Cách bảo vệ dạ dày

Dạ dày là một trong năm ngũ tạng của cơ thể, là bộ phận làm nhiệm vụ tiêu hóa, đồng thời cũng là bộ phận quan trọng sống còn của con người. Nhưng nhiều người vẫn chưa ý thức được lối sống khoa học và cách điều chỉnh ăn uống, vì thế đã gieo tai họa cho dạ dày. Muốn đề phòng bệnh dạ dày, cần kiêng kỵ những điều sau đây:

Không để tinh thần căng thẳng

Nếu để tinh thần căng thẳng, phiền muộn kéo dài sẽ gây thương tổn tinh thần dễ dẫn đến bệnh loét dạ dày.

Không lao động quá sức

Dù lao động chân tay hay lao động trí óc, nếu làm quá sức đều dẫn đến tình trạng không cung cấp đủ máu cho dạ dày, dịch vị toan quá nhiều, trong khi chất dính lại giảm làm cho màng dính bị tổn thương sinh ra bệnh tật.

Không uống rượu quá mức

Bản thân rượu đã trực tiếp gây tổn hại cho màng dính của dạ dày, dẫn đến xơ cứng gan, viêm tuyến tụy. Vì rượu được dạ dày hấp thụ trực tiếp cho nên càng tăng thêm tổn thất và bệnh tình của dạ dày.

Không nên nghiện thuốc lá

Thuốc lá kích thích sự tiết dịch của dạ dày và chất xúc tác gây nên sự phá hoại màng dính của dạ dày.

Không nên ăn uống no đói thất thường

Khi no hoặc đói, chất vị toan và chất protein xúc tác đều có sự thay đổi. Nếu ăn no quá, chất vị toan sẽ nhiều, thời gian thức ăn phải dừng lại chờ đợi lâu, dễ gây tổn thương cho dạ dày.

Không để bệnh truyền nhiễm lây lan

Nguyên nhân bệnh truyền nhiễm dạ dày và loét hành tá tràng là do người bệnh dùng chung bát đũa, bàn chải đánh răng hoặc hôn nhau làm lây bệnh sang người khác.

Không nên ăn trước lúc đi ngủ

Ăn trước lúc đi ngủ không phải là thói quen tốt, chẳng những nó làm cho ta khó ngủ mà còn làm cho người béo lên, hơn nữa sự tiết dịch vị toan quá nhiều trong đêm sễ dễ dẫn đến loét dạ dày.

Không nên ăn ba bữa thất thường

Định lượng cho mỗi bữa ăn cần chế biến hợp lý, bảo đảm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nhất là bữa ăn sáng được coi là “thuốc bổ” càng cần được ăn no, ăn ngon. Rất nhiều người mắc bệnh dạ dày đều có liên quan đến việc lâu không ăn sáng. Tục ngữ đã có câu: “Ăn sáng thì phải ăn no, ăn trưa thì phải ăn cho ngon lành, ăn tối nên ăn ít hơn”. Ăn xong nên nghỉ ngơi chừng 20 phút rồi hãy hoạt động.

Không ăn các món nguội quá hoặc nóng quá

Món ăn nguội quá hoặc nóng quá đều có tác dụng kích thích nhất định đến dạ dày. Vì thế, mùa hè không nên ăn đồ nguội, uống giải khát có đá quá nhiều, vì thế làm tổn thương đến màng dính của dạ dày dẫn đến bệnh dạ dày.

Không ăn các món ăn kích thích

Không nên ăn nhiều các món có kích thích mạnh như hành sống, ớt tươi, nước chè đặc, cà phê v.v… vì chúng rất dễ làm tổn hại đến màng dính của dạ dày.

Không nên lạm dụng thuốc

Dùng thuốc phải theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên lạm dụng, nhất là nên tránh dùng các loại thuốc tiêu viêm liên tục để tránh bị thủng màng dính hoặc chảy máu dạ dày hoặc nghiêm trọng hơn dẫn đến ung thư dạ dày.

Không nên ăn các loại thực phẩm nướng, hun khói, rán, quay

Ít ăn hoặc không ăn các loại thực phẩm quay, rán, xào, đốt, hun khói v.v…

Nhai kỹ, ăn chậm sẽ kéo dài tuổi thọ

Nhai kỹ làm cho thức ăn bị nghiền nát, nước bọt bao quanh thực phẩm sẽ dễ nuốt.

Các nhà dinh dưỡng học đề nghị, mỗi miếng ăn nên nhai từ năm mươi lần trở lên, khi nhai, cơ hàm và răng phải hoạt động mạnh có thể giúp tuần hoàn máu cục bộ, làm cho răng chắc khỏe và trắng bóng. Càng nhai kỹ, nước bọt tiết ra càng nhiều, trong nước bọt có tới trên mười loại hoạt tính xúc tác có khả năng hòa tan các vitamin, các axit hữu cơ, các chất khoáng, chẳng những có lợi cho tiêu hóa, mà còn có tác dụng diệt trùng, giải độc, đồng thời còn có tác dụng công kích mạnh vào “sát thủ” gen tự do để bảo vệ tế bào, làm giảm các độc tố gây bệnh.

Sau khi đã nhai kỹ, thức ăn đi vào đường ruột, được tác động trực tiếp của chất xúc tác tiêu hóa, thức ăn đã nhuyễn nên tiêu hóa càng tốt hơn. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy: nước bọt có thể làm cho những chất độc hại thành vật chất không độc hại đối với cơ thể, nếu ăn những món thịt rán thì sau khi nhai độ nửa phút mọi độc tố cũng sẽ trở nên vô dụng. Ngoài ra, những thực phẩm có độc tố, sau khi nhai, bị nước bọt tác động vào sẽ có tác dụng giải độc thần kỳ. Có người nói rằng nước bọt là liều thuốc phòng bệnh thiên nhiên vốn có của con người, câu nói đó rất có cơ sở.

Đi đôi với nhịp độ cuộc sống tăng nhanh, rất nhiều người vì muốn tiết kiệm thời gian, đã ăn vội ăn vàng, như vậy là không tốt. Do nhai không kỹ, nước bọt tiết ra ít, nên không thể phát huy được tác dụng tiêu hóa, sát trùng và giải độc, dần dần đem lại tai hại cho cơ thể. Phàm là những người sống lâu, phần lớn khi ăn đều nhai kỹ, đó là thói quen tốt, cần được duy trì.

Vì thế, nước bọt tiết ra càng nhiều thì càng có lợi cho việc sống lâu.