Trứng vịt lộn tần lá ngải thơm ngon bổ dưỡng
Cách bảo quản trứng vịt lộn hiệu quả
Cách bảo quản trứng vịt lộn và ăn trứng đúng cách nhất
Cách bảo quản trứng vịt lộn và ăn trứng đúng cách nhất. Trứng là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng mà lại không khó để chế biến. Để có thể một món trứng ngon và bảo đảm an toàn cho sức khoẻ của bạn và gia đình thì ngoài sự khéo léo bếp núc của người nội trợ, việc bảo quản trứng và sử dụng trứng an toàn ngay từ ban đầu cũng đóng một vai trò rất quan trọng.
CÁCH BẢO QUẢN TRỨNG VỊT LỘN ĐÚNG CÁCH
Xin cho biết cách bảo quản trứng gà, vịt mà không cần cho vào kho tủ lạnh?
1. Bôi lên trứng một lớp dầu thực vật như dầu cải, dầu vừng… trứng có thể để được đến 36 ngày. Cách này thích hợp với nhiệt độ từ 25 – 300C.
2. Đế trứng cùng với các loại lương thực phụ như đậu tương, đậu đen… trứng cũng có thể để được trong một thời gian dài mà không bị hỏng.
3. Hoà tan 1kg dung dịch – silicat natri vào 9 lít nước sôi, sau đó để nguội rồi đổ vào bình đựng trứng gà. Mặt nước phải cao hơn trừng từ 5cm trở lên dùng bìa bịt kín miệng bình rồi để vào nơi râm mát, thông gió. Với cách này, mùa hè bảo quản được trứng trong 2 – 3 tháng.
4. Rải một lớp trấu khô và sạch vào đáy thùng đựng, cứ một lớp trấu trải 1 lớp trứng đến khi đầy tháng sau cũng dùng bìa bịt kín miệng thùng để vào nơi râm mát. Nếu không có trấu thì bịt kín miệng cưa gỗ thông hoặc tro bếp. Cứ khoảng 20 ngày hoặc 1 tháng mở thùng ra kiểm tra và lật trứng.
5. Cất trứng vào trong bã chè đã phơi khô, để nơi thoáng mát.
6. Vào mùa hè nóng nực nếu cho trứng gà vùi vào trong vại muối, trứng cũng bảo quản được lâu.
7. Để trứng mới (trứng còn lành lặn chưa bị đập vỡ) vào trong vò hoặc bình sạch khô, đổ nước vôi có nồng độ 2 – 3% vào bình, nước phải cao hơn trứng 20 – 25 cm, với cách này trứng giữ được lâu hơn 3 – 4 tháng. Để vò (bình) vào nơi tháng mát không để nơi có mặt trời chiếu vào hoặc nơi ẩm ướt.
8. Trứng gà vừa mới mua về nên dùng nilông giữ tươi hoặc loại giấy bóng dùng để nướng thức ăn bọc trứng lại, như vậy trứng cũng để được trong một thời gian dài.
9. Sau khi mua trứng gà về, dùng khăn ướt lau qua trứng 1 lượt rồi để trứng vào tủ lạnh (để dựng quả trứng lên), đầu to của trứng hướng lên trên như vậy cũng để được khá lâu.
10. Không nên để lẫn trứng với gừng và hành tây, bởi như vậy trứng sẽ hỏng rất nhanh.
Bảo quản trứng lâu bằng cách làm sạch
Để có thể một món trứng ngon và bảo đảm an toàn cho sức khỏe của bạn và gia đình thì ngoài sự khéo léo bếp núc của người nội trợ, việc bảo quản trứng và sử dụng trứng an toàn ngay từ ban đầu cũng đóng một vai trò rất quan trọng.
Tủ lạnh là môi trường thích hợp để bảo quản trứng được lâu mà vẫn giữ được những vitamin cần thiết cho cơ thể.
Vì là thực phẩm rất dễ bị vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập. Một khi các loại vi khuẩn đã vào bên trong thì chúng sẽ nhanh chóng làm trứng bị “ung” và rất có hại cho sức khoẻ. Vì thế, nên chọn trứng đã được làm sạch ngay từ lúc mua. Còn nếu không, hãy lau chùi sạch quả trứng bằng giấy ăn hay khăn xô mềm trước khi bỏ vào tủ lạnh.
Lưu ý là không rửa trứng, vì khi vỏ trứng bị ướt sẽ tạo ra nhiều lỗ thủng mà mắt thường không thể nhìn thấy, nhưng cũng đủ để các vi khuẩn xâm nhập vào trong.
Vỏ trứng mỏng nên rất dễ hút mùi. Vì thế, tốt nhất là nên bọc trứng trong giấy sạch hoặc giữ chúng trong hộp giấy kín để hạn chế tối đa sự tiếp xúc của các loại mùi khác nhau trong tủ lạnh.
Bảo quản trứng đúng cách
Nhiều khi bạn nghĩ bảo quản trứng thì có gì khó? Tuy nhiên hãy đọc thêm một số mẹo nhỏ dưới đây nhé, bạn sẽ thấy bảo quản trứng không chỉ đơn giản là để vào tủ lạnh đâu nhé!
- Không nên giữ trứng đã luộc ở ngăn đựng trứng nằm trên cánh cửa tủ lạnh. Việc đóng, mở cửa tủ lạnh thường xuyên sẽ không thể đảm bảo độ lạnh cần thiết cho việc bảo quản trứng. Chất lượng của trứng vì thế sẽ bị ảnh hưởng, nhanh bị hỏng.
- Cần giữ lạnh trứng cho đến khi bạn có nhu cầu sử dụng trứng cho các món ăn. Nếu giữ lạnh liên tục, bạn có thể bảo quản được trứng trong vòng một tuần.
- Trứng sống thường được tách vỏ từ những quả trứng bị vỡ, có hai phần riêng biệt là lòng trắng và lòng đỏ. Bạn phải cẩn thận trong việc bảo quản vì chúng có nguy cơ bị lây nhiễm cả bụi bẩn lẫn vi khuẩn khá cao.
- Khi đã bị vỡ, trứng cần được tách bỏ vỏ, cho ngay phần lòng trắng và lòng đỏ vào trong các túi nhựa được hàn kín miệng hoặc loại túi có khóa kéo rồi đặt trong các hộp đựng và giữ lạnh để có thể dùng trong vòng từ 4 đến 7 ngày. Nguyên tắc bảo quản này cũng được áp dụng khi bạn muốn bảo quản lòng trắng và lòng đỏ riêng biệt.
1. Bảo quản:
Tủ lạnh là môi trường thích hợp để bảo quản trứng được lâu mà vẫn giữ được những vitamin cần thiết cho cơ thể. Trứng cũng cần được bảo quản cẩn thận như các loại thịt cá hay rau quả khác; nếu không, chúng sẽ là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh cho đường tiêu hoá như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hay thậm chí là ngộ độc thực phẩm.
Trứng là loại thực phẩm rất dễ bị vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập. Một khi các loại vi khuẩn đã vào bên trong thì chúng sẽ nhanh chóng làm trứng bị “ung” và rất có hại cho sức khoẻ. Vì thế, bạn nên cố gắng lựa chọn trứng đã được lau sạch ngay từ lúc mua. Còn nếu không, hãy chắc chắn rằng các vết bẩn trên bề mặt vỏ trứng sẽ được bạn lau chùi sạch ngay sau khi bạn mua về.
Tuy nhiên, bạn đừng nên rửa trứng, vì khi vỏ trứng, khi bị ướt, sẽ tạo ra nhiều lỗ thủng mà mắt thường không thể nhìn thấy, nhưng cũng đủ để các vi khuẩn xâm nhập vào trong. Giấy ăn hoặc một chiếc khăn mỏng và mềm sẽ rất thích hợp cho công việc lau trứng tỉ mỉ của bạn.
Vỏ trứng mỏng và rất dễ bị hỏng bởi các mùi khó chịu. Vì thế, tốt nhất là bạn nên bọc trứng trong giấy sạch hoặc giữ chúng trong thùng cốt– tông có nắp đậy cẩn thận để tránh tối đa sự tiếp xúc của các loại mùi khác nhau từ những thực phẩm khác trong tủ lạnh.
2. Sử dụng:
Với những quả trứng đã bị vỡ hoặc có hiện tượng nứt vỏ, đừng ngần ngại hay tiếc rẻ mà nên bỏ chúng đi ngay.
Những món ăn làm từ trứng hoặc có trứng đều nên nấu càng chín kĩ càng tốt, nhiệt độ cao sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại cho sức khoẻ tiềm tàng bên trong vỏ trứng.
Ngoài việc rửa sạch tay, bạn cũng nên chú ý lau chùi thật sạch sẽ nơi nấu nướng và các dụng cụ làm bếp sau khi nấu nướng các món trứng, và nhất là khi trứng chẳng may bị vỡ.
Thông thường, trứng rất ít khi gây ra những tác động xấu tới sức khoẻ con người. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị dị ứng nhất thời hoặc kinh niên với loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này. Điều này có thể xảy ra với bất cứ ai, phổ biến hơn cả là với trẻ em dưới 5 tuổi và thiếu niên. Điều này càng trở nên trầm trọng hơn đối với phụ nữ mang thai, người già hay những người có hệ miễn dịch kém. Vì vậy, việc bảo quản và chế biến trứng đúng cách sẽ giúp giảm thiểu đáng kể những tác động xấu không mong muốn này.
THAM KHẢO THÊM:
Hướng dẫn 3 món ngon từ trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn thường được dùng khi trứng đã ấp khoảng 18 – 20 ngày. Trứng vịt lộn từ xưa đã là món ăn dân dã bổ dưỡng, được nhiều người ưa thích.
Mỗi vùng miền Việt Nam có cách ăn trứng vịt lộn khác nhau. Ở miền Bắc, trứng vịt lộn luôn được ăn kèm vài lát gừng xắt mỏng, rau răm và muối tiêu chanh. Một số địa phương ở miền Trung lại ăn trứng vịt lộn với đồ chua như đu đủ, cà rốt, củ cải muối, rau răm và chấm với nước mắm chứ không dùng muối tiêu chanh. Ở miền Nam thì trứng vịt lộn được ăn với rau răm, chấm muối tiêu chanh. Dưới đây là 3 món ngon từ trứng vịt lộn bạn có thể tham khảo
Trứng vịt lộn xào me:
Nguyên liệu làm món này gồm có trứng vịt lộn, me, đường, muối, tiêu, tỏi bằm nhuyễn, dầu ăn, ngò, ớt, rau răm, gừng và một chút bột năng.
Trứng luộc chín. Cho dầu vào chảo chiên trứng vàng. Vớt ra để nguội, bóc vỏ, cho vào chén. Tiếp tục chiên trứng thêm lần nữa cho vàng. Phi thơm tỏi, cho thịt me, đường, muối xào thơm, sau đó cho trứng vào, lật trứng để sốt me thấm đều. Hòa loãng chút bột năng rưới đều lên trứng tạo độ sệt. Trước khi tắt bếp cho ngò gai cắt sợi, ớt bằm nhuyễn vào. Múc trứng lên dĩa, trang trí rau răm, gừng, tiêu. Ăn nóng
Lẩu trứng vịt lộn:
Nguyên liệu gồm có trứng vịt lộn, thịt bò, xương heo, rau các loại, vắt mì, cùng các gia vị hành, tỏi, muối, tiêu, đường, bột ngọt, nước mắm, chanh, dầu ăn.
Ninh xương heo lấy nước dùng. Nêm chút hành tỏi đã phi thơm, muối, đường, bột ngọt, nước mắm vừa ăn. Trứng luộc sơ qua, vớt ra rổ. Trút nước dùng vào nồi lẩu, đập trứng vào, đun sôi. Thịt bò, rau các loại, mì cho lên dĩa. Khi ăn nhúng thịt, rau, mì.
Trứng vịt lộn tiềm thuốc bắc:
Trứng vịt lộn tiềm thuốc bắc rất bổ dưỡng, tốt cho người cơ thể suy nhược. Nguyên liệu gồm trứng vịt lộn, thuốc bắc (bán sẵn trong tiệm thuốc bắc gồm hoài sơn, sinh địa, củ sâm, táo tàu…). Rửa nhanh thuốc bắc qua nước cho sạch. Cho cùng lúc trứng, thuốc bắc, nước vào nồi đất hoặc sứ, đun nhỏ lửa khoảng 1 giờ để không làm mất chất của thuốc bổ và giữ được hương vị thơm ngon của trứng, ăn nóng.
Ăn trứng vịt lộn cũng cần phải đúng cách!
Trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng, bồi bổ sức khỏe rất tốt và hiệu quả. Tuy nhiên, do trứng chứa thành phần dinh dưỡng cao như chứa 182kcal năng lượng, 13.6g protein, 12.4g lipid, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Ngoài ra, còn có nhiều vitamin A, một số ít sắt, glucid, vitamin B1 và C… Chính vì vậy, khi sử dụng trứng vịt lộn cần phải dùng đúng liều lượng và sử dụng đúng cách mới có thể hiệu quả.
Trứng vịt lộn đã được coi là một món ngon, vị thuốc bổ, để tạo nên công dụng này phải có gia vị là rau răm và gừng tươi thái chỉ, ăn với trứng vịt lộn vừa luộc xong còn nóng, chấm với chút muối rang hay bột canh cho vừa miệng.
Liều lượng và cách dùng
Trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng. Rau răm có tác dụng trừ hàn, tiêu thực, sáng mắt, sát trùng, mạnh chân gối, ấm bụng, chống đầy bụng khó tiêu… Gừng tươi có tác dụng kích thích tiêu hóa, mạnh tim, giải độc thức ăn, chống suy giảm tình dục… Theo quan niệm của y học cổ truyền, món trứng vịt lộn ăn cùng gia vị là một bài thuốc, dùng chữa các chứng thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu chóng mặt, yếu sinh lý…
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong một quả trứng vịt lộn có 182kcal năng lượng, 13.6g protein, 12.4g lipid, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Ngoài ra, còn có nhiều vitamin A, một số ít sắt, glucid, vitamin B1 và C…
Tuy nhiên việc sử dụng nhất thiết phải đúng liều lượng và đúng cách thì mới đem lại hiệu quả.
Ăn nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày và ăn liên tục có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường… và tăng lượng protein, không tốt cho người có bệnh gút (gout). Mặt khác, ăn nhiều rau răm sống sẽ sinh nóng rét, giảm khả năng tình dục ở nam giới. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rau răm chứa một số tinh dầu và vài chất ức chế dục tính. Phụ nữ trong giai đoạn kinh kỳ ăn nhiều rau răm sống dễ sinh rong huyết. Phụ nữ đang mang thai cũng không nên ăn nhiều rau răm vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Số lượng trứng vịt lộn sử dụng hợp lý nhất: trẻ em: chỉ nên ăn tối đa một quả/ngày; người lớn: ăn tối đa hai quả/ngày. Khi ăn nên kèm gia vị. Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng là khoảng 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi. Nên ăn vào buổi sáng sớm có kèm món ăn bổ sung. Một liệu trình tối thiểu 15 ngày. Với trường hợp người lớn muốn bồi bổ sức khỏe tối đa nên dùng khoảng 60 - 90 ngày.
Tuy nhiên, trong thời gian bồi dưỡng bằng trứng vịt lộn, cần kết hợp ăn uống đủ chất (nhất là rau, quả tươi sạch) làm việc, học tập đều có tiến bộ. Bỏ hẳn thuốc lá, thuốc lào, hạn chế bia rượu.
Thường xuyên tập luyện thể dục vừa sức
Trường hợp sử dụng món trứng vịt lộn để cải thiện sức khoẻ lâu dài, cần hạn chế ăn các loại gan gia súc, gia cầm… hoặc uống thuốc có sinh tố A hàm lượng trên 1.000UI. Trứng vịt lộn trước khi sử dụng phải được rửa sạch, luộc chín.
Cách chọn trứng vịt lộn non nhiều dinh dưỡng
Trứng cút lộn xào me
Cách chọn trứng ngỗng cho bà bầu sinh con
Cách bảo quản thực phẩm đông lạnh chuẩn không
Cách bảo quản thịt bò trong tủ lạnh -
Cách chọn trứng gà để ấp đúng kĩ thuật
Bảo quản gia vị không phải ai cũng biết cách
(ST)