Cách cầm máu khi bị băng huyết

Phụ nữ băng huyết là máu ở tử cung chảy ra bất thường hoặc khi có kinh máu ra nhiều quá, sức khỏe bệnh nhân suy sụp rất nhanh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.Một số mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp chị em phụ nữ cấp cứu kịp thời chứng băng huyết.


 

CÁCH CẦM MÁU KHI BỊ BĂNG HUYẾT TỐT NHẤT
 

Khi BHSS xảy ra, cần nhanh chóng tiến hành các phương pháp cầm máu và hồi sức tích cực, vừa kết hợp kiểm tra nguyên nhân vừa điều trị. Cần kêu gọi mọi đồng nghiệp để có sự hỗ trợ.

Hồi sức tích cực: cho sản phụ nằm đầu thấp, thở oxy, xoa bóp đáy tử cung qua thành bụng, đè động mạch chủ bụng để giảm lượng máu đến tử cung. Đảm bảo huyết động sản phụ ổn định. Theo dõi huyết áp, mạch, tri giác, nhịp thở, niêm mạc thường xuyên. Truyền dịch mặn đẳng trương, truyền máu bằng hồng cầu lắng, tiểu cầu đậm đặc, huyết tương tươi, yếu tố đông máu, thuốc vận mạch khi có chỉ định.

Xác định nguyên nhân gây BHSS và điều trị theo nguyên nhân. Lưu ý là có thể có nhiều nguyên nhân phối hợp gây băng huyết nên phải kiểm tra đường sinh dục một cách hệ thống bằng dụng cụ và khám cả các cơ quan khác để không bỏ sót trường hợp do rối loạn đông máu. Việc xác định kịp thời nguyên nhân gây BHSS là vô cùng quan trọng, vì nó giúp cho người bác sĩ điều trị nhanh chóng xử trí nguyên nhân bên cạnh việc hồi sức chống sốc. Chỉ có loại bỏ được nguyên nhân thì mới có thể chấm dứt được chảy máu.

Cắt tử cung: cách cuối cùng nhằm cứu tính mạng người mẹ. Có thể nghĩ đến phương pháp này đầu tiên trong trường hợp bệnh nhân đã đủ số con và lớn tuổi. Đối với những bệnh nhân còn trẻ tuổi, chưa đủ con, có thể dùng thuyên tắc mạch hoặc thắt động mạch tử cung hoặc động mạch hạ vị hai bên. Cắt tử cung chỉ có chỉ định tuyệt đối trong trường hợp nhau cài răng lược.

Cách chữa chứng băng huyết ở phụ nữ


Cá rô chữa kịp thời băng huyết ở phụ nữ

Nếu gặp phải trường hợp băng huyết này mà bệnh nhân nữ ở xa trung tâm y tế, chưa cấp cứu được ngay thì nên kịp thời giải quyết theo cách sau:

- Bệnh nhân nữ phải nằm yên, nằm thẳng và khép hai chân lên nhau, không gối đầu, không cử động mạnh và người nhà giúp kê chân giường cao hơn đầu giường.

- Bệnh nhân nữ không được nói to và xung quanh phải được giữ cho yên tĩnh, xung quanh không nên có những tiếng động mạnh.

- Người xung quanh tuyệt đối không đem những câu chuyện sợ hãi đến nói để người bệnh phụ nữ nghe thấy.

- Nơi bệnh nhân nữ nằm cần thoáng khí, không đóng cửa kín mít nhưng không được cho gió lùa vào mạnh. Không nên để nhiều người vây quanh bệnh nhân.

- Cạo một ít muội trôn nồi rang tán nhỏ cho uống độ một thìa với nước nguội.

Sau khi đã cho uống muội nồi, bắt buộc người bệnh vẫn phải nằm yên trên giường. Người nhà sẽ tiếp tục cho uống theo bài thuốc “Rong kinh kéo dài” cho đến khi cầm máu mới thôi. Bài thuốc như sau:

- Lấy một số bồng gương sen (cái bầu sen đã lấy hạt rồi) và một số kinh giới. Cả hai thứ rang cháy tồn tính (gần thành than, mức độ như màu cà phê rang). Sau đó tán nhỏ mạt cho uống hai thìa nhỏ với nước nguội hoặc nước cháo. Các chứng bị ra máu khác cũng có thể dùng cách này để chữa, không có hại. Có thể chữa cho chứng rong kinh kéo dài.

Người nào đã mất ba, bốn tháng kinh – không phải là có thai – cảm giác nặng nề, khó chịu trong bụng, rồi bỗng nhiên thấy kinh ra nhiều lại có máu cục tím bầm và ra tới đâu nhẹ nhàng tới đó thì không nên chữa như trên mà bình tĩnh cho máu cục ra hết sẽ cầm. Tới lúc đã thấy ra máu tươi mà vẫn chưa cầm thì mới được uống những thứ ở trên.

Sau khi máu đỏ đã cầm mà lại cảm thấy đau tức bụng dưới nên làm cách sau đây:

- Lấy một con cá rô, rửa kĩ, đặt trên mảnh ngói sạch đốt cho thành than đen. Cho một bát nước vào than ấy đun cho kĩ còn nửa bát thì gạn ra để uống.

Sau đó nếu thấy rỉ ra một ít nước vàng nhạt ở cửa mình thì cũng không đáng ngại.

Chú ý: Đấy chỉ là đối phó kịp thời trong lúc chờ đưa bệnh nhân đến y tế. Không nên kéo dài việc chữa trị theo cách này mà lơ là việc đưa bệnh nhân đi cấp cứu bằng phương pháp hiện đại hơn.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Những biến cố trong thời kỳ hậu sản


Chảy máu sau sinh (CMSS)

CMSS bao gồm băng huyết, tụ máu sau may tầng sinh môn và chảy máu muộn.

CMSS do đờ TC: bình thường sau khi nhau sổ ra ngoài, tử cung phải co lại để cầm máu. Khi TC không co lại được gây ra chảy máu, khi lượng chảy máu trên 500ml gọi là băng huyết sau sinh kèm theo triệu chứng vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm xanh, huyết áp tụt, mạch nhanh, TC mềm nhão, ấn vào TC máu từ âm đạo chảy ra nhiều. Đây là một cấp cứu khẩn về sản khoa, cần truyền dung dịch mặn đẳng trương kèm với oxytocin pha truyền tĩnh mạch chảy nhanh, kết hợp hồi sức, truyền dung dịch cao phân tử, truyền hồng cầu lắng cùng nhóm và xoa nắn trên đáy TC giúp cho TC co hồi tốt. Cần kiểm tra lòng TC sau khi dấu sinh hiệu tạm ổn.

CMSS do tổn thương đường sinh dục: nguyên nhân do rách tầng sinh môn, âm đạo và cổ TC. Sau sinh máu từ âm đạo chảy ra nhiều, khám TC co hồi tốt, TC có cầu an toàn rõ, kiểm tra bằng dụng cụ thấy có tổn thương đang chảy máu ở đường sinh dục. Cần hồi sức tốt, truyền dung dịch mặn đẳng trương, khi sinh hiệu ổn định thì tiến hành may lại chỗ tổn thương và kết hợp dùng thuốc kháng sinh liều cao, giảm đau và giảm sưng nề.

CMSS do bệnh lý rối loạn đông máu và cầm máu: sau sinh máu âm đạo chảy ra nhiều, toàn máu loãng, không có máu cục, người mẹ cảm giác mệt, vã mồ hôi, huyết áp tụt, mạch nhanh, xét nghiệm máu các chức năng đông máu cầm máu giảm và kéo dài. Cần truyền dung dịch mặn đẳng trương, dung dịch cao phân tử, huyết tươi đông lạnh và hồng cầu lắng cùng nhóm.

CMSS do tụ máu may tầng sinh môn hay tụ máu sau vết mổ sinh: nguyên nhân do kỹ thuật may và cầm máu trong lúc khâu không hết còn các mạch máu vẫn đang chảy. Triệu chứng sau khi khâu vết cắt tầng sinh môn hay vết mổ sinh, tại vết khâu nổi lên một khối u lớn, ấn mềm kèm theo các dấu hiệu mất máu rõ trên người mẹ như: dấu sinh hiệu kém, da xanh, niêm mạc nhợt và xét nghiệm hồng cầu giảm, hematocrit giảm và hemoglobin xuống thấp. Cần truyền dịch với dung dịch mặn đẳng trương, truyền hồng cầu lắng cùng nhóm nếu cần, khi sinh hiệu ổn cần may lại, lấy hết khối máu tụ, cầm máu kỹ, có thể đặt lame dẫn lưu nếu cần.

CMSS do chảy máu muộn: đây là biến cố xảy ra vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3 sau sinh do bất thường vùng nhau bám hoặc sót nhau. Triệu chứng ra máu âm đạo tự nhiên, máu đỏ tươi, đôi khi đau nhẹ vùng hạ vị, TC co hồi chậm, siêu âm TC thấy TC còn lớn, lòng TC có khối hỗn hợp. Xử trí nạo hút lòng TC kết hợp truyền dung dịch mặn đẳng trương kèm với oxytocin truyền tĩnh mạch giúp cho TC co hồi tốt để cầm máu, dùng kháng sinh toàn thân để tránh nhiễm trùng.

Dự phòng chảy máu sau sinh

Tùy theo nguyên nhân CMSS mà ta có dự phòng tốt. Trong băng huyết sau sinh, phòng ngừa hiện nay chủ động xử trí tích cực ở giai đoạn 3 của cuộc chuyển dạ, nghĩa là chủ động tiêm oxytocin là thuốc co TC sau khi thai nhi sổ ra. Ngoài ra, đối với những trường hợp tiên lượng dễ băng huyết sau sinh như: đa thai, đa sản, chuyển dạ kéo dài, chuyển dạ có can thiệp sản khoa như trong sinh giúp ta nên lập một đường truyền tĩnh mạch, một chai dịch truyền đẳng trương có kèm oxytocin. Trong CMSS do tụ máu sau may tầng sinh môn hay khâu vết may trong mổ sinh, cần cầm máu kỹ các mạch máu bị đứt do cắt, may theo đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật. Trong chảy máu muộn cần kiểm tra kỹ bánh nhau và màng nhau, lưu ý có các bánh nhau phụ. Trường hợp không chắc chắn có thể kiểm tra buồng TC bằng tay, để xem sự vẹn toàn của buồng TC.

Bế sản dịch và dự phòng

Triệu chứng của bế sản dịch: người mẹ sốt nhẹ, căng tức, đau trằn vùng hạ vị. Khám âm đạo rất ít sản dịch có thể kèm mùi hôi do nhiễm trùng, cổ TC đóng kín, dùng tay nong cổ TC sản dịch ra màu đen sậm kèm mùi hôi, ấn hạ vị TC lớn, đau nhiều khi ấn đáy TC.

Xử trí: dùng ngón tay nong cổ TC để sản dịch thoát ra ngoài, nếu cổ TC cứng chít hẹp không thể nong bằng tay được ta dùng que héga để nong cổ TC từ số nhỏ đến que số lớn, có thể dùng thuốc misoprostol đặt âm đạo trước 4 giờ, giúp cho cổ TC mềm và cổ TC mở kết hợp nong cổ TC. Đồng thời dùng oxytocin pha truyền tĩnh mạch giúp TC co hồi tốt, kết hợp dùng thuốc kháng sinh liều cao toàn thân để tránh nhiễm trùng.

Nhằm tránh sản dịch ứ lại trong buồng TC cũng như phòng ngừa viêm nội mạc TC do bế sản dịch. Nhất thiết kiểm tra cổ TC sau sinh, cần nong rộng cổ TC. Đối với trường hợp sinh mổ chủ động, sau khi bóc nhau ra và lau sạch lòng TC cần nong cổ TC từ đường mổ xuống đoạn dưới TC bằng tay phẫu thuật viên, trước khi may lớp cơ TC. Sau khi mổ xong giai đoạn lấy máu cục âm đạo, cần phải nong cổ TC một lần nữa.

Sau sinh cần vận động sớm, có thể nằm sấp với thời gian từ 20 - 30 phút mỗi ngày đối với người mẹ có TC ở tư thế gập trước, giúp cho sản dịch ra dễ dàng.

Những rối loạn về đường tiết niệu

Bí tiểu sau sinh: trong chuyển dạ, khi ngôi thai xuống thấp, thường là đầu thai nhi, đè vào cổ bàng quang hay niệu đạo gây ứ đọng nước tiểu làm bàng quang căng giãn, khi giãn nhiều làm mất trương lực, làm co thắt cơ cổ bàng quang. Ngoài ra, trường hợp sau sinh phải cắt may tầng sinh môn, làm chỗ may sưng nề đau làm cho người mẹ khi đi tiểu không dám rặn tiểu vì đau. Sau khi sinh bàng quang không nhạy cảm với kích thích khi nước tiểu đầy, gây bí tiểu. Ngoài ra khi bí tiểu, động tác thông tiểu nhiều lần gây viêm bàng quang, làm cho triệu chứng bí tiểu thể hiện rõ. Điều trị bí tiểu sau sinh, bằng cách khôi phục lại trương lực bàng quang bằng những biện pháp như: chườm ấm vùng bàng quang, rửa hay ngâm vùng sinh dục ngoài bằng nước ấm, vận động sớm, tập ngồi tiểu theo tư thế bình thường. Sau những biện pháp trên không thành công, ta đặt sonde tiểu giữ và tháo kẹp mỗi 4 giờ/lần, tạo lại phản xạ đi tiểu, kết hợp dùng thuốc prostigmin hay xatral dùng thời gian 4 - 5 ngày. Sau đó rút sonde tiểu cho cho người mẹ tập đi tiểu.

Són tiểu: ngược lại với trường hợp bí tiểu do co thắt cơ ở cổ bàng quang, những người mẹ bị són tiểu sau sinh là do cơ co thắt cổ bàng quang không tốt, gặp trong trường hợp chuyển dạ kéo dài; sinh đẻ nhiều lần. Khi người mẹ cười, khi gắng sức, khi ho làm tăng áp lực ổ bụng làm cho nước tiểu bị són ra ngoài. Cách điều trị: tư vấn cho người mẹ an tâm về tinh thần, chế độ nghỉ ngơi tốt và dinh dưỡng sau sinh đầy đủ kết hợp dùng prostigmin khoảng 1 tuần sẽ ổn định. Trường hợp không khỏi và kéo dài qua thời kỳ hậu sản, có kế hoạch phẫu thuật nâng bàng quang bằng giá đỡ ở đối tượng sinh nhiều mà có tiểu són kéo dài.

Viêm tắc tĩnh mạch sau sinh

Viêm tắc tĩnh mạch ở thời kỳ hậu sản thường gặp là viêm tắc tĩnh mạch đùi nông. Triệu chứng, thường xảy ra vào ngày thứ 3 trở đi sau sinh, sốt cao 38,5 – 39oC, chân bị viêm rất đau, không thể nâng chân lên khỏi mặt giường được, tĩnh mạch sưng đỏ dọc theo chân. Toàn bộ chân phù nề trắng.

Điều trị: nằm bất động, chân bị viêm nâng cao hơn đầu, giúp cho máu ở phần chi dưới được lưu thông dễ dàng hơn. Dùng thuốc kháng sinh toàn thân liều cao, giảm đau, hạ sốt, có thể dùng Aspirin rất tốt trong trương hợp này, ngoài tác dụng giảm đau, thuốc còn có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu và dính vào thành mạch, hạn chế sự hình thành cục máu đông. Sử dụng Heparin, đây là thuốc đầu tay, có vai trò quan trọng điều trị huyết khối và tắc mạch, dùng bằng tiêm tĩnh mạch.

Dự phòng: hoạt động sớm sau khi sinh, không nên nằm lâu trên giường, vận động tay chân, khi nằm gác chân cao giúp sự lưu thông máu tốt.




Triệu chứng của bệnh băng huyết sau khi sinh
Ra máu khi phá thai bằng thuốc
Bài thuốc dân gian chữa rong kinh
Nguyên nhân rong kinh
Rong kinh, rong huyết
Rong kinh sau sinh
Thức ăn chữa bệnh rong kinh rất tốt




(ST)