Cách cách bắt tay trong giao tiếp tạo sự gần gũi khi nói chuyện

Trong giao tiếp hàng ngày bắt tay là một trong những cách giao tiếp thông thường nhất. Và bắt tay thường là với người mình không thân nhiều, chỉ mới gặp nhau lần đầu, hoặc thỉnh thoảng gặp một lần trong môi trường công việc… Bạn bè thân thì ít bắt tay, gặp nhau thì hay quàng vai bá cổ.





Nguyên tắc bắt tay trong kỹ năng giao tiếp là gì?



 


Bắt tay là một nét đẹp văn hoá?

Bắt tay nhau thể hiện sự thân thiện, tình cảm quý mến nhau. Những người bạn thân lâu ngày mới gặp nhau thể hiện một cách bắt tay ban đầu, mừng rỡ tươi cười, gọi là "tay bắt mặt mừng".

Nhưng cũng có những cái bắt tay không văn hóa, bất đắc dĩ phải chìa tay ra cho người khác nắm, ví như một lãnh đạo đứng trên bậc hè cao, đưa bàn tay ra cho nhân viên đứng dưới nắm, tay kia để trong túi quần, mặt nhìn đi nơi khác hay một người bề trên ngồi trên ghế sa lông trong nhà, người khách vào chìa tay bắt, người ngồi ghế vẫn cứ ngồi, miệng nói chuyện với người khác, đưa bàn tay ra nắm một cách hờ hững.




Bắt tay là nét đẹp văn hóa trong giao tiếp, thể hiện tình cảm quý mến nhau, là màn chào hỏi ban đầu để làm quen cho cuộc nói chuyện tiếp theo. Vậy phải bắt tay sao cho đúng cách để không làm mất đi ý nghĩ của cử chỉ thân thiện này.


Cách bắt tay chuẩn nhất là bắt bàn tay người kia một cách chắc chắn, giữ hai bàn tay của hai người là hai mặt phẳng thẳng đứng song song, và đưa lên đưa xuống nhè nhẹ 4 hay năm lần. Người thì thẳng đứng, nhìn thẳng vào mắt người kia, mỉm cười. Đó là chuẩn. Nếu các bạn chưa chắc ăn để làm cách nào khác, thì dựa vào cách chuẩn này.

Cách bắt tay này có nguồn rất sâu trong văn hóa phương tây. Bắt tay là cách các chiến binh cư xử hòa bình với nhau. Ngày xưa các chiến binh thường cầm khiên tay trái và cầm kiếm tay phải. Bắt tay phải có nghĩa là kiếm đã được chuyển sang tay trái trong vị thế nghỉ ngơi, không đánh nhau. Người đứng thẳng vì đó là cách đứng hòa bình, không phải khom lưng chuẩn bị tấn công, nhưng đứng thẳng người cũng là cách đứng phòng thủ có thể chuyển động rất nhanh nếu bị tấn công bất ngờ. Mắt nhìn thẳng vào mắt người kia thể hiện sự thân thiện, nhưng cũng để ý chuyển động nếu thấy được ý đồ tấn công của đối phương.

Các biểu hiện bắt tay sai hay gặp:

1. Thăm dò:

Bắt tay mình mà mắt thì láo liên tìm người khác.

2. Hờ hững:

Cái bắt không chặt, chẳng chuyển tải được gì ngoài hờ hững.

3. Qua loa:

Bắt tay mà chẳng nói một câu, kiểu  duyệt binh.

4. Không nhiệt tình:

Bắt tay mà bàn tay ỉu xìu và không nhúc nhích.

5. Yếu đuối:

Bắt tay mà dáng đứng lòm khòm như đang bệnh rất yếu.

6.Bạo lực:

Bắt tay và xiết tay người ta thể hiện uy quyền.

7. Thống trị:

Bắt tay rồi nắm chặt tay người kia, rồi vặn tay để tay mình nằm dưới đưa bàn tay người kia nằm trên, nhất là lại đẩy tay người kia vào gần bụng người ta.

8. Nham nhở:

Bắt tay người ta rồi không chịu thả ra (nhất là các bàn tay êm ái của các cô gái xinh tươi )

Ba cách bắt tay đặc biệt:

1. Bắt đôi:

Tức là tay phải bắt tay người kia chắc chắn, và tay trái nắm cổ tay, hay bắp tay dưới, hay bắp tay trên, hay bả vai. Đây là cách bắt tay rất tốt, rất thân thiện, và rất gần gũi. Nhưng với người lạ thì thỉnh thoảng có người khó chịu vì quá thân thiện (trừ khi mình là người nổi tiếng ai cũng biết, thì làm thế thì ai cũng thích).

2. Tình nhân:

Tay phải bắt tay, và tay trái úp lên cả hai bàn tay của hai người. Cách này thường bị chê là tình nhân. Đây là cách diễn tả yêu mến, kính phục rất hay.

Và nếu là người châu Á đặc biệt là Việt Nam thì có thể dùng trong rất nhiều cơ hội trên thương trường và chính trường quốc tế như là một cái bắt tay rất thân thiện, nhất là khi trong lòng mình rất thân thiện và tĩnh lặng.

3. Kính cẩn:

Bắt bằng hai tay, người hơi cúi xuống một chút. Đây là cách bắt tay của những người đến thăm các Mẹ Việt Nam Anh Hùng chẳng hạn. Những người có mức độ tâm linh rất cao thường bắt tay cách này. Nhưng người chưa đến mức có lẽ sẽ không muốn làm và không dám làm, nhất là trong môi trường kinh doanh thương mãi.

Trên đây là các nguyên tức bắt tay cần biết trong kỹ năng giao tiếp. Nhưng điều chính ta cần nhớ là bắt tay là một cách giao tiếp với nhau. Trái tim mình phải muốn nói điều gì thì cái tay mới đi theo điều đó được. Cho nên giữ trái tim yêu thương và tĩnh lặng, thì tự nhiên cái bắt tay của bạn sẽ nói được điều trái tim muốn nói. Chúc bạn có được những cái bắt tay chân thành nhất

Bắt tay không đơn giản là một kỹ năng giao tiếp, mà nó còn là một cử chỉ văn hoá, một nghệ thuật, một kỹ năng sống. Cũng có những cái bắt tay làm đôi bên xích lại gần nhau. Có những người chỉ sơ xuất trong việc bắt tay, khiến đối tác tự ái, dẫn tới hỏng việc.


Bốn bước giúp bạn bắt tay đúng cách trong nghệ thuật giao tiếp

Bước 1: Ai là người chủ động

Trong khi gặp gỡ, nói chung, người có tuổi hoặc có địa vị xã hội cao hơn thường là người chủ động chìa tay ra bắt, ví dụ như giám đốc bắt tay các trưởng phòng, hoặc nhân vật được phỏng vấn bắt tay các phóng viên. Trong trường hợp đại diện hai bên đối tác đều ngang hàng, bên chủ nhà cũng sẽ là bên chủ động bắt tay trước. Tuy thế, đôi khi chính việc người khác mở rộng tay ra bắt trước, bất kể địa vị xã hội, cũng là một cách gây ấn tượng về sự tự tin và táo bạo.

Bước 2: Hãy đứng khi bắt tay

Đứng khi bắt tay gần như là một yêu cầu bắt buộc. Khi bạn đang ngồi mà có một người khác chìa tay ra bắt, hãy đứng lên và nắm lấy tay họ, thay vì tiếp tục ngồi và để đối tác phải cúi người xuống. Tất nhiên, trừ trường hợp hạn chế về thể chất như bạn đang ốm nặng, không thể đứng lên được, hoặc không thể di chuyển được, còn thì tư thế bắt tay đúng nhất là tư thế đứng thẳng.

Bước 3: Giao tiếp cơ thể

Khi bắt tay, cần có một sự tiếp xúc giữa phần khum của lòng bàn tay và mặt trong của các ngón tay với đối tác. Sau khi nắm tay và lắc vài lần, ánh mắt của bạn và của đối tác phải gặp nhau và duy trì sự kết nối trực tiếp.

Đừng bắt tay quá lỏng lẻo, nhưng cũng đừng nắm quá chặt và khiến đối tác của bạn phải rú lên vì đau. Người ta cho rằng cái bắt tay sẽ nói lên tính cách và con người của bạn. Người bắt tay nhẹ và không có lực thường là người hay lo lắng, hời hợt, còn người bắt tay chặt là người mạnh mẽ, đầy nhiệt huyết. Tuy nhiên, bắt tay quá chặt thì lại thành thất thố.

Bước 4: Đúng thời điểm

Hãy bắt đầu bắt tay ngay sau khi đã tự giới thiệu. Đừng vì quá tập trung vào việc giới thiệu bàn tay của mình hơn chính bản thân mình. Đừng giữ tay đối tác quá lâu. Thông thường, người ta sẽ nắm tay và lắc trong khoảng 3-4 nhịp là vừa đủ. Giữ tay đối tác, nhất là đối tác nữ quá lâu thì quả là bất lịch sự. Ngay khi gặp gỡ lần đầu tiên, cách bắt tay của bạn chính là một phương thức mạnh mẽ để giới thiệu về con người bạn và gây ấn tượng với đối tác. Chính vì vậy, hãy sử dụng ky nang giao tiep này thật hiệu quả, để đối tác thấy trước mặt mình là một con người bản lĩnh, tự tin, chân thành và có thể tin tưởng được.


Quan sát cách bắt tay của đối tác, chúng ta sẽ nắm bắt được một phần tính cách của họ, từ đó nắm được thế chủ động trong giao tiếp.

Helen Keller là một tác gia nữ người Mỹ rất nổi tiếng, bà là người vừa điếc vừa mù, khi nói về những cái bắt tay bà đã nhận xét rằng: “Có những bàn tay tôi từng tiếp xúc có cảm giác như khoảng cách giữa hai người cách xa hàng dặm, nhưng cũng có những cái bắt tay tràn đầy ánh sáng, cái bắt tay của họ lưu lại cho bạn một cảm giác cực kỳ ấm áp…”

Các yêu cầu đặt ra khi bắt tay

Bình thường, trong lần tiếp xúc đầu tiên, bạn bè lâu ngày gặp mặt, chào tạm biệt hoặc đưa tiễn một người nào đó, mọi người vốn đã quen với việc sử dụng cách bắt tay để thể hiện thiện chí của mình với đối phương.

Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như chúc mừng một ai đó, cảm ơn họ hoặc hỏi thăm; hoặc giả dụ như trong quá trình trao đổi hai bên phát hiện ra có những quan điểm chung giống nhau khiến họ đều cảm thấy hài lòng; lại có khi những mâu thuẫn ban đầu bỗng nhiên được giải toả, thậm chí ngay cả khi muốn hoà giải mâu thuẫn một cách triệt để thì theo thói quen người ta cũng coi việc bắt tay như một lễ tiết không thể thiếu.

Khi bắt tay, bạn nên đứng cách đối phương khoảng cách khoảng một bước chân, phần thân trước hơi nghiêng về phía trước, hai chân đứng thẳng, đưa tay bên phải ra, bốn ngón tay chập lại với nhau, khoảng giữa ngón cái và ngón trỏ giao nhau, ngón tay cái mở rộng, hướng về người cần bắt tay.

Nếu khi bắt tay lòng bàn tay hướng xuống phía dưới đè tay đối phương, điều này thể hiện rằng đây là người có xu hướng chi phối người khác rất lớn, bằng hành động bắt tay đó anh ta muốn nói cho người khác rằng, khi đó vị trí của anh ta cao hơn hẳn một bậc. Vì vậy trong quá trình giao tiếp bạn nên hạn chế ít nhất cách bắt tay ngạo mạn và thiếu tế nhị này, vì nó sẽ mang lại cảm giác phản cảm cho người đối diện.

Ngược lại, lòng bàn tay hướng vào bên trong bắt tay đối phương lại thể hiện được sự khiêm nhường và trọng lễ tiết của người bắt tay. Còn nếu khi bắt tay hai bàn tay bắt vuông góc với nhau lại thể hiện ra người bắt tay theo kiểu này là một người rất tự nhiên và trọng sự bình đẳng trong giao tiếp. Cách bắt tay vuông góc với tay đối phương cũng là một cách tương đối phổ biến và ổn thoả nhất trong tất cả các kiểu bắt tay kể trên.

Đeo găng tay trong khi bắt tay là một hành vi không lịch sự. Nếu là nam trước khi bắt tay bạn nên tháo găng tay ra, hạ mũ xuống. Nếu là nữ thì có thể không cần bỏ găng và mũ. Đương nhiên khi bạn đang đứng ngoài trời mà thời tiết rất lạnh thì cũng không cần thiết phải bỏ găng tay và mũ ra khi bắt tay. Ví dụ hai bên đều đeo găng tay, đội mũ, thì lúc đó bình thường sẽ nói “Xin lỗi!” trước khi bắt tay.

Khi bắt tay hai bên đều phải chú tâm đến thao tác, mỉm cười, chào, thăm hỏi đối phương, lúc bắt tay không nên chú ý nhìn chỗ khác hoặc biểu hiện trạng thái hờ hững, đang bận tâm đến một vấn đề nào đó.

Nếu quan hệ giữa bạn và người bắt tay là quan hệ thân mật và gần gũi thì có thể nắm tay chặt trong thời gian dài, còn theo lệ thường chỉ nên bắt tay một lúc rồi bỏ ra. Không nên bắt quá chặt, nhưng bắt tay hờ hững theo kiểu “chuồn chuồn đạp nước” cũng là một kiểu bắt tay thiếu lịch sự. Khi bắt tay tốt nhất bạn nên khống chế thời gian bắt tay trong vòng ba đến năm giây là tốt nhất. Nếu bạn muốn thể hiện cho đối tác thấy thành ý và nhiệt tình của mình thì có thể kéo dài thời gian bắt tay ra một chút nhưng khi bắt tay nên lắc tay lên xuống vài lần.

Khi bắt tay hai tay vừa chạm vào đã rời ra, thời gian bắt tay rất ngắn, gần như chỉ lướt qua tay, lại gần như có ý phòng bị đối với đối phương. Ngược lại thời gian bắt tay quá lâu, đặc biệt là kéo hẳn tay của đối phương về phía mình hoặc lần đầu gặp mặt mà đã bắt tay quá lâu không chịu bỏ ra…các kiểu bắt tay đó đều khiến cho người khác nghĩ rằng bạn có vẻ giả tạo, cưỡng ép, thậm chí bị nghi ngờ rằng bạn đang có ý định “muốn chiếm cảm tình” của họ.

Giữa người nhiều tuổi hơn và người ít tuổi hơn thì người có tuổi tác và vị thế cao hơn đưa tay ra bắt trước thì người ít tuổi hơn và địa vị thấp hơn mới có thể đưa tay ra bắt sau. Tương tự, cấp trên và cấp dưới, cấp trên đưa tay ra trước thì cấp dưới mới được đưa tay ra; giữa nam và nữ thì chỉ khi người nữ giơ tay ra trước thì người nam mới có thể đưa tay ra để bắt tay; nhưng nếu trong trường hợp người nam lại là người lớn tuổi hơn thì trong trường hợp đó đương nhiên sẽ theo quy tắc đã nói ở phía trên.

Nếu cần phải bắt tay với nhiều người cùng một lúc, khi bắt tay phải tính đến thứ tự trước sau, từ bề trên đến bề dưới, từ trưởng lão đến thiếu niên, từ thầy giáo đến học sinh, nữ rồi mới đến nam, từ người đã kết hôn rồi mới đến người chưa kết hôn, từ cấp trên đến cấp dưới.

Khi giao tiếp nếu số lượng người tương đối lớn, có thể chỉ bắt tay một số người ngay cạnh mình, gật đầu với những người xung quanh thay cái bắt tay chào hỏi, hoặc hơi cúi thấp người đã thể hiện đủ phép lịch sự. Nhằm tránh những trường hợp khó xử xảy ra, trước khi bạn có ý chủ động giơ tay ra bắt tay người khác, bạn phải nghĩ đến việc hành động đó của bạn có được họ chào đón hay không, nếu bạn cảm thấy đối phương không có ý muốn bắt tay với bạn, gật đầu hoặc hơi nghiêng người chào là cách xử sự hợp lý nhất.

Trong môi trường làm việc, khi bắt tay thì thứ tự bắt tay chủ yếu dựa vào chức vụ, thân phận của đối phương. Còn trong xã hội, khi vui chơi giải trí thì chủ yếu dựa vào tuổi tác, giới tính và việc họ đã hay chưa kết hôn để quyết định.

Khi đón tiếp đối tác đến thăm hỏi, thì hơi đặc biệt một chút: sau khi khách đã đến nơi, nên để chủ nhà chủ động giơ tay ra trước bắt tay chào đón khách. Khi khách chào từ biệt ra về thì lại là khách chủ động giơ tay ra trước bắt tay chào chủ nhà. Trước là thể hiện ý “chào đón”, sau lại thể hiện ý “tạm biệt”. Nếu các thứ tự này bị đảo ngược lại thì rất dễ khiến cho người khác hiểu lầm.

Nhưng một điểm cần nhấn mạnh ở đây là, bắt tay trong trường hợp đã được nói đến ở phía trên không cần thiết cứ phải nhất nhất tuân theo. Nếu bạn là người có vị trí tôn nghiêm hoặc là bậc trưởng bối, cấp trên khi nhìn thấy cấp dưới hoặc người vị trí nhỏ hơn, người ít tuổi hơn tranh việc giơ tay ra trước thì cách giải quyết trọn vẹn nhất là ngay lập tức giơ tay ra bắt. Tránh việc giữ thể diện hơn hẳn họ mà không cần quan tâm, khiến cho họ rơi vào trường hợp khó xử.

Khi bắt tay bạn nên hỏi thăm mấy câu, có thể nắm chặt tay đối phương, đồng thời đưa ánh mắt nhìn chú ý vào đối phương, vội vàng đi lại bắt tay sẽ giúp cho đối phương có ấn tượng sâu sắc hơn về bạn.

Các trường hợp nên bắt tay


- Gặp người quen lâu không gặp.

- Trong các trường hợp có tính chất trang trọng và chào hỏi người bạn quen biết.

- Trong giao tiếp xã hội khi bạn đứng ra đóng vai trò là chủ nhà hoặc người tiếp đón khách, hoặc là người đi tiễn khách.

- Sau khi thăm hỏi người khác xong, bạn chào từ biệt họ ra về.

- Khi bạn được giới thiệu với một người mới mà bạn không quen.

- Trong giao tiếp xã hội, ngẫu nhiên gặp lại bạn thân lâu năm không gặp hoặc gặp cấp trên.

- Khi người khác ủng hộ bạn, cỗ vũ bạn hoặc giúp đỡ bạn ở một phương diện nào đó.

- Thể hiện lòng cảm tạ của bạn đối với một người nào đó, chúc mừng hoặc cung chúc người khác.

- Khi bạn thể hiện sự thông cảm, ủng hộ, khẳng định đối với người khác.

- Khi tặng quà hoặc nhận quà.

Theo lệ thường các trường hợp kể trên đều thích hợp để bắt tay người khác.

Cách bắt tay với người đối diện

Luôn sẵn sàng để bắt tay. Đứng đối diện với người cần bắt tay, đưa tay thẳng ra trước, ngón cái hướng lên, cả bàn tay xòe ra và rồi xiết nhẹ nhàng. Lực nâng và hạ tay đến từ cùi chỏ. Vừa bắt tay vừa nói: “Rất vui được gặp anh/chị”.

Đưa tay thẳng ra trước, ngón cái hướng lên, cả bàn tay xòe ra và rồi xiết nhẹ nhàng

Cách bắt tay phản ánh bản tính mỗi con người

Bạn phải cân nhắc ý nghĩa từng cái bắt tay. Nếu bạn đang chọn sai cách thì hãy sửa đổi để tránh gây ấn tượng xấu nơi người đối diện.

  • Người chiến thắng: Bắt tay chắc khỏe, tự tin, đúng quy cách như đã nói ở trên.
  • Người yếu thế: Bắt tay lỏng lẻo, mềm yếu thường bị đánh giá rằng không quyết tâm thực hiện cam kết, yếu hèn, khúm núm.
  • Kiểu chính trị gia: Nếu bắt tay phải và đỡ tay phải bằng tay trái là kiểu thân mật. Nếu mối quan hệ chỉ mới bắt đầu thì bắt tay theo cách này là quá sớm. Các chuyên gia cử chỉ ví đó như là: “Hôn đối phương ngay ngày hẹn đầu tiên”.
  • Kiểu đấu sĩ đô vật: Nếu bắt tay mạnh đến mức muốn giựt tay đối phương thì sẽ bị đánh giá là quá hào hứng, có tính thúc đẩy đến mức hấp tấp, bộp chộp. Không phải kiểu mà các doanh nhân muốn cùng hợp tác.
  • Kiểu nữ hoàng: Nếu bắt tay mà bạn chỉ đưa những đầu ngón tay khép lại ra cho đối phương thì là ý ám chỉ: “Tôi hơn anh một bậc và không chắc là tôi muốn bắt tay anh”. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi và người bị bệnh viêm khớp thì kiểu bắt tay nhẹ nhàng này lại hết sức phù hợp.

Khi bắt tay, tay phải sạch sẽ

Đừng đeo nhẫn quá to để tránh gây cảm giác vướng víu khi hai tay chạm nhau. Và cũng đừng xịt nước hoa ở lòng bàn tay.

Nếu tay bạn ra mồ hôi thì hãy kín đáo lau sạch trước khi bắt. Nếu tay đối phương ẩm ướt thì bạn cũng phải chờ đến lúc kín đáo mới bí mật lau tay mình, tránh thể hiện thái độ khó chịu.

Ngôn ngữ cơ thể khi bắt tay

Bên cạnh cái bắt tay chắc khỏe, tự tin thì còn phải chú ý đến ánh mắt, tư thế và ngôn ngữ cử chỉ.

Khi bạn lần đầu gặp ai đó thì 55% ấn tượng đầu tiên là vẻ ngoài, tư thế, ánh mắt, trang phục và cái bắt tay. Sau đó, 38% là tiếng nói, chỉ có 7% là những gì bạn thật sự đang nói. Nếu bạn không chỉ gây ấn tượng tốt đến 93% thì bất chấp bạn đang nói gì cũng chẳng có ai quan tâm.

Bắt tay để chào hỏi ấn tượng hơn

Bạn chỉ bắt tay khi cả hai cùng đứng dậy hoặc cùng ngồi. Tối kỵ là khi một người ngồi, một người đứng lom khom, hay một người đứng trên bục cao, bậc trên của cầu thang, một người ở thấp hơn. Hãy bước tới, nghiêng người về phía trước một chút để bắt tay. Nhìn đối tác với mét mặt tươi vui, tránh bắt tay người này, nhưng mắt nhìn người thứ hai, miệng chào người thứ ba.

Với người lớn tuổi, nên cúi thấp hơn một chút để tỏ vẻ kính trọng. Bạn không cần thiết ấp cả hai bàn tay của mình vào tay người khác, hay cúi rạp mình, khiến người ta có cảm giác bạn nhúm mình khúm núm quá mức.

Hãy bắt tay kèm lời chào, gọi đúng tên, sau đó giới thiện bản thân. Ví dụ: Khi bắt tay, bạn hãy nói: Chào anh/chị, tôi là Khánh, biên tập viên website Gockynang.vn, rất vui được gặp anh/chị.

Khi bắt tay ai đó, bạn hãy truyền cho người ta cảm giác thân thiện, cởi mở, sức mạnh của sự tự tin, khả năng làm chủ bản thân, để lại ấn tượng tốt đẹp. Đó là khởi đầu của mối quan hệ tốt đẹp và thành công.

.

Bắt tay sai cách có thể khiến bạn phải trả giá

85% quyết định sự thành công nằm ở kỹ năng xã hội của bạn. Vậy nên, hãy học cách tương tác với đối phương. Hãy nhớ, quan trọng nhất là thái độ tự tin. Ai lại muốn làm việc với một người không tin vào chính mình và vào công việc của mình.


Những điều nên và không nên khi thực hiện bắt tay

Khi bắt tay ai đó, bạn hãy tiến lại phía người đó với nét mặt tươi cười. Hãy dừng lại ở khoảng cách an toàn, rồi chìa tay về phía người đó. Chìa tay sớm để người ta phải nhoai người về phía bạn, hay tiến tới gần quá khiến người ta phải đứng lùi lại một bước là điều không nên. Hãy nắm cả bàn tay đối tác, sao cho ngón tay cái của bạn khít lên ngón cái của người ta, lắc 3 – 4 nhịp rồi buông ra là đủ.

Xin bạn chớ nhiệt tình quá mà bóp tay người ta quá mạnh, giật tay người ta quá lâu khiến người ta đau, nhất là đối với phụ nữ. Hãy nhớ bắt tay là thủ tục giao tiếp chứ không phải là thi “vật tay”. Nhưng bắt tay hời hợt, yếu ớt, chưa chạn đã buông, hay bắt tay kiểu cầm vài ngón tay cũng là không đạt tới mức kỹ năng.

Đừng để tay ướt, dính nhớp mồ hôi mà bắt tay khiến người ta có cảm giác cầm vào “con cá chết”. Nếu tay bạn bận hay bẩn, bạn cứ xin lỗi rằng bạn không thể bắt tay, chứ đừng chìa cánh tay, cùi tay ra để người ta bắt vào đó. Làm thế khác nào thay vì hôn môi, bạn lại chìa gáy cho người ta.

Những bạn đeo nhẫn thì lưu ý để chúng không trở thành vũ khí sát thương đối phương. Nếu bạn là người thuận tay trái, cũng cố gắng chìa tay phải để bắt tay, không nên để đối tác phải rụt tay phải của họ lại để đổi sang tay trái cho giống bạn.


Khi chúng ta bắt tay một ai đó nên tuân theo một số quy phạm chung, tránh trường hợp phạm phải những trường hợp thất lễ sẽ liệt kê dưới đây:

- Không nên giơ tay trái ra bắt, đặc biệt khi bạn đang giao tiếp với người Ả rập, người Ấn Độ điều này bạn càng cần phải chú ý. Vì theo quan điểm của họ tay trái là bàn tay không được sạch sẽ.

- Khi giao tiếp với người theo đạo thiên chúa giáo cần phải tránh trường hợp ví dụ như hai người này bắt tay và bắt tay chéo với hai người khác, việc đó sẽ tạo ra sự chồng chéo lên nhau, hình thành chữ thập, trong con mắt của họ chữ thập đại diện cho những điều xui xẻo.

- Khi bắt tay không nên đeo găng tay, đội mũ hoặc đeo kính đen, chỉ có phụ nữ khi giao tiếp ngoài xã hội được phép đeo găng tay khi bắt tay.

- Không nên một tay cầm đồ hoặc đút túi còn tay kia giơ ra bắt.

- Khi bắt tay trên mặt không nên giữ thái độ vô cảm, không nói một lời nào hoặc lý luận dài dòng, gật đầu lia lịa hoặc nhún vai, kiểu cách một cách quá đáng.

- Khi bắt tay không nên chỉ bắt hờ hững đầu ngón tay của đối phương, kiểu như muốn giữ khoảng cách nhất định với họ. Cách làm tốt nhất là cần nắm cả bàn tay đối phương. Cho dù trong trường hợp lệch tay thì cũng nên làm như vậy.

- Không nên kéo tay đối phương về phía mình hoặc đẩy tay về phía họ, hoặc gạt lên trên xuống dưới, sang trái hoặc sang phải lệch hướng.

- Không nên từ chối cái bắt tay của đối phương, cho dù có bệnh về tay, tay ướt, bẩn thì cũng nên giải thích với đối phương một cách lịch sự: “Xin lỗi, tay tôi không tiện để bắt tay anh (chị) lúc này” để tránh đối phương hiểu lầm.




Nghệ thuật bắt tay trong giao tiếp
Làm sao để giao tiếp tốt với người nước ngoài
Cách giao tiếp với người Anh khiêm nhường, rất thú vị
Cách giao tiếp của người Châu Á
Cách giao tiếp của người Nam Phi độc đáo, thú vị


(ST)

Bắt tay trong giao tiếp

Viết ngày bởi admin

Bắt tay không đơn giản là một kỹ năng giao tiếp, mà nó còn là một cử chỉ văn hoá, một nghệ thuật, một kỹ năng sống. Cũng có những cái bắt tay làm đôi bên xích lại gần nhau. Có những người chỉ sơ xuất trong việc bắt tay, khiến đối tác tự ái, dẫn tới hỏng việc.

Bắt tay là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp

Đừng quên bắt tay khi…

Với người Việt Nam, bắt tay là một nét văn hoá du nhập, nên có nhiều trường hợp không cần bắt tay. Nhưng bạn chớ bỏ qua hành động bắt tay trong những trường hợp như khi bạn được giới thiệu với một người lạ, tạm biệt một người bạn, khách mới hay đối tác. Khách hàng, đối tác hay bất cứ người nào đó tới cơ quan liên hệ công tác, bạn cũng chớ bỏ qua thủ tục đầu tiên này.

Khi bạn được mời đến dự tiệc, buổi họp hay hội nghị, khi bạn đến đã có nhiều người đến trước, bạn hãy dành thời gian bắt tay mọi người có mặt. Đặc biệt, sau khi ký kết hợp đồng hay một thoả thuận nào đó mà bỏ qua phần bắt tay đối tác là một thiếu sót lớn.

Những người cùng trang lứa cứ mạnh dạn chủ động bắt tay trước, vì nó thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin, cởi mở của bản thân. Với người lớn tuổi hơn bạn, bạn không nên chủ động bắt tay, biết đâu người ta “cố chấp”, cho rằng bạn “không xứng” để bắt tay. Trước kia người ta cho rằng đàn ông phải đợi phụ nữ chìa tay trước, nhưng ngày nay trong giao tiếp, không có sự phân biệt này.

Bắt tay – những điều nên và không nên

Khi bắt tay ai đó, bạn hãy tiến lại phía người đó với nét mặt tươi cười. Hãy dừng lại ở khoảng cách an toàn, rồi chìa tay về phía người đó. Chìa tay sớm để người ta phải nhoai người về phía bạn, hay tiến tới gần quá khiến người ta phải đứng lùi lại một bước là điều không nên. Hãy nắm cả bàn tay đối tác, sao cho ngón tay cái của bạn khít lên ngón cái của người ta, lắc 3 – 4 nhịp rồi buông ra là đủ.

Xin bạn chớ nhiệt tình quá mà bóp tay người ta quá mạnh, giật tay người ta quá lâu khiến người ta đau, nhất là đối với phụ nữ. Hãy nhớ bắt tay là thủ tục giao tiếp chứ không phải là thi “vật tay”. Nhưng bắt tay hời hợt, yếu ớt, chưa chạn đã buông, hay bắt tay kiểu cầm vài ngón tay cũng là không đạt tới mức kỹ năng.

Đừng để tay ướt, dính nhớp mồ hôi mà bắt tay khiến người ta có cảm giác cầm vào “con cá chết”. Nếu tay bạn bận hay bẩn, bạn cứ xin lỗi rằng bạn không thể bắt tay, chứ đừng chìa cánh tay, cùi tay ra để người ta bắt vào đó. Làm thế khác nào thay vì hôn môi, bạn lại chìa gáy cho người ta.

Những bạn đeo nhẫn thì lưu ý để chúng không trở thành vũ khí sát thương đối phương. Nếu bạn là người thuận tay trái, cũng cố gắng chìa tay phải để bắt tay, không nên để đối tác phải rụt tay phải của họ lại để đổi sang tay trái cho giống bạn.

Bắt tay để chào hỏi ấn tượng hơn

Bạn chỉ bắt tay khi cả hai cùng đứng dậy hoặc cùng ngồi. Tối kỵ là khi một người ngồi, một người đứng lom khom, hay một người đứng trên bục cao, bậc trên của cầu thang, một người ở thấp hơn.

Hãy bước tới, nghiêng người về phía trước một chút để bắt tay. Nhìn đối tác với mét mặt tươi vui, tránh bắt tay người này, nhưng mắt nhìn người thứ hai, miệng chào người thứ ba.

Với người lớn tuổi, nên cúi thấp hơn một chút để tỏ vẻ kính trọng. Bạn không cần thiết ấp cả hai bàn tay của mình vào tay người khác, hay cúi rạp mình, khiến người ta có cảm giác bạn nhúm mình khúm núm quá mức.

Hãy bắt tay kèm lời chào, gọi đúng tên, sau đó giới thiện bản thân. Ví dụ: Khi bắt tay, bạn hãy nói: Chào anh/chị, tôi là Khánh, biên tập viên website Gockynang.vn, rất vui được gặp anh/chị.

Khi bắt tay ai đó, bạn hãy truyền cho người ta cảm giác thân thiện, cởi mở, sức mạnh của sự tự tin, khả năng làm chủ bản thân, để lại ấn tượng tốt đẹp. Đó là khởi đầu của mối quan hệ tốt đẹp và thành công.

- See more at: http://gockynang.vn/ky-nang-giao-tiep/bat-tay-trong-giao-tiep#sthash.jXIkuL4L.dpuf