Cách bảo quản nước trái cây tốt nhất
Cách bảo quản sách luôn mới chống mối mọt
Cách bảo quản nem rán để lâu mà vẫn giòn ngon
Làm thế nào để trữ được sữa mẹ cho trẻ ăn khi bà mẹ phải đi làm sớm sau sinh. Cách tốt nhất là vắt sữa để lại nhà cho trẻ ăn.
Sữa vắt ra có thể bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông. Cụ thể: 72 giờ trong tủ lạnh, 1 tháng trong ngăn đá, 3 tháng trong tủ đông (mặc dù có thể làm giảm mất lượng kháng thể trong sữa nhưng vẫn có giá trị về dinh dưỡng). Sau khi đã hâm nóng cho một lần ăn, sữa thừa sẽ phải bỏ đi.
Cách trữ sữa tại nhà và cấp đông đúng, đảm bảo dưỡng chất: Sau khi vắt sữa, bạn chứa sữa vào bình nhựa hoặc bình thủy tinh (đã luộc vô khuẩn) rồi xếp vào tủ cấp đông. Xếp thành hàng ngang, bình ngoài cùng bên trái là bình cũ nhất, bình ngoài cùng bên phải là mới nhất. Ghi chú từng bình ngày vắt để bé dùng từ cũ tới mới. Khi dùng cần rã đông sữa bằng cách tự nhiên: bỏ sữa xuống ngăn mát vào tối hôm trước đó. Sau khi đã rã đông sữa, hâm nóng sữa bằng cách ngâm bình sữa vào nước nóng cho đến khi sữa nóng đều, kiểm tra độ nóng trước khi cho bé bú và cho bé bú ngay sau khi hâm nóng là tốt nhất. Bạn không nên rã đông và hâm nóng sữa bằng lò vi sóng vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng.
Nếu để trong ngăn đá tủ lạnh, sữa mẹ có thể được bảo quản trong 2 tuần. Vì vậy, các bà mẹ mới đi làm trở lại sau sinh vẫn có thể cho con bú hoàn toàn trong nửa năm đầu như khuyến cáo của ngành y tế.
Nếu kiên trì vắt sữa và biết cách bảo quản, bé vẫn có đủ sữa để ăn khi mẹ đi làm. Vật đựng tốt nhất là bình sữa chuẩn bằng nhựa hoặc bằng thủy tinh. Sữa mới vắt trong nhiệt độ phòng có thể được bảo quản trong một khoảng thời gian tương đối dài:
- Đến 4 giờ ở 27 độ C.
- Đến 10 giờ ở 21độ C.
- Đến 24 giờ ở 16 độ C, ví dụ trong túi đá lạnh.
Bạn có thể trữ sữa mẹ trong tủ lạnh, sẽ để được 5 ngày ở 4 độ C. Nếu để trong ngăn đá, sữa mẹ có thể bảo quản được 2 tuần.
Khi bạn làm lạnh sữa, chất béo trong sữa sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt. Khi làm ấm sữa trở lại, bạn nên lắc đều để tái phân bố lại lớp chất béo này.
Làm ấm sữa
Lò vi sóng có thể làm hủy hoại các chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ, tạo ra các “hạt nóng” có thể gây bỏng con bạn. Do đó, không nên làm ấm sữa mẹ bằng lò vi sóng.
Nên đặt bình sữa vào chén nước ấm, hoặc dưới vòi nước ấm, và làm ấm đến nhiệt độ phòng. Trẻ sơ sinh có thể từ chối uống sữa mới lấy ra từ tủ lạnh, nhưng sữa này không có hại.
Có thể cho trẻ dùng lại lượng sữa mẹ còn thừa ở cữ trước hay không?
Hiện chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này. Tuy nhiên, các bà mẹ có thể cất vào tủ lạnh lượng sữa mẹ còn thừa mà trẻ chưa uống hết và cho uống tiếp vào cữ sữa kế tiếp. Nếu có vấn đề gì nghi ngờ, tốt nhất bạn nên bỏ lượng sữa thừa này đi.
Sau khi làm tan sữa đông lạnh bằng cách đặt bình sữa vào chén nước ấm, bạn có thể tiếp tục bảo quản ở tủ lạnh thêm 24 giờ nữa, nhưng không nên làm đông đá lần thứ hai.
Tại sao sữa mẹ đông lạnh đôi khi có mùi khi rã đông?
Lipase là một loại men tiêu hóa chất béo, vẫn còn hoạt tính trong khi sữa mẹ được làm đông lạnh. Một số bà mẹ có hàm lượng men lipase trong sữa cao và khi làm tan đông, sữa của những bà mẹ này thường có mùi và nếm có vị của xà phòng. Sữa này không có hại gì cho trẻ, nhưng trẻ thường không thích và từ chối bú.
Trong trường hợp này, bạn có thể đun sôi nhẹ sữa (khoảng 82 độ C) trước khi lưu trữ để làm bất hoạt men lipase, đến khi có những bọt nước nhỏ ở xung quanh nồi là được. Sau đó, bạn làm lạnh nhanh và lưu trữ.
Ngày nay những chiếc máy hút sữa hỗ trợ các mẹ rất nhiều trong việc cung cấp đủ sữa mẹ cho bé. Nhưng liệu các mẹ có biết cách bảo quản sữa mẹ khi đã bơm ra khỏi bầu vú của mẹ?
Đã qua rồi những ngày bạn cứ phải kè kè bên bé để cho bé bú sữa mẹ. Ngày nay việc cho bé bú mẹ đã trở nên tiện lợi hơn rất nhiều nhờ có “sự bùng nổ” của những chiếc máy hút sữa. Những chiếc máy hút sữa cho phép người mẹ vẫn có thể cho bé uống được sữa mẹ ngay cả khi vì công việc bận rộn mà mẹ không thể ở bên cạnh bé.
Chiếc máy hút sữa là một thiết bị được thiết kế để giúp mẹ có thể hút sữa mẹ ra và có thể cho bé uống bất cứ lúc nào. Trên thị trường có rất nhiều loại máy hút sữa phù hợp với từng nhu cầu của từng người mẹ: từ những chiếc máy chạy bằng tay đến những chiếc máy chạy bằng pin tiện dụng.
Mặc dù chỉ mất khoảng 15-20 phút để hút sữa nhưng việc bảo quản sữa khi đã hút ra cũng không kém phần quan trọng. Để giữ cho sữa được tươi lâu, bạn nên bảo quản sữa trong tủ lạnh ngay sau khi được bơm ra khỏi bầu vú của mẹ. Trong một môi trường có nhiệt độ từ 18-22 độ C, sữa mẹ vẫn giữ lại được chất dinh dưỡng trong vòng 24 tiếng mà không cần bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên nếu để trong nhiệt độ cao hơn 26 độ C, “tuổi thọ” của sữa chỉ khoảng 4-6 tiếng.
Chất lượng của sữa mẹ là tốt nhất khi luôn trong tình trạng tươi mới. Nếu bị đông lạnh thì sữa sẽ bị mất đi 40% các yếu tố miễn dịch cần thiết để cơ thể bé chống lại bệnh tật. Vì thế bạn chỉ nên cho dự trữ trong tủ lạnh một lượng sữa vừa đủ cho bé uống trong ngày. Mặc dù vậy thì sữa đông lạnh vẫn có giá trị dinh dưỡng nhiều hơn các loại sữa công thức bán trên thị trường. Nếu được bảo quản trong khoang làm lạnh thì sữa mẹ chỉ có thể để được 2 tuần nhưng nếu để trong khoang đông lạnh thì có thể để được từ 3-6 tháng.
Cách thích hợp nhất để làm tan sữa mẹ là cắt nguồn điện của tủ lạnh để sữa tan chảy tự nhiên hoặc đặt bình đựng sữa vào trong một chậu nước ấm. Bạn không nên làm tan sữa bằng lo vi sóng bởi vì nó sẽ làm phá hủy những chất dinh dưỡng có trong sữa.
Sữa mẹ nên được bảo quản trong một chiếc bình có nắp đậy chặt, hoặc trong những chiếc bình chuyên dụng để chứa sữa. Không nên sử dụng những chiếc túi nhựa thông thường
Chỉ nên dự trữ một lượng sữa vừa đủ cho bé , không nên hút quá nhiều, tránh lãng phí. Lượng sữa thích hợp cho một lần bé bú là khoảng 58-112g. Lượng sữa thừa nên bỏ đi và không nên trộn lẫn với sữa mới để cho bé uống.
Nhiều loại sữa công thức có bán trên thị trường không thể có đầy đủ những chất dinh dưỡng như ở trong sữa mẹ. Vì thế sữa mẹ luôn là sự lựa chọn tốt nhất dành cho các bé. Cho dù có bận rộn như thế nào đi chăng nữa thì bạn cũng luôn phải cho bé uống sữa mẹ đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho bé sau này nhé.
Khi mẹ đi làm hay bận công việc không thể về nhà cho bé “tu ti” vậy phải khắc phục như thế nào? Cách làm hết sức đơn giản mà các mẹ vẫn hay áp dụng đó là vắt sữa và để ở nhà cho bé. Tuy nhiên, sau khi vắt sữa, làm sao bảo quản để sữa vẫn giữ được chất lượng tốt nhất đó chính là điều cần chú ý:
Bước 1: Sau khi vắt sữa ra bạn hãy lập tức cho sữa vào bình hoặc túi bảo quản và đóng nắp kín (nếu cầu kỳ hơn bạn có thể rút chân không như vậy sữa sẽ được bảo quản tốt hơn nữa). Ghi lại ngày, giờ “xuất xưởng” sản phẩm ra một mẩu giấy và dán lên túi (bình) sữa.
Bước 2: Không nên để sữa ở cánh cửa tủ lạnh vì ở đây nhiệt độ không ổn định. Lời khuyên cho các bạn đó là để sữa ở sâu bên trong tủ, ngăn áp sát với ngăn làm đá, điều chỉnh tủ lạnh ở nhiệt độ 0 – 4 độ C. Đây là nhiệt độ thích hợp để sữa giữ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết.
Bước 3: Khi lấy sữa đã được bảo quản để cho bé uống nên giải lạnh bằng cách cho túi (bình) sữa vào 1 bát nước ấm khoảng 15 phút. Tuyệt đối không cho sữa vào trong lò vi sóng, nồi nước vừa đun sôi vì sữa đang lạnh khi đột ngột gặp môi trường quá nóng sẽ làm chất lượng sữa không giảm sút, nhiều trường hợp các bé bị đau bụng do uống phải sữa đó.