Cách bảo quản đồ gỗ luôn mới theo thời gian






Cách bảo quản đồ gỗ trong gia đình

  Cách bảo quản đồ gỗ luôn mới theo thời gian.  Không giống như các sản phẩm bằng sắt, inox… nội thất đồ gỗ hiện được người tiêu dùng ưa chuộng vì tính thẩm mỹ. Nhưng việc bảo quản, bảo dưỡng nó thế nào cho bền lâu, không phai màu... lại chẳng hề đơn giản.







CÁCH BẢO QUẢN ĐỒ GÕ LUÔN MỚI THEO THỜI GIAN

Đồ gỗ nội thất tạo cho căn phòng bạn vẻ lộng lẫy, nhưng chỉ sau một thời gian, đồ gỗ bắt đầu mất đi độ bóng. Nếu tủ, bàn, kệ gỗ có một số vết trầy xước nhỏ, bạn có thể giấu chúng đi nhờ các sản phẩm che vết xước. Bằng việc áp dụng một số hướng dẫn đơn giản dưới đây, bạn có thể đảm bảo cho những đồ nội thất bằng gỗ trong nhà mình bền đẹp trong thời gian dài.

Tránh ẩm mốc

Độ ẩm ảnh hưởng rất nhiều đến đồ gỗ nội thất của bạn. Độ ẩm cao dẫn đến phồng rộp gỗ, trong khi đó, hiện tượng gỗ bị tách hoặc nứt sẽ xuất hiện khi độ ẩm ở mức thấp. Độ ẩm cao cũng gây ra sự tăng trưởng của nấm mốc trên đồ gỗ nội thất.

Bạn nên kê các vật dụng bằng gỗ xa những nơi ẩm, có mưa hắt. Không lau đồ gỗ bằng khăn quá ướt hoặc đổ nước trực tiếp lên đồ gỗ. Với sự trợ giúp của máy hút ẩm, bạn có thể duy trì độ ẩm đều đặn khoảng 50%.

Tránh ánh sáng mặt trời          

Các tia nắng mặt trời có thể thay đổi màu sắc của đồ nội thất gỗ. Do đó, bạn cần đặt đồ gỗ trong khu vực thích hợp của nhà mình. Màu của đồ gỗ sẽ bị thay đổi nếu bạn đặt nó trong khu vực nhiều sáng; thời tiết quá khô sẽ gây ra các vết nứt.

Để bảo vệ đồ gỗ, bạn có thể dán màn hình hoặc phim mỏng trên cửa sổ. Tấm phim này sẽ ngăn ánh sáng tia cực tím vào phòng.

Bảo vệ đồ gỗ không bị vết xước

Trầy xước khiến đồ gỗ trông cũ và không còn đẹp như ban đầu. Ngoài ra, vết trầy xước đôi khi còn là nơi lưu lại các vết bẩn khó lau chùi.

Bạn hãy đặt miếng đệm bên dưới lọ, ly, chén để bảo vệ mặt bàn gỗ. Các miếng đệm giúp đồ nội thất gỗ không bị trầy xước, bị bẩn và ảnh hưởng bởi các vật gây nhiệt. Không sử dụng nhựa hoặc cao su trên bề mặt gỗ tự nhiên, không lau chùi đồ gỗ bằng vật có độ ráp.

Nếu đồ nội thất gỗ có một số vết trầy xước nhỏ, bạn có thể che bằng xi đánh giày có màu gần nhất với nội thất gỗ của bạn; hoặc có thể dùng quả hạnh nhân/óc chó; bỏ phần vỏ bên ngoài, cắt một miếng ở phần đầu và chà xát vào vết xước; sau đó dùng ngón tay chà đi chà lại để làm ấm khu vực vừa chà xát rồi chờ một vài phút; cuối cùng, bạn làm bóng khu vực bị trầy xước với một miếng vải mềm.

Tránh vết ố do nước

Sử dụng miếng đệm, thảm hay đế lót ly trên mặt bàn gỗ nếu bạn không muốn những vết ố xuất hiện trên đó. Bạn có thể xóa vết ố do nước hoặc vết ố khác khỏi đồ gỗ bằng cách lau chùi dùng hỗn hợp tàn thuốc lá và dầu ăn.

Đánh bóng đồ gỗ đúng cách

Nên đánh bóng cho đồ nội thất gỗ ít nhất ba hoặc bốn lần trong một năm bằng sản phẩm đánh bóng có bán tại các cửa hàng đồ gỗ. Không nên đánh bóng quá mức trên đồ nội thất gỗ vì nó có thể hình thành một lớp mây. Và nên lau sạch lớp đánh bóng thừa trước khi khô.

Không pha trộn các loại dầu đánh bóng khác nhau. Chất dầu làm cho sáp có độ dính. Nên làm sạch bề mặt đồ nội thất thật kỹ trước khi thay đổi sản phẩm chăm sóc đồ nội thất.

Làm sạch đồ gỗ

Nên thường xuyên làm sạch bụi trên đồ gỗ nội thất, nếu không một lớp bụi bẩn mỏng sẽ đóng dày trên bề mặt gỗ. Quần áo mềm và chổi bằng lông vũ sẽ rất phù hợp để làm sạch và bảo vệ đồ nội thất gỗ của bạn.

Nên hút bụi nhẹ nhàng để loại bỏ bụi từ bề mặt của đồ gỗ. Bạn có thể sử dụng khăn mềm hoặc vải mềm để quét sạch bụi. Hãy phủi bụi cho đồ nội thất trước khi hút bụi trên sàn nhà.

Cách bảo quản đồ gỗ trong nhà

Gỗ là một vật liệu rất được ưu chuộng bởi nó vừa đẹp lại vừa bền. Bảo quản đồ gỗ không khó nhưng nếu bạn biết tính chất của nó và sử dụng bảo quản đúng cách thì vật dụng bằng gỗ trong nhà bạn sẽ luôn được mới đẹp và không bị hư hỏng.

Hướng dẫn


Dùng giấm lau đồ gỗ mới

Đối với đồ dùng gia đình bằng gỗ, trước khi quét sơn, ta nên dùng giấm lau đi một lượt, như vậy sau khi sơn, màu sắc của đồ dùng sẽ vô cùng sáng bóng.

Dùng nước chè để lau khô đồ gỗ mới

Đồ gỗ vừa mới quét sơn lên, nếu ta dùng nước chè đặc hoặc nước gạo lau qua một lượt, đồ gõ sẽ bóng hơn và sơn cũng không dễ bị bong.


Sữa bò tẩy mùi sơn

Ta đem sữa bò đun sôi đổ vào một cái đĩa hoặc bát, đĩa vào trong ngăn tủ mới quét sơn, đóng kín cánh cửa tủ lại, sau khoảng 5 tiếng đông hồ, mùi sơn sẽ không còn nữa.

Cách làm đồ gỗ mới trở lại

Dùng một mảnh vải thấm sữa bò để lau chùi bàn ghế hay các loại đồ gõ khác không những có thể tẩy sạch những vết cáu bẩn mà còn làm cho đồ gỗ sáng bóng như mới.

Dùng nửa cốc nước pha với giấm (lượng giám bằng 1/4 lượng nước), dùng vải mềm để lau chùi đồ gỗ, đồ gỗ cũng sẽ sáng bóng trở lại.

Đồ gỗ dùng lâu, độ sáng bóng sẽ dần mất đi. Để khắc phục tình trạng này, ta pha một cốc trà to để nguội, dùng vải mềm tẩm nước trà, lau chùi đồ gỗ, bình thương chỉ cần lau 2 hoặc 3 lần là đồ gỗ sẽ phục hồi lại độ sáng bóng ban đầu.

Dùng nước Muối để rửa đồ mây, tre

Đồ bằng mây, tre dùng lâu ngày sẽ tích tụ bụi rất bẩn, ta có thể dùng nước muối để lau rửa. Làm như vậy, đồ mây, tre vừa sạch bụi, lại trở nên mềm mại và tăng độ dẻo dai.

Dùng bàn chải lông quét bụi

Đồ mây dùng lâu ngày bị bám bụi, ta có thể dùng bàn chải lông mềm (như chổi quét sơn) lau từ các mắt lưới, từ trong ra ngoài đồ dùng để quét hết bụi. Nếu bụi bẩn nhiều qúa, ta có thể dùng nước rửa để rửa, đợi khô rồi lau bằng cách trên là được.

Dùng giấy thiếc (giấy thiếc trong bao thuốc lá) tẩy vết cáu chè

Trên mặt bàn của loại bàn chè có dán lớp chống lửa, pha chè lâu ngày, nước chè bám trên bề mặt bàn để lại những vết cáu bẩn. Để xoá đi những vết bẩn này, ta có thể rắc lên bàn một ít nước, dung giấy thiếc trong bao thuốc lá lau đi lau lại, tiếp đó lại dùng nước để rửa, vết cáu của chè sẽ hết. Cách này cũng có thể dùng để lau rửa đồ uống chè như ấm, cốc, đĩa uống chè.

Cách xử lý vết nóng rộp trên đồ gỗ

Những đồ đựng như bát, đĩa, cốc đựng nước nóng, canh nóng, nếu ta đặt trực tiếp lên trên đồ gỗ quét sơn, nhiều khi để lại vết tròn màu trắng. Bình thường ta chỉ cần dùng vải thấm dầu hoả, cồn lau đi lau lại là được.

Nếu vết nóng khá nặng, ta có thể dùng khăn rửa mặt thấm nước ấm, vắt khô, nhỏ vào khăn một ít dung dịch amôniắc, dùng tay vò khăn mặt cho nước amôniắc trong khăn thấm ra bàn tay, sau đó ta dùng tay đập nhẹ nhanh và cào vào vết nóng, sau cùng lấy một lớp nến bôi lên trên, như vậy, vết nóng sẽ không còn nữa.

Ta cũng có thể dùng cồn iốt lau nhẹ lên trên vết nóng, hoặc bôi lên vết nóng một ít dầu vadơlin, sau vài ngày ta dùng vải lau vết nóng vết nóng sẽ hết.


Cách xử lý đồ gỗ màu trắng bị vàng

Đồ gỗ màu trắng khi bị vàng, trông thật khó coi, nếu ta dùng thuốc đánh răng bột (hoặc kem đánh răng) để lau, tình trạng này sẽ được thay đổi đáng kể. Nhưng cần chú ý, khi thao tác không nên dùng sức quá mạnh, nếu không sẽ là hỏng lớp bóng của sơn bên ngoài đồ dùng, khiến cho kết quả hoàn toàn ngược lại.

Cách xoá các vết cháy trên bề mặt sơn đồ gỗ

Đầu thuốc lá, tàn thuốc lá hay que diêm chưa tắt hẳn không may bị rơi lên bàn, có khi để lại vết cháy. Nếu chỉ là cháy trên mặt sơn, ta có thể quấn một lớp vải sợi mịn cứng vào đầu que tăm, lau nhẹ tay vào vết cháy, sau đó bôi lên lớp cháy một lớp nến mỏng, vết cháy sẽ bị xoá đi.

Cách xoá các vết xước trên bề mặt sơn đồ gỗ

Nếu đồ gỗ trong nhà bị xước (nhưng chưa ảnh hưởng đến lớp gỗ bên trong), ta có thể dùng buý nến màu cùng với mặt sơn của đồ gỗ bôi lên bề mặt đồ gỗ lấp đi màu gỗ bên dưới, sau đó dùng thuốc đánh móng tay không màu quét lên một lớp màu là được.

Cách xoá vết nến trên đồ gỗ

Khi dầu nến rớt trên mặt đồ gỗ, ta không được dùng dao sắc hoặc móng tay để cạo, nên chờ đến ban ngày, khi trời sáng rõ, ta dùng một mảnh nhựa mỏng, 2 tay nắm chặt tỳ lên miếng gỗ nhựa (nilông) lau dầu từ ngoài hướng vào trong, sau đó dùng khăn mềm lau sạch là được.


Cách xử lý lớp dán trên bề mặt đồ dùng bị rộp

Khi xử ý các chỗ bị rộp, trước tiên, ta dùng dao sắc thuận theo chiều vân gỗ rạch 1 đường, sau đó dùng ống phun, phun keo vào trong vết rạch dùng tay ấn nhẹ vào vết rộp, dùng khăn ướt lau sạch keo tràn ra bên ngoài. Tiếp đó, ta dùng một vật nặng, lớn hơn vết rộp phồng đè lên chỗ rộp. Để tránh trường hợp sau khi đè vật nặng lên vẫn còn keo tràn ra làm bẩn bề mặt lớp dán, ta có thể lấy lớp ni lông mỏng trải ở giữa lớp dán và vật nặng. Như vậy, bề mặt lớp dán phẳng lại như cũ.

Tẩy vết cáu nước trên đồ gỗ

Nước đọng trên bề mặt đồ gỗ, nếu không lau khô ngay sẽ để lại vết nước. Đối với vết in nước này có thể dùng vải ướt che lên trên vết cáu nước, sau đó dùng bàn là, là cẩn thận vài lần lên khăn ướt, vết cáu nước gặp nóng sẽ bốc hơi lên và mất đi.


Xử lý các vết lõm do va chạm đối với đồ dùng bằng gỗ trẩu

Gỗ trẩu mềm, sau khi va đập dễ để lại vết lõm. Ta có thể xử lý như sau: trước tiên dùng khăn mặt ướt phủ lên chỗ bị lõm, dùng bàn là nóng để là, vết lõm dần dần sẽ hết. Nếu vết lõm quá sâu, ta p


Cách tẩy vết sơn cũ lên đồ gỗ

Dùng nước hiên hình (trong rửa ảnh) đã dùng rồi lau cọ lên lớp sơn cũ của đồ gỗ, như vậy lớp sơn cũ sẽ mất đi; ta chỉ việc rửa sạch đồ gỗ, phơi khô, cuối cùng dùng giấy ráp đánh nhẵn có thể sơn lớp sơn mới lên trên.


Cách xử lý đồ gỗ bị nứt

Đồ gỗ không may bị nứt, ta có thể xử lý theo cách sau: lấy vải bông cũ hoặc tải gai rách, đốt thành tro, trộn với dầu trẩu sông thành dạng hồ đặc, nhét vào trong vết nứt của đồ gỗ, cuối cùng ta đem phơi khô. Sau khi phơi khô, vết nứt sẽ rất chắc và kín. Ta cũng có thể lấy giấy báo xé thành những mảnh vụ, trộn vào một ít phèn chua và nước sạch, đun thành dạng hồ đặc. Đợi hồ nguội, ta nhét hồ vào những chỗ nứt, phơi khô, tuy nhiên cách này chỉ sử dụng cho những vật dụng đựng đồ khô hoặc những đồ ít tiếp xúc với nước.


Cách sử dụng bảo quản đồ gỗ nội thất











Đồ gỗ: Cách nhiệt, cách điện, ngăn ẩm tốt, nhiệt dãn nở bé, có vân thớ đẹp, dễ nhuộm màu, dễ trang sức bề mặt, có thể trang trí ở bất cứ đâu trong
nội thất văn phòng, trong ngôi nhà của bạn. Bên cạnh đó đồ gỗ còn có một số nhược điểm như: Dễ mục, dễ bị sinh vật phá hoại, tính đàn hồi thấp, dễ nứt nẻ, cong vênh, biến hình, dễ bắt lửa, dễ cháy. Để sử dụng tốt đồ gỗ đòi hỏi chủ nhân phải biết lựa chọn, sắp đặt cho phù hợp với không gian, kiến trúc. Những vật dụng như: kệ tivi, bàn trang điểm, kệ để đồ, bàn sofa,giá sách gỗ... giúp bạn tận hưởng những không gian riêng hoặc trang hoàng nơi công sở.

Đồ gỗ được ưa chuộng vì phong cách và màu sắc đa dạng, tiện lợi cho nhu cầu sử dụng và quan trọng là chúng rất bền. Tuy nhiên, điều đó còn phải phụ thuộc vào cách sử dụng và bảo quản của bạn. Đồ gỗ chỉ đẹp khi giữ được vẻ sạch sẽ và bóng sáng.

Vài lời khuyên của các chuyên gia khi sử dụng và bảo quản đồ gỗ:

  • Tránh đặt vật dụng bằng gỗ tại nơi có ánh nắng trực tiếp hoặc nơi có nhiệt độ thường xuyên thay đổi. Tránh để đồ gỗ ngấm nước quá lâu.
  • Khi có vết bẩn tràn trên bề mặt gỗ cần lau ngay bằng giấy thấm.
  • Không nên để bề mặt gỗ trầy xước. Cẩn thận khi di chuyển, khi để các đồ vật lên bề mặt gỗ, kê lớp lót khi dùng bề mặt gỗ để viết.
  • Nếu dùng nước lau, chỉ phun nước trên bề mặt gỗ nhưng không được nhiều quá (nước sẽ làm bề mặt chóng hư), nên lau theo vòng tròn.
  • Khi vệ sinh nên dùng bình xịt đánh bóng đồ gỗ chuyên dùng ít nhất 1- 2 lần/tuần để lớp bảo vệ bề mặt gỗ. Nên lau bằng dầu bóng thường xuyên cho đồ gỗ để tăng độ bảo vệ, tạo một bề mặt luôn bóng mới, không bị bám bụi, chống trầy xước.

Cách sử dụng bảo quản đồ gỗ nội thất khác:

Dùng giấm lau đồ gỗ mới

Đối với đồ dùng gia đình bằng gỗ, trước khi quét sơn, ta nên dùng giấm lau đi một lượt, như vậy sau khi sơn, màu sắc của đồ dùng sẽ vô cùng sáng bóng.

Dùng nước chè để lau khô đồ gỗ mới

Đồ gỗ vừa mới quét sơn lên, nếu ta dùng nước chè đặc hoặc nước gạo lau qua một lượt, đồ gõ sẽ bóng hơn và sơn cũng không dễ bị bong.

Sữa bò tẩy mùi sơn

Ta đem sữa bò đun sôi đổ vào một cái đĩa hoặc bát, đĩa vào trong ngăn tủ mới quét sơn, đóng kín cánh cửa tủ lại, sau khoảng 5 tiếng đông hồ, mùi sơn sẽ không còn nữa.

Cách làm đồ gỗ mới trở lại

Dùng một mảnh vải thấm sữa bò để lau chùi bàn ghế hay các loại đồ gõ khác không những có thể tẩy sạch những vết cáu bẩn mà còn làm cho đồ gỗ sáng bóng như mới.
Dùng nửa cốc nước pha với giấm (lượng giám bằng 1/4 lượng nước), dùng vải mềm để lau chùi đồ gỗ, đồ gỗ cũng sẽ sáng bóng trở lại.
Đồ gỗ dùng lâu, độ sáng bóng sẽ dần mất đi. Để khắc phục tình trạng này, ta pha một cốc trà to để nguội, dùng vải mềm tẩm nước trà, lau chùi đồ gỗ, bình thương chỉ cần lau 2 hoặc 3 lần là đồ gỗ sẽ phục hồi lại độ sáng bóng ban đầu.

Dùng giấy thiếc (giấy thiếc trong bao thuốc lá) tẩy vết cáu chè

Trên mặt bàn của loại bàn chè có dán lớp chống lửa, pha chè lâu ngày, nước chè bám trên bề mặt bàn để lại những vết cáu bẩn. Để xoá đi những vết bẩn này, ta có thể rắc lên bàn một ít nước, dung giấy thiếc trong bao thuốc lá lau đi lau lại, tiếp đó lại dùng nước để rửa, vết cáu của chè sẽ hết. Cách này cũng có thể dùng để lau rửa đồ uống chè như ấm, cốc, đĩa uống chè.

Cách xử lý vết nóng rộp trên đồ gỗ

Những đồ đựng như bát, đĩa, cốc đựng nước nóng, canh nóng, nếu ta đặt trực tiếp lên trên đồ gỗ quét sơn, nhiều khi để lại vết tròn màu trắng. Bình thường ta chỉ cần dùng vải thấm dầu hoả, cồn lau đi lau lại là được.
Nếu vết nóng khá nặng, ta có thể dùng khăn rửa mặt thấm nước ấm, vắt khô, nhỏ vào khăn một ít dung dịch amôniắc, dùng tay vò khăn mặt cho nước amôniắc trong khăn thấm ra bàn tay, sau đó ta dùng tay đập nhẹ nhanh và cào vào vết nóng, sau cùng lấy một lớp nến bôi lên trên, như vậy, vết nóng sẽ không còn nữa.
Ta cũng có thể dùng cồn iốt lau nhẹ lên trên vết nóng, hoặc bôi lên vết nóng một ít dầu vadơlin, sau vài ngày ta dùng vải lau vết nóng vết nóng sẽ hết.

Cách xử lý đồ gỗ màu trắng bị vàng

Đồ gỗ màu trắng khi bị vàng, trông thật khó coi, nếu ta dùng thuốc đánh răng bột (hoặc kem đánh răng) để lau, tình trạng này sẽ được thay đổi đáng kể. Nhưng cần chú ý, khi thao tác không nên dùng sức quá mạnh, nếu không sẽ là hỏng lớp bóng của sơn bên ngoài đồ dùng, khiến cho kết quả hoàn toàn ngược lại.

Cách xoá các vết cháy trên bề mặt sơn đồ gỗ

Đầu thuốc lá, tàn thuốc lá hay que diêm chưa tắt hẳn không may bị rơi lên bàn, có khi để lại vết cháy. Nếu chỉ là cháy trên mặt sơn, ta có thể quấn một lớp vải sợi mịn cứng vào đầu que tăm, lau nhẹ tay vào vết cháy, sau đó bôi lên lớp cháy một lớp nến mỏng, vết cháy sẽ bị xoá đi.

Cách xoá các vết xước trên bề mặt sơn đồ gỗ

Nếu đồ gỗ trong nhà bị xước (nhưng chưa ảnh hưởng đến lớp gỗ bên trong), ta có thể dùng buý nến màu cùng với mặt sơn của đồ gỗ bôi lên bề mặt đồ gỗ lấp đi màu gỗ bên dưới, sau đó dùng thuốc đánh móng tay không màu quét lên một lớp màu là được.

Cách xoá vết nến trên đồ gỗ

Khi dầu nến rớt trên mặt đồ gỗ, ta không được dùng dao sắc hoặc móng tay để cạo, nên chờ đến ban ngày, khi trời sáng rõ, ta dùng một mảnh nhựa mỏng, 2 tay nắm chặt tỳ lên miếng gỗ nhựa (nilông) lau dầu từ ngoài hướng vào trong, sau đó dùng khăn mềm lau sạch là được.

Cách xử lý lớp dán trên bề mặt đồ dùng bị rộp

Khi xử ý các chỗ bị rộp, trước tiên, ta dùng dao sắc thuận theo chiều vân gỗ rạch 1 đường, sau đó dùng ống phun, phun keo vào trong vết rạch dùng tay ấn nhẹ vào vết rộp, dùng khăn ướt lau sạch keo tràn ra bên ngoài. Tiếp đó, ta dùng một vật nặng, lớn hơn vết rộp phồng đè lên chỗ rộp. Để tránh trường hợp sau khi đè vật nặng lên vẫn còn keo tràn ra làm bẩn bề mặt lớp dán, ta có thể lấy lớp ni lông mỏng trải ở giữa lớp dán và vật nặng. Như vậy, bề mặt lớp dán phẳng lại như cũ.

Tẩy vết cáu nước trên đồ gỗ

Nước đọng trên bề mặt đồ gỗ, nếu không lau khô ngay sẽ để lại vết nước. Đối với vết in nước này có thể dùng vải ướt che lên trên vết cáu nước, sau đó dùng bàn là, là cẩn thận vài lần lên khăn ướt, vết cáu nước gặp nóng sẽ bốc hơi lên và mất đi.

Xử lý các vết lõm do va chạm đối với đồ dùng bằng gỗ trẩu

Gỗ trẩu mềm, sau khi va đập dễ để lại vết lõm. Ta có thể xử lý như sau: trước tiên dùng khăn mặt ướt phủ lên chỗ bị lõm, dùng bàn là nóng để là, vết lõm dần dần sẽ hết. Nếu vết lõm quá sâu, ta p

Cách tẩy vết sơn cũ lên đồ gỗ

Dùng nước hiên hình (trong rửa ảnh) đã dùng rồi lau cọ lên lớp sơn cũ của đồ gỗ, như vậy lớp sơn cũ sẽ mất đi; ta chỉ việc rửa sạch đồ gỗ, phơi khô, cuối cùng dùng giấy ráp đánh nhẵn có thể sơn lớp sơn mới lên trên.

Cách xử lý đồ gỗ bị nứt

Đồ gỗ không may bị nứt, ta có thể xử lý theo cách sau: lấy vải bông cũ hoặc tải gai rách, đốt thành tro, trộn với dầu trẩu sông thành dạng hồ đặc, nhét vào trong vết nứt của đồ gỗ, cuối cùng ta đem phơi khô. Sau khi phơi khô, vết nứt sẽ rất chắc và kín. Ta cũng có thể lấy giấy báo xé thành những mảnh vụ, trộn vào một ít phèn chua và nước sạch, đun thành dạng hồ đặc. Đợi hồ nguội, ta nhét hồ vào những chỗ nứt, phơi khô, tuy nhiên cách này chỉ sử dụng cho những vật dụng đựng đồ khô hoặc những đồ ít tiếp xúc với nước.

Cách bảo quản đồ gỗ ngoài trời

Mọi người thường bọc chất nhựa dẻo hay kim loại bên ngoài đồ gỗ với mong muốn đồ gỗ sẽ bền hơn. Thế mạnh của kim loại và chất dẻo là chịu đựng tốt không khí ngoài trời, song mặc khác, chúng lại không có vẻ đẹp tự nhiên như là đồ từ chất liệu gỗ.

Vậy làm thế nào để bảo quản đồ gỗ thật lâu, mà vẫn đảm bảo chất liệu tốt, màu sắc đẹp cho đồ gỗ?
Không thể thiếu khi bảo quản đồ gỗ: xà phòng, khăn mềm, vải phủ, nước rửa, giấy nhám.

Bước 1:
Chọn chỗ có bóng mát để đặt bàn gỗ. Bước đầu tiên giúp đồ gỗ tránh được ánh nắng trực tiếp chiếu vào nó. Đặt chúng ở chỗ bóng râm mát nhất, dưới tán cây hoặc dưới mái hiên. Nếu muốn, hãy dời bàn ra chỗ có nắng để tận hưởng chút ánh nắng mặt trời.

Bước 2:
Chuyển bàn ghế vào trong nhà khi mùa đông đến. Hoặc khi quá lạnh, hãy phủ lên bộ bàn ghế một miếng vải bọc rộng rãi. Nước mưa, gió rét sẽ làm hỏng chất liệu của bàn gỗ. Nước thấm gây hiện tượng giãn nở các thớ gỗ, cộng với không khí lạnh sẽ làm thành vết nứt lên trên chiếc bàn yêu quý của gia đình.

Bước 3:
Lau chùi bàn ghế thường xuyên, ít nhất 2 lần trong một năm. Pha xà phòng vào nước ấm, sau đó dùng khăn vải mềm lau lên các vết bẩn, vết biến màu trên bề mặt gỗ. Đối với những vết bẩn cứng đầu, làm sạch nó với chiếc bàn chải. Sau cùng, lau thật khô với khăn mềm.

Bước 4:
Làm đẹp màu cho bàn ghế bằng cách đánh bóng lại, trước tiên dùng giấy nhám chà tróc lớp sơn cũ, sau đó, đánh lớp vec-ni mới, hay có thể chọn chất liệu khác, miễn là phù hợp với gỗ.

Những lưu ý:
Không giống với các loại gỗ khác, gỗ cây tuyết tùng có khả năng chịu ánh mặt trời cao hơn. Vì loại gỗ này xốp hơn và do cấu tạo tự nhiên từ bên trong của nó.

Cho một ít chất tẩy trắng, bằng khoảng ¼ lượng xà phòng, để lau chùi đồ gỗ, vừa giúp gỗ dai, chắc hơn, vừa có tác dụng tiêu diệt các nấm mốc ăn mòn vào trong gỗ.

Biết cách bảo quản đồ gỗ vừa mang lại nét đẹp cho ngôi nhà, vừa giúp tiết kiệm một khoản chi phí không nhỏ cho việc mua sắm bàn ghế mới.




Lau chùi và sửa chữa đồ gỗ
Cách làm đồ chơi handmade -
Nội thất cho phòng trẻ
Có nên lát sàn gỗ không -
Làm sao để biết là gỗ sưa thật? -
Nội thất phòng khách Châu Âu cổ điển
Cách chọn mua bàn ghế gỗ khôn ngoan nhất
Trang trí nhà nhỏ hẹp với cách sắp xếp nội thất




(ST)