Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh an toàn

Mùa hè cũng như mùa đông, việc tích trữ và bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh tại mỗi gia đình đều là nỗi lo lắng của các bà nội trợ. Việc làm sao để có thực phẩm tươi sống lại an toàn cho cả nhà được đặt lên hàng đầu. Các bạn cùng tham khảo các cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà.


Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh an toàn

Không phải bảo quản mọi thực phẩm đều giống nhau, và thời gian bảo quản như thế nào để chúng không mất giá trị dinh dưỡng thì nhiều người chưa biết.


Sử dụng hộp nhựa không chứa BPA đựng thức ăn khi cho

vào tủ lạnh.


Cuộc sống hiện đại, ai cũng bận rộn, khiến nhiều người chỉ đi chợ 1 tuần, 1 lần, thức ăn chất chứa, bảo quản trong ngăn mát và ngăn đá để dùng dần. Tuy nhiên, không phải bảo quản mọi thực phẩm đều giống nhau, và thời gian bảo quản như thế nào để chúng không mất giá trị dinh dưỡng thì nhiều người chưa biết.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học & Thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, trước hết chúng ta phải chọn hộp đựng thức ăn. Thông thường mọi người hay sử dụng đồ nhựa vừa rẻ, lại tiện lợi. Nhưng hộp nhựa chứa chất BPA, nguy hại cho sức khỏe. Vì vậy, nếu muốn dùng đồ nhựa thì chọn sản phẩm không chứa BPA thường ghi là "BPA-free" hay "0% BPA hoặc nên dùng hộp đựng bằng kính thủy tinh có ưu điểm dễ nhìn thấy thức ăn từ bên ngoài, có thể cho vào lò vi sóng và chất liệu thì lại thân thiện với môi trường.

Không nên để các loại thực phẩm dễ hư như thịt, cá, hải sản, trái cây quá 2 tiếng ở nhiệt độ thường, mà phải bỏ chúng vào tủ lạnh để bảo quản.

Trước khi bảo quản cần rửa sạch, thay túi, giấy gói khác. Không để chung các loại đồ tươi, sống với thực phẩm chín. Những thực phẩm có nước như cá thịt, nên bọc kín để ngăn dưới cùng, riêng biệt, tránh nước chảy vào thực phẩm khác làm bẩn. Điều lưu ý mà mọi người hay mắc phải là không để hoa quả cùng với rau, bởi lẽ một số trái có đặc tính thải ra khí gas Ethylen làm cho rau củ mau hư hơn. Tùy loại thực phẩm mà có thời gian bảo quản khác nhau.

Đối với thịt cá tươi muốn để lâu nên bảo quản lạnh từ 0 - 4°C, giò chả nếu nguyên cái phải bảo quản ở 0 - 7°C,  thì dùng được từ 7 - 10 ngày. trứng sống còn nguyên vỏ có thể được bảo quản trong tủ lạnh từ 3 - 5 tuần. Với rau, có thể bảo quản được khoảng 10 ngày nếu bạn bỏ lá rau sâu, lá dập, cắt bỏ phần rễ, rửa sạch cho vào bao xốp, túi buộc kín để ở ngăn mát tủ lạnh.

PGS.TS Phan Thị Sửu, giám đốc TT Kỹ thuật ATVSTP chia sẻ, nhiều người có thói quen mua cua xay để tủ lạnh ăn dần cả tuần. Cua là chất đạm, nên để tủ lạnh giá trị dinh dưỡng không thay đổi, nhưng nếu để ngăn mát nhiệt độ khoảng 4 - 60C thì để được 1 - 2 ngày, còn nếu để ngăn đá thì có thể để được khoảng 1 tuần. So sánh thời gian bảo quản giữa con cua và con rạm, thì con rạm để được lâu hơn, bởi nó sống ở nước mặn, bản thân đã có chút muối sát trùng, chống vi khuẩn.

ThS.BS Phan Hướng Dương, trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nội Tiết TƯ cho biết, đối với thực phẩm chín, nếu ăn không hết có thể đóng gói, cho vào hộp bảo quản trong tủ lạnh đến 4 ngày. Tuy nhiên, bạn cần để xa với thực phẩm sống và trước khi ăn cần hâm nóng lại. Khi để thực phẩm trong tủ đá bạn cần phải gói kín chúng, không để chúng tiếp xúc với không khí vì nếu không, thực phẩm có thể bị hư vì mất nước và oxy hóa do tiếp xúc với không khí.


Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sau khi mất điện


Theo các quan chức Cơ quan Quản lý Thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ, trong trường hợp mất điện, nhiệt kế sẽ cho biết nhiệt độ trong tủ lạnh và tủ đông để bạn xác định liệu thực phẩm có an toàn không.





Nhiệt độ tủ đông nên đặt ở mức ≤-17,8oC và tủ lạnh ở mức ≤4,4oC.

Nếu bị mất điện, hãy giữ cho cửa tủ lạnh và tủ đông đóng kín đến mức có thể để duy trì độ lạnh. Tủ lạnh sẽ giữ thực phẩm lạnh trong khoảng 4 giờ sau khi bị mất điện và không mở cửa tủ. Tủ đông đầy sẽ giữ được nhiệt độ trong gần 48 giờ hoặc trong 24 giờ nếu chỉ đầy một nửa, và cửa tủ luôn đóng kín.

Khi có điện trở lại, hãy kiểm tra nhiệt độ của tủ đông và nếu ở mức ≤4,4oC thì thực phẩm vẫn an toàn và có thể làm lạnh trở lại.




Hãy loại bỏ những thực phẩm có thể bị thối hỏng – như thịt, gia cầm, cá, trứng hoặc thức ăn thừa – khi nhiệt độ >4,4oC trong 2 giờ trở lên.
Thực phẩm có thể bị thối hỏng như thịt, gia cầm, hải sản, sữa và trứng nếu không được làm lạnh ở nhiệt độ thích hợp có thể gây bệnh khi sử dụng, ngay cả khi được đun nấu kỹ.

Sai lầm thường mắc khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh


Cùng xem chúng ta hay mắc những sai lầm nào trong bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Vi khuẩn chết cứng: Nhiều người lầm tưởng rằng nhiệt độ thấp trong tủ lạnh có thể giết chết các tác nhân gây bệnh, nhưng thực tế thì nó chỉ làm chậm quá trình tăng trưởng của vi khuẩn. Nếu thực phẩm để ngoài không khí chỉ sau vài giờ là bị ôi thiu, thì để trong tủ lạnh có thể kéo dài được vài ngày. 

Vì vậy bạn đừng nên điều chỉnh lại nhiệt kế trong tủ lạnh.





Để thịt ở ngăn trên cùng: Đây có thể coi là 1 lỗi sai điển hình trong việc bảo quản và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Ví dụ như, nếu bạn đặt thịt gà sống ở ngăn trên cùng, thì vi khuẩn trong thịt gà có thể rơi xuống bám vào các thực phẩm khác đặt ở ngăn dưới. Nguyên tắc vàng dành cho bạn là thịt sống luôn luôn ở ngăn dưới cùng.

Giữ pho mát riêng biệt: Việc bạn tiết kiệm không mua hộp đựng riêng dành cho pho mát có thể khiến bạn phải hối hận. Vi khuẩn Listeria là loại có thể “di chuyển” từ nơi này qua nơi khác và là thủ phạm gây ngộ độc, quan trọng hơn pho mát lại rất dễ bị nhiễm loại vi khuẩn này. Bên cạnh đó cũng nên bảo quản riêng rau sống vì chúng có chứa nhiều vi khuẩn E.coli.

Đừng tin tưởng vào chiếc mũi của bạn: Các nhà chế biến và sản xuất đã cố gắng làm biến mất những mùi từ thực phẩm hư hỏng, vì vậy đừng dùng phương pháp cũ là “ngửi” để xác định chất lượng của thực phẩm. 3 ngày là thời hạn sử dụng nhiều nhất cho các món ăn đã qua chế biến.


Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Vào mùa hè nhiệt độ bên ngoài môi trường rất cao nên thực phẩm hàng ngày nếu không biết cách bảo quản rất dễ bị hỏng, nhưng không phải bất kỳ loại thực phẩm nào củng để được vào tủ lạnh.Sau đây là những điều lưu ý khi bảo quản rau quả trong tủ lạnh vào màu hè.

Nên bảo quản rau củ ở nhiệt độ nào





Tủ lạnh nên được duy trì 34°-40°F (tương đương với 1°-4°C) khi bảo quản rau quả. Bởi vì vi khuẩn thường phát triển mạnh khi rau quả được bảo quản ở nhiệt độ trên 40°F, làm hư hỏng các loại thực phẩm. Nếu nhiệt độ quá thấp thì rau quả lại có thể đóng băng.

Vì thế, nếu như trong trường hợp bị cúp điện mà nhiệt độ tủ lạnh vẫn dưới 4°C thì những thực phẩm đó vẫn an toàn nhưng nếu nhiệt độ tủ lạnh ở trên 4°C trong hơn 2 giờ, thì thực phẩm đó cần phải bỏ đi.


Một số rau củ nhạy cảm với Ethylene

Nhiều loại rau và trái cây rất nhạy cảm với ethylene, một hóa chất phát ra từ nhiều loại trái cây và một số rau xanh.

Theo đó, các loại thực phẩm phát ra ethylene bao gồm: táo, lê, chuối, lê, đào, mận, dưa đỏ, dưa hấu, nấm, cà chua.

Những rau quả hấp thụ hóa chất ethylene bao gồm: các loại rau, rau lá xanh, đậu, cà rốt, dưa chuột, cà tím, đậu Hà Lan, ớt và khoai tây.

Khi những thực phẩm này hấp thụ hóa chất ethylene, chúng sẽ có một số biểu hiện:

Rỗ và điểm màu nâu trên lá
Búp bông cải xanh, dưa chuột trở nên vàng
Cà rốt bị đắng khi ăn

Những rau củ có mùi hôi khi bảo quản

Một số trái cây và rau có thể phát ra mùi hôi và ảnh hưởng đến mùi vị của các thực phẩm khác khi bảo quản. Để giảm mùi, có thể đặt một hộp bột nở trong tủ lạnh để hấp thụ mùi hôi và độ ẩm nhé. Thi thoảng hãy loại bỏ bớt lớp bột nở trên cùng định kỳ để duy trì tính hiệu quả của nó.

Một số rau quả phát ra mùi hôi:

Táo gây mùi do bị hấp thụ mùi bắp cải, cà rốt và hành.
Lê tỏa mùi hôi do hấp thụ bắp cải, cần tây, cà rốt, hành tây và khoai tây.
Hành củ và hành lá sản xuất mùi do hấp thụ mùi từ táo, cần tây, bắp, nho, rau lá xanh, nấm, lê.

Những thực phẩm tạo mùi này cũng là những loại rau củ bị mất độ ẩm nhanh chóng và cần được lưu trữ trong túi, hộp kín khi để trong tủ lạnh.
Mẹo lưu trữ rau quả trong tủ lạnh

Không rửa rau quả trước khi cho vào tủ lạnh và chỉ rửa trước khi bỏ ra sơ chế hoặc ăn. Vì quá nhiều độ ẩm trên thực phẩm sẽ gây ra những bất lợi và có thể khiến chúng bị biến màu.
Cắt bớt ngọn của một số thực phẩm như củ cải, cà rốt, xu hào…trước khi để vào tủ lạnh.
Luôn đảm bảo các thực phẩm nhạy cảm với hóa chất ethylene và thực phẩm phát ra mùi hôi bằng việc bọc gói riêng biệt khi để trong tủ lạnh.

Nên giữ rau củ ở tủ lạnh trong thời gian bao lâu?


2-3 ngày: măng tây, cải bắp
3-5 ngày: bông cải xanh, đậu lima, đậu Hà Lan, hành lá.
1 tuần: đậu, súp lơ, dưa chuột, rau lá xanh, tỏi tây, rau diếp, ớt, bí ngô
1-2 tuần: cần tây
2 tuần: củ cải, cà rốt, củ cải

Những rau củ không nên lưu trữ trong tủ lạnh

Khoai tây: tốt nhất không nên lưu trữ trong tủ lạnh vì ngay cả ở nhiệt độ bình thường, chúng vẫn có thể tươi ngon vài ngày.
Cà chua: tốt nhất nên lưu trữ chúng ở nhiệt độ khoảng 16°C và chúng sẽ bị mất hương vị nếu lưu trữ trong tủ lạnh.
Củ cải xanh: Củ cải xanh cũng không nên lưu trữ trong tủ lạnh và nên sử dụng kịp thời vì việc lưu trữ trong tủ lạnh khiến chúng phát sinh mùi khá mạnh mẽ.

Những thực phẩm không nên để trong tủ lạnh

Rất nhiều người nghĩ rằng thực phẩm để trong tủ lạnh là "an toàn", không bị chua, bị hỏng vì tủ lạnh có thể ức chế tốc độ sinh sản của vi khuẩn. Nhưng thời gian lưu trữ thực phẩm quá dài cũng là nguy cơ gây mất an toàn và xuất hiện một triệu chứng gọi là "ngộ độc thực phẩm tủ lạnh".




Những thức ăn để qua đêm có lượng nitrite tăng đáng kể


Về mặt dinh dưỡng, một số loại thức ăn không nên để qua đêm, đặc biệt là các loại rau vì qua một đêm hàm lượng nitrite của chúng đã gia tăng khá cao (nguyên nhân là vì rau được bón phân nitơ, nitrat từ phân bón nitơ được hình thành trong quá trình tăng trưởng thực vật). Hâm nóng hay các hình thức làm nóng khác không thể tiêu diệt hết các vi sinh vật và vi khuẩn cũng như hàm lượng nitrite cứng đầu trong thức ăn.

Khi thức ăn thừa được bảo quản trong tủ lạnh, hàm lượng nitrit sẽ tích trữ dần. Người lớn hấp thụ khoảng 0.2 - 0.5gram có thể gây ngộ độc, tiêu thụ lâu dài có thể dẫn đến ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư đại trực tràng và các bệnh khác.

Mặc dù sử dụng tủ lạnh thường xuyên và trong nhiều năm nhưng không có nghĩa là bà nội trợ nào cũng biết cách sử dụng tủ lạnh hợp lý. Bởi không phải thực phẩm nào cũng thích hợp bảo quản trong tủ lạnh, chưa kể mỗi loại thực phẩm lại có cách bảo quản khác nhau.

5 loại thực phẩm sau không nên đặt trong tủ lạnh:

Các loại rau

Cà rốt, bí đỏ, dưa, hành... có thể lưu trữ ở nhiệt độ phòng. Dưa chuột, ớt xanh để trong tủ lạnh một thời gian dài sẽ có xu hướng bị mềm và thối.

Trái cây nhiệt đới

Chuối, xoài, trái cây nhiệt đới và cận nhiệt đới có khả năng thích ứng nhiệt độ thấp, nếu được đặt trong tủ lạnh, trái cây được giữ lạnh nhưng sẽ ảnh hưởng đến hương vị.

Bánh ngọt

Các loại bánh và thực phẩm giàu tinh bột khác để trong tủ lạnh sẽ nhanh chóng bị khô cứng.

Thịt chế biến sẵn

Thịt xông khói, dăm bông và các loại thịt muối khác nên để ở nơi thoáng mát, thông gió sẽ đảm bảo hương vị tốt hơn là trong tủ lạnh. Vì độ ẩm trong tủ lạnh quá lớn dễ khiến cho thịt có mùi hôi. Bạn cũng nên lưu ý không lưu trữ thịt quá lâu nhé!




Không lưu trữ thịt trong tủ lạnh quá lâu. (Ảnh minh họa)


Thực phẩm đông lạnh đã rã đông

Những thực phẩm đông lạnh sau khi được ra đông, tan hoàn toàn lớp băng đá thì vi khuẩn sẽ xâm nhập và nhân lên rất nhanh. Do đó, thực phẩm đã rã đông không nên cho lại vào tủ lạnh. Vì thế, tốt nhất hãy chia thành từng phần nhỏ thích hợp với mỗi lần bạn chế biến. Làm như vậy sẽ tránh được tình trạng trên.
 
Ngoài ra, khi lưu trữ trong tủ lạnh, tránh để các thực phẩm sống và chín lẫn lộn với nhau, để ngăn chặn mùi hôi thì nên sử dụng túi nilon hoặc màng bọc thực phẩm.




Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Cách bảo quản thịt bò trong tủ lạnh
Bí quyết đi chợ cho cả tuần chọn thực phẩm tươi
Bảo quản trứng gà trong tủ lạnh
Bảo quản gấc tươi - Thực phẩm & dinh dưỡng
Cách bảo quản hải sản tươi sống




(St^)