Cách chăm sóc người bệnh sau mổ tốt nhất giúp bệnh nhân mau hồi phục
Thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Video Clip:Cấp cứu bệnh nhân sốc phản vệ do dị ứng thuốc
Xạ trị, hóa trị là hai phương pháp điều trị ung thư phổ biển nhất hiện nay tại Việt Nam. Chúng có tác dụng ức chế, kiểm soát sự phát triển của khối u, ngăn không cho khối u di căn và phá hủy các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, hai quá trình cũng gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh. Do đó, chăm sóc sức khỏe bệnh nhân ung thư sau hóa trị và xạ trịlà điều vô cùng cần thiết và phải đặt lên hàng đầu.
Chăm sóc bệnh nhân ung thư sau hóa xạ trị
Bệnh nhân sau khi điều trị hóa trị, xạ trị thường gặp phải những rắc rối về ăn uống như: thay đổi vị giác, nôn, buồn nôn, đau miệng hoặc lở loét ở vùng miệng, thay đổi thói quen đi tiêu (đại tiện)… Vì vậy, cần cho bệnh nhân sử dụng thức ăn dạng lỏng và chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Cần phải đảm bảo đủ dinh dưỡng như: đạm, chất béo, vitamin, muối khoáng, nước… và thay đổi món ăn liên tục để người bệnh không cảm thấy chán.
Nước uống trái cây, nước rau củ rất tốt cho bệnh nhân xạ trị, nên uống trước bữa ăn ít nhất 1 giờ, uống ít, từng chút một, nên uống nước ép trái cây nguyên chất không đường.
Thức ăn cần được chế biến sạch sẽ, hợp vệ sinh và ngon miệng để kích thích vị giác người bệnh.
Chăm sóc bệnh nhân ung thư sau hóa xạ trị
Càng về thời gian lâu sau hóa trị, xạ trị, sức khỏe bệnh nhân ung thư sẽ càng suy giảm rõ rệt, hầu hết người bệnh sẽ không còn đủ sức để duy trì các hoạt động cá nhân bình thường mà cần đến sự trợ giúp của người thân.
Một vài nguyên tắc cơ bản cần nhớ khi chăm sóc cho bệnh nhân xạ trị, hóa trị là:
– Không được tự ý tẩy các vết mực đã được bác sĩ đánh dấu ở khu vực xạ trị.
– Không được sử dụng các loại xà phòng, kem bôi da… đối với vùng da xạ trị nếu chưa được sự cho phép và đồng ý của bác sĩ. Người nhà cũng nên hỏi bác sĩ điều trị ung thư về các loại hóa mỹ phẩm sử dụng cho da.
Chăm sóc bệnh nhân ung thư sau hóa xạ trị
– Không được để ánh nắng mặt trời tác động trực tiếp lên vùng da điều trị vì các tia bức xạ trong ánh nắng sẽ gây tổn thương lên da. Tuyệt đối không để những vật nóng hoặc lạnh áp vào vùng da điều trị.
– Nếu bệnh nhân xạ trị ở khoang miệng, miệng sẽ bị khô và dày tuyến nước bọt, dễ dẫn đến mất vị giác trong một thời gian nhất định và có nguy cơ bị nhiễm trùng miệng. Bởi vậy, việc vệ sinh răng miệng cần được chú trọng. Nên khuyến khích bệnh nhân dùng nước súc miệng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nên uống nhiều nước, tránh thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, không ăn đồ ăn cay, nhiều dầu mỡ.
– Chăm sóc răng miệng là một vấn đề cần lưu ý trong khi xạ trị, đặc biệt ở vùng đầu – mặt – cổ. Nên vệ sinh răng miệng bằng bàn chải mềm thường xuyên ngày 4 lần theo hướng dẫn của bác sĩ, không sử dụng các loại thực phẩm có chứa a-xít gây kích thích họng miệng, không uống rượu, không hút thuốc, tránh sử dụng các loại thực phẩm nhiều gia vị, thô cứng.
– Tránh mặc quần áo chật ở khu vực điều trị bệnh ung thư. Đối với bệnh nhân nam đang điều trị ở vùng mặt và cổ thì không nên cạo râu thường xuyên. Có thể dùng dao cạo râu điện để tránh làm tổn thương vùng da xạ trị.
– Vùng da điều trị thường trở nên đỏ, tấy và khô lại sau vài tuần sau đó. Ở một số vị trí da có thể ẩm ướt, loét và đau. Do đó, trong quá trình điều trị, người bệnh nên tránh kích thích vùng da điều trị, tắm rửa với nước ấm, sữa tắm nhẹ. Nước lá trà xanh được khuyên dùng trong việc làm vệ sinh cơ thể cho người bện bởi sự lành tính cũng như những dược chất có lợi của nó.
Người nhà cũng nên liên hệ ngay với bác sĩ, khi thấy bệnh nhân có những biểu hiện như:
– Xuất hiện khối u bất thường.
– Đau liên tục, không giảm, đặc biệt là luôn ở 1 vị trí.
– Nổi ban hoặc chảy máu bất thường.
– Sốt liên tục không rõ nguyên nhân.
– Buồn nôn, tiêu chảy, ăn uống kém, giảm cân không rõ nguyên nhân.