Cách cầm máu khi bị vắt cắn và cách phòng
Cách cầm máu khi bị băng huyết
Cách cầm máu khi chảy máu cam nhanh nhất
Khi đi trong các khu rừng mưa nhiệt đới, nhất là vào mùa mưa. Chúng ta hay gặp một loài sinh vật nhỏ bé, sống ở những nơi thảm thực vật ẩm ướt hay bờ, khe suối.
Ở các tỉnh phía Bắc còn có loài vắt xanh, chúng sống trên những chiếc lá cây. Đây là loài sinh vật sống nhờ vào hút máu người và động vật rừng. Tuy nhiên chúng cũng là sinh vật rất dễ bị biến mất khi môi trường sống biến đổi do phá rừng, phát quang làm nương rẫy...
Đối với loài vắt đất (chúng sống chủ yếu dưới đất) bạn có thể dùng vớ (bít tất) chống vắt, đi giày và dùng thuốc DEP bôi xung quanh vớ và giày sẽ chống được sự đeo bám của chúng. Tuy nhiên nếu bạn gặp trời mưa hay đi vào các vũng nước, thuốc DEP sẽ bị rửa trôi và vắt vẫn có thể đeo bám bạn được. Bạn nên thường xuyên kiểm tra giày, vớ khi đi rừng để tránh bị hút máu. Khi bạn bị vắt cắn, vết thương thường gây ngứa và rất khó chịu. Đôi khi các vết thương không ngừng chảy máu do chúng đã tiết ra các chất chống đông máu. Bạn nên rửa sạch vết thương và dùng dầu gió xanh bôi lên. Nếu vẫn tiếp tục không cầm máu được, bạn dùng 1 miếng giấy nhỏ dán lên vết thương và giữ trong vòng 7-8 phút sẽ được.
Đi giày, vớ cao để chống vắt
Đối với loài vắt xanh ở các khu rừng phía Bắc Việt Nam thì rất khó có phương cách giảm thiểu sự đeo bám của chúng. Hơn nữa chúng cắn rất êm cho nên chỉ khi chúng no, buông ra khỏi vết cắn và chảy máu thì bạn mới nhận ra. Loài vắt xanh rất hay cắn vào những nơi có nhiệt độ cơ thể cao, những nơi có mạch máu. Mặc dù chúng là những sinh vật mù hoàn toàn, nhưng khả năng cảm nhiệt của chúng rất tuyệt vời. Do vậy chúng chỉ hút máu các loài động vật máu nóng mà thôi.
Do vắt là một loài sinh vật chỉ thị của môi trường nên chúng ta có thể bắt chúng lấy mẫu máu trong cơ thể chúng và đem đi phân tích chắc chắn chúng ta có thể biết là khu rừng có vắt đó có những loài động vật máu nóng nào đang tồn tại.