Cách bảo quản thức ăn cho bé trong tủ lạnh kiểu Nhật Hàn
Cách sơ chế nấm tươi và bảo quản nấm đúng cách
Cách sơ chế nấm và bảo quản nấm
Nấm tươi là sản phẩm bổ dưỡng, nhưng nếu bảo quản không đúng cách, dùng nấm đã hỏng thì người tiêu dùng có nguy cơ ăn phải độc tố.
Bạn hãy cùng tham khảo mẹo mua, sử dụng và bảo quản nấm dưới đây:
Đối với nấm tươi: Bạn mua loại có màu sắc tươi, mùi thơm hấp dẫn. Tránh chọn nấm bị dập nát, có mùi ôi. Vết cắt rỉ ra chất trắng sữa là dấu hiệu của nấm độc.
Đối với nấm có phần mũ to: Nên chọn loại nấm có cánh to mình dày, bóp nhẹ thấy cứng tay.
Với nấm khô: Chọn loại chắc, không đứt gãy, không có vết mốc màu trắng.
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Nấm tươi ngon phải là nấm nhìn mắt thường trông tươi tắn, không nhũn, nấm màu trắng chưa biến đổi sang màu vàng. Nếu nấm trắng mà có xuất hiện màu xanh hoặc vàng tức là đã hỏng, ôi thiu, không nên ăn. Ở Việt Nam, vào mùa nóng nấm kim châm không sản xuất được, đa phần là nấm nhập vào và đương nhiên có chất bảo quản.
Nấm rơm là sản phẩm được sản xuất trong nước, ăn ngon nhưng dễ ôi thiu. Vì thế, khi mua nấm, nên bẻ ra để xem nấm còn tươi hay không. Với nấm rơm, nếu tưới nước quá nhiều, nước dẫn lên quả nấm thì vi khuẩn dễ xâm nhập làm hỏng nấm. Nấm rơm đã nở thì đã có độc tố, không nên ăn.
Trước khi chế biến để nấm được thơm ngon sau khi cạo sạch nấm xong bỏ ngay vào thau nước có pha muối loãng, ngâm khoảng 15 phút rồi xả sạch, nấm sẽ thơm và hết nhớt.
Nấm là loại rất nhanh chín nên cho nấm vào khi thức ăn đã gần chín, như vậy nấm sẽ giữ được độ giòn và độ bóng.
Nếu bảo quản nấm không đúng cách, vi khuẩn xâm nhập sẽ khiến nấm thối và hỏng. Nếu nấm bị nhớt, dù rửa đã mất nhớt nhưng đã là nấm không còn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đối với loại nấm khô: Nên để ở nơi thoáng mát, không cho vào túi nylon, buộc kín.
Do nấm là loại thực phẩm có chứa protein cao như thịt, cá, phủ tạng động vật… nên dễ hư hỏng, vì thế bảo quản bằng để lạnh sẽ tốt hơn.