Cách bảo quản thức ăn cho bé trong tủ lạnh không mất dinh dưỡng
Cách bảo quản nước trái cây tốt nhất
Cách bảo quản khoai lang ngon không héo, không mọc mầm
Hiện nay, kỹ thuật bảo quản hoa cắt cành sau thu hoạch của Việt Nam còn mang tính truyền thống và gặp nhiều hạn chế nên chất lượng hoa chưa cao, nhiều nấm bệnh, non yếu, giá rẻ và khó để cạnh tranh hay xuất khẩu sang nước khác. Với những cách chăm sóc hoa truyền thống và thông thường như cho vào bình cắm hoa một ít chè nguội, viên aspirin, chút đường muối, một ít bia hay thay nước hoa thường xuyên ... vẫn còn một cách đơn giản và tinh tế để bình hoa của bạn luôn tươi mới lâu và nước không bị thối là sử dụng Thuốc Dưỡng Hoa Long Life xuất xứ từ Israel:
- Làm sạch hoa: Bạn nên tỉa bỏ hết lá ở phần cọng ngập nước bởi chúng sẽ làm ethylene và các vi khuẩn phát triển, cản trở sự lưu thông của hoa.
- Pha thuốc Dưỡng Hoa vào bình cắm: đây là loại dinh dưỡng để nuôi hoa, kích thích hoa hút dưỡng chất nhanh hơn, ngăn héo úa và kéo dài được vẻ đẹp của hoa. Hạn chế được ethylen và vi khuẩn sinh trưởng nên nước sẽ không bị thối trong 14 ngày vì vậy người sử dụng không cần phải thay nước trong thời gian đó.
- Khi hoa bị cắt rời khỏi cây mẹ, hoa cần phải được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để nuôi hoa tươi lâu. Thay vì chúng ta sử dụng nước sạch thì việc bổ sung bằng dưỡng chất chuyên dụng cho hoa vẫn sẽ hợp lý hơn.
- Sử dụng Thuốc dưỡng hoa là cách tốt nhất, tiện nghi và an toàn trong thời buổi hiện nay. Chị em sẽ không còn lo lắng là hoa sẽ mau tàn, không lưu giữ được màu sắc tươi mới của hoa và không còn mất nhiều thời gian để đi thay nước cho hoa hằng ngày.
- Đối với các shop hoa: cắm hoa bằng lẵng để biếu tặng thì việc sử dụng thuốc dưỡng hoa cho các ha nền càng hiệu quả hơn, càng tôn thêm vẻ đẹp tươi mới cho các lẵng hoa.
Thông tin về sản phẩm, vui lòng vào Vietflower.
1. Bảo quản hoa cắt cành :
Sau khi cắt khỏi cây, cành hoa mất nguồn nước và dinh dưỡng do giả hành cung cấp. Cạnh đó các vi sinh vật gây thối rữa bắt đầu phá hủy các mô dẫn ở vết cắt. Để các búp hoa có thể nở hoàn toàn và giữ hoa được tươi lâu (khoảng trên 2 tuần sau khi cắt), cần tuân thủ một số kỹ thuật cơ bản sau đây:
- Từ khi cắt cho đến khi thu hóa hoa cần được cắm trong nước và để vào chỗ ẩm mát.
- Ngay trước khi sơ chế đóng gói, cắt bỏ phần cuống cành hoa một đoạn 5 cm bằng dao bén.
- Khử trùng vết cắt và 1 đoạn 10 cm cuối của cành hoa trong dung dịch CuS04 5%.
- Cột quanh vết cắt một túm bông gòn.
- Cho phần gốc cành hoa có buộc bông gòn vào một túi ni-lông nhỏ cao khoảng 10 cm
Bọc từng hoa bằng một tờ giấy cuộn tròn (đối với hoa lớn)
Đặt giấy độn quanh cành hoa (hoa nhỏ) trước khi gói.
Gói từng cành hoa. Cuống hoa đã được gói trong túi ni-lông có bông gòn và nước.
Xếp hoa vào thùng giấy cứng để chuẩn bị vận xuất.
- Đổ nước đường saccharose 1% đã khử trùng cho ướt đẫm túm bông và có dư một ít.
- Cột chặt miệng túi ni-lông vào cuống cành hoa để nước không chảy ra.
- Tồn trữ, vận chuyển trong điều kiện mát, đủ thoáng cho đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất…
Công nghệ chế biến hoa trước khi đóng hàng xuất khẩu của chúng ta cho đến nay còn sơ sài và chỉ bảo đảm được yêu cầu tối thiểu là giữ cho hoa tương đối tươi khi đến nơi nhận hàng. Còn hàng loạt vấn đề cần phải giải quyết như:
- Kỹ thuật bao bì cho từng cành hoa hoặc cho từng lô (3 cành, 10 cành…) phải được nghiên cứu trình bày thế nào để tăng giá trị thẩm mỹ cho hoa, hấp dẫn được thị hiếu của khách hàng.
- Kỹ thuật cung cấp nước và dinh dưỡng cho hoa sao cho thời gian sử dụng hoa được lâu, các búp hoa nở hoàn toàn.
- Thay đổi nhiều kiểu chế biến để làm phong phú mặt hàng như trình bày từng hoa rời kèm với các loại cây lá khác, hoặc kết hợp với một số phong lan hoang dại của nước ta…
Công nghệ bảo quản, gia công, bao bì và trình bày mỹ thuật cho hoa Cymbidium trước khi xuất khẩu là một vấn đề hết sức quan trọng cần được đặc biệt đầu tư nghiên cứu để làm tăng giá trị sản phẩm. Trên cơ sở đó, chúng ta mới có thể xác định từng bước cho hoa Cymbidium Đà Lạt nói riêng, cho Lan Việt Nam nói chung, một vị trí xứng đáng.
2. Để hoa tươi lâu :
Khi hoa đang nở rộ , hãy phun nước có pha một thìa đường vào chậu hoa, hoa sẽ lâu tàn.
3. Aspirin giữ hoa tươi lâu :
Hòa tan một viên aspirin nghiền nhỏ vào trong nửa lít hoặc một lít nước để tưới hoa sẽ giữ được hoa tươi từ ba đến năm ngày.
4. Phương pháp chung :
- Hoa tươi làm không gian sống động nhưng thường khó để lâu dù bạn liên tục thay nước. Nhiều cách giữ hoa dưới đây giúp bạn yên tâm.
+ Các bước chuẩn bị :
- Bạn nên rửa sạch cành hoa trước khi cho vào bình. Nếu không rửa sạch, bùn đất bám vào cành hoa sẽ làm nước mau bẩn hoặc hôi, khó chịu.
- Tước bỏ hết cành lá tính từ gốc lên, cùng lắm chỉ để lại vài lá ở gần hoa.
- Cắt vát, chẻ phần cuối cành hoa làm tư. Với vết cắt này, cành hoa sẽ hút được nhiều nước và giữ hoa tươi lâu.
- Không cắm dày mà tuỳ chiều rộng, hẹp, lớn nhỏ của chiếc bình.
- Cắm từng cành vào lọ. Muốn hoa tươi lâu phải cắm đảm bảo hoa thoáng khí và rộng rãi trừ một vài loại cành nhỏ, ngắn như cẩm chướng có thể cắm cả bó. Riêng cắm cẩm chướng phải cẩn thận, không cho nó nổi lên mặt nước.
- Cho vào lọ hoa một viên Asperine và vài giọt Eau de Javel để kích thích hoa nở đều.
+ Thay nước :
- Thay nước hoa ít nhất 1 lần / ngày. Nước cũ có nhiều chất độc làm hoa kém tươi. Mỗi lần thay nước nên đổ hết nước cũ rồi cho nước mới vào và thêm 1/2 viên Asperine.
- Nếu không khí nơi đặt hoa quá nóng, khi thay nước nên lấy 1 bình bơm, bơm nước mới vào từ từ đến khi nước cũ tràn ra hết thì hoa tươi lâu.
- Không kê lọ hoa vào chỗ nóng quá hay có gió lùa, tránh cửa sổ hoặc nơi đèn điện, bếp.
- Ban đêm, đặt hoa nơi thoáng như sân thượng hay sân nước.
+ Chăm sóc hoa cắm được vài ngày :
- Sau 1-2 ngày cắm trong lọ, hoa kém tươi thì bạn nhúng gốc hoa vào nước sôi rồi cắt bỏ chỗ đó. Ngay sau đó, cắm hoa vào nước mới thay.
- Trời quá oi bức, bạn phun nước lên cành hoa hoặc cho vào lọ vài viên nước đá để hoa tươi, mát.
- Không bỏ đường vào lọ vì tốn đường ích gì lại bẩn nước.
- Theo ý kiến các nhà vạn vật học khảo cứu về hoa, không cắm hoa vào bình hình thù kỳ quái và màu sặc sỡ.
+ Cắm một số loại hoa :
- Hoa mai cần rất nhiều nước nên phải dùng lọ lớn và cao, đựng nhiều nước. Khi cắm hoa, nên đốt cho gốc hoa cháy sơ sơ. Mỗi ngày thêm ít nước.
- Hoa mẫu đơn: cũng cần nhiều nước, vài giờ thêm một lần. Ban đêm, nên rút hoa khỏi lọ và ngâm vào chậu nước cho ngập tới đài hoa.
- Với hoa hồng, không nên tỉa hết gai, không rời chỗ bình hoa, khi thay nước không rút hoa khỏi lọ.
- Hoa tử đinh hương dài, phải dùng lọ lớn để cắm. Trước khi cắm, phải bỏ hoa tới độ 1/2 cành hoa hoặc dùng dao khía chữ thập nên thân hoa để hút nước cho kịp.
- Hoa vọng ưu thao thông dụng, lâu héo hơn các loại khác. Giữ hoa tươi lâu khi cắm vào lọ bạn dùng kéo cắt đứt nụ cuối cùng của cành hoa.
5. Hoa Hồng :
- Hoa hồng cắm trong bình chỉ 2 ngày là héo. Muốn giữ được vẻ đẹp của hoa, bạn hãy nhỏ vài giọt sirô của trẻ em vào bình. Chú ý đừng cho nhiều, có thể làm cuống bị thúi.
- Lấy hoa ra khỏi bao bì và dùng dao bén cắt xéo gốc khoảng 2 – 3 cm.
- Cắm hoa vào nước sạch (tốt hơn là nước có pha dung dịch bảo dưỡng hoa) và phải lưu ý rằng đừng để xót lại một lá nào ở trong nước.
- Thay nước và cắt gốc hai lần một ngày.
Rửa sạch bình bẩn với một lượng nhỏ bột giặt có chất chlorine.
- Một cách khác là bạn hãy pha nước trà loãng đổ vào bình. Hằng ngày hãy thay nước cắm hoa, tránh để nước bốc mùi khó chịu.
6. Hoa Cẩm Chướng :
Lấy hoa ra khỏi bao bì và cắt xéo gốc khoảng 2 – 3 cm.
Cắm hoa vào trong nước sạch.
Thay nước và cắt gốc hai ngày 1 lần.
Nếu dùng thêm chất bảo dưỡng hoa, hoa sẽ lâu tàn hơn.
7. Hoa Lyly :
Lấy hoa ra khỏi bao bì và tuốt khoảng 20 cm lá ở gốc đi.
Dùng dao bén cắt xéo gốc hoa và ngâm hoa vào nước sạch.
Thay nước và cắt gốc hai ngày 1 lần.
Nếu dùng thêm chất bảo dưỡng hoa, hoa sẽ lâu tàn hơn.
8. Hoa Lan :
- Lan là loại hoa quý lại rất khó tính, vì vậy để có được một giỏ lan đẹp, tươi lâu và bền màu cần có quy trình chăm sóc đúng phương pháp. Các nhà khoa học thuộc Viện Sinh học Nông nghiệp thuộc Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đưa ra lời khuyên cho việc chăm sóc một số giống lan phổ biến như sau :
- Lan Hoàng Thảo : Đây là giống ưa ánh sáng, độ ẩm. Nhiệt độ tốt nhất cho cây phát triển là 15-25 độ C. Không được để cho cây lan bị ẩm liên tục trong ngày. Nếu thấy đất trồng của lan còn ẩm không nên tưới nước.
- Tưới ngày 2 đến 3 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu trong ngày nắng, nóng và gió nhiều thì tăng thêm lần tưới, nhưng tưới thật đậm, nếu không ánh sáng sẽ làm cháy lá cây.
- Dùng vòi phun sương nhẹ và phải di chuyển qua một lượt rồi tưới trở lại để cho thấm đều vào đất trồng.
- Tưới phân 2 lần trong tuần, liều lượng 2 g/lít (khoảng 1 thìa cà phê). Lưu ý: phải tưới nước trước khi tưới phân.
- Các loại phân bón cho lan như sau: phân 30:10:10 dùng cho cây lúc còn nhỏ; phân 20:10:10 dùng cho cây trưởng thành; phân 10:30:10 dùng cho cây lan khi bắt đầu ra nụ. Khi thấy lan nhú hoa thì tưới phân 60:30:30 để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu. Hàng tháng phun thuốc trừ bệnh.
- Lan Hồ Điệp: Hồ Điệp là cây ưa bóng mát, không được để ngoài ánh sáng trực tiếp sẽ bị cháy lá. Nếu trồng ở ngoài trời, ánh sáng chỉ cần khoảng 30%-40% và phải che bằng lưới nilông. Cây phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 20-30 độ C, độ ẩm 60%-80%. Cách tưới nước và bón phân giống như lan Hoàng Thảo. Tuy nhiên cần chú ý những điểm sau:
- Khi hoa gần tàn hay cây có hiện tượng yếu đi phải cắt ngay cành hoa và tưới phân 30:10:10 để dưỡng cây. Hoặc cây khỏe, muốn tiếp tục chơi hoa thì cắt cành hoa, chỉ cắt hết phần hoa đã tàn, tại các mắt của cành hoa sẽ mọc ra các nhành hoa khác.
- Khi tưới phân không được pha quá liều lượng quy định, cây sẽ vàng lá và chết.
- Mùa đông, nếu nhiệt độ dưới 15 độ C, cây không phát triển, nụ sẽ bị hỏng, phải chuyển đến chỗ ấm hơn hoặc che cho cây.
- Vào mùa mưa, lá rất dễ bị giập do nước mưa rỏ trực tiếp vào gây ra bệnh thối lá. Vậy phải tránh mưa bằng cách che nilông hoặc tôn nhựa.
Lan Vanda: Giống lan này chia thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: Có lá hình trụ tròn, đòi hỏi ánh sáng nhiều nên phải trồng ở nơi có ánh sáng hoàn toàn không che chắn, rất dễ thích nghi ở những vùng nóng. Trồng lan trong chậu hơi cao từ 20-25 cm, có nhiều lỗ thoát, có cọc to, cao khoảng 70 đến 80 cm để buộc các ngọn lan (không dùng nẹp tre), có thể bó xơ dừa vào cọc này. Buộc các ngọn Vanda có ít nhất 2 tầng rễ dài khoảng 40-60 cm, cách đáy chậu 5-10 cm, rồi cho than, gạch vào đáy chậu (tỷ lệ 1:1). Mỗi chậu trồng chung 3-4 ngọn, nên kê các chậu sát nhau. Cho cỏ khô và xơ dừa vào xung quanh để giữ độ ẩm và cung cấp dưỡng chất cho lan. Khi mới trồng phải che nắng, khi cây phát triển tốt mới tháo ra.
- Nhóm 2: Có lá dẹt phẳng, đòi hỏi ít ánh sáng hơn nên có thể trồng ở các xứ khác, chỉ cần 50% ánh sáng trực tiếp. Trồng 2-3 ngọn trong một chậu, cuốn cho rễ nằm trong chậu thật nhẹ nhàng, sau đó cho than củi vào từ từ.
- Nhóm 3: Có dạng lá trung gian giữa 2 nhóm trên, cần ánh sáng cao hơn dạng lá dẹt phẳng nhưng thấp hơn lá trụ tròn. Trồng nhóm này như nhóm 2 nhưng khi trồng xong để cây trong bóng mát cho đến khi rễ phục hồi thì tăng ánh sáng lên.
Loài lan này có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Australia, mọc ở độ cao 200-400 m. Khi cây được 1-3 năm tuổi thì phát triển mạnh về thân, rễ, lá. Do vậy, thời điểm này bạn cần chăm sóc tích cực nhất. Loài hoa này rất bền, có thể để được 40-50 ngày.
- Thời gian nở: Tất cả các mùa trong năm
- Có tất cả gần 1.700 kiểu dáng, màu sắc khác nhau
- Ánh sáng: Hồ điệp ưa bóng mát.
- Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 20-35 độ C.
- Độ ẩm 60-80%.
Cách tưới nước: Mùa đông 2-3 ngày tưới một lần vào lúc sáng sớm và chiều tối. Mùa hè tưới ngày 2-3 lần tùy thuộc vào chất trồng lan là sơ dừa hay gỗ mục. Khi tưới, dùng vòi phun sương nhẹ và phải di chuyển qua một lượt rồi mới tưới trở lại để cho thấm đều vào chất trồng.
Cách tưới phân: 7 ngày tưới một lần với liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Tưới qua một lần nước, 10-15 phút sau thì tưới phân để cây hấp thụ tốt nhất. Lan còn tưới phân NPK: 30.10.10. Lan trưởng thành dùng NPK 20.20.20. Khi cây nhú hoa dùng NPK 6.30.30 để cho hoa mập mạp, bền và sắc tươi hơn.
Phòng sâu bệnh: Phun định kỳ thuốc Dithan M trừ nấm bệnh, 7 ngày một lần.
Chú ý: Khi hoa gần tàn, cây có hiện tượng yếu đi. Bạn nên cắt ngay cành hoa và tưới NPK 30.10.10. .
3. Hoa Tulip
a. Hoa được cắm đẹp nhất trong bình thuỷ tinh .Chỉ cần thả hoa vào bình 1 cách tự nhiên , chỉnh sửa lại 1 chút là có ngay 1 bình hoa đẹp .Về màu sắc , nếu bạn thích gam màu nhã , hiền hoà thì có thể kết hợp trắng , đỏ , hồng .Trong khi đó gam màu nóng là sự kết hợp giữa màu cam và màu vàng .Phong cách này tạo nên sự ấn tượng trong gian phòng .
b. Cách bảo quản: Hoa Tulip thuộc dòng họ lạnh , độ bền thường kép dài từ 5 đến 7 ngày nếu hoa được để trong phòng lạnh .Khi cắm thả đá lạnh kèm 2 muỗng đường .Đây là chất dinh dưỡng nuôi hoa . Mỗi ngày thay nước 1 lần .Nước đá từ từ chảy ra sẽ giúp hoa tươi lâu hơn
4. Hoa Hồng
- Là loại hoa được hầu hết các bạn trẻ yêu thích .Có rất nhiều cách cắm hoa hồng , kết hợp với các loại hoa khác hay chỉ đơn giản điểm thêm hoa Bi trắng để tăng thêm sự lộng lẫy .
- Cách bảo quản: Muốn hoa tươi lâu , bạn nên cắt gốc hoa và thay nước sạch mỗi ngày 1 lần .Buổi tối nên đem hoa ra hứng sương .Nên bỏ bớt những cánh hoa cũ bên ngoài để luôn có 1 bình hoa tươi mới .Tránh để hoa nơi đón gió , ánh nắng mặt trời .Khi hoa héo , có thể dốc ngược lại để giữ thành hoa khô .
5. Hoa Cẩm Chướng
- Là loại hoa khá bền , hiện nay có rất nhiều loại Cẩm Chướng với nhiều màu sắc khá đẹp .Có thể kết hợp Cẩm Chướng nhiều màu trong cùng 1 bình hoa để tạo nét trẻ trung , tươi tắn cho căn phòng của bạn .
- Cách bảo quản: Các bước chăm sóc giống như hoa Hồng , cần chú ý cắt gốc , tỉa lá ..
6.Hoa Cúc
- Cắt gốc , rửa sạch .Cho thêm ít đường vào bình hoa sẽ tươi lâu hơn
7.Hoa Kèn
- Nên dùng băng keo quấn sơ dưới gốc khi cắm hoa để tránh gốc bị toe ra .Nên cắt gốc , thay nước hằng ngày
8.Hoa Lily
- Là loại hoa biểu tượng sự sang trọng , quí phái .Có mùi thơm dễ chịu đặc biệt là vào buổi tối .Hoa có đặc tính tươi lâu .
- Cách bảo quản: Thay nước , lưu ý cắt xéo gốc để hoa hút nước được nhiều hơn .Dùng bìinh xịt phun nước cho hoa luôn tươi mát . Tránh để hoa dưới ánh nắng mặt trời vời nơi có nhiệt độ cao .
9.Hoa Lan
- Loại hoa tạo hương thơm quí phái .Thường được kết hợp với các loại hoa khác hoặc các loại lan nhiều màu .
- Cách bảo quản: Cắt gốc , thay nước mỗi ngày , dùng bình xịt để giữ hoa tươi lâu hơn .Lưu ý , riêng với loại lan Dendro , không nên xịt nước nhiều sẽ mau úa hoa .
10.Hoa Đồng Tiền
- Thường được tặng trong các dịp khai trương , chúc mừng .Đồng Tiền kết hợp nhiều màu sắc mang lại sự may mắn cho người nhận .
- Cách bảo quản: Chăm sóc giống hoa Lan .Tránh phơi nắng gió hoặc nhiệt độ cao .
ề màu sắc: nếu bạn gái thích gam màu nhã, hiền Hoa Tuplip: Hoa được cắm đẹp nhất là trong bình thủy tinh. Chỉ cần thả hoa vào bình một cách tự nhiên, chỉnh sửa một chút là có ngay bình hoa đẹp.hòa thì có thể kết hợp trắng, đỏ hoặc hồng. Trong khi đó gam màu nóng là sự kết hợp giữa gam màu cam với màu vàng. Phong cách này tạo nên sự ấn tượng trong gian phòng.Cách bảo quản: Hoa tuplip là loại hoa thuộc dòng họ lạnh, độ bền thường kéo dài từ 5-7 ngày nếu bình hoa được để trong phòng lạnh. Khi cắm thả đá lạnh vào bình cộng 2 muỗng đường, đây là chất dinh dưỡng nuôi hoa, mỗi ngày thay nước một lần. Nước đá từ từ chảy ra sẽ giúp hoa tươi lâu hơn.
Hoa hồng là loại hoa không chịu được gió nên tránh để những nơi đón gió như cửa sổ, ban công... Yêu cầu quan trọng nhất để hoa tươi lâu chính là nước phải sạch. Muốn vậy, khi cắm hoa, bạn nên tỉa hết lá dưới gốc, rửa thật sạch. Khi hoa héo, có thể dốc ngược lại để giữ thành đóa hoa hồng khô.
Hoa loa kèn (a rum): Khi cắm hoa, cắt gốc, lấy băng keo quấn sơ ở dưới gốc hoa để tránh gốc bị toe ra. Vì thân hoa loe kèn là thân ống (thân rỗng) nên thân rất dễ bị dập nát. Nếu bảo quản tốt, hoa loa kèn có thể cắm được rất bền. Ngoài ra, bạn cũng nên thay nước hàng ngày.
Hoa lyly: Đây là loại hoa rất bền, thơm. Khoảng 2 ngày thay nước một lần. Tắm cho hoa mát bằng cách xịt nước hàng ngày.
Một bình hoa đẹp không phải là bình hoa cầu kỳ, mắc tiền, xu hướng cắm hoa tươi ngày càng trở về với sự đơn giản, tự nhiên.
" Hoa là sản phẩm đặc biệt, giá trị của hoa phụ thuộc nhiều vào thời kỳ thu hoạch. Hoa đến tay người tiêu dùng phải là hoa tươi đẹp, không dập nát, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của người mua. Vì vậy, vấn đề bảo quản hoa sau thu hoạch rất cần thiết. Để việc tiến hành bảo quản hoa đảm bảo chất lượng phải tiến hành nhiều công đoạn và phải tuân theo nguyên tắc: Chất lượng hoa cắt đưa vào bảo quản phải khỏe, có độ nở thu hái phù hợp. Trong quá trình bảo quản phải điều khiển sao cho hoa có cường độ hô hấp thấp, cường độ thoát nước giảm, đảm bảo duy trì nguồn dinh dưỡng nuôi hoa, ngăn cản sự sản sinh E thylen, sự phát triển của nấm bệnh. Sau đây là một số biện pháp kỹ thuật về thu hái, đóng gói hoá chất sử dụng và cách điều chỉnh độ ẩm, nhiệt độ trong bảo quản hoa: Trước hết cần xác định thời điểm thu hoạch. Hoa thu hoạch tốt nhất vào buổi sáng sớm, không thực hiện vào giữa trưa vì lúc này nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh sẽ làm cho cành hoa héo tàn nhanh. Sau khi cắt khỏi gốc hay rời khỏi cây mẹ, sự sống của cành hoa bắt đầu giảm dần vì khả năng hút chất dinh dưỡng, hút nước không còn nữa. Nó chỉ sống được nhờ vào chất dinh dưỡng dự trữ còn lại trong cây, dần dần sẽ héo tàn do sự bốc hơi nước, do nấm hay vi khuẩn xâm nhập vào các tế bào mô làm thối rữa các mạch dẫn truyền. Vì vậy phải nhanh chóng thực hiện các kỹ thuật phân loại và bảo quản. Tiếp theo đối với công đoạn thu hái và bảo quản : ở mỗi loại hoa khác nhau thì cách thu hái, bảo quản khác nhau: 1. Đối với hoa Lily và Loa kèn: - Thu hái: Thời gian thu cắt tốt nhất với Lily, Loa kèn là lúc nụ thứ nhất dưới gốc phình to và có màu. - Cách cắt: Dùng dao sắc để cắt, không nên cắt hoa quá thấp để cho củ lớn thêm. Tốt nhất là cắt cách mặt đất 15cm, để lại 5 6 lá/cây. Sau khi cắt, ngâm ngay 1/3 cuống hoa vào nước sạch để cho cành hoa không bị mất nước. Sau khi cắt cần phân cấp và buộc hoa lại thành từng bó từ 5 10 cành. - Bảo quản: Để hoa tươi lâu cần phải làm các công việc sau: + Xử lý bằng hoá chất: Đối với các giống Lily thơm ngâm 1/4 cuống hoa vào dung dịch hoá học: Các dung dịch thường dùng là đường Sacaro nồng độ cao (5 10%) + dung dịch Nitrac Bạc 100mg/lít hoặc Sunlfit Bạc 4mol/lít, ngâm 20 phút + 1 lượng GA3 nồng độ 100pm. + Cất giữ: Sau khi đã xử lý, cần đưa Lily vào kho lạnh ở nhiệt độ 1 20C, bảo quản lạnh nhằm hạn chế sự hô hấp và sản sinh Etylen. + Kích thích hoa nở: Sau khi xử lý lạnh một thời gian dài, cần phải xử lý kích thích cho hoa nở - chất kích thích nở hoa là 8 Hyđioxypunil 200 mg/l + đường Saccaro 3%. 2. Đối với hoa Đồng tiền: - Sau khi hái hoa phải bao hoa và cắm ngay vào nước(ngập 1/3 - 1/4 chiều dài bông) để cuống hút no nước, tăng thêm độ cứng của cuống. - Xử lý sau khi cắt: Sau khi thu phải phân loại để xử lý. Sau khi phân cấp, cắt bỏ đoạn gốc cuống hoa từ 2 5 cm và cắm ngay vào nước, để vào kho mát 6 100C cho hút no nước, trong 24 giờ tiến hành bao gói cứ 20 cành bó lại thành 1 bó. - Bảo quản: Phương pháp bảo quản như sau: Ngâm 1/4 cuống hoa cắt vào dung dịch Nitrac Bạc nồng độ 120mg/l trong 10 phút, dùng dung dịch axit atric (nồng độ 150mg/lít) để điều chỉnh PH của dung dịch trong phạm vi từ 3,5 3,7. Ngoài ra mỗi lít dung dịch thêm 20g đường Saccaroza sau đó đưa hoa vào kho lạnh và để nhiệt độ 1-20C, ẩm độ 90-95%. 3. Đối với hoa Hồng: - Thu hái hoa: Vị trí cắt hoa ảnh hưởng trực tiếp đến độ dài cành hoa, tới sự nảy chồi dưới vết cắt và số ngày cắt lứa sau, chất lượng hoa lứa sau. Tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng thực tế của cây mà có thể chừa lại trung bình từ 2 4 đốt thậm chí có thể cắt sát cành hoa chính. Nếu thu hái vào tháng 9 10 có thể chừa lại 5 đốt, tháng 3 - 4 chừa lại 2 đốt. - Xử lý sau cắt: Sau khi cắt hoa xong phải cắm ngay 1/3 cuống hoa vào trong thùng nước, đưa vào nơi mát, thông thoáng để xử lý sơ bộ. Trước khi bảo quản cần phân loại hoa theo từng loại để tiện bảo quản. Sau đó bó thành 50 cành hay 100 cành/1 bó. - Bảo quản hoa + Bảo quản bằng hoá chất: Sử dụng các chất sau: Dung dịch dưỡng cành: Hoa sau khi cắt bị mất nguồn dinh dưỡng, để duy trì dinh dưỡng nuôi cành sử dụng các dung dịch Glucoza, Saccaroza 3 5% trong thời gian bảo quản. Sử dụng chất ức chế nấm bệnh: Để giảm tác hại của vi sinh vật cần nhúng gốc cành vào dung dịch 10% muối Forinat Natri + Limonat gốc -8 OH. Sử dụng chất khoáng Etylen: Etylen là 1 hoocmon thực vật thuộc nhóm chất gây già hoá vì vậy trong quá trình bảo quản hoa nên sử dụng một số chất khoáng như Thiosunfat Bạc nồng độ 1 1,5 ppm phun vào cành, lá. + Bảo quản trong phòng bảo quản điều chỉnh không khí: Điều chỉnh nhiệt độ từ 2-50C, ẩm độ 85 90% trong thời gian bảo quản. 4. Đối với hoa cúc: - Thu hái: Thu hái khi hoa nở khoảng 2/3 số cánh hoặc nở gần hoàn toàn cánh vòng ngoài trên cây. Khi cắt xong cắm nhẹ nhàng vào nước (xô, chậu). - Xử lý sau thu hoạch: Hoa khi thu hoạch cần đưa luôn vào nhà mát để xử lý sơ bộ, lựa chọn và phân loại. Sau khi phân loại cành, ngâm vào dung dịch STS (Silverthiosulphate) 0,1%, ngập sâu 8 10 cm chiều dài cành trong thời gian 10 phút, dùng bình phun mù, phun ướt đẫm lá, không để nước đọng trên hoa. - Bảo quản: Dung dịch bảo quản: Đường Saccaroza 2- 5%; -8- HQC (8 Hyđroxy quinoline citrate) 200 ppm hoặc Chlorin 5 10 ppm; BA (BenzylAđenin) 2 5 ppm, bổ sung thêm axit Citric để PH của dung dịch = 3 3,5. - Thời gian cắm 5 10 giờ trong dung dịch trên và để nhiệt độ khoảng 100C, độ ẩm 90 95%. Sau đó đóng gói trong túi PE có độ dày 0,04 mm. Nếu chưa tiêu thụ ngay thì bảo quản lạnh ở nhiệt độ 50C, độ ẩm 90% - 95%. Trên thực tế người trồng còn nhiều do dự đối với việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất và bảo quản sau thu hoạch do tâm lý sợ tốn kém, ngại đầu tư. Theo sự tính toán của Trung tâm rau quả thì lãi suất của việc sử dụng công nghệ trong trồng và bảo quản cao hơn nhiều so với không bảo quản và biện pháp bảo quản đơn giản. Việc nghiên cứu, ứng dụng sản xuất và bảo quản các giống hoa theo quy trình kỹ thuật cao không những đem lại hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đưa lĩnh vực nông nghiệp phát triển theo hướng hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá gắn với thị trường"
Thân hoa sau khi cắt nên được đưa vào trong nước ngay lập tức vì không khí có thể tràn vào các mô và tế bào ngăn cản việc vận chuyển nước. Đó cũng là lý do vì sao khi một bông hoa cắt cành cho ra khỏi nước một vài phút phải được cắt bỏ một phần thân để hoa có thể hút nước khi cắm lại vào trong chậu. Cắt hoa có thể thực hiện trong nước để đảm bảo không khí không tràn vào thân. Ngoài ra, có thể dùng thêm những mẹo sau để tăng cường bảo quản hoa tươi cắt cành:
Hoa hồng là loại hoa không chịu được gió nên tránh để những nơi đón gió như cửa sổ, ban công... Yêu cầu quan trọng nhất để hoa tươi lâu chính là nước phải sạch. Muốn vậy, khi cắm hoa, bạn nên tỉa hết lá dưới gốc, rửa thật sạch. Muốn hoa tươi lâu, bạn nên cắt gốc hoa mỗi ngày một lần. Buổi tối, đem hoa ra sương cho hoa "hít" khí trời. Bạn nên ngắt bớt cánh hoa bị úa màu để luôn có một bình hoa tươi mới.
Khi hoa héo, có thể dốc ngược lại để giữ thành đóa hoa hồng khô.
Lily là loại hoa rất bền, thơm. Khoảng 2 ngày thay nước một lần. Tắm cho hoa mát bằng cách xịt nước hàng ngày.
Hoa Tuplip là loại hoa thuộc dòng họ lạnh, độ bền thường kéo dài từ 5-7 ngày nếu bình hoa được để trong phòng lạnh. Khi cắm thả đá lạnh vào bình cộng 2 muỗng đường, đây là chất dinh dưỡng nuôi hoa, mỗi ngày thay nước một lần. Nước đá từ từ chảy ra sẽ giúp hoa tươi lâu hơn.
Cẩm chướng là loại hoa khá bền, cách chăm sóc tương tự hoa hồng. Các bước cơ bản là cắt gốc, tỉa lá... Tương tự, bạn có thể áp dụng cách chăm sóc này với hoa cúc và một số loại hoa khác.
Hoa loa kèn (a rum): Khi cắm hoa, cắt gốc, lấy băng keo quấn sơ ở dưới gốc hoa để tránh gốc bị toe ra. Vì thân hoa loe kèn là thân ống (thân rỗng) nên thân rất dễ bị dập nát. Nếu bảo quản tốt, hoa loa kèn có thể cắm được rất bền. Ngoài ra, bạn cũng nên thay nước hàng ngày.
Làm sao để duy trì sức sống cho hoa khi đã cắt chúng khỏi gốc? Trong các ngày lễ tết không thể thiếu những bình hoa tươi để trang trí trong nhà. Tuy nhiên, việc giữ cho hoa duy trì được vẻ tươi tắn của nó trong suốt mấy ngày lễ là điều không hề khó. Xin mách các bạn vài bí quyết nhỏ có thể giúp hoa của bạn vẫn tươi trong 1 tuần.
Chìa khóa: Luôn thay nước trong lọ và giữ một khoảng ‘chân không’ cho cành hoa, điều này có thể giúp hoa tiếp tục hấp thu nước
Phương pháp:
1. Cách tốt nhất để có một lọ hoa tươi lâu là chọn cắm những bông thật tươi và mới vừa hé nở. Nếu bạn cắt hoa từ trong vườn, nên hái từ sáng sớm khi sương vừa ráo. Nếu bạn mua cả bó hoa ngoài cửa hàng, nên hỏi kỹ người bán hoa để chọn bông mới nhập về, hoặc mua hoa tại vườn nhà. Chọn bó hoa với những búp gần nở, lá màu sáng bóng; tránh những bông ‘cúi đầu’ hay thẫm màu vì phần cuốn đã héo. Đặt hoa vào nước càng sớm càng tốt.
2. Chọn lọ có độ rộng vừa, không quá chật. Sau đó, đổ nước ấm vào ¼ lọ. Nếu cành hoa ngập trong nước sẽ nhanh chóng bị thối rữa → không nên đổ nước ngập lọ.
3. Trước khi tỉa cành hoa, loại bỏ tất cả lá có thể sẽ ngập trong nước khi cắm vào lọ. Lá ngâm trong nước sẽ mũn ra và tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi. Loại vi khuẩn này tấn công, ngăn chặn việc hút nước của các mạch dẫn trong cành hoa.
4. Để cành hoa dưới vòi nước chảy và cắt (độ dài tùy ý) với góc 450. Sử dụng kéo hoặc dao thật sắc để vết cắt không bị xước.
5. Cắm ngay hoa vừa cắt vào lọ
6. Đặt lọ hoa vừa cắm xong ở nơi mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Không nên để hoa gần quả chín. Hơi ga ethylene bốc ra từ quả chín sẽ làm hoa héo nhanh hơn.
7. Mỗi ngày, cắt phần gốc ngâm dưới nước khoảng 1cm và thay nước thường xuyên.
Tác dụng của cây nhọ nồi
Tác dụng của cây diệp hạ châu
Tác dụng của cây tre đối với đời sống
Tác dụng của cây tầm gửi
Tác dụng của cây trầu không
Tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung
Tác dụng của cây hoàn ngọc
Tác dụng của hoa đu đủ đực
Tác dụng của cây cỏ mực
Tác dụng của cây cỏ sữa nhỏ
Tác dụng của cây nhân trần
Tác dụng của cây đinh lăng
Tác dụng của cây tía tô
Tác dụng của cây trầm gửi cây gạo
Tác dụng của cây trầm hương
Tác dụng của cây huyết dụ
Tác dụng của cây hoa dừa cạn
(ST).