Bí quyết tạm biệt đau dạ dày với bài thuốc cực hay từ hạt đậu rồng
3 bài thuốc chữa đau lưng cực nhạy lại không tốn kém
Bài thuốc dân gian chữa yếu sinh lý
Bài thuốc cực hay và dễ thực hiện để điều trị đau xương mỏi gối, thoái hóa khớp
Khi bị thương và chảy máu, bạn đừng quá hoảng hốt mà hãy bình tĩnh để xử trí. Việc đầu tiên cần làm là phải cẩm máu. Theo BS. Ninh Hồng, cầm máu trong sơ cấp cứu là rất quan trọng tránh tình trạng choáng ngất thậm chí có thể tử vong do mất máu. Cần trang bị những kiến thức sau để biết cầm máu đúng cách.
Cầm máu phải thực hiện đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật thì mới bảo tồn được chi thể và tính mạng người bị thương. Người cấp cứu phải căn cứ từng vết thương và tính chất chảy máu ở vết thương mà chọn biện pháp cầm máu thích hợp, không làm một cách tùy tiện, hoặc sai kỹ thuật, nhất là khi đặt garô, sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Nhất định các mẹ phải biết khi trị rôm sảy cho trẻ bằng mướp đắng
“Thần dược” chữa tiểu đường của Philippines: Mọc nhiều ở Việt Nam
Kỳ hoa dị thảo giải độc chữa ung thư có mặt ở Việt nam
Bật mí hạt đu đủ giúp “bào mòn” gai cột sống
Uống nước cây sả tươi làm cho tế bào ung thư tự tiêu hủy
Nhìn vết thương phân biệt tính chất chảy máu
Bạn có thể nhìn vào vết thương đang chảy máu để phân biệt 3 trường hợp: chảy máu mao mạch, chảy máu tĩnh mạch và chảy máu động mạch.
– Chảy máu mao mạch là máu chảy ra từ những mạch rất nhỏ, nên nhìn vết thương thấy máu chảy tràn ra chậm trên bề mặt vết thương và máu tự cầm sau một thời gian ngắn khoảng vài phút.
-Chảy máu tĩnh mạch thì máu chảy ri rỉ, màu đỏ sẫm, không thành tia mạnh, cục máu hình thành nhanh chóng và bít các tĩnh mạch bị tổn thương lại. Nhưng phải chú ý đến trường hợp tổn thương các tĩnh mạch lớn như tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch dưới đòn thì chảy máu ồ ạt nguy hiểm.
– Chảy máu động mạch, nhìn thấy máu chảy phun thành tia, theo nhịp đập
Thuốc cầm máu vêt thương từ các loại lá
Một số loại lá cây có tác dụng cầm máu vết thương tại chỗ rất dễ kiếm xung quanh như cây bỏng, cỏ mực, huyết dụ, tam thất, nhọ nồi, móng rồng, lá tía tô, nõn chuối, lá dâu non… Trong trường hợp vết thương đang chảy máu mà không thể mua được thuốc tây y, bạn có thể dùng ngay một trong những loại lá cây này rửa sạch, dập nát rồi đắp lên vết thương sau đó dùng gạc ép lại.
Ngoài ra, một số nguyên liệu thiên nhiên khi kết hợp lại thì có thể tạo ra thuốc cầm máu vết thương dự phòng tại nhà. Vừa có tác dụng cầm máu tốt lại có thể kích thích hình thành da mô mới. Vì vậy, mỗi gia đình nên chuẩn bị cho một ít thuốc cầm máu vết thương loại này để phòng trường hợp cần thiết:
Loại 1: Bột cây đại sâm hành (không cần hạn chế liều lượng). Phương pháp điều chế: đại sâm hành chỉ lấy củ (loại bỏ lá, rễ và thân), rửa sạch, thái mỏng, đem phơi (có thể sấy) thật khô, đem tán nhỏ thành dạng bột mịn sau đó cho vào chai hoặc túi kín đem cất đi dùng dần. Cách dùng tương tự như dùng với lá thông thường: rửa sạch vết thương sau đó rắc bột củ đại sâm hành lên vết thương, dùng gạc băng vết thương lại. Củ đại sâm hành ngoài tác dụng cầm máu còn có tác dụng giảm đau, kích thích lên da non của vết thương.
Loại 2: Cây cẩu tích: lông cây cẩu tích sau khi ngâm cồn 90 độ đem phơi khô. Khi có vết thương chảy máu lấy đắp vào rồi băng ép vết thương thật chặt sẽ nhận thấy máu được cầm rất nhanh.
Loại 3: Lá trầu không, lá gai, hạt cau già lấy theo tỷ lệ 2:1:2 đem phơi khô, tán bột mịn, rắc lên vết thương rồi băng vết thương lại.
Loại 3: Cỏ nhọ nồi (cỏ mực) sao cháy đen 100g, lá chuối hột khô sao cháy đen 100g, than tóc 100g. Chế biến: Cỏ nhọ nồi cắt bỏ rễ, rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, sao đen (tồn tính), lá chuối hột rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao đen (tồn tính), tóc rửa bằng nước bồ kết, sấy khô rồi đốt cháy thành than. Ba thứ trên liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây mịn. Đựng vào chai lọ hay túi nylon hàn kín. Bảo quản nơi khô ráo. Cách dùng: Rắc thuốc cầm máu lên cho kín vết thương, sau khi đã sát trùng, đặt gạc hay vải sạch lên vết thương, băng ép chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần. Tác dụng: Cầm máu, tiêu ứ máu, giảm sưng đau, lên da non, điều trị các vết thương phần mềm.
Thuốc cầm máu vết thương từ rau củ
Đối với vết thương nhẹ có thể dùng các loại rau củ có sẵn như tía tô, húng láng, hành lá… giúp cầm máu nhanh chóng.
– Cây húng láng đem rửa sạch, giã nát đắp lên vết thương, vị thuốc từ lá húng láng này còn có thể trị ngay sau khi bị vết thương do rắn cắn trước khi đưa người bị nạn đi bệnh viện.
– Củ cải trắng (cải củ) rửa sạch, giã nhừ đắp lên vết thương hoặc có thể cắt ngang củ cải, chấm vào muối xát nhẹ lên vùng bị bầm máu, vết bầm sẽ tan nhanh.
– Lá tía tô rửa sạch, giã nát sau đó đắp lên vết thương cũng có thể giúp cầm máu cho vết thương.
– Lá cây xương xông rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương bị chảy máu do bị dao cứa đứt trên tay chân cũng cho kết quả cầm máu rất tốt.
– Lá tía tô non nhai dập đắp lên vết thương sau đó băng lại để cầm máu ngoài ra sau khi dùng lá tươi còn có thể lại lấy lá tía tô sao giòn, tán thành dạng bột mịn rắc lên vết thương, không những có tác dụng cầm máu còn giúp vết thương mau lành.
– Cây hành có thể dùng cả rễ, thân, lá nướng chín giã dập rồi đắp vào vết thương bị bầm dập, đau đớn có tác dụng rất tốt.
– Một bài thuốc cầm máu vết thương dân gian dùng từ lâu đó là lõi cây chuối hột hoặc có thể là lõi cây chuối tiêu đem giã nhuyễn đắp lên vết thương chảy máu sau đó băng lại sẽ cầm được máu ngay.
Lưu ý: Nếu vết thương nặng, sâu hoặc còn chảy máu, sau khi sơ cứu cần phải nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời.