Cách bảo quản giày da không bị mốc đúng cách

Thế nhưng, nhiều người không biết làm thế nào để chọn giày dép phù hợp và làm thế nào để bảo quản chúng.

Thời gian thử giày

Thời gian tốt nhất để thử giày là vào cuối ngày vì bàn chân bạn lúc đó "nở" to nhất và ảnh hưởng đáng kể đến size giày của bạn. Hãy di chuyển đi tới lui vòng quanh trong cửa hàng, trên nền đất cứng, thỉnh thoảng khuỵu chân trái, phải của bạn lên xuống để lựa chọn được những đôi thoải mái vừa vặn.

Gót giày là điểm tiếp xúc với mặt đất, gót càng to mang càng thoải mái. Giày gót nhọn, với kiểu gót mảnh khảnh và nhỏ rất khó để giữ thăng bằng. Gót đế liền tạo sự dễ chịu vì sức nặng của bạn được phân bố đều trên toàn bộ giày. Giày đế liền gót phù hợp với người có công việc đi lại nhiều.

Dáng đi đúng

Dáng đi đúng có thể làm cho cơ thể trông mảnh mai hơn. Bí quyết là để mặt trước chân của bạn hoàn toàn duỗi thẳng khi bạn bước đi, giữ bước chân sải dài. Và hãy đứng thẳng, giữ vai và mông ở phía sau giúp bạn giữ thăng bằng, làm giảm sức nặng trên xương sống của bạn.

Đứng tựa vào một vách tường để cho đầu, vai và gót chân thành một đường thẳng tựa vào vách.

Một bài tập đều đặn khác với cùng một hiệu quả. 5 phút, 5 lần một tuần, đi chân trần, hãy đi trên lòng bàn chân trước của bạn để củng cố mắt cá và bắp chân. Chọn chất liệu giày mềm mại và bảo quản bằng cách lèn vào giấy mềm để giữ nguyên hình dáng của giày.

Cách lau chùi giày

Dùng vỏ chuối để lau vết bẩn trên da giày. Trong vỏ chuối có chất danning không những giúp tẩy sạch vết bẩn mà còn khiến đôi giày sáng bóng như mới.

Dùng sữa tươi lau giày có thể làm cho giày và các đồ da khác không bị nứt.

Chúng ta có thể dùng tất chân cũ thấm vào xi để đánh dày thay cho bàn chải đánh xi. Điều này cũng giúp da giày sáng bóng và không trầy xước.

Giày da trắng bị bẩn, trước tiên bạn dùng giấm lau qua, sau đó dùng khăn vải khô lau sạch rồi mới đánh xi trắng. Như thế hiểu quả sẽ tăng lên rất nhiều so với việc đánh xi trực tiếp lên giày.

Những đôi dày da đen đi một thời gian màu sẽ phai dần, thậm chí nứt ra. Chúng ta có thể dùng mực tàu nhúng vào một ít lòng trắng trứng rối đánh lên bề mặt da nhiều lần. Sau khi quét xong ta đem giày ra phơi chỗ khô thoáng. Tiếp đó đánh xi lên, đôi giày sẽ trông như mới.

Bảo quản giày da

Để giày da luôn sáng bóng thì cách tốt nhât là hạn chế giầm nước và năng đánh giày. Trước khi cất giữ thì nên bôi lên giày da một lớp mỡ lợn hoặc dầu thực vật để giúp da không bị khô và nhăn. Đòng thời ta phải cho ít giấy vụn vào trong giày để cho giày luôn giữ nguyên hình dạng ban đầu. Sau đó cho vào hộp và cất giữ.

Đối với những vùng có độ ẩm cao, chúng ta cũng có thể cất giày vào túi ni lông. Trước tiên chúng ta phải dùng khăn ấm lau sạch giày, phơi khô, đánh xi, rồi sau đó cho vào túi ni lông và buộc kín. Trước khi buộc nên xả hết không khí trong túi ra để giày không bị mốc.

Giày da bị cứng

Đối với giày da mới mua về thường hay bị cứng làm bạn cảm thấy bị đau phần gót chân. Để làm mềm da bạn có thể sử dụng một tấm mút ướt nước thấm lên bề mặt da, giày sẽ mềm hơn, khi đi vào sẽ không khó chịu nữa. Thế nhưng bạn không nên thường xuyên làm điều này, vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng da của giày.

Đối với giày da dùng lâu ngày nên bị cứng bạn có thể chà lên da bằng một nữa củ khoai tây hoặc phết lên giày một chút sữa tươi pha với nước cốt chanh tươi. Sau đó đánh xi, cũng có thể phết qua một ít dầu lửa, đừng để phơi nắng hay để gần lửa

Giày bị ẩm hoặc thấm nước mưa

Khi giày bị ẩm, thì trước khi đi ngủ bạn có thể bỏ vào một tí bột vôi, sáng ra, khi tỉnh dậy, bạn sẽ thấy giày khô ráo, di sẽ dễ chịu hơn và tránh được bênh thấp khớp

Đối vơí những giày có lông hay nỉ, khi bị ẩm bạn có thể dùng máy sấy, sấy trực tiếp vào trong giày trong vài phút, như vậy giày không những khô mà còn ấm áp hơn.

Đối với giày bị thấm nước mưa, ban dùng vải ướt lau hết bùn đất rồi dùng vải khô lau lại một lượt, sau đó đánh xi rồi nhét báo vào giày, làm như vậy vừa để báo hút nước vừa để giữ cho đôi giày không bị biến dạng. Cuối cùng đặt đôi giày lên trên giấy báo để khô.

Cách giữ giày luôn trắng

Đối với giày vải trắng thường xuất hiện vết ố vàng. Để xoá đi vết bẩn này, bạn có thể dùng một ít nước tím pha với nước theo tỉ lệ 1/20 rồi bôi lên vết bẩn. Sau một tiếng vết bẩn mờ đi, khi đó ta chải dung dich axit ôxalic lên vết ố. Sau 3 phút thì dùng nước thấm lên vết ố để tẩy sạch vết axit ôxalic, dùng vải lướt lau sạch, vết bẩn sẽ hết.

Nếu dây giày của bạn có màu trắng bạn sẽ thấy lỗ luồn dây giày sẽ làm cho dây giày dễ bị bẩn nhất, để khắc phục điều này bạn hãy quét lên lỗ luồn dây một lớp thuốc đánh móng tay không màu, như vây dây giày khi luồn qua lỗ sẽ không bị bẩn

Bảo quản dép xốp, tông

Khi mua dép xốp, tông về bạn nên ngâm vào trong nước muối nửa ngày rồi mới đi. Điều này sẽ giúp cho dép không bị nứt và bền hơn.

Đối với một số loại dép đi một thời gian có mùi hôi, bạn có thể giặt sạch, phơi khô, rồi phun một tí rượu trắng vào đến khi dép không thể hút thêm rượu được nữa thì đem ra phơi khô. Như vậy dép sẽ không còn mùi hôi nữa.

Giày làm bằng chất liệu PVC

PVC là một hợp chất cao phân tử “kỵ” với dung môi, nhiệt và hóa chất. Vì thế, không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh. Tốt nhất là bạn sử dụng miếng vải ẩm làm sạch giày.

Giày da bóng

Những vết dơ bên ngoài có thể làm sạch bằng vải ẩm hay xà phòng nếu cần. Ngoài ra, có thể sử dụng dầu khoáng, acetone hay kem đánh răng, nhưng nên thử một ít trên phần gần gót giày để đảm bảo nó không làm thay đổi màu sắc. Lấy một miếng vải sạch và cho một lượng nhỏ để làm sạch bề mặt giày. Chà nhẹ nhàng lên bề mặt giày đến khi vết dơ hoàn toàn biến mất rồi dùng một miếng vải sạch để đánh bóng giày.

Da lộn

Khi giày của bạn dính bùn, chờ đợi cho đến khi khô bùn, dùng bàn chải mềm để loại bỏ nhẹ nhàng các lớp bùn khô còn bám lại trên giày da lộn. Khi chải nên đi theo một hướng nhất định, chú ý tới cả các vết bẩn bị mắc kẹt trong từng chi tiết.

Khi giày da lộn của bạn bị dích nước, hãy dùng miếng giấy mềm để thấm nước, cuốn 2-3 vòng phủ toàn đôi giày. Bạn để giày ở nơi có ánh sáng và thoáng. Ngoài lớp bọc giày bạn chèn thêm một lớp xốp bên trong  để khi giày khô sẽ không bị biến dạng. Nên để giày khô qua đêm sau đó nhẹ nhàng chải lại để khôi phục lại kết cấu.

Nếu giày của bạn dính nhiều dầu mỡ tức là đôi giày của bạn đang ở trong tình trạng nguy hiểm rồi. Cách tốt nhất lúc này là dùng một bàn chải cứng chà đi chà lại để lớp da lộn bong lên lớp mới sẽ thay thế lớp cũ. Sau đó mà giày của bạn vẫn để lại vết ố thì bạn rửa đôi giày với một ít nước rửa bát pha với cồn và một bàn chải cứng sau đó để nơi khô và thoáng mát. Nếu đôi giày vẫn ố thì cũng có thể là thời gian để nói lời tạm biệt với đôi giày dơ bẩn của bạn.

Khi bạn không đeo giày thì cách bảo quản tốt nhất là bọc giày trong khăn giấy và đặt trong một chiếc hộp thoáng khí.