Cách bảo quản sữa bò tươi đúng cách

Cách bảo quản sữa bò tươi đúng cách. Sau đây là một số bí quyết giúp bạn chọn mua và sử dụng, bảo quản sữa tươi đúng cách.



CÁCH BẢO QUẢN SỮA BÒ TƯƠI ĐÚNG CÁCH


Sử dụng và bảo quản sữa tươi đúng cách

Sữa có giá trị dinh dưỡng cao và quen thuộc với mọi gia đình, mọi lứa tuổi nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng và bảo quản sữa để giữ sữa luôn đạt chất lượng tốt nhất về dinh dưỡng cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau đây là một số bí quyết giúp bạn chọn mua và sử dụng, bảo quản sữa tươi đúng cách. Chọn mua sữa: Khi mua các loại sữa đóng hộp, đóng gói..., bạn cần chú ý đến thời gian sản xuất hay hạn sử dụng (hãy chọn sữa có hạn sử dụng càng dài càng tốt). Ngoài ra cũng cần xem kỹ để đảm bảo hộp sữa còn nguyên vẹn, không bị méo mó, không phồng, gỉ, hoặc vết lõm, thủng lỗ. Phải chọn những cửa hàng bày bán sữa ở nơi thoáng mát, không bày trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Sữa hộp, dù có lớp áo chắc chắn, chịu lực tốt, có lớp nilông bọc bên ngoài, vi khuẩn khó xâm nhập... nhưng nếu đem phơi nắng vài ngày thì hoàn toàn có thể bị biến chất.
 



Sữa chứa trong bịch giấy thì càng dễ hỏng hơn nữa. Vì vậy nếu đại lý bán bảo quản không tốt như đặt sữa bên ngoài hay trong nhà nhưng bị nắng trực tiếp chiếu vào; đặt quá nhiều thùng sữa chồng lên nhau hay nhiều thùng sản phẩm khác chồng lên thùng sữa; vỏ hộp, vỏ thùng sữa có dấu vết xây xát, móp méo... thì không nên mua. Ngoài ra, cũng không nên mua sữa chua nếu nó không được bảo quản trong tủ lạnh. Bởi loại sữa này cần được bảo quản liên tục ở nhiệt độ 4 - 6 độ C mới đảm bảo giữ được chất lượng sản phẩm. Khi mua về mở hộp ra hoặc sau khi pha sữa, nếu thấy sữa bị đóng cục, có màu hay mùi khác lạ thì không nên dùng.

Sử dụng và bảo quản: Tùy theo từng loại sữa mà chúng ta có cách sử dụng và bảo quản khác nhau: Như chúng ta đã biết sữa tươi là một sản phẩm giàu dinh dưỡng. Sữa mới vắt ra ở nhiệt độ 35-37 độ C và dù có tuân thủ chặt chẽ điều kiện vệ sinh vắt sữa đến đâu thì trong sữa vẫn luôn có một lượng vi khuẩn nhất định. Các vi khuẩn này phát triển và nhân lên nhanh chóng, làm cho sữa bị chua và hỏng. Chính vì vậy, trong vòng 1 giờ sau khi vắt, sữa phải được chế biến hoặc phải được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2 - 5 độ C (có thể giữ sữa tươi được 1 - 2 ngày).
 
Trên thị trường sữa tươi hiện nay có 2 loại là sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng. Sữa tươi thanh trùng thường được đóng trong chai nhựa hoặc túi nilông, thời gian sử dụng ngắn, thường 3 - 7 ngày với điều kiện luôn luôn được bảo quản lạnh thì sữa mới không bị hỏng. Sữa tươi tiệt trùng theo phương pháp hiện đại chứa trong hộp giấy thì không cần giữ lạnh trước khi mở hộp, nhưng sau khi mở hộp thì phải bảo quản trong tủ lạnh và dùng hết trong vòng 48 giờ. Nếu sữa vắt ra chỉ được nấu sôi tiệt trùng theo phương pháp thủ công tại hộ gia đình và chứa trong chai với nút đậy sơ sài thì nên trữ lạnh và dùng hết trong vòng 24 giờ. Chú ý để đảm bảo an toàn vệ sinh, thời gian nấu sôi sữa tươi phải đủ 30 phút, chai đựng phải rửa sạch và luộc trước khi đựng sữa.  
Nuôi bò lấy sữa hiện đang phát triển phổ biến khắp cả nước. Thế nhưng việc bảo quản và xử lý chất lượng sữa tươi chưa được đảm bảo. Để giúp cho bà con nông dân khắc phục được những khó khăn trong việc vắt và chế biến sữa tươi, chúng tôi xin giới thiệu một số kinh nghiệm với bà con nông dân nuôi bò sữa như sau:
Việc bảo quản sữa tươi: Phải chuẩn bị ngay từ khâu chăn nuôi, chuồng trại cao ráo, thông thoáng, khô sạch, không có ruồi, bọ, ve, chuột... bò phải thường xuyên tắm sạch sẽ. Trước mỗi lần vắt sữa phải làm vệ sinh chuồng sạch sẽ, gọn gàng, dụng cụ để vắt sữa (thùng, xô, cốc) phải được rửa sạch, nhúng qua nước sôi trước khi sử dụng. Khăn vải xô để lau, lọc lắng sữa phải luộc qua nước sôi và phơi thật khô. Khăn lau bầu vú bò phải nhúng nước sôi và vắt kiệt trước khi lau, người vắt sữa cũng phải sạch sẽ. Sau khi vắt xong tất cả các dụng cụ phải cọ, giặt sạch, phơi khô ngoài nắng. Sữa tươi sau khi vắt phải được lọc sạch qua 2 - 3 lớp vải. Nếu có điều kiện bán sữa thường xuyên cho trạm thu mua, nhà máy chế biến thì cần phải đổ sữa ngay vào bình chuyên dùng để tránh sữa tiếp xúc với không khí, bị ôxy hóa làm sữa chóng bị chua. Nếu phải vận chuyển sữa đi xa cần tiến hành thanh trùng ngay bằng phương pháp cách thủy, rồi để nguội và bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 – 6 oC. Cách chế biến sữa: Nếu lượng sữa nhiều, thu mua không hết, nhất là những nơi chăn nuôi quy mô nhỏ, xa nơi thu mua sữa cần chế biến sữa theo phương pháp như. Sữa tươi thanh trùng sau khi vắt được lọc sạch đem đun cách thủy ở nhiệt độ 65 - 75 oC trong 30 phút, ở nhiệt độ 80 – 85 oC trong 15 phút và ở nhiệt độ 90 oC trong 5 phút, sau đó làm lạnh càng nhanh càng tốt, vào khoảng 18 oC, đưa vào tủ lạnh ở nhiệt độ 4 – 6 oC, có thể dùng trong 24 giờ vẫn đảm bảo chất lượng tốt. Sữa tiệt trùng, cho sữa đã lọc sạch vào nồi áp suất đun sữa sôi ở nhiệt độ 105 - 115 oC trong thời gian 15 - 20 phút, hay ở nhiệt độ cao hơn 130 – 140 oC trong 5-10 phút, rồi làm lạnh xuống 18 – 20 oC, đem bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 – 6 oC, có thể sử dụng trong thời gian dài hơn. Sữa cô đặc, dùng nồi hấp cách nhiệt đổ sữa vào đun nhỏ lửa, khuấy đều tay không để sữa vón cục, có thể dùng nồi cách nhiệt có hệ thống khuấy tự động bằng động cơ điện, bình quân cứ 2,2 kg sữa tươi và 450 g đường kính sẽ cho 1 kg sữa cô đặc. Bánh sữa, cũng làm như sữa cô đặc, lượng đường phiếm 15 – 20 %, tiếp tục dùng cô đặc cho đến khi sữa quánh lại, sờ vào không dính là được, đổ sữa ra khuôn và cán mỏng rồi dùng dao cắt từng miếng 100 – 200 g, lấy nilon và giấy bao gói lại thành từng phong bánh sữa. Chế biến bơ: Sữa đã lọc sạch cho vào máy quay li tâm sẽ tách được dung dịch sữa ra làm 2 phần. Mỡ sữa để chế biến bơ và sữa không mỡ để chế biến casein. Trong mỡ sữa gồm có mỡ nước, một phần nhỏ protein. Để tách chúng ra khỏi mỡ sữa, cho mỡ vào nồi nhôm đun nhỏ lửa và khuấy thật đều tay, nước sẽ bốc hơi hết, còn protêin và các tạp chất khác nặng hơn sẽ lắng xuống dưới đáy nồi, bơ được lấy ra bảo quản trong phòng lạnh hay tủ lạnh để dùng dần hoặc đóng thành những bánh nhỏ. Làm sữa chua, sữa tươi sau thanh trùng để làm sữa chua rất tốt cần cho thêm 5% đường vào, rồi cấy vi khuẩn lactic vào (men có thể lấy từ sữa chua Vinamilk) với tỉ lệ 0,5 - 1 %, sau đó trộn đều rồi chia vào các cốc, hộp nhựa rồi để ở nhiệt độ bình thường trong nhà sau 3 - 4 giờ để quá trình lên men trong sữa, sau đó chuyển các cốc này vào tủ lạnh để trong 5 - 6 giờ có thể đem ra sử dụng.

THAM KHẢO THÊM:


"Bí kíp" giảm rạn da với sữa bò tươi

Các mẹ bầu thường xuyên massage sữa bò tươi lên da sẽ có công dụng ngăn ngừa rạn da và chữa rạn da hiệu quả.

Rạn da là chứng bệnh phổ biến khi mang thai. Dù biết là như thế nhưng hồi mang bầu nhóc đầu do chưa có nhiều kiến thức và cũng là do chủ quan nên mình đã để làn da bị rạn hết cả. Phải đến tháng thứ 7 thai kỳ da mình mới bắt đầu rạn nhưng rạn rất nhanh. Do mình tăng cân cũng nhanh nên bị rạn không chỉ ở vùng bụng, còn cả ở đùi và mông nữa.

Hồi đó cũng chẳng chăm chút gì đến nhan sắc mà chỉ lo bồi bổ sức khoẻ thai kỳ nên mình không quan tâm gì nhiều đến da dẻ. 3 năm sau khi chuẩn bị mang bầu nhóc thứ 2, khi đó những vết rạn trên da mình đang mờ dần nên mình cũng quên khuấy đi câu chuyện rạn da mặc dù những năm sau sinh mỗi lần đi tắm biển mùa hè mình chẳng bao giờ đủ tự tin mặc bikini.

Một hôm khi hai vợ chồng đang nằm tám chuyện và lên kế hoạch có con thứ 2, anh tự dưng gợi lại câu chuyện rạn da của mình. Ông xã vừa cười đùa vừa bảo: “Lần mang thai này sẽ không cho vợ tăng cân phi mã nữa, để khỏi bị rạn da, trông xấu ghê”. Mình cũng tự ái nhưng nghĩ cho cùng thì chồng nói cũng đúng và may có anh nhắc nhở mà mình mới nhớ đến chuyện phải chăm sóc da khi mang bầu


Tìm hiểu trên mạng, được biết để ngăn ngừa rạn da, mẹ bầu không nên tăng cân quá nhanh trong thai kỳ đồng thời phải ăn uống đầy đủ dưỡng chất và đặc biệt là uống nhiều nước. Mình còn được biết tắm nước ấm hàng ngày cũng giúp da mềm mại, tăng tình đàn hồi và hạn chế tình trạng ran da.

Ngoài ra mình còn học được cách làm này trên một diễn đàn dành cho phụ nữ vô cùng thú vị mà không biết tác dụng thế nào nhưng được rất nhiều mẹ hưởng ứng. Đó là cách massage da bằng sữa bò tươi hàng ngày. Cách làm là các mẹ mua sữa bò tươi về bảo quản trong tủ lạnh rồi sử dụng vào mỗi buổi tôi sau khi tắm. Massage tất cả những vùng da có nguy cơ bị rạn như vùng bụng, vùng mông, vùng đùi sẽ có tác dụng ngăn ngừa rạn da. Ngoài ra nghe các mẹ khác chỉ bảo rằng sữa bò tươi còn có công dụng giảm rạn da với những người không may đã bị rạn da. Cách làm cũng tương tự như trên. Các mẹ chú ý massage da đều đặn hàng ngày và kiên trì với cách làm này sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.

Đó là cách mình đã học được và sẽ cố gắng thực hiện trong lần mang bầu tới này. Các mẹ có cao kiến gì nữa trong việc ngăn ngừa và chữa rạn da thì mách cho mình biết với nhé! Mong rằng tất cả chúng ta sẽ luôn là những bà bầu xinh đẹp, quyến rũ.


Hướng dẫn làm sữa chua bằng sữa bò
Sữa và các sản phẩm từ sữa -
Cho trẻ uống sữa bò
Bé bị dị ứng sữa -
Sữa tươi cho bà bầu
Cách làm sữa chua ngon tại nhà vừa an toàn

(ST)

Xin hỏi sữa bò tươi đã đun sôi để nguội có để được trên ngăn đá tủ lạnh không? Nếu để được thì thời gian để là bao lau và giá trị dinh dưỡng có bị mất đi không?
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
Theo mình thì bạn nên dùng sớm, đồ để đông lạnh cũng không tốt chút nào
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
SE
hơn 1 tháng trước - Thích
sữa bò tươi đã đun sôi để nguội có để trong ngăn đá tủ lạnh được o.thoi gian duoc bao lau .d duong co bi anh huong gi o
hơn 1 tháng trước - Thích
Mình dùng sua toi dể đắp mặt nạ. Mk dùng xong 1 tý r bỏ tủ lạnh. Nhưng sau 1 tuần sữa bị chua, nhìn hơi giống sữa chua. V mình còn sd đc k bn ? Lm ntn để bảo quản sua tuoi k bị v , v bn?
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Bạn có thể trữ đông trong tủ đá, khi rã đông sữa vẫn có tác dụng làm đẹp mặc dù sữa đông lạnh sẽ đóng cục lổn nhổn khi bạn giã đông
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
Gửi hỏi đáp - bình luận