. Để làm giảm cơn đau, nhiều người lựa chọn thuốc giảm đau hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, khi lựa chọn biện pháp nào thì bạn vẫn phải lắng nghe những khuyến cáo của bác sĩ.
Một số răng khôn phát triển mà không có bất kỳ vấn đề. Chúng thường bị mắc kẹt trong nướu răng, xương hàm. Mọc răng khôn dẫn đến đau khi chúng mọc không chính xác. Nếu răng khôn gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì nhất thiết phải nhổ đi. Các triệu chứng của đau răng khôn là sưng, đau hàm, ngứa ran trong má, khó khăn trong việc mở miệng và nhai thức ăn.
Bạn cũng có thể giảm đau tại nhà, chỉ cần đọc kĩ những mẹo nhỏ dưới đây.
1. Đinh hương: Đinh hương là một trong những cách phổ biến nhất điều trị đau khi mọc răng. Đinh hương có tính chất gây mê và chống viêm, giúp làm giảm bớt đau đớn vài giờ. Chỉ cần đặt một cây đinh hương trong miệng và ngậm từ 5 đến 10 phút. Bạn cũng có thể dùng tăm bông để bôi lên lợi và răng nhằm vô trùng, giảm đau răng.
|
2. Tỏi: Tỏi cung cấp cứu trợ tạm thời khỏi chứng đau răng. Giã nát tỏi với đinh hương và một chút muối để đắp lên lợi. Tỏi có tính chất kháng khuẩn sẽ giết chết vi khuẩn gây sâu răng.
3. Hành tây: Hành cũng là một cách giảm đau răng lợi hữu hiệu. Chỉ cần đặt một nhánh hành tây nhỏ vào răng bị nhiễm trùng. Bạn cũng có thể nhai hành tây trong 3 phút và sau đó đặt lên trên răng bị nhiễm. Cũng như tỏi, hành tây cũng có tính chất kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây đau hoặc nhiễm trùng.
4. Dùng đá viên: Đá lạnh là một biện pháp dễ dàng thực hiện tại nhà và có tác dụng giảm đau phần nào. Lấy một ít đá bọc vào trong một cái khăn và chườm lên vùng răng lợi bị đau (chườm bên ngoài má) từ 10 đến 15 phút. Nếu bạn bị đau nặng, mà lặp đi lặp lại theo chu kỳ bình thường thì dùng đá để chườm sẽ giảm sưng và đau hiệu quả.
5. Cây nguyệt quế: Lấy 2 muỗng cà phê bột vỏ cây nguyệt quế và thêm ½ muỗng cà phê giấm. Trộn 2 loại này lại với nhau và đắp lên vùng bị đau để giảm bớt cơn đau.
6. Lá bạc hà: Lấy lá bạc hà khô và đặt chúng ở chỗ răng bị ảnh hưởng trong 15 phút. Lặp lại 10 lần trong một ngày. Điều này sẽ làm giảm đau và mang nướu chắc khỏe hơn.
7. Dầu ô liu: Lấy ¼ muỗng cà phê dầu ô liu và trộn với 2-3 giọt tinh dầu. Lấy tăm bông chấm vào hỗn hợp đó và bôi vào các răng bị ảnh hưởng. Trước khi đặt miếng bông mới trên răng, hãy chờ đợi cho đến khi nó hấp thụ chỗ hỗn hợp vừa bôi trước đó.
8. Nước ép từ cỏ lúa mì: Bạn có thể sử dụng lúa mì rửa miệng nước trái cây cỏ để làm giảm đau răng khôn ngoan. Nước ép các chất chiết xuất tất cả các chất độc và trì hoãn sự phát triển của vi khuẩn nên nhiễm trùng và đau giảm.
9. Dưa chuột: Chỉ cần đặt một lát dưa chuột dày xung quanh răng bị ảnh hưởng từ 20 đến 30 phút. Điều này sẽ giúp làm dịu nướu và giảm nhẹ cơn đau. Lát dưa chuột chứa các vitamin và khoáng chất giúp các mô hấp thụ và giảm đau.
10. Súc miệng với nước muối: Pha 1 chén nước ấm với 1 muỗng cà phê muối thành nước súc miệng. Mỗi giờ nên súc miệng một hoặc hai lần. Biện pháp này sẽ làm giảm đau một cách nhanh chóng. Nước muối ấm đẩy các vi khuẩn ra và cũng có thể giúp làm dịu nướu bị viêm.
11. Nhẹ nhàng xoa bóp: Massage nướu răng nhẹ nhàng để dễ dàng loại bỏ đau răng. Massage sẽ tăng cường lưu thông máu đến khu vực và có tác dụng chữa bệnh. Nên tránh các áp lực vì nó có thể làm tăng tình trạng viêm, do đó tránh massage nếu nướu bị viêm.
12. Trà đen: Lấy một túi trà đen ấm và áp vào khu vực bị đau. Điều này sẽ tạm thời giảm đau và làm dịu các khu vực đang bị sưng. Trà đen có chứa các thuộc tính có tác dụng làm sạch và giảm sưng ở các mô nướu răng.
CÁCH CHỮA ĐAU RĂNG CÂY NHÀ LÁ VƯỜN
|
Lấy 2 hay 3 lá trầu không, giã nhỏ cùng dăm hạt muối rồi hòa với 1 chén rượu, sau 10 phút thì gạn lấy nước trong. Chia 2 lần súc miệng kỹ rồi nhổ hết ra (cấm uống). Kinh nghiệm cho thấy, chỉ cần súc miệng 2 lần (cách nhau khoảng 5 phút) là răng hết đau. Có người đã cải tiến bài thuốc này thành thứ thuốc dùng dần như sau: Lá trầu không, củ nghệ vàng, búp bàng mỗi thứ 50 g; rửa sạch, giã nhỏ, ngâm với rượu. Khi dùng, đem đun cách thủy (đậy kín nút chai để rượu không bay hơi), cho sôi trong 30 phút rồi lấy ra để nguội. Ngậm (có súc miệng) trong 5-10 phút hoặc dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ đau, sau nhổ nước thuốc đi. Sau đây là 5 bài thuốc khác: - Vỏ xoài 3 miếng cỡ bàn tay cạo bỏ phần vỏ bên ngoài, thái nhỏ, sắc với 3 bát nước đến khi còn 2 bát; cứ 3 phần nước thì thêm 1 phần rượu, cho vào chai dùng dần. Mỗi lần lấy 1 chén con, ngậm khoảng 10 phút, thỉnh thoảng súc miệng rồi nhổ đi. Ngày dùng 4 lần vào buổi sáng, tối (trước khi đi ngủ) và sau 2 bữa ăn chính. Hoặc: Vỏ thân cây xoài 3 phần, quả me chua 1 phần, quả bồ kết 1 phần. Tất cả sấy khô, tán nhỏ, lấy đầu tăm chấm thuốc vào chỗ răng đau. Nhiều trường hợp đau răng sưng hết mồm miệng đã khỏi khi dùng bài này. Có người gọi đây là "thuốc thánh chữa đau răng". - Rễ rau dền đốt tồn tính, đem tán nhỏ, xát vào hàm răng, sau một lúc sẽ hết đau (theo Thực trị bản thảo của Trung Quốc). - Lấy 20-30 g rễ bí ngô sắc nước uống (Thực trị bản thảo) - Xương đùi gà trống 1 đôi (lấy khi mới làm thịt) đem đốt tồn tính (gần thành than), tán thành bột mịn. Hồ tiêu sao giòn, tán thành bột (lượng bằng xương gà). Hai thứ trộn đều, xát vào chỗ chân răng chảy máu hoặc chỗ bị sâu. Thuốc có tác dụng chữa chảy máu chân răng, sâu răng. - Bột phèn phi 30 g, đại hồi 10 g, kê nội kim (màng mề gà) đốt tồn tính 10 g. Cả 3 vị tán thành bột mịn, trộn đều, cho vào lọ nút kín, dùng dần. Khi dùng, xát bột thuốc vào chỗ răng sâu hoặc chỗ lợi viêm tấy, chảy máu. |
Khi đau răng, bạn nhất thiết phải đến nha sĩ để khám và điều trị. Nếu vì lý do nào đó chưa kịp đến bác sĩ, bạn có thể giảm bớt sự khó chịu bằng cách dùng một số vị thuốc dân gian như hoa cúc áo, cành giao, hạt na.
Trong trường hợp đau nhức âm ỉ, không dữ dội do viêm xung quanh răng, có thể dùng một miếng vỏ quả kha tử, khoảng 3 x 3 mm đặt vào cạnh chỗ chân răng đau, ngậm một lúc sẽ hết đau nhức.
Kha tử là quả của cây chiêu liêu, còn gọi là xàng tiếu, tên khoa học Terminalia chebula Retz. Đây là loại cây lớn, mọc hoang, cao khoảng 20 m, lá rộng 7 x 20 cm, mặt dưới lá có lông mịn. Quả dài 3-4 cm, có 5 rãnh, nhân cứng, trong có hạt ăn được. Quả già phơi khô, không cần chế biến, dùng chữa đau nhức răng. Quả chứa 40% tanin nên có thể bảo quản được lâu để dùng dần hoặc mang đi xa.
Ngoài tanin, kha tử còn có acid luteoic, chebulinic, chebulic, chebulin, terchebin... có tính chất kháng viêm, kháng sinh, kháng nấm và virus. Nó thường được dùng để trị đau nhức răng, cảm cúm, viêm họng, ho... bằng cách ngậm, nuốt dần nước tiết ra hoặc nhổ bỏ.
Nếu răng bị sâu hà, đã được hàn kín trước đây, nay bỗng đau nhức dữ dội, ngậm kha tử không đỡ thì phải đến bác sĩ nha khoa để lấy hết chất hàn răng sâu ra và uống thuốc theo chỉ dẫn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể dùng một số biện pháp đơn giản sau để giảm đau nhức:
|
Cây cúc áo. |
-
Lấy một cái hoa cúc áo bóp nát, đặt vào chỗ đau, sẽ giảm hẳn đau nhức. Cây cúc áo (Spilanthes acmella L.) thuộc loài cỏ nhỏ, thường được trồng làm cảnh, cao 40-70 cm. Lá hình trứng thon dài, mép có răng cưa, dài 3-7 cm, rộng 1-3 cm. Hoa màu vàng, đế quả màu nâu; toàn thân có vị cay tê đặc biệt (nhất là hoa), làm chảy nước dãi rất nhiều, có tác dụng sát khuẩn. Thành phần chủ yếu là tinh dầu cay, hăng, trong chứa Spilantein và Spilantola có tính sát khuẩn, gây tê. Dân gian thường lấy hoa, lá giã nhỏ đắp hoặc ngâm rượu, pha loãng, ngậm khi nhức răng.
- Ngắt một cành của cây Cành giao (còn gọi là cây xương khô), để nhựa tiết ra, dùng bông tẩm nhựa này đặt vào hố răng đau. Cây này có tên khoa học Euphorbia tirucalli. L, cao 4-7 m, có nhiều cành, màu xanh, rất ít lá, thoạt trông như cây không có lá. Lá nhỏ hình mác, rất chóng rụng. Hoa tập trung ở những chỗ phân nhánh. Quả nang có lông, có 3 mảnh vỏ. Nhựa cây có tính sát khuẩn, giảm đau, thường dùng trong dân gian để chữa đau răng, sâu răng.
|
Cây hen. |
Bạn từng trải qua những cơn đau răng? Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đau đớn và khó chịu, bạn nghĩ ngay đến việc phải đi khám và mua thuốc uống.
|
Đau răng khiến cho bạn luôn khó chịu, căng thẳng. |
Tuy nhiên, để giảm đau răng bạn có thể áp dụng một số cách mẹo đơn giản sau đây:
Dùng thuốc giảm đau
Đây là cách giảm đau nhức răng tức thời khi bạn đang trong cơn đau khó chịu. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn tìm hiểu kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Khử trùng
Dùng nước súc miệng để súc miệng cho sạch những vi trùng hay vi khuẩn còn lại trong miệng. Điều này sẽ đảm bảo rằng răng của bạn được sạch sẽ và không có sự tích tụ của vi trùng lẫn vi khuẩn, và có thể làm giảm chứng đau răng.
Súc miệng bằng nước
Điều này có thể giúp loại bỏ bất cứ mảnh vụn thức ăn có thể được tình tiết tăng nặng đau răng của bạn.
Nước soda
Nước soda được coi là có thể giảm đau răng tạm thời. Bạn cũng có thể thay thế nước soda bằng rượu whisky. Mỗi lần súc miệng khoảng vài giây, làm vài lần như vậy trong ngày.
Chườm đá
Một trong những biện pháp tốt nhất để làm giảm đau cho răng là chà các khu vực răng bị đau với nước đá. Làm như vậy vài lần trong ngày. Nước đá sẽ gây tê và do đó giảm bớt sự đau đớn.
Dùng tỏi
Nguyên nhân chính của đau răng là sự nhiễm trùng, răng yếu, tổn thương, hay răng rụng mất.
Mỗi khi răng đau, lấy vài tép tỏi, ngâm với muối và đặt vào chỗ đau. Chỗ đau sẽ dịu đi nhanh chóng mà không cần phương pháp nào khác đi kèm. Mỗi sáng thức dậy, nhai 1 tép tỏi, cách này giúp răng chắc khỏe hơn.
Đặt gạc lạnh và nóng lên má
Đầu tiên chườm khăn bọc đá lên trên má chỗ vùng răng bị đau trong khoảng một phút. Sau đó thay bằng chai nước ấm lên đúng vị trí đó. Lặp đi lặp lại một vài lần như vậy, cơn đau của bạn sẽ giảm đáng kể.
Cắm răng bằng gạc hoặc sáp
Cắm răng bị đau bằng gạc hoặc sáp có thể làm giảm độ nhạy cảm của nó với không khí hoặc các mảnh vụn trong miệng của bạn. Cách này không phải là để chữa bệnh, nhưng nó sẽ giúp làm giảm kích thích đau đớn.
NHỮNG LƯU Ý KHI BỊ ĐAU RĂNG
Đánh răng đúng cách
Đánh răng nhanh hoặc quá lâu không quan trọng bằng cách đánh răng. Ðánh răng đúng cách giúp giảm thiểu được nguy cơ mắc các chứng bệnh sâu răng và cơ lợi, một nguyên nhân chính làm cho răng rụng. Sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng có chất florua để làm sạch các mảng bợn răng và đồ ăn dính. Thay mới bàn chải sau mỗi ba tháng.
Ðánh răng cả bề trong lẫn ngoài của hàm. Cầm bàn chải theo góc 45 độ và đánh theo biên độ bằng khoảng cách của nửa chiều ngang một chiếc răng và đánh dọc theo đường viền cơ lợi. Ở những bề mặt tiếp xúc khi nhai, cầm bàn chải ngang và đánh qua lại. Ở mặt trong của các răng phía trước, nghiêng bàn chải hơi đứng và dùng đầu bản chải đánh nhẹ lên xuống. Chà lưỡi từ trong ra ngoài bằng động tác quét để lấy ra các mảnh thức ăn còn dính và làm cho hơi thở khỏi bị hôi.
Chọn thực phẩm mềm
Nếu đang bị đau răng, bạn nên chọn thực phẩm mềm và lỏng để giảm cơn đau.
Nâng cao đầu của bạn
Nâng cao đầu của bạn có thể làm giảm áp lực của răng bị ảnh hưởng và khu vực xung quanh của nó, làm giảm sự đau đớn mà bạn đang gặp.
Khi nào khám bác sĩ?
Nếu không có những biện pháp hiệu quả loại bỏ đau răng của bạn, bạn nên dành thời gian để đi gặp nha sĩ. Nếu đau răng khiến bạn mất ngủ hoặc giảm sự chú ý của bạn trong suốt cả ngày đó là thời gian để gặp nha sĩ của bạn. Không nên chủ quan việc đau răng của bạn là không có vấn đề, nó sẽ gây bệnh trầm trọng hơn. Bạn có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như áp xe răng, khi đó cần phải được điều trị ngay lập tức để tránh các nhiễm trùng lây lan.
Đau răng khi mang thai
Giảm đau răng cho bà bầu -
Mẹo chữa đau răng nhanh nhất
Viêm răng khi mang thai
Trị nhức răng hiệu quả
Những vấn đề gặp phải khi mọc răng khôn và bài thuốc
Chữa sâu răng dân gian hiệu quả
Chữa rạn da khi mang thai
Mẹo chữa viêm họng cho bà bầu
(ST)