Cách cải thiện EQ hiệu quả nhất

Ngày nay chỉ số EQ đang dần trở thành một yếu tố quan trọng để đánh giá con người bên cạnh chỉ số IQ.







CÁCH CẢI THIỆN CHỈ SỐ EQ

 

Chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ) là khả năng nhận biết, đánh giá và kiểm soát cảm xúc của bản thân cũng như thấu hiểu và chế ngự cảm xúc. EQ bắt đầu xuất hiện từ thập niên 80 của thế kỉ trước và dần trở nên phổ biến sau khi cuốn sách “Emotional Intelligence” của Daniel Goleman được xuất bản. trong khuôn khổ bài viết sẽ điểm qua những thành phần chính cấu thành nên chỉ số EQ để người đọc có thể nắm bắt và khai thác một cách tốt nhất.

EQ ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe ra sao?

Những nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc chỉ ra rằng chỉ có khoảng 36% số người được khảo sát có khả năng nhận diện chính xác những cảm xúc đang diễn ra trong lòng mình. Nghĩa là hai phần ba còn lại thường bị cảm xúc chi phối và không có kỹ năng làm chủ cảm xúc.

Trong trường học đa phần tập trung dạy kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà hầu như không có khóa học nào dạy kỹ năng kiểm soát cảm xúc. Trong khi trong cuộc sống con người thường xuyên phải đưa ra những quyết định đỏi hỏi phải có kỹ năng kiểm soát cảm xúc để có quyết định đúng.

Căng thẳng và mâu thuẫn giữa các cá nhân là bằng chứng rõ ràng của việc không hiểu và không kiểm soát được cảm xúc. Mâu thuẫn trong cuộc sống và công việc có khuynh hướng tồi tệ hơn khi chúng ta thụ động né tránh các vấn đề hoặc quá đối đầu khiến chuyện bé xé ra to, hậu quả là anh em mâu thuẫn nhau, vợ chồng ly dị, cha mẹ và con cái không hiểu nhau, mất tình bạn, mâu thuẫn với hàng xóm, đồng nghiệp…

Trong cuộc sống, khi bạn thấu hiểu và kiểm soát được cảm xúc của mình, bạn có thể dễ dàng vượt qua những khó khăn trước mắt và tránh những điều tương tự trong tương lai, bạn giải quyết những mâu thuẫn một cách dễ dàng. Ngược lại nếu bạn kìm nén và trấn áp cảm xúc của mình, chúng sẽ nhanh chóng tích tụ lại thành những cảm giác khó chịu của sự căng thẳng, lo âu và giận dữ. Từ những cảm giác này sẽ dẫn đến những hành động mất kiểm soát và đem đến những hậu quả không tốt. Sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi sự đè nén cảm xúc. Sự căng thẳng, lo âu và tuyệt vọng kìm hãm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị dịch bệnh tấn công, đồng thời ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch, và làm tăng khả năng tự tử.

Trí tuệ cảm xúc có ảnh hưởng đến hiệu quả công việc không? Câu trả lời là rất lớn!

Trong quyển sách Emotional Intelligence Quickbook của tác giả Travis Bradberry & Jean greaves có viết: “Trong những nhân viên văn phòng được nghiên cứu thì có 90% số người có thành tích cao cũng là những người có chỉ số EQ cao. Phát hiện này đúng với tất cả mọi người, thuộc mọi lĩnh mực, mọi vị trí, thuộc mọi quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Nghiên cứu cũng chưa tìm ra công việc nào mà hiệu suất công việc không gắn liền với trí tuệ cảm xúc. Chính vì vậy mà ngày nay có rất nhiều tập đoàn và công ty trên thế giới dùng những bài kiểm tra EQ để tuyển chọn nhân sự”.

Rèn luyện nâng cao EQ

Như đã nói, bạn hoàn toàn có thể học hỏi và rèn luyện để nâng cao chỉ số EQ. Tuy nhiên quá trình này đòi hỏi sự kiên trì và sau một thời gian vài tháng bạn mới bắt đầu thấy được sự thay đổi đáng kể.

Trở ngại lớn nhất của việc nâng cao năng lực cá nhân chính là khuynh hướng né tránh cảm giác khó chịu xuất phát trong quá trình nâng cao khả năng tự nhận thức. Cách duy nhất để thay đổi chính là đối diện với những cảm giác khiến bạn khó chịu. Thay vì né tránh một cảm xúc nào đó, mục tiêu của bạn nên là: tiếp cận nó, đón nhận nó và cuối cùng là vượt qua nó. Điều này cũng đúng với cả những cảm xúc hơi khó chịu như buồn chán, hoang mang, hoặc nghi ngại.

Để cải thiện chỉ số EQ bạn cần tập trung vào hai yếu tố sau:

1. Nâng cao năng lực cá nhân nhằm cải thiện cách bạn hiểu và kiểm soát bản thân. Để làm điều này bạn cần học cách đối diện với những cảm giác khó chịu, và làm chủ khuynh hướng của bạn.

2. Nâng cao năng lực xã hội thông qua việc học cách biết lắng nghe người khác nói, và biết cách nói để người khác lắng nghe.

Việc nâng cao năng lực của hai yếu tố trên có sự bổ trợ cho nhau, khi năng lực cá nhân được cải thiện thì tự khắc năng lực xã hội cũng tăng lên và ngược lại.

Khi trí tuệ cảm xúc của bạn được nâng cao, con người bạn sẽ như ở một bậc cao hơn trên chiếc thang của cuộc sống. Đối với những nhà quản lý doanh nghiệp, việc nâng cao trí tuệ cảm xúc là cần thiết, vì nó sẽ giúp họ có được sự tương tác và tạo ra những mối quan hệ với cấp dưới, đồng nghiệp, cấp trên và cả với khách hàng cũng như đối tác được hiệu quả hơn, từ đó nâng cao hiệu quả công việc. Trong cuộc sống gia đình bạn sẽ thấu hiểu những người thân của mình từ đó có được những mối quan hệ tốt hơn giúp gia đình hạnh phúc hơn, bạn được những người xung quanh bạn yêu quí và tin tưởng hơn.

1. Hiểu rõ tầm quan trọng của trí tuệ xúc cảm trong cuộc sống hàng ngày

Việc đạt được chỉ số EQ cao sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong cuộc sống. Ngày nay chỉ số EQ đang dần trở thành một yếu tố quan trọng để đánh giá con người bên cạnh chỉ số IQ. Mỗi cá nhân tốt nhất nên đạt được sự hài hòa giữa hai chỉ số IQ và EQ. Tuy nhiên không giống như IQ chúng ta có thể rèn luyện để cải thiện EQ. Đạt chỉ số EQ cao đồng nghĩa bạn sẽ có cuộc sống hạnh phúc hơn bởi việc giao tiếp và thấu hiểu người khác sẽ trở nên dễ dàng, đồng thời khả năng hành động theo lý tính và kiềm chế trong những hoàn cảnh khó khăn trở thành bản năng. Tất cả sẽ giúp bạn có nhiều nhiều mối quan hệ tốt và cơ hội thăng tiến cao trong nghề nghiệp:
Có bốn thành phần cốt lõi cấu thành nên chỉ số EQ:
• Tự nhận thức về bản thân: là khả năng nhận ra những cảm xúc của riêng mình có mục đích gì và hiểu rõ căn nguyên của những cảm xúc ấy. Tự nhận thức về bản thân cũng liên quan tới việc nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và lòng tự trọng của mỗi người.
• Tự kiểm soát: đây là khả năng trì hoãn sự tự thỏa mãn, cân bằng nhu cầu của bản thân khi so với người khác và chủ động kiềm chế cơn bốc đồng. Bên cạnh đó còn là khă năng thích ứng, đối phó trước thay đổi và duy trì sự tận tâm kiên trì trong công việc.
• Nhận thức về xã hội: khả năng hòa hợp với cảm xúc và những quan tâm từ cộng đồng cũng như khả năng nhận biết và thích ứng với cách hành xử của xã hội.
• Quản lý mối quan hệ: Đây là về khả năng hòa hợp với người khác, quản lý xung đột, khả năng giao tiếp, truyền cảm hứng và gây ảnh hường lên người khác.
2. Học cách nhận biết nguyên nhân gây ra stress và cách xử lý

Cuộc sống luôn tràn ngập khó khăn và thử thách, từ đổ vỡ những mối quan hệ cho tới mất việc làm. Stress làm cuộc sống trở nên đầy thử thách hơn và càng bị stress thì chúng ta càng khó có thể đối phó chúng. Vì vậy một phần rất quan trọng trong việc cải thiện chỉ số EQ là luôn trong trạng thái sẵn sàng tìm kiếm và nhận biết các tác nhân gây ra stress để kiềm chế kịp thời.
3. Cởi mở, ham học hỏi và sẵn sàng chấp nhận cái mới
Cởi mở và khả năng chấp nhận luôn song hành khi đề cập đến EQ. Hãy chấp nhận với những ý tưởng và quan điểm mới. Một đầu óc hẹp hòi chỉ khiến chỉ số thông minh cảm xúc của bạn thấp đi mà thôi.

Để làm được điều này hãy cố gắng tìm hiểu và cân nhắc đến cảm xúc và suy nghĩ của người khác. Chấp nhận những suy nghĩ và quan điểm mới giúp bạn ở trong vị trí để cân nhắc tất cả các khả năng có thể xảy ra theo cách tích cực. Hãy nhớ rằng không phải lúc nào bạn cũng đúng nên khi luôn ở trạng thái sẵn sàng chấp nhận và cân nhắc các khả năng có thể xảy ra, việc chấp nhận sai lầm sẽ đơn giản hơn nhiều một khi những thứ bạn biết bấy lâu nay thực ra không hề chính xác và đáng tin cậy như bạn vẫn nghĩ.
Thay đổi tư duy là việc không hề dễ dàng đặc biệt nếu bạn có thói quen nhìn nhận mọi thứ trong cuộc sống theo cái nhìn tuyệt đối. Hãy suy nghĩ cởi mở ra một chút, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều mới mẻ và giảm bớt bi quan về cuộc sống tương lai.
4. Hướng ngoại và lòng đồng cảm
Những người có khả năng thấu hiểu người khác và hướng sự quan tâm của họ tới các mối liên hệ bên ngoài thay vì tập trung vào bản thân là những người hướng ngoại và có năng lực đồng cảm.

Hướng ngoại và năng lực đồng cảm luôn đi kèm với nhau. Khi bạn có cả hai phẩm chất này bạn là người có khả năng thấu hiểu người khác và đức tính vị tha. Một con người ích kỷ luôn đặt bản thân làm trung tâm thường thiếu sự cảm thông, lòng trắc ẩn và nhìn nhận cuộc sống chỉ dựa trên nhu cầu và mong muốn của bản thân. Bằng cách tăng cường nhân tố này, khả năng giao tiếp của bạn sẽ tốt hơn, cho phép bạn có được nhiều trải nghiệm mạnh mẽ hơn trong những mối quan hệ. Khả năng giao tiếp tốt cũng giúp bạn quản lý xung đột tốt hơn và gia tăng sức ảnh hưởng lên người khác.
5. Cẩn trọng trong công việc và suy nghĩ thấu đáo

Suy nghĩ và hành động theo lý tính là những khía cạnh phong phú trong EQ. Nếu bạn có thể phân tích thấu đáo một tình huống và có cách nhìn nhận riêng của bản thân, nhưng bạn không thể hành động theo lý tính thì khả năng phân tích tình huống của bạn chẳng phải vô ích sao?
Cẩn trọng là hành động của việc phân tích tình hình còn sự cân nhắc là hành động của việc phản ứng theo lý tính. Nói cách khác, đây là hành động của quá trình xem xét và phân tích tình hình và sau đó là hành động theo hướng tích cực nhất. Thông qua quá trình tư duy theo lý tính và hành động có cân nhắc, bạn sẽ đưa ra được quyết định tốt hơn và sự dẻo dai chịu đựng và khả năng tồn tại qua khó khăn của bạn sẽ được tôi luyện rất nhiều.
6. Khả năng tự nhận thức

Tự nhận thức về bản thân là hành trình giác ngộ lâu dài thậm chi là bạn có thể mất cả cuộc đời để hiểu rõ về bản thân mình - nhưng việc sự nhận thức rằng bạn tiếp tục lớn, thay đổi và tìm hiểu nhiều hơn về bản thân sẽ giúp bạn vững vàng hơn trong cuộc sống. Biết mình là ai thì bạn sẽ hiểu nhiều hơn về người khác và những hy vọng, ước mơ cũng như những điểm mạnh và điểm yếu của họ. Ngoài ra, việc nhận thức môi trường xung quanh cũng rất quan trọng. Hãy rộng mở tâm hồn mình để phân tích thế giới bên ngoài.
Một khi đã hiểu rõ bản thân mình, bạn có thể bắt đầu nhận ra những cảm xúc của riêng mình và làm thế nào chúng ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của bạn, đó chính là sự tự nhận thức. Tự nhận thức cho phép bạn kiểm soát bản thân hiệu quả, cũng như có khả năng điều chỉnh cảm xúc và hành vi của bạn theo hướng lành mạnh.
7. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp

Khả năng giao tiếp tốt giúp việc truyền đạt thông tin dễ dàng, mạnh lạc trong khi vẫn tôn trọng ranh giới giữa bạn và những người khác. Điều quan trọng là kĩ năng giao tiếp không chỉ xây dựng bằng lời nói của bạn, mà còn dựa trên sự truyền tải thông tin bằng ngôn ngữ cơ thể. Hãy thử làm theo những cách sau:
- Khoảng cách giao tiếp phù hợp: khoảng cách này khác nhau giữa người này sang người khác. Chú ý khoảng cách giao tiếp khi người khác nói chuyện với bạn và họ cảm thấy thoải mái hay khó chịu với những va chạm khi giao tiếp.
- Để ý sự chân thành: khi ai đó mỉm cười, đó có phải là một nụ cười giả tạo hay không? Nụ cười có thể nói lên rất nhiều về tính cách con người.
- Vị trí cơ thể: nếu cơ thể của một người hướng về phía bạn với vòng tay dang rộng và ánh mắt nhìn thẳng, người ta thực sự rất muốn gần bạn.
8. Lạc quan

Những người lạc quan thường có cuộc sống hạnh phúc và thành công. Khi bạn lạc quan, sẽ rất dễ dàng cảm nhận những điều tươi đẹp của cuộc sống hàng ngày. Lạc quan chính là kết quả của một tâm hồn cởi mở, làm một yếu tố quan trọng của việc nâng cao trí tuệ cảm xúc của bạn.
Cái nhìn tiêu cực chỉ khiến bạn bị vây bọc và cách ly với thế giới. Một người bi quan chỉ nghĩ về sai lầm có thể mắc phải trong cuộc sống thay vì rèn luyện sự dẻo dai để chống đỡ trước những thăng trầm trong cuộc sống. Hơn nữa, mọi người đều muốn làm bạn với người lạc quan và đièu này giúp bạn xây dựng thêm nhiều mối quan hệ cho mình.


Trắc nghiệm: Chỉ số EQ của bạn ở mức nào?


EQ (Emotion Quotient) là chỉ số “Đo sự thông minh cảm xúc” được tìm ra vào những năm 1990, thể hiện khả năng hiểu cảm xúc và ứng xử của bạn khi gặp tình huống khó khăn. Ngày nay một số người còn quan tâm nhiều đến EQ còn hơn cả IQ (chỉ số thông minh), vì EQ góp phần không nhỏ mang đến sự thành công của bạn. Bài trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chỉ số EQ của mình.

Câu 1: Một người mượn bạn một món đồ nhỏ (Nhưng có giá trị lớn về mặt tinh thần) nhưng mãi mà vẫn chưa mang trả. Phải làm sao đây?

A Bạn nói thẳng đây là món đồ rất quan trọng với bạn và bạn đề nghị trả lại.

B Từ mặt mấy người này ra, không bạn bè gì hết.

C Thui chẳng đáng là bao nhiêu, tình bạn quan trọng hơn hết.

D Làm mặt lạnh, ngó lơ cho đến khi người kia mang đến trả.
 

Tình bạn luôn quan trọng với bạn (Ảnh minh hoạ)

Câu 2: Vì một số lí do, người bạn thân thiết của bạn bỗng dưng không muốn nhìn mặt bạn nữa, bạn sẽ thế nào?

A Ngồi tự kỉ một mình.

B Tìm cách giải tỏ nỗi buồn bằng hiểu lầm như shopping, học nhảy… cho đến khi người kia hết giận bạn.

C Kiếm bạn mới để chơi, thiếu gì bạn, mất một người có gì đâu.

D Lao vào công việc để không nghĩ linh tinh nữa.

Câu 3: Bạn phải share phòng ngủ với em/chị/anh, nhưng khổ nỗi em/chị/anh của bạn lại cực kì bừa bộn và chẳng chịu dọn dẹp gì cả, những lúc như thế bạn làm sao?

A Bạn hù doạ, dùng bạo lực để nó phải chọn phòng.

B Nói hoài mà nó không chịu thay đổi, bạn đành phải sống cùng sự bừa bãi này thôi.

C Bạn nói rõ ràng, giải thích tại sao ở bừa bãi lại không tốt, rằng…

D Bạn cố tìm cách để làm bẽ mặt nó.

Bạn đành phải sống cùng sự bừa bãi này thôi (Ảnh minh hoạ)

Câu 4: Bạn sẽ làm gì khi tìm được một học bổng rất lớn? Để có được học bổng, bạn đã phải làm cho xong một bài luận dài ngoằng và cực kì khó khăn.

A Bạn vô cùng lo lắng, đến mức chẳng làm được gì.

B Bạn để bài luận sang một bên, phải xả xì trét rồi làm gì thì làm.

C Bạn dành cả tuần để làm bài luận, nhưng tuyệt đối không nói ra với ai.

D Bạn bình tĩnh để làm tiểu luận, lên dàn bài và tham khảo ý kiến của một số người.

Câu 5: Bạn đang ung dung trong sân trường, thì bỗng nhiên bạn bị ngã ngay trước mặt một đám con trai. Và:

A Bạn đứng lên, mỉm cười và bước đi tiếp.

B Bạn rất khó chịu khi đứng dậy.

C Bạn đỏ mặt vì quá mắc cỡ.

D Bạn cáu điên và lườm mọi người.

Bạn luôn mỉm cười dù gặp phải khó khăn (Ảnh minh hoạ)


Câu 6: Tưởng tượng trong một buổi tiệc bạn được nói chuyện với hotboy đình đám của trường, nhưng có vẻ cậu ấy không thoải mái lắm, bạn sẽ:

A Cứ suy nghĩ tại sao cậu ấy lại không hứng thú nói chuyện với mình.

B Bạn cố hỏi nhiều vấn đề để hiểu hơn về cậu ấy.

C Bạn bỏ đi vì thấy cậu ấy không hứng thú.

D Tự nhủ lần sau sẽ rủ cậu ấy tham gia hoạt động nào đó mà cậu ấy thích, dù bạn không thích cũng không sao.

Câu 7: Nhỏ bạn thân vừa chia tay bạn trai, bạn sẽ làm gì?

A Bạn cũng thấy lo lắng, liệu sau này mình có buồn và đau khổ như nhỏ bạn thân.

B Bạn nói xấu anh chàng kia và thà sống một mình còn hơn “cặp kè ăn muối mè” với những người như vậy.

C Bạn thẳng thắn hỏi cô bạn, xem bạn có thể giúp được gì không.

D Bạn rủ cô bạn ấy đi chơi, shopping, ăn uống để vơi nỗi buồn.
 

Rủ bạn bè đi shopping để không còn buồn nữa (Ảnh minh hoạ)


Sau khi làm xong bài trắc nghiệm, bạn hãy thử so sánh với đáp án đúng: 1a, 2b, 3c, 4d, 5a, 6b, 7c. Nếu số câu đúng của bạn quá ít thì bạn nên xem lại cách xử lí tình huống của mình trước mọi người. Còn nếu bạn đúng hoàn toàn hay là đúng gần hết thì xin chúc mừng, vì bạn là người cực kì khéo cư xử, có chính kiến riêng và biết cách làm cho suy nghĩ của mình ảnh hưởng lên người khác lắm đấy.

Sở dĩ những đáp án bên trên là đúng vì phù hợp với cách cư xử đúng mực trước tình huống khó xử. Vì theo định nghĩa quốc tế, EQ là sự thông cảm với người khác, đứng lên bảo vệ những gì mình tin tưởng theo cách tôn trọng và thuyết phục nhất. Có chỉ số EQ cao sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đúng lúc và quan trọng trong cuộc sống.

Cuối cùng, chúc teen nhà mình có được chỉ số EQ vừa đủ để đạt may mắn và thành công trong cuộc sống nhé!

EQ là điều có thể luyện tập mỗi ngày, bạn hãy rèn luyện những điều sau đây để có chỉ số EQ thật cao:
+ Tập thể thao để tinh thần minh mẫn, giảm xì trét.
+ Tham gia nhiều hoạt động để tăng tương tác với mọi người.
+ Trở thành tình nguyện viên.
+ Viết nhật kí mỗi ngày.
+ Học các kĩ năng giao tiếp.
+ Biết cách kiềm nén cơn giận.
+ Đọc sách.
+ Hỏi bạn bè để biết bạn cần phải hoàn thiện điều gì.



Sao Hàn có học vấn cao và chỉ số IQ đáng ngưỡng mộ
Thức ăn làm tăng chỉ số IQ cho trẻ
Giúp trẻ thông minh từ trong bụng mẹ
Trẻ ăn gì cho thông minh
Làm sao để cải thiện trí thông minh
9 cách để bé thông minh hơn

(ST)