Cách cầm máu khi bị trĩ hiệu quả

Bệnh trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) hoặc hệ tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) hoặc cả hai gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp.




Làm gì khi bệnh trĩ ra máu

Trĩ là gì:

Theo thuyết cơ học bệnh có thể hình dung như sau: Các búi trĩ tĩnh mạch nằm ở dưới lớp niêm mạc được giữ nguyên tại chỗ bởi các sợi chun đàn hồi. Lúc đầu các sợi này chắc nhưng từ tuổi 20 do hiện tượng thoái hóa kéo chúng nhẽo dần và chùn ra cộng thêm tình trạng tăng áp lực trong ổ bụng (táo bón, viêm đại tràng, ruột bị kích thích) dẫn đến các đám tĩnh mạch sa dần xuống dưới và ra ngoài lỗ hậu môn, các huyết quan sẽ dãn ra căng phồng lên tạo thành búi trĩ.

Theo đông y, việc các búi trĩ hình thành là do khí huyết ứ trệ. Nghĩa là, máu từ tim theo động mạch đi đến nuôi các mô vùng hậu môn và tiếp tục theo tĩnh mạch lại trở về tim. Nhưng vì khí huyết ứ trệ máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về không hết sẽ dồn tích lại dần dần làm tĩnh mạch căng phồng lên và mỏng đi (khi đi cầu đôi khi phân cọ sát vào tĩnh làm vỡ tĩnh mạch gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu), và đến khi sa xuống tạo thành búi trĩ.
 


Đặc điểm của bệnh trĩ nội:

- Xuất phát ở bên trên đường lược (vị trí trực tràng trên).

- Bề mặt là niêm mạc ống hậu môn.

- Không có thần kinh cảm giác

- Diễn tiến và biến chứng: chảy máu, trĩ sa nghẹt, viêm da hậu môn

- Tùy theo diễn tiến được phân thành 4 độ:

+ Độ 1: Trĩ mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính (búi trĩ chỉ to lên trong lòng ống hậu môn).

+ Độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài hâụ môn khi đi câù nhưng tự lên

+ Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài h âụ môn khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được.

+ Độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài h âụ môn thường xuyên, có thể bị thắt nghẹt dẫn đến hoại tử.

. Đặc điểm của bệnh trĩ ngoại

- Xuất phát bên dưới đường lược (vị trí trực tràng dưới)

- Bề mặt là lớp biểu mô lát tầng

- Có thần kinh cảm giác

- Diễn tiến và và biến chứng: Mẩu da thừa, đau (do thuyên tắc)

Bệnh trĩ có thể được phát hiện thông qua các triệu chứng:

- Bệnh trĩ ra máu: Triệu chứng này có sớm nhất và thường gặp. Lúc đầu máu chảy rất kín đáo, tình cờ, phát hiện được khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau máu có thể chảy thành giọt hay thành tia khi đi cầu, muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều thì máu lại chảy. Đôi khi máu chảy ra từ búi trĩ và đông lại trong lòng trực tràng, sau đó bệnh nhân đi ngoài ra nhiều máu cục.

- Sa trĩ: Các búi trĩ trong lòng trực tràng to dần lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài. Búi trĩ có thể phát hiện khi đi đại tiện.

- Các triệu chứng khác: búi trĩ có thể hoàn toàn không đau, bệnh nhân có thể chỉ cảm thấy cồm cộm, vương vướng, nhưng cũng có thể gây đau thực sự và thường xảy ra khi có hiện tượng tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt hậu môn hay có ổ áp xe trong hố ngồi-trực tràng.

Khi bị sa trĩ nặng, niêm mạc ống hậu môn thường tiết nhiều dịch nhầy, các dịch nhầy đó có thể gây viêm da làm cho bệnh nhân bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn.

 Cách xử lý khi ra máu do bị trĩ:

*Phòng tránh các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và nặng thêm bệnh trĩ bằng cách:

- Thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh (rau mồng   tơi, rau đay, rau khoai lang…), quả tươi, uống đủ nước (>1.5 lít nước/ngày), hạn chế đồ ăn cay, nóng như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu, sa tế… để tránh táo bón và suy mạch.

- Vận động cơ thể hàng ngày khoảng 30 phút như đi bộ, bơi lội,…. Tránh đứng nhiều, ngồi lâu hoặc ngồi xổm.

- Tập thói quen đi cầu hàng ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào một giờ nhất định.

- Vệ sinh bằng nước ấm  sau mỗi lần đi cầu.


Triệu chứng của bệnh trĩ:

- Đại tiện ra máu: Nhiều mức độ, có khi vài giọt, có khi thành tia (màu tươi) ngừng chảy khi đi ngoài xong.

- Đau hậu môn: Có thể không đau chỉ cộm, cảm giác khó chịu hoặc vướng, có trường hợp đau thực sự nếu bị tắc tĩnh mạch. Đau làm cho bệnh nhân không ngồi ngay ngắn trên ghế hoặc ngồi một bên mông.

- Sa lồi búi trĩ: Lúc đầu chỉ xuất hiện khi đi ngoài rồi tự co hồi, nhưng sau tái diễn nhiều lần liên tiếp búi trĩ tụt xuống không co lên được.

- Ngứa xuất hiện khó chịu ở ngoài hậu môn do hậu quả của quá trình viêm.

- Thiếu máu: tùy theo mức độ và thời gian chảy máu mà thiếu máu nhiều hay ít.

Biểu hiện bên ngoài: Trĩ sa ra ngoài (sa búi trĩ hoặc sa niêm mạc hâu môn), nội soi trực tràng thấy vùng tổn thương, có hiện tượng tắc mạch, giảm khả năng co thắt cơ vòng hậu môn. Các tổn thương kèm theo bệnh trĩ: Ap xe, dò hoặc nứt hậu môn, ung thư hậu môn trực tràng.

Nguyên nhân của bệnh trĩ:

Y học nghiên cứu một số yếu tố làm xuất hiện bệnh:

- Rối loạn tiêu hóa.

- Tâm sinh lý: Bực bội buồn vui quá mức, lao động trí óc căng thẳng.

- Tuổi càng nhiều càng dễ mắc bệnh trĩ.

- Nghề nghiệp: Ngồi nhiều, đứng nhiều, ít hoạt động, lao động nặng nhọc.

- Khí hậu nhiệt đới: Mưa nhiều, ẩm ướt, thay đổi thời tiết.

- Các bệnh trong hậu môn trực tràng, viêm đại tràng mãn, lỵ amip mãn tính,vv..

- Yếu tố di truyền.

- Ngoài ra còn một số yếu tố khác: Có thai, béo phì, đái tháo đường, lười vận động, chế độ ăn uống không hợp lý…

Phân loại bệnh trĩ: Theo Y học hiện đại bệnh trĩ chia làm 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

- Bệnh trĩ ngoại: Bệnh trĩ ngoại đa phần là do phải rặn nhiều khi đại tiện, đại tiện phân khô… Gây nứt các tĩnh mạch viền hậu môn, máu thấm vào trong mô liên kết, gây tụ máu, phát bệnh đột ngột dẫn tới đau dữ dội.

- Bệnh trĩ nội: Do tĩnh mạch trên trực tràng và nhánh của nó không có van tĩnh mạch, khi máu tĩnh mạch chảy từ dưới lên trên thông qua trực tràng chảy về tim, do tư thế đứng thẳng ở người, dưới tác dụng của lực hút trái đất làm dòng chảy này bị chảy ngược xuống, rất dễ làm cho phần hậu môn trực tràng bị tụ máu, sự tích tụ lâu ngày sẽ làm cho hậu môn trực tràng bị căng lên dẫn tới mắc bệnh trĩ.

- Bệnh trĩ hỗn hợp: Trĩ hỗn hợp tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.

Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh:

- Chảy máu khi đại tiện kéo dài dai dẳng dẫn đến thiếu máu và suy nhược cơ thể.

- Rối loạn thần kinh và rối loạn chức năng hậu môn.

- Tắc nghẽn búi trĩ cấp, viêm cấp tĩnh mạch gây đau đớn, bí đái. Không vệ sinh vùng bị bệnh gây ra nhiêm trùng và dẫn đến hoại tử.

- Gây các bệnh về da và nhiễm trùng máu: Áp-xe hậu môn một khi hình thành sẽ xuất hiện các trệu chứng như xuất huyết, vi khuẩn, độc tố, mủ. Những độc tố này dần dần xâm nhập vào máu và gây ra nhiễm trùng máu.

Điều trị bệnh trĩ:

Theo y học hiện đại: có rất nhiều phương pháp: Thắt trĩ, tiêm sơ, đốt điện, cắt trĩ theo phương pháp Nilligen, phương pháp Longo, phương pháp Doppler,vvv... Tuy nhiên sau khi phẫu thuật thì có một số biến chứng: Chảy máu, nhiễm trùng, viêm xưng chân trĩ, táo bón, bí tiểu tiện và đại tiện.

Phương pháp dùng thuốc: Uống các thuốc làm tăng sức bền thành mạch (daylon, ginkofor), đặt tại vùng tri giảm đau và chống viêm, uống thuốc kháng sinh…

Theo y học cổ truyền:

Điều trị bảo tồn: Rất nhiều vị thuốc nam có hiệu quả điều trị bệnh trị mà dân gian lưu truyền ngàn đời nay: Rau sam, hoa cà,vv.. Các bài thuốc cổ truyền: Hòe hoa tán, bô trung ích khí, chỉ thống thang …

Điều trị không bảo tồn: Bôi thuốc cho búi trĩ hoại tử và tự rụng đi..

Thuốc uống: Trầm bồ, huyết giác, ý dĩ, cam thảo, hòe hoa, lá móng tay, mộc hương, đại hoàng, thảo quang minh, hoàng bá, bồ công anh, đào nhân,..vvv

Thuốc ngâm:

Công dụng: Chỉ thống, tiêu viêm, cầm máu, giảm đau, chống viêm, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Giúp bảo vệ và tăng sức bền của thành tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa; nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.

Ở phần lớn các trường hợp, điều trị trĩ gồm các bước bạn có thể tự làm. Nhưng đôi khi cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

Thuốc:

Nếu bệnh trĩ chỉ gây khó chịu nhẹ, bác sĩ có thể cho dùng kem, mỡ hoặc đệm không cần đơn chứa cây phỉ hoặc thuốc chống viêm tại chỗ chứa hydrocortison. Liệu pháp tại chỗ này, kết hợp với tắm nước ấm hằng ngày, có thể làm giảm triệu chứng.

Phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác:

Nếu huyết khối hình thành trong trĩ ngoại, bác sĩ có thể dễ dàng cắt bỏ huyết khối bằng một đường rạch nhỏ, sẽ giảm đau nhanh chóng.

Đối với trĩ gây đau hoặc kéo dài, bác sĩ có thể khuyên:

- Thắt búi trĩ. Thủ thuật đơn giản, ít đau này được thực hiện ở phòng khám, bệnh viện và có hiệu quả với phần lớn mọi người.

- Liệu pháp xơ hóa. Tiêm một dung dịch hóa chất quanh mạch máu để co nhỏ búi trĩ.

- Chiếu tia hồng ngoại. Chiếu tia hồng ngoại 1-2 giây cũng có thể làm ngừng tuần hoàn tới trĩ ngoại. Bạn có thể thấy nóng khi làm thủ thuật và xuất huyết nhẹ trong vài ngày.

- Liệu pháp laser. Trong thủ thuật này, một chùm laser làm bay hơi mô búi trĩ.

- Đông lạnh. Thủ thuật này làm lạnh mô tổn thương, ngừng tuần hoàn và phá hủy mô búi trĩ.

- Dòng điện. Dùng dòng điện làm co búi trĩ trong thủ thuật tương tự như quang đông hồng ngoại.

- Phẫu thuật. Nếu các thủ thuật khác không thành công hoặc nếu bạn có búi trĩ lớn, bác sĩ có thể cắt bỏ mô bằng thủ thuật cắt trĩ. Vùng mô cắt bỏ rộng hơn, ít có khả năng tái phát nhưng khó chịu nhiều hơn. Phẫu thuật cần nằm viện 1-2 ngày - thời gian hồi phục dài hơn các phương pháp cắt bỏ trĩ khác.
 

Khi bị trĩ nên ăn những thực phẩm gì?











Với người mắc bệnh trĩ, cần sử dụng các món ăn là dược thiện sau đây để hỗ trợ điều trị và dự phòng, vừa hiệu quả mà vừa an toàn:


- Mộc nhĩ đen nấu táo đỏ: Nguyên liệu gồm 15 g mộc nhĩ đen, 20 quả táo đỏ. Cho mộc nhĩ đen và táo đỏ vào nồi đất, nấu chín với lượng nước vừa phải. Mỗi ngày dùng một lần, dùng liền nhiều ngày sẽ có công hiệu dưỡng huyết, hòa huyết, cầm máu.


- Gốc rau dền nấu đại tràng heo: Nguyên liệu gồm 100 g gốc rau dền rửa sạch, xắt khúc; 150 g đại tràng heo. Tất cả cho vào nồi nấu trong 2 giờ với lượng nước vừa phải. Sau đó, gắp gốc rau dền ra, cho thêm lượng muối vừa ăn vào nồi nước rồi ăn xác, uống nước. Đây là món giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, tiêu viêm.


- Hoa hòe nhồi đại tràng heo: Lấy 20 g hoa hòe nhồi vào đại tràng heo đã rửa sạch, dùng dây buộc chặt hai đầu đại tràng và luộc chín với lượng nước vừa phải, cho thêm gia vị vừa ăn. Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu.


- Chè nhân sâm hạt sen: Dùng 10 g nhân sâm trắng, 15 g hạt sen, 30 g đường phèn. Cho nhân sâm trắng và hạt sen (đã bỏ tim sen) vào chén, ngâm với lượng nước vừa phải cho nở, thêm đường phèn, hấp cách thủy khoảng 1 giờ. Người bệnh nên dùng đều đặn trong bữa ăn sáng và tối.

Phòng ngừa:

- Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều hoa quả, rau và ngũ cốc. Điều này sẽ làm phân mềm hơn và đại tiện dễ hơn, giúp giảm chèn ép có thể gây trĩ.

- Uống nhiều nước.

- Thử dùng chế phẩm bổ sung chất xơ. Nếu bạn dùng chế phẩm bổ sung chất xơ, phải đảm bảo uống ít nhất 8-10 cốc nước hoặc dịch khác mỗi ngày. Mặt khác, chế phẩm bổ sung chất xơ có thể gây táo bón hoặc làm cho táo bón nặng hơn. Từ từ thêm chất xơ vào chế độ ăn để tránh sinh hơi.

- Tập luyện. Tập luyện làm giảm lực ép lên tĩnh mạch, có thể xuất hiện khi đứng hoặc ngồi lâu, và giúp ngăn ngừa táo bón. Tập luyện cũng có thể giúp giảm lượng cân thừa.

- Tránh đứng hoặc ngồi lâu.

- Không nên căng thẳng. Căng thẳng và nín thở khi đại tiện làm tăng lực ép lên tĩnh mạch ở đầu cuối trực tràng.

- Đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đại tiện.

Tự chăm sóc:

Bạn có thể tạm thời giảm đau nhẹ, sưng và viêm ở phần lớn các đợt trĩ bằng các cách tự chăm sóc dưới đây:

- Bôi kem điều trị trĩ không cần đơn hoặc viên đạn chứa hydrocortison, hoặc dùng băng ép chứa cây phỉ hoặc thuốc tê tại chỗ.

- Giữ vùng hậu môn luôn sạch. Tốt nhất là hằng ngày rửa hoặc tắm nhẹ nhàng để làm sạch da quanh hậu môn bằng nước ấm. Xà bông là không cần thiết và có thể làm cho bệnh nặng hơn.

- Ngâm trong nước ấm vài lần mỗi ngày.

- Chườm đá hoặc đắp gạc lạnh lên hậu môn trong 10 phút tới 4 lần/ngày.

- Nếu trĩ bị sa xuống, đẩy nhẹ nhàng búi trĩ vào trong ống hậu môn.

- Dùng khăn ẩm hoặc giấy vệ sinh ướt sau khi đại tiện thay cho giấy vệ sinh khô.

Những cách tự chăm sóc này có thể làm giảm triệu chứng, nhưng chúng không làm cho búi trĩ mất đi. Hãy đi khám bệnh nếu bạn không thấy giảm bệnh trong vài ngày.



Bài thuốc dân gian trị bệnh trĩ hiệu quả
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản hiệu quả
Bệnh trĩ khi mang thai
Thức ăn cho người bị bệnh trĩ
Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá rất đơn giản
Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất
Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam hiệu quả nhanh



(ST)

Sau khi chữa trĩ nội thỉnh thoảng đi ngoài ra máu tươi sau cùng, xin hỏi bác sỹ nên dùng thuốc và thực phẩm gì?
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
Phòng tránh các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và nặng thêm bệnh trĩ ra máu bằng cách: - Thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh (rau mồng tơi, rau đay, rau khoai lang…), quả tươi, uống đủ nước (>1.5 lít nước/ngày), hạn chế đồ ăn cay, nóng như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu, sa tế… để tránh táo bón và suy mạch. - Vận động cơ thể hàng ngày khoảng 30 phút như đi bộ, bơi lội,…. Tránh đứng nhiều, ngồi lâu hoặc ngồi xổm. - Tập thói quen đi cầu hàng ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào một giờ nhất định. - Vệ sinh bằng nước ấm sau mỗi lần đi cầu.
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Gửi hỏi đáp - bình luận