Cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm


Các vật dụng trong gia đình như nồi, chảo, ấm… bằng nhôm được sử dụng rất phổ biến do nhẹ, truyền nhiệt tốt, giá khá mềm. Tuy nhiên, đồ dùng bằng nhôm rất dễ bị ăn mòn và nếu không cẩn thận, người sử dụng còn có thể bị ngộ độc. Một vài lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn có cách sử dụng đồ nhôm hiệu quả nhất.

Những chú ý khi sử dụng và bảo quản đồ nhôm



Nồi chảo bằng nhôm thường được bọc một lớp bảo vệ xung quanh, giúp nhôm không phản ứng với các chất khác, tránh được nguy cơ ngộ độc nhôm. Chính vì thế, bạn không nên dùng miếng bùi nhùi quá sắc để cọ rửa đồ nhôm, vì có thể làm mất lớp bảo vệ này.

Không nên dùng miếng bùi nhùi quá sắc để rửa đồ nhôm

Với những ấm nhôm nấu nước lâu ngày bị tích một lớp cặn dưới đáy, bạn có thể khử cặn bằng cách cho vào ấm một muỗng sô-đa, sau đó đổ thêm nước vào, nấu trên bếp cho nóng là khử được lớp cặn.

Nồi nhôm sử dụng lâu ngày cũng có thể bị xỉn màu. Hãy dùng một ít vỏ táo và axít loãng cho vào nồi nhôm rồi đun sôi. Xả lại bằng nước lạnh rồi rửa với nước rửa chén cho đến khi sạch.

Không nên để vật dụng bằng nhôm trên bếp quá lâu mà không có nước hoặc thức ăn bên trong. Sau khi nấu ăn xong, chảo nồi còn nóng không nên ngâm vào nước lạnh ngay mà hãy để nó nguội bớt.

Không nên dùng vật dụng bằng nhôm để đựng lâu ngày các loại mắm, muối hay những chất chua như giấm, nước chanh.

Với những đồ dùng bằng nhôm mới sử dụng lần đầu, hãy dùng để nấu, xào thức ăn trước, không nên nấu nước ngay vì sẽ làm đồ dùng bị đen.
 

Cách chọn xoong nồi bằng nhôm để tránh độc hại

Với các mặt hàng xoong nồi bằng nhôm tràn lan không rõ nguồn gốc như hiện nay, việc kiểm tra chất lượng cũng như ảnh hưởng với thực phẩm khá khó khăn. Dưới đây là những kinh nghiệm để bạn chọn, sử dụng và bảo quản xoong nồi cũng như những đồ dùng nhà bếp bằng nhôm sao cho an toàn với sức khỏe
 

Chọn những thương hiệu uy tín


Nhôm và hợp kim nhôm có đặc tính là liên kết mạnh, bền vững, vượt trội hơn các kim loại khác ở tính dẫn nhiệt - truyền nhiệt nhanh và đều. Vì vậy, các bà nội trợ rất yêu thích loại dụng cụ đun nấu bằng kim loại này để thức ăn chín nhanh, giữ được hương vị đặc trưng của từng loại thức ăn

Bên cạnh các sản phẩm uy tín chất lượng thì các sản phẩm hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn bày bán nhan nhãn với giá thành thấp. Tuy nhiên, kim loại nhôm không phải lúc nào cũng như nhau.

Khác nhau về độ dày - mỏng, các loại xoong nồi ngoại nhập không rõ nguồn gốc xuất xứ rẻ tiền còn có thể có thể gây ngộ độc vì dùng các loại sơn công nghiệp thông thường. Đáng lưu ý nhất là loại nồi, xoong, chảo, khay, vỉ nướng… được làm bằng tôn hoặc sắt cán mỏng, phủ một lớp chống dính bằng chất sillicon công nghiệp đen bóng rất độc hại. Càng đáng nguy hơn khi những hóa chất đó lại tiếp xúc trực tiếp với món ăn, đưa vào cơ thể.

Khi mua nhầm các loại sản phẩm này, người tiêu dùng không biết kêu ai vì trên sản phẩm thường không để tên – địa chỉ nhà sản xuất (vì phần lớn nhập lậu về Việt Nam). Nơi bán trực tiếp hay viện dẫn kinh doanh đa cấp, không chịu trách nhiệm bảo hành.

Do đó, khi chọn mua đồ dùng nhà bếp nói chung và đồ nhôm nói riêng, nên chọn những thương hiệu uy tín, địa chỉ rõ ràng để an tâm về sau.

Nhận biết nồi nhôm tái chế

Nhận biết đồ nhôm tái chế theo cảm quan bên ngoài thì nồi nhôm tái chế có lẫn nhiều tạp chất nên bề mặt thường có nhiều vết màu xám đen, không bóng, có vệt đen.

Lưu ý khi sử dụng

Nồi chảo bằng nhôm thường được bọc một lớp bảo vệ xung quanh, giúp nhôm không phản ứng với các chất khác, tránh được nguy cơ ngộ độc nhôm. Chính vì thế, bạn không nên dùng miếng bùi nhùi quá sắc để cọ rửa đồ nhôm, vì có thể làm mất lớp bảo vệ này. Với những ấm nhôm nấu nước lâu ngày bị tích một lớp cặn dưới đáy, bạn có thể khử cặn bằng cách cho vào ấm một muỗng sô-đa, sau đó đổ thêm nước vào, nấu trên bếp cho nóng là khử được lớp cặn.

Nồi nhôm sử dụng lâu ngày cũng có thể bị xỉn màu. Hãy dùng một ít vỏ táo và axít loãng cho vào nồi nhôm rồi đun sôi. Xả lại bằng nước lạnh rồi rửa với nước rửa chén cho đến khi sạch. Không nên để vật dụng bằng nhôm trên bếp quá lâu mà không có nước hoặc thức ăn bên trong. Sau khi nấu ăn xong, chảo nồi còn nóng không nên ngâm vào nước lạnh ngay mà hãy để nó nguội bớt.

Không nên dùng vật dụng bằng nhôm để đựng lâu ngày các loại mắm, muối hay những chất chua như giấm, nước chanh.

Với những đồ dùng bằng nhôm mới sử dụng lần đầu, hãy dùng để nấu, xào thức ăn trước, không nên nấu nước ngay vì sẽ làm đồ dùng bị đen




Cách bảo quản pizza trong tủ lạnh
Cách bảo quản nước hoa
Cách bảo quản mỹ phẩm đúng cách an toàn khi sử dụng
Cách bảo quản sữa mẹ
Cách bảo quản Ngô đúng cách và hiệu quả nhất



(ST)