Cách bảo máy in phun để máy luôn hoạt động tốt

Cách bảo máy in phun để máy luôn hoạt động tốt. Máy in phun màu nếu sử dụng và bảo quản không đúng cách sẽ rất dễ bị trục trặc như màu sắc bản in không đẹp, không cuốn giấy, kẹt giấy, mực in không đều hoặc bị nghẹt mực,... Do đó, trước khi sử dụng cần xem kỹ tài liệu kèm theo máy để biết cách sử dụng và bảo quản máy in.




Cách sử dụng và bảo quản máy in phun màu

Sau đây là một số điều cơ bản cần phải lưu ý khi sử dụng máy in phun màu:

1/ Nạp giấy vào khay giấy:

  • Trước khi nạp giấy vào khay cần phải rẹt các cạnh giấy cho tời ra để tránh bị dính giấy khi in.

  • Xốc giấy xuống mặt phẳng cho đều các cạnh để giúp đặt giấy vào khay ngay ngắn, tránh kẹt giấy.

  • Khi đặt giấy vào khay phải điều chỉnh bộ phận chặn giấy vừa sát với cạnh giấy, không quá chặt cũng không quá lỏng. Nếu kẹp quá chặt giấy sẽ không cuốn được, nếu quá lỏng giấy sẽ bị lệch khi máy in cuốn giấy.

2/ Chọn chế độ in:

  • Chọn chế độ in hợp lý để vừa tiết kiệm mực vừa có được những bản in vừa ý. Thông thường khi in nháp nên chọn chế độ Draft (tiết kiệm mực); Chọn chế độ Text hoặc Normal khi in văn bản thông thường và chế độ Photo hoặc Bestkhi in hình ảnh.

  • Chọn đúng loại giấy in đang sử dụng để có được bản in đẹp, loại giấy được ghi rõ trên bao bì đựng giấy. Đối với các loại giấy thông thường (dùng chung cho máy Photocopy, in Laser và máy in màu) chọn loại giấy là loại Plain paper, loại này chỉ nên dùng khi in văn bản và các hình ảnh thông thường có chất lượng trung bình.

Lưu ý:

  • Chọn loại giấy in khác với loại giấy đang sử dụng sẽ có thể làm cho màu sắc của bản in không đúng.

  • Nên chọn chế độ in phù hợp với loại giấy đang sử dụng, nếu chọn chế độ in là Best (Photo) mà sử dụng giấy thường thì bản in có thể sẽ bị lem mực, ngược lại nếu sử dụng giấy in màu mà chọn chế độ Draft hoặc Text thì bản in sẽ không đẹp.

3. Bảo quản


  • Sử dụng các loại giấy in có chất lượng tốt, không bị rách, không có nhiều xơ giấy... Xơ giấy có thể dính vào đầu phun làm lem mực hoặc có thể gây nghẹt mực.

  • Không in trên các loại giấy in có bề mặt sần sùi, bị nhăn hoặc cong vênh vì có thể bị kẹt giấy, làm hư bộ phận cuốn giấy và có thể làm hỏng đầu phun mực.

  • Sử dụng đúng loại giấy phù hợp với mỗi chế độ in để có bản in đẹp và không bị lem mực.

  • Phải dùng giấy in có kích thước đúng với bản in, nếu giấy in nhỏ hơn thì mực sẽ bị phun ra ngoài làm dơ máy hoặc có thể thấm vào các bộ phận khác gây hư hỏng.

  • Sử dụng mực của chính nhà sản xuất để có bản in đẹp, mực kém chất lượng có thể gây hại cho đầu phun.

  • Do máy in phun dùng mực dạng lỏng nên sau khi in không được chạm tay vào bản in để tránh bị lem mực, thông thường mực sẽ khô hoàn toàn sau 24 giờ.

  • Sau khi bật máy lên thì nên để nó ở chế độ thường trực cho đến hết phiên làm việc, trong chế độ chờ máy rất ít hao điện. Mỗi khi mở máy, một ít mực sẽ được phun ra để làm thông đầu phun, nếu mở/tắt nhiều lần sẽ làm hao mực.

  • Khi sử dụng xong nên tắt bằng nút On/Off trên máy in, không nên tắt bằng cách rút dây hoặc ngắt nguồn điện. Máy in phun có cơ chế bảo vệ các đầu phun, khi tắt máy bằng nút On/Off thì đầu phun sẽ được đưa vào vị trí an toàn để được bảo vệ và tránh khô mực ở đầu phun.

  • Không nên đặt máy trong môi trường ẩm, nóng, nhiều bụi,... bụi bẫn sẽ làm nghẹt đầu phun.

  • Ít nhất mỗi tuần nên in một bản đen và màu để thông mực, nếu để lâu không sử dụng đầu phun sẽ bị khô dễ bị nghẹt mực.

  • Máy in có sẵn chức năng hiển thị mực và báo khi hết mực, không cần thiết phải tự tháo bình mực ra để kiểm tra.

  • Khi bản in có màu sắc không đúng, bị mất nét, mất màu,... có thể là do đầu in bị nghẹt mực. Hãy sử dụng chức năng in thử màu và làm sạch đầu phun có sẵn trong chương trình của máy trước khi có những biện pháp khắc phục khác.

  • Cuối cùng, hãy nhớ làm vệ sinh máy định kỳ, thời gian tùy thuộc vào môi trường và mức độ sử dụng, có thể là mỗi tuần hoặc mỗi tháng. Đối với người dùng thông thường thì làm vệ sinh máy bằng cách dùng khăn ẩm và mềm lau sạch các bộ phận bên ngoài, khay đựng giấy, bánh cao su cuốn giấy. Công việc vệ sinh bên trong chỉ nên dành cho những người thợ chuyên nghiệp để tránh những hư hỏng đáng tiếc do vệ sinh không đúng cách.

  • y vọng các mẹo vặt sau có thể giúp bạn bớt phần vất vả khi sử dụng chiếc máy in khó tính trong nhà; đặc biệt là máy in phun dòng phổ thông.

    1. Lập sẵn thông số in. Nếu phải thường xuyên xoay chiều giấy, đổi khổ và mức chất lượng, bạn hãy tạo bản sao trình điều khiển máy in tương ứng cho từng trường hợp. Để khi in, bạn chỉ cần chọn bộ thông số tương ứng từ trình đơn thả Printer trong hộp thoại Print (xem hình).
    Trong Windows XP, bạn nhấn Start.Control Panel.Printers and Other Hardware (trong chế độ xem Category của XP). Printers and Faxes, và nhấn đúp Add Printer. Trong 98, 2000, hay Me, bạn nhấn Start.Settings.Printers , và nhấn đúp Add Printer. Thực hiện tuần tự các thao tác theo hướng dẫn của trình wizard, chọn máy in và thiết lập thông số cần thiết. Khi được yêu cầu đặt tên trình điều khiển, bạn nên chọn tên gợi nhớ như Deskjet-draft, portrait, legal.

    2. Bật tắt đúng. Bạn nên tắt máy in phun bằng công tắc trên máy, không nên tắt từ bộ lưu điện hoặc thiết bị bảo vệ nguồn khác. Điều này cho phép máy in hoàn tất thao tác chùi và khóa đầu in trước khi tắt.

    3. Chọn bản mới nhất. Tải và cài đặt trình điều khiển mới nhất từ website của nhà sản xuất. Máy in của bạn hoạt động nhanh hơn, nhiều tính năng mới và ít trục trặc hơn trước.


    4. Vệ sinh máy. Bụi, chất bẩn, vụn giấy có thể khiến máy in hư hỏng. Bạn nên trang bị sẵn bình khí nén cầm tay và trùm máy bằng một bộ áo nhựa khi không dùng đến.
    Để vệ sinh đầu in, bạn chạy chương trình vệ sinh đầu in đi kèm. Nếu chương trình không chạy, bạn có thể nhúng đầu in vào nước ấm rồi lau khô nhẹ bằng vải mềm, không xơ. Cuối cùng, bạn dùng vải tẩm cồn để lau đầu in nhưng lưu ý đừng để dung dịch vấy lên các bộ phận khác.

    5. Dùng đúng giấy. Hầu hết máy in phun đều dùng được loại giấy chuẩn và thường kẹt giấy khi gặp loại giấy nặng hơn. Ngoài ra, loại giấy hút mực mạnh còn khiến ảnh bị mờ hoặc nhạt màu. Bạn nên dùng thử nhiều loại giấy theo khuyến cáo của nhà sản xuất để tìm lọai giấy thích hợp nhất.

    6. Tránh kẹt giấy. Trước khi xếp giấy vào khay, bạn nên vỗ nhẹ xấp giấy lên một mặt phẳng để các cạnh giấy đều nhau và không nên xếp lẫn nhiều loại giấy có trọng lượng khác nhau. Ngoài ra, bạn nên cất giấy vào nơi khô ráo khi gặp thời tiết ẩm.

    7. Kết nối nhanh. Nếu máy in có sẵn cổng song song thì bạn nên dùng loại cáp máy in tương thích chuẩn IEEE 1284 (loại cáp bán sẵn rẻ tiền có thể không tương thích IEEE 1284). Tiếp theo, bạn kích hoạt chế độ ECP hoặc EPP trong chương trình Setup của PC; mặc định những tính năng này bị tắt. Cả hai chế độ đều có khả năng tăng cường thông lượng dữ liệu qua cổng song song. Để vào chương trình Setup của PC, bạn hãy gõ phím được nhắc trên màn hình lúc cửa sổ Windows chưa xuất hiện.

    8. Bảo quản khi ít dùng. Nếu không dùng máy thường xuyên, bạn nên in trang thử máy (test page) mỗi tuần một lần. Nếu có máy in màu nhưng hầu như chỉ in trắng đen, bạn cũng nên in màu tuần/lần. Khi đổi đầu in màu với đầu in đen, bạn nên cất hộp mực trong hộp bảo vệ của nhà sản xuất hoặc trong túi kín.
    • Những cách phục lỗi giấy ở máy in phun màu và cách bảo quản máy in

    • 1. Máy in không cuốn được giấy:

      * Do sắp xếp giấy không ngay ngắn: Sửa giấy lại cho ngay, cạnh giấy phải thẳng và chạm hết xuống đáy của khay giấy.
      * Giấy quá nhiều làm chật cứng trong khay giấy: Giảm bớt số lượng giấy.
      * Giấy quá dày và cứng: Thay giấy mỏng hơn.
      * Thanh chặn giấy kẹp quá chặt: Điều chỉnh lại thanh chặn giấy nằm hai bên hông khay đựng giấy lại cho vừa. (Xem hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản máy in phun màu)
      * Bánh cao su kéo giấy bị dơ, mòn: Ở cuối khay giấy có một bánh cao su để kéo giấy, hãy lau sạch nó bằng vải mềm khô hoặc ẩm. Không được dùng tay dơ chạm vào bánh caosu cuốn giấy.

      Làm cho giấy rời ra – -Xắp xếp giấy cho ngay

      2. Bị kẹt giấy:
      * Khi đặt giấy vào khay phải điều chỉnh bộ phận chặn giấy vừa sát với cạnh giấy, không quá chặt cũng không quá lỏng. Nếu kẹp quá chặt giấy sẽ không cuốn được, nếu quá lỏng giấy sẽ bị lệch khi máy in cuốn giấy.

      Giấy quá dầy và cứng: Khi kéo vào nữa chừng thì trục kéo giấy không kéo nổi nữa, cần phải thay giấy mỏng hơn.
      * Do giấy bị rách hoặc bị cong vênh nên vướng vào các bộ phận của máy gây kẹt giấy. Khi bị kẹt giấy phải rút giấy ra theo chiều di chuyển của giấy khi in và bỏ đi, không được sử dụng lại. Kiểm tra và lấy hết giấy bị rách còn kẹt trong máy. Nếu giấy vẫn tiếp tục bị kẹt thì nên xem xét lại chất lượng giấy hoặc bộ phận kéo giấy.

      3. Máy không in:

      * Lỗi “This document failed to print”: Do chưa bật công tắc máy in, chưa kết nối máy in với máy vi tính hoặc đây cáp kết nối bi hỏng.

      * Máy in đang ở trạng thái Offline: Truy cập vào Start menu -> Printers and Faxes -> nhấn nút phải chuột vào biểu tượng của máy in và chọn Use Printer Online.

      * Máy in đang ở trạng thái Pause (tạm dừng): Truy cập vào Start menu -> Printers and Faxes -> nhấn nút phải chuột vào biểu tượng của máy in và chọn Resume Printing.

      4. Lỗi bản in:

      * Bản in bị nhòe: Do tóc, lông (của súc vật) hoặc xơ giấy bám vào khay chứa bình mực hoặc đầu phun, tìm và gắp chúng ra khỏi đầu phun. Đối với một số máy có đầu phun nằm trên bình mực thì có thể tháo bình mực ra để kiểm tra, dùng giấy mềm làm sạch xung quanh đầu phun, không được chạm vào đầu phun.

      Bản in bị ướt do mực quá nhiều: Lỗi này do sử dụng loại giấy thường (Plain) mà lại chọn các chế độ in chất lượng cao. Phải lưu ý chọn chế độ in và loại giấy thích hợp. (Xem hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản máy in phun màu)
      * Bản in bị dính mực thừa: Kiểm tra và lau khô các vết mực dính trên các bộ phận cuốn giấy của máy in.
      * Bạn in bị mất nét, mất màu: Do máy bị nghẹt mực, cần dùng chức năng làm sạch đầu phun và in thử cho đến khi mực ra đủ các màu. Do mỗi lần làm sạch đầu phun sẽ rất hao mực nên chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết. Nếu mực bị nghẹt ít thì có thể không cần dùng chức năng làm sạch đầu phun mà chỉ cần in vài bản với chế độ Best là mực sẽ hết nghẹt.

      5. Lỗi kẹt lệnh in:

      * Vì lý do nào đó mà có một hoặc nhiều bản in đầu tiên bị lỗi không in được làm cho các bản in sau cũng sẽ bị kẹt lại. Cách xử lý là truy cập vào Start menu -> Printers and Faxes -> nhấp đúp chuột vào biểu tượng của máy in (hoặc nhấn nút phải chuột rồi chọn Open) để mở cửa sổ của máy in ra.
      * Trong cửa sổ này bạn sẽ nhìn thấy các dòng lệnh in và một trong số đó sẽ có tình trạng lỗi “Error Printing”, nhấn nút phải chuột vào dòng lệnh in bị lỗi và chọn Restart để in lại hoặc Cancel để hủy bỏ lệnh in này.

      * Có thể phải mất một thời gian khá lâu để chương trình hủy bỏ lệnh in, sau khi hủy bỏ hết các lệnh in bị lỗi thì các lệnh in tiếp theo mới được thực hiện.

      6. Máy in hết mực:

      * Thông thường khi máy in hết mực thì trên màn hình sẽ hiển thị thông báo hết mức đồng thời đèn báo mực cũng sẽ sáng và khay chứa các hộp mực sẽ tự động chạy ra vị trí thay mực.
      * Tùy theo mỗi loại máy sẽ có cách báo hết mực khác nhau như hiển thị hết mực màu nào trên màn hình hoặc hãy để ý chỗ vị trí thay mực, trên đó sẽ có một mũi tên làm dấu, hộp mực nào nằm ngay vị trí của mũi tên là hộp mực đó bị hết, cần phải thay mới.

      Đối với máy in có mỗi màu riêng một hộp mực thì khi hết mực nào chỉ thay hộp mực đó, còn đối với máy có các màu chung một hộp mực thì cho dù hết một màu cũng phải thay luôn cả hộp.
      * Thông thường bên trên hoặc phía trong nắp máy có dán bảng hướng dẫn cách thay mực, nếu không có thì bạn nên tìm xem trong sách hướng dẫn kèm theo để tranh thao tác sai làm hỏng máy in.
      * Trên mỗi hộp mực đều có ghi rõ mã số, bạn chỉ cần mua hộp mực có đúng mã số này là thay vào được.

      Lưu ý:

      * Chương trình tiện ích làm sạch đầu phun được cài đặt kèm theo chương trình điều khiển (Driver) của máy in. Cách sử dụng cũng khác nhau tùy theo mỗi loại máy, nên xem trong sách hướng dẫn kèm theo để biết cách sử dụng.
      * Không nên để hộp mực bên ngoài quá lâu, vì đầu phun có thể bị khô làm cho nghẹt mực.

      BẢO QUẢN MÁY IN PHUN MÀU :

      Trên đây là 6 cách khắc phục sự cố. Tuy nhiên, để máy in phun màu luôn hoạt động tốt, bạn cần biết cách bảo quản như sau:
      * Sử dụng các loại giấy có chất lượng tốt, không bị rách, không có nhiều xơ giấy… Xơ giấy có thể dính vào đầu phun làm lem mực hoặc có thể gây nghẹt mực.
      * Không in trên các loại giấy có bề mặt sần sùi, bị nhăn hoặc cong vênh vì có thể bị kẹt giấy, làm hư bộ phận cuốn giấy và có thể làm hỏng đầu phun mực.
      * Sử dụng đúng loại giấy phù hợp với mỗi chế độ in để có bản in đẹp và không bị lem mực.
      * Phải dùng giấy in có kích thước đúng với bản in, nếu giấy in nhỏ hơn thì mực sẽ bị phun ra ngoài làm dơ máy hoặc có thể thấm vào các bộ phận khác gây hư hỏng.
      * Sử dụng mực của chính nhà sản xuất để có bản in đẹp, mực kém chất lượng có thể gây hại cho đầu phun.
      * Do máy in phun dùng mực dạng lỏng nên sau khi in không được chạm tay vào bản in để tránh bị lem mực, thông thường mực sẽ khô hoàn toàn sau 24 giờ.
      * Sau khi bật máy lên thì nên để nó ở chế độ thường trực cho đến hết phiên làm việc, trong chế độ chờ máy rất ít hao điện. Mỗi khi mở máy, một ít mực sẽ được phun ra để làm thông đầu phun, nếu mở/tắt nhiều lần sẽ làm hao mực.
      * Khi sử dụng xong nên tắt bằng nút On/Off trên máy in, không nên tắt bằng cách rút dây hoặc ngắt nguồn điện. Máy in phun có cơ chế bảo vệ các đầu phun, khi tắt máy bằng nút On/Off thì đầu phun sẽ được đưa vào vị trí an toàn để được bảo vệ và tránh khô mực ở đầu phun.
      * Không nên đặt máy trong môi trường ẩm, nóng, nhiều bụi,… bụi bẫn sẽ làm nghẹt đầu phun.
      * Ít nhất mỗi tuần nên in một bản đen và màu để thông mực, nếu để lâu không sử dụng đầu phun sẽ bị khô dễ bị nghẹt mực.
      * Máy in có sẵn chức năng hiển thị mực và báo khi hết mực, không cần thiết phải tự tháo bình mực ra để kiểm tra.

      * Khi bản in có màu sắc không đúng, bị mất nét, mất màu,… có thể là do đầu in bị nghẹt mực. Hãy sử dụng chức năng in thử màu và làm sạch đầu phun có sẵn trong chương trình của máy trước khi có những biện pháp khắc phục khác.

      * Cuối cùng, hãy nhớ làm vệ sinh máy định kỳ, thời gian tùy thuộc vào môi trường và mức độ sử dụng, có thể là mỗi tuần hoặc mỗi tháng. Đối với người dùng thông thường thì làm vệ sinh máy bằng cách dùng khăn ẩm và mềm lau sạch các bộ phận bên ngoài, khay đựng giấy, bánh cao su cuốn giấy. Công việc vệ sinh bên trong chỉ nên dành cho những người thợ chuyên nghiệp để tránh những hư hỏng đáng tiếc do vệ sinh không đúng cách.


      THAM KHẢO THÊM:


      • Sử dụng Mực in và cách bảo quản

      • Tình trạng của hộp mực in trước khi phải nạp mực lần đầu tiên : người tiêu dùng cần “nâng niu” hộp mực, làm đúng và nhẹ nhàng các thao tác tháo lắp, khi kẹt giấy chuyện ưu tiên số 1 là nhẹ nhàng tháo hộp mực, không được để hộp mực ra ngoài ánh sáng quá vài phút ( nên để trong ngăn kéo hoặc bao bì đóng gói màu đen khi mới mua ), luôn luốn lấy giấy kẹt trong máy in theo chiều đi tới của trang giấy. Một cartridge sử dụng không đúng cách có thể làm hỏng chi tiết bên trong khiến việc nạp mực in ( lần đầu tiên ) khó đạt chất lượng cao.

        Mực in , nên chọn của các công ty sản xuất có nguồn gốc tin cậy. Nói chung không có sự khác biệt lớn giữa các thương hiệu.

        Qui trình của việc nạp mực in Canon gồm các thao tác sau :
        -Tháo rã các bộ phận của hộp mực in
        -Làm vệ sinh ố hút sạch bụi, dò các hư hỏng hao mòn của các bộ phận.
        -Hút sạch mực in thừa
        -Lắp ráp các chi tiết đã làm sạch
        -Nạp mực in canon mới
        -In test trang đầu tiên

        Nếu bạn mới mua máy in laser với hộp mực in mới tinh, thì đây là những điều bạn rất nên thực hiện từ lần sử dụng đầu tiên:
        -Vệ sinh thường xuyên máy in ( tháo hộp mực cất đúng cách) hút bụi, giấy vụn bên trong máy. 80% sự cố của máy in là từ vệ sinh kém, môi trường nhiều bụi.
        -Khi bị kẹt giấy, lập tức lấy hộp mực cất trong hộp tối, rút giấy thuận chiều trang giấy đi tới
        -Không nên tắt máy in trong giờ làm việc vì muốn tiết kiệm điện. Độ ẩm cao của không khí (miền Bắc VN) cũng là nguyên nhân làm mực in vón cục, gây trục trặc
        -Không nên sử dụng giấy quá mỏng, giấy quá xấu ( giấy thô còn sót tạp chất có thể làm xước các trống, tạo các lỗi không thể khắc phục được trên trang in. Nên sử dụng giấy in có tịnh lượng 70 gram /m2 trở lên là tốt nhất .
        -Khi trang in có vệt mờ dọc, lấy hộp mực và lắc đều, nếu tình trạng trên biến mất : hộp mực in sắp hết, bạn chỉ còn có thể in vài chục trang nữa thôi. Chính xác hơn bạn có thể cân hộp mực. ( HP 6L mới: 735 gram; hết mực: 635 gram)
        Một cơ sở nạp mưc in chuyên nghiệp luôn thử in một trang trước khi nạp, ghi mã số của hộp mực để bạn chắc chắn là sẽ nhận lại hộp mực in của mình chứ không phải một hộp khác, và phải đảm bảo in cho đến khi hết mực. Giá một lần nạp 90.000 đồng, cũng có thể rẻ hơn vài chục ngàn đồng (HP 6L) tuỳ nơi, nhưng đừng vì ham rẻ mà ôm lấy các phiền toái về sau. Bảo trì máy in hộp mực đúng cách bạn có thể tái nạp hộp mực đến 3 lần, tiết kiệm được một số tiền không nhỏ !

        Tóm lại việc nạp mực in nếu thực hiện đúng phương pháp tại các cơ sở chuyên nghiệp thì hoàn toàn không có hại gì cho máy, hay chất lượng trang in cả. Chính phủ một số nước như Mỹ Nhật cũng yêu cầu các cơ quan phải tái nạp mực với một tỷ lệ nhất định vì mục tiêu bảo vệ môi trường.




        Cách chọn máy in ảnh đẹp phù hợp với bạn
        Cách chọn máy in mặc định giúp bạn thuận tiện hơn
        Cách chọn máy in Laser tốt tiết kiệm cho văn phòng
        Cách chọn in 2 mặt trong Excel
        Cách chọn mua máy Scan tốt nhất
        Cách chọn in 2 mặt trong Word 2007
        Cách chọn vùng để in trong Excel 2007




        (ST)