Cách bảo quản thức ăn cho bé trong tủ lạnh kiểu Nhật Hàn
Cách trả lời khi được tỏ tình khôn ngoan nhất
Cách pha trà gừng ngon vừa chữa bệnh vừa giảm cân
Sử dụng tai nghe không đúng cách sẽ dẫn đến những hiểm họa khôn lường
Cách bảo quản Nấm mối tươi ngon không mất chất. Nấm là thực phẩm tự nhiên, cung cấp nhiều protein, lipid, đường và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Mỗi loại mang một hương vị khác nhau. Đặc biệt, thực phẩm này rất tốt cho người già, phụ nữ và trẻ em.
CÁCH BẢO QUẢN NẤM MỐI TƯƠI NGON KHÔNG MẤT CHẤT DINH DƯỠNG
Cách lựa chọn và bảo quản nấm
Thơm ngon và giàu dinh dưỡng, nấm ngày càng được sử dụng phổ biến trong bữa ăn gia đình.
Nấm hương: Hình như chiếc ô, màu nâu sậm, có thể dùng dưới dạng tươi hoặc dạng khô. Loại này được mệnh danh là vua các loài nấm vì mùi thơm đặc biệt hấp dẫn sau khi chế biến. Đồng thời, nó còn chứa nhiều đạm, vitamin C, B, tiền Vitamin D, can-xi, nhôm, sắt, ma-giê...Nấm có tác dụng điều hoà khí huyết, tăng cường hệ miễn dịch, trợ giúp tiêu hoá.
Nấm rơm: Dạng tròn dài, gồm hai màu: trắng hoặc trắng xám. Cánh nấm mỏng, xốp, giòn, có nhiều lớp. Có thể kết hợp xào, nấu nấm rơm với thịt để thay rau. Loại nấm này rất tốt cho người mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, ung thư hoặc cách bệnh về tim mạch.
Nấm mèo (mộc nhĩ đen): Trông giống tai người, màu nâu sẫm hoặc đen, chứa nhiều protid, khoáng chất. Nó rất tốt với người cao huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não.
Nấm sò (bào ngư): Mũ màu xám, sẫm nâu hoặc nâu nhạt. Thịt nấm dày, màu trắng. Thực phẩm này thích hợp với người bị rối loạn tiêu hoá, giúp phục hồi chức năng gan.
Nấm kim châm: Màu trắng, thân dài khoảng 20cm, mũ nhỏ. Nấm kim châm chứa nhiều vitamin, axít amin. Đặc biệt, chất lysine giúp cải thiện chiều cao, trí tuệ của trẻ em.
Nấm mỡ: Mũ tròn, chân ngắn, màu trắng. Nấm có tác dụng làm giảm lượng đường, cholesterol trong máu và phòng chống ung thư.
Cách chọn
Nấm tươi: bạn mua loại có màu sắc tươi mới, mùi thơm hấp dẫn. Tránh chọn nấm bị dập nát, có mùi ôi. Vết cắt rỉ ra chất trắng sữa là dấu hiệu của nấm độc.
Với nấm khô: Chọn loại chắc, không đứt gãy, không có vết mốc màu trắng. Nên mua ở những cơ sở có uy tín có địa chỉ rõ ràng.
Nấm tươi: Nên dùng trong mười hai giờ sau khi thu hái. Muốn giữ nấm lâu, sau khi mua về, bạn nhặt sạch rác, cắt bỏ phần gốc dính đất, rơm rạ. Sau đó, bạn chần chúng trong nước sôi khoảng một hai phút rồi rửa lại bằng nước lạnh. Bạn cho nấm vào chậu, đổ nước vừa ngập rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này giúp giữ thực phẩm tươi khoảng ba bốn ngày.
Loại khô: Nên để ở nơi thoáng mát, không cho vào túi nylon, buộc kín. Khi sử dụng, bạn ngâm chúng trong nước ấm mười phút để cánh nở hết rồi rửa sạch đất cát còn bám lại, cắt bỏ chân.
Giá trị dinh dưỡng của nấm tươi và cách bảo quản
Ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm còn có giá trị dược liệu phòng một số bệnh. Để bảo quản nấm tươi giữ được dinh dưỡng, hãy nghe lời khuyên của các chuyên gia.
Nấm có rất nhiều chủng loại, có thể nuôi trồng được quanh năm. Theo các chuyên gia, ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm còn có giá trị dược liệu phòng một số bệnh như: ung thư, cao huyết áp…
Trung bình trong 100g nấm tươi có chứa từ 25 - 40% hàm lượng protein, 17 - 19 loại axit amin, trong đó có từ 7 - 9 loại axit amin mà cơ thể không tự tông hợp được, 7% hàm lượng chất khoáng. Nấm tươi con chứa rất nhiều loại vitamin như: vitamin B1, B6, B12, PP…
Thạc sĩ Ngô Xuân Nghiên, Trường phòng nghiên cứu nấm ăn và nấm dược liệu, viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam, cho biết, đối với các sản phẩm nấm đã được các nhIà khoa học chọn tao và nuôi trồng theo hình thức nhân tạo thì tất cả các sản phẩm đó không có độc tính. Tuy nhiên, những sản phẩm nấm này được bày bán ngoài tự nhiên một cách bình thường, không có thiết bị bảo quản thì thời gian sử dụng rất ngắn, chỉ dùng trong ngày.
Nếu chúng ta để sản phẩm đến ngày hôm sau thì sẽ bị vi khuẩn tấn công. Lúc này màu sắc của nấm có thể chuyển màu, từ trắng sang vàng, hoặc khi sờ vào sản phẩm cảm thấy nấm bị nhớt và mùi bị chua hoặc lên men, rất khó chịu. Những sản phẩm đã có những dấu hiệu tren thì chúng ta không nên dùng.
Cách bảo quản nấm để giữ được độ tươi ngon và đảm bảo dinh dưỡng như sau:
Để nấm nơi thoáng mát, không buộc vào túi nilông, bảo quản được 8 - 12 tiếng. Với nấm thân mềm, dài, nhỏ và phần mũ bé, ngay khi còn tươi ta nên đóng gói vào những túi hút chân không có sẵn, cho vào tủ lạnh. Sản phẩm như vậy có thể sử dụng được tròng vòng 3 - 4 ngày.
Khi chúng ta sử dụng sản phẩm không hết thì có thể dùng các giấy bóng mỏng (dạng phin thực phẩm) bọc chúng lại, cất trong tủ lạnh, sản phẩm này có thể giữa được 2 - 3 ngày.
Với loại thân cứng, to, dài, trước khi bảo quản phải sơ chế chúng, gọt bỏ hết phần thâm đen, các phần bẩn lẫn tạp chất trên thân nấm, chần qua nước sôi trong vòng 2 - 3 phút, sau đó vớt ra ngâm vào nước lạnh, đặt trong ngăn mát tủ lạnh, bảo quản được 3 - 4 ngày.
Nước muối có tác dụng giữa được độ giòn và các khoáng chất trong nấm. Và khi ngâm trong nước lạnh cất trong tủ lạnh giúp cho nấm không mất quá nhiều chất dinh dưỡng.
Nấm mối – của trời cho!
Nhiều xứ trên thế giới thừa nhận nấm mối vào hàng đệ nhất nấm dại có thể ăn...
Mối đáng ghét, vì có nó trong nhà thì những gì có xenluloz đều tiêu. Nhưng thứ cộng sinh của nó lại… ghét hổng nổi
Sau khi phát hiện những gò nấm hoá thạch tại sa mạc Djurab ở miền Bắc nước Chad, nơi khai quật xương hoá thạch người cổ nhất mang tên Tournai khoảng 6 – 7 triệu năm tuổi, các nhà nghiên cứu Pháp khẳng định sự cộng sinh này đã tồn tại ít nhất 7 triệu năm.
Nấm nẻ lên từ nhà con mối
Mối đất làm tổ dưới đất hoặc trong các đống đất, vì chúng “lai kịch kịch” (như những kẻ thích like trên mạng xã hội) môi trường ẩm ướt. Thân thể nhỏ bé của chúng không có hệ tiêu hoá, và công việc của chúng gồm nghiền các mẩu gỗ đủ loại và tha về tổ. Vì trong tổ mát và ẩm, khi lượng dự trữ gỗ nghiền tăng lên, các vi sinh vật xuất hiện tạo ra đường làm nên thức ăn cho mối. Trữ lượng gỗ càng lớn, đường càng nhiều, và vì tổ mối tăng kích cỡ, dân số mối – hẳn nhiên là dốt sinh sản kế hoạch – cũng tăng lên.
Khi thời tiết thay đổi từ mưa lạnh sang khí trời mát dịu hoặc từ nóng sang mưa, là đến mùa giao phối của mối. Chúng mọc cánh và rời tổ với sức lực đang đỉnh cao. Chúng thích sưởi ấm gần ánh đèn, nơi những sát thủ như thằn lằn, tắc kè rình rập chúng. Bay đi với một lượng lớn, nhiều “tai nạn giao thông” do đâm vào nhau làm rụng cánh và chúng rơi xuống đất chết. Những con quay lại tổ thì rơi vào tay bọn nhái và cóc đói. Kết quả là hàng ngàn mối rời tổ chỉ có một số ít ỏi hát được bài “trở về mái nhà xưa”.
Điều đó có nghĩa là còn lại một lượng lớn gỗ hoặc đường, và có một số đường bị nhiễm các bào tử nấm. Chúng nảy mầm, và khi cây nấm lớn lên chúng hút thứ đường ấy vào thân chúng.
Ngoài kia, thời tiết thay đổi tác động đến độ chắc của đất. Mùa mưa làm cho khí trời mát mẻ, rồi nhiều cơn mưa lớn làm “thúi” đất. Nấm đang lớn dưới đất đã có thể trồi lên trên mặt đất. Những người săn nấm đã chực chờ chúng từ hồi nào. Sau lưng những thợ săn này là những nhà hàng ở Sài Gòn…
Nấm mối xào.
Nấm mối – của trời cho
Cái sự nhiễm bào tử nấm cũng còn nhiều bóng tối, khuất tất.
Với từ nấm mối, dò tìm trên mạng qua Google, chẳng thấy có một nghiên cứu nào bằng tiếng Việt. Tìm qua tên khoa học của nấm mối là termitomyces fungi, ta thấy có hàng trăm kết quả nghiên cứu về loại nấm dại này, hầu hết là của Trung Quốc dịch sang tiếng Anh. Thậm chí còn có cả patent về nuôi trồng nấm mối trong nhà kính. Trông người lại ngẫm đến ta, thiệt là muốn về yêu hoa mắc cỡ.
Những nghiên cứu phát hiện mối quan hệ giữa khuẩn trong ruột mối và trong tổ nấm. Những vi khuẩn trong ruột mối gồm Firmicutes, Bacteroidetes, Proteobacteria, Spirochaetes, Nitrospira, Deferribacteres, và Fibrobacteres; nhưng trong tổ nấm chỉ gồm Firmicutes, Bacteroidetes, Proteobacteria, và Acidobacteris.
Mùa nấm mối năm nay rộ lên ở Bến Tre vào khoảng giữa tháng 5, ngay sau những cây mưa chiều. Nhưng đất ngày càng hẹp, không có chỗ cho gò mối phát triển, sản lượng nấm ngày càng ít đi. Món đặc sản thiên nhiên ban tặng có thể mất đi dần dà trong sự thương thương tiếc tiếc của người dân Bến Tre với quá khứ về một món ngon mỗi năm chỉ kéo dài vắn vỏi. Ai mà biết có thể trồng nấm mối được không khi không ai nghiên cứu.
Nấm ở miền Đông cũng có, nhưng các cái lưỡi sành điệu lâu này vẫn “giám khảo” rằng nấm miền Tây ngon hơn. Nhiều xứ trên thế giới thừa nhận nấm mối vào hàng đệ nhất nấm dại có thể ăn được.
Cũng giống như nhiều người Việt, dân tây, dân tàu cũng đặt tên loài nấm này là chicken/ kê nhục. Nhưng so nấm với thịt gà như vậy có phần xúc phạm thứ nấm quý chỉ mọc hoang ở châu Á và châu Phi.
Nấm mối không còn là rau nữa, nó có thể thay thế bất kỳ thứ đạm động vật nào, đồng thời thay thế ở thứ hạng chiếu trên. Nhưng quan trọng nhất là lửa và nước xử lý nấm. Rửa hết tai này đến tai khác, không để chúng ngấm nước lâu. Xào chúng với nhiệt độ cao để tránh tình trạng mất nước làm lạt nấm.
Ăn nấm mối vườn
Nấm mối là đặc sản của miệt vườn, mọc nhiều ở các khu vườn dọc sông Tiền, sông Hậu của Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ vào những ngày đầu mùa mưa. Năm nay mùa khô khắc nghiệt, nắng hạn kéo dài, mưa muộn nên đến mùng năm tháng năm mà nấm mối chỉ lác đác ngoài chợ vài ký, giá lên đến 170.000 đồng/kg ở chợ Thạnh Trị, Mỹ Tho nhưng người sành ăn vẫn giành nhau mua cho bằng được.
|
Nấm mối thịt dai, vị rất ngọt, sau khi rửa sạch đất, ngâm nước muối vài phút để khử trùng, có thể chế biến ra rất nhiều món ăn. Trong dịp tết giữa năm, món bánh xèo nấm mối thường được mọi người ưa chuộng.
Nấm mối chẻ dọc hoặc để nguyên tai nấm, ướp gia vị vừa ăn, trộn với tôm, tép, thịt bằm, củ sắn hoặc củ hũ dừa xắt sợi làm nhưn của chiếc bánh xèo, ăn kèm với rau vườn, nước mắm pha chanh đường, tỏi ớt, ăn no căng bụng vẫn còn thòm thèm. Nếu muốn lai rai ba sợi, mấy ông đệ tử lưu linh đem nấm mối xào với gốc hành lá hoặc trái mướp hương, nhậu quên thôi.
Nhưng với dân nhậu, tuyệt vời nhất vẫn là món nấm mối lá cách. Chọn những tai nấm còn búp ướp gia vị, ra cây lá cách sau vườn lựa hái những lá gần ngọn, màu xanh non vẫn còn, đem vào rửa sạch nhưng không được lặt bỏ cuống lá. Mỗi lá cách quấn một hoặc hai tai nấm, dùng cuống lá gài chặt, xếp lên vỉ, nướng bằng than gáo dừa cho đến khi lớp lá cách ngoài cùng vừa cháy sém là ăn được. Nếu muốn béo, bắc chảo dầu dừa lên bếp, thả những cuốn lá cách nấm mối vào chiên đến khi màu lá trở vàng thì gắp ra dĩa.
Ông Sáu Thành ở Chợ Lách, Bến Tre nói, món nấm mối quấn lá cách nướng hay chiên khi dọn lên bàn bảo đảm các đệ tử lưu linh… không say không về. Nhưng mấy bà nội trợ miệt vườn còn điệu nghệ hơn, trong lúc cánh đàn ông lai rai mấy món nấm mối đầu mùa, sợ mấy ổng quắc cần câu về không nổi nên dưới bếp các bà bắc nồi cháo trắng, đợi khi cháo nhừ thì bắc chảo dầu xào mớ tai nấm đã bung cán dù, nêm nếm gia vị thật ngon rồi đổ tất cả vào nồi cháo, để lửa liu riu. Đợi cuộc nhậu gần tàn thì rắc thêm nắm hành lá xắt nhuyễn, mớ tiêu xay vào nồi cháo, múc cho mỗi ông một tô, bảo đảm húp xong sẽ…khoẻ re như con bò kéo xe, đi về không sợ xỉn say nằm bờ nằm bụi, mang tiếng với xóm làng.
Năm nay, nhiều người nói nấm mối mất mùa. Ngoài yếu tố thời tiết bất thường, ông Sáu Thành nói nấm mối gần bị “tuyệt chủng” do con người tàn phá. “Khi cải tạo vườn tạp, nơi nào có gò nấm các chủ vườn đều chừa lại, không đụng đến để năm nào cũng có nấm mà ăn. Nhưng ngán nhất là những người đi nhổ nấm mối dạo, họ dùng dao đào tới gốc những tai nấm vừa trồi mũ lên mặt đất. Mà thứ nấm mối rất lạ, chỉ được nhổ bằng tay hoặc dùng cật tre moi lên, nếu có hơi sắt thép đụng vào, cả chục năm sau đừng hòng kiếm được một tai nấm”, ông Sáu Thành nói.
Cách chọn hoa quả tươi ngon nhiều dưỡng chất
Cách ngâm mủ trôm và sử dụng an toàn cho gia
Cách chọn bưởi năm roi ngon ngọt mọng nước
Cách bảo quản hoa tươi lâu
Chế biến và bảo quản các loại quả tươi
Mẹo chọn hoa quả ngon ăn Tết
Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Ăn hoa quả gì tốt cho sức khỏe
Mách bạn ăn trái cây đúng cách
(ST)