Cách chăm sóc cây bon bon ra nhiều quả ,vị thơm ngọt

Cách chăm sóc cây bon bon ra nhiều quả ,vị thơm ngọt. Cây Bòn bon có tên khoa học:Lansium domesticum, là loài cây ăn trái nhiệt đới thuộc họ Xoan. Bòn bon có nguồn gốc từ bán đảo Mã Lai, nhưng hiện nay cây này phổ biến trồng khắp vùng Đông Nam Á và Nam Á. Cây Bòn bon là dạng cây trung bình, cao khoảng 10-15m, có hoa lưỡng tính, màu vàng nhạt mọc thành chùm hoặc dây.




HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY BÒN BON DONA

 

Bòn bon (trái bòn bon) có nguồn gốc tại Tây Malaysia, được trồng khá phổ biến trên khắp bán đảo nước này. Cây cũng được trồng rất nhiều tại đảo Luzon (Philippines) nơi đây quả rất được ưa chuộng và cây được trồng để bao phủ các vùng đồi trọc. Cây cũng gặp tại Thái Lan và miền Nam Việt Nam (từ Quảng Nam xuống đến đồng bằng sông Cửu Long, bòn bon Tiên Phước Quảng Nam và Lái Thiêu được xem là loại ngon nhất). 

Ngoài ra, tại Ấn Độ cây rất phổ biến trong vùng Nilgiris và tại những vùng ẩm ướt phía Nam Ấn, nơi đây quả được bán tại khắp các chợ. Bòn bon được đưa vào Hawai khoảng năm 1930 và được trồng tại những vùng có cao độ tương đối thấp. Bòn bon kết chùm ở thân và ở cành, ăn ngọt ngọt chua chua, vỏ mỏng.

Bòn bon chín trên cây ở xã Tiên Châu huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam


1- Tên khoa học và các tên khác:
Lansium domesticum thuộc họ Thực vật Meliaceae
Tên Anh-Mỹ : Lansat; Pháp : Doukou, Lansiam; Đức : Duku; Tây ban Nha : Lanza; Philippines : Lansones; Thái Lan : longkong, lansa; Indonesia : duku, kokosan... Ở Việt Nam Đồng bào Cơ Tu gọi là trái "T' bon" và người Quảng Nam Đà Nẵng gọi là "Long boong" người Huế gọi là "Bòn bon". Mùa thu hoạch bòn bon vào các tháng 5 - 6 - 7 âm lịch, bòn bon có vị chua, thơm, ngọt lạ lùng.


2-Đặc tính:
Cây thuộc loại thân mộc, mọc thẳng đứng, cao 15 - 20 m. Cây phát triển chậm, mất đến 15 năm mới trưởng thành. Vỏ thân màu nâu đỏ hay vàng-nâu. Lá kép hình lông chim, dài 22.5 đến 50 cm: có từ 5 - 7 lá thuôn, cứng, không lông dài 8 - 13 cm, rộng 7 - 12 cm. Phiến lá có 12 - 14 cặp gân phụ. Cuống lá phụ dài đến 1cm. Hoa màu trắng hay vàng nhạt, mọc thành chùm ở ngọn nhánh. Hoa lưỡng phái : đực và cái riêng biệt.

Hoa nhỏ, có 5 lá đài. Quả gần như tròn, tụ thành chùm từ 2 đến 30 quả, vò vàng nhạt hay hơi trắng hồng, mịn như nhung có chứa một chất nhựa - mủ. Quả thường có 5 múi, có vách ngăn mỏng. Múi chứa nhiều nước có mùi thơm. Vị ngọt và hơi chua, quả có hạt trong, dính với thịt, hạt có áo mỏng. Hạt màu xanh lục dài 2 - 2.5 cm, rộng 1.25 - 2 cm có vị rất đắng (đôi khi nếu hạt dính chắc vào phần thịt trong múi của quả, có thể làm cho nước lây vị đắng).
Cây Bòn bon được coi là một trong những loại cây ăn quả phát dục chậm nhất trồng từ hạt 10 - 15 năm mới ra hoa kết quả.
Tuy không yêu cầu cao lắm về đất, nhưng tốt nhất là đất sâu, thoát nước, nhiều mùn có thể là đất pha cát. Quan trọng nhất là phải thoát nước và nước ngầm không được quá gần mặt đất.

Phóng sự trái bòn bon xã Tiên Châu huyện Tiên Phước


3- Giống và vùng trồng:
Bòn bon chỉ trồng ờ miền Nam và miền Trung, miền Bắc không có
Một số giống: đu ku, langsat 


4-Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế:
Bòn bon có vị ngọt, dôn dốt, chua và có múi thơm ngon được nhiều người thích ăn và có giá trị kinh tế cao (ở chợ giá bao giờ cũng cao)


5- Yêu cầu ngoại cảnh:
Là cây của rừng nhiệt đới ẩm, không chịu lạnh. Vùng trồng bòn bon phải có nhiệt độ trung bình 27 độ C và chênh lệch ít giữa các tháng, lượng mưa phải trên 100mm. Tuy nhiên do được thuần hóa ở các vùng khác nhau nên yêu cầu sinh thái cũng không đòi hỏi quá khắc nghiệt, Bòn bon không chịu được nước úng, bòn bon ưa những nơi mát mẻ, như ở ven rừng, không có ánh nắng chói chang, không nhiều gió, đặc biệt là khi ra hoa kết quả.


6- Nhân giống:
Trồng bằng hạt từ 10 - 15 năm thì ra hoa kết quả.
Có thể nhân giống bằng phương pháp vô tính: ghép mắt hoặc ghép cành lên gốc ghép ươm từ hạt. Nhân giống bằng phương pháp chiết cành thời gian ra rể lâu (2 tháng) phải để cành chiết trên cây 5 - 6 tháng mới cắt.


7- Cách trồng:

Khoảng cách cây và hàng trồng Bòn bon thích hợp nhất là 6 m x 6 m. Ở vùng đất phì nhiêu có thể trồng  khoảng cách 7 m x 7 m hoặc 8 m x 8 m. Nếu trồng xen với cây ăn quả khác như sầu riêng, chôm chôm thì nên để khoảng cách 10 m (chử ngủ giữa các hàng) theo khoảng cách trồng sầu riêng, chôm chôm.

    Trồng cây che nắng: Bòn bon là loại cây ăn quả cần có bóng râm mát (cá tính hợp nhất). Do đó người trồng cần có kế hoạch chuẩn bị bóng râm mát trước khi trồng chúng. Cây cho bóng mát phù hợp nhất là cây chuối. Trồng chuối thời gian đầu cần theo dõi đừng để chuối đẻ cây con nhiều, rậm rạp, để mỗi góc từ 2-3 cây là vừa (có thể dùng thân chuối hoặc lá chuối phủ gốc giữ ẩm vào mùa nắng).
- Nếu muốn trồng cây bóng mát lâu dài 4 năm trở lên thì có thể trồng cây Me dại. Cây Me dại thân mọc thẳng cao, lá nhỏ nên bóng mát không dày đặc mà lấp ló mặt trời, ngoài ra trồng xen trong vườn dừa cũng tốt. Có thể trồng xen với sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, cà phê,....
Trồng Bòn bon không cây bóng mát, cũng được nhưng cần quan tâm che đậy (thời gian che ít nhất 18 tháng ), chăm sóc kỹ, tưới nước giữ độ ẩm cho cây.

       Chuẩn bị hố trồng: Hố trồng có kích cỡ vuông 60 cm x 60 cm, sâu 75 cm. Khi đào hố nên để riêng đất trên mặt (lớp đất phía trên đến 30 cm) ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra một bên.
- Lượng phân cho mỗi hố: 10 kg phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai, 200 - 300 g Super Lân trộn đều với đất mặt lấp đầy hố. Nếu không đủ đất thì lấy thêm đất mặt ở xung quanh.
- Trên các vườn cũ đã có trồng cây dùng 50g Basudin 10H và 0,3 kg vôi trộn đều với hỗn hợp đất mặt + phân lấp đầy hố.
- Sau đó tưới đẫm nước (hoặc có ít nhất 2 đến 3 cơn mưa) cho hỗn hợp đất + phân phân hủy nhanh. 
- Ở những nơi thoát nước tốt như đất đỏ basalt, đất thịt pha cát chỉ cần lấp đầy hố để sau khi tưới nước, đất lún xuống mặt hố sẽ hơi thấp hơn mặt đất bình thường khoảng 10 - 15 cm. Đối với vùng đất thoát nước kém thì phải lấp đất cao hơn mặt hố từ 10 - 15 cm, sau khi tưới nước, đất lún xuống bằng mặt đất tự nhiên là vừa. 
- Riêng đối với đất phù sa đồng bằng Sông Cửu Long, tùy thủy cấp mà đắp ụ hoặc lên liếp tối thiểu 40-50 cm so với mực nước thường xuyên ngập. Hố trồng phải chuẩn bị xong trước khi trồng cây ít nhất là 20 ngày.

    Trồng cây: dùng cuốc đào một lỗ nhỏ giữa hố trồng, chiều sâu lớn hơn chiều cao của túi đựng cây giống khoảng 2-3 cm. Sau đó dùng các loại thuốc diệt nấm như : Dethane M-45, Mancozeb, Ridomil... phun xịt thật kỹ vào hố trồng cây, liều lượng theo chỉ dẫn trên bao thuốc. Để túi cây trồng trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nylon, cách đáy 1-2 cm, bóc lấy đáy túi ra. xem xét bộ rễ, dùng kéo sắc cắt bỏ toàn bộ rễ cong queo từ 1-2 cm ngoài bầu đất, sau đó mới đem cây đặt vào hố trồng. Dùng dao rạch một đường thẳng đứng từ trên xuống dưới và bóc túi nylon ra. Sau đó dùng tay vun đất và ấn đất nhẹ xung quanh gốc, không được dùng chân đạp đất. Nếu trồng trong mùa mưa, khi trồng tránh gốc bị ngâm nước. Nếu trồng trong mùa khô nên be bờ xung quanh hố (làm bồn) để khi tưới nước ngấm sâu vào lòng đất, không chảy tràn một cách hợp lý.

8- Chăm sóc bón phân:

Tưới nước: theo tự nhiên cây bòn bon là loại cây ẩm ướt, nếu hạn hán kéo dài mà không được tưới nước thường xuyên cây sẽ chết, cho nên song song với bóng râm làm mát đất, cần giữ chế độ tưới thường xuyên về mùa khô. Mặt khác cây cũng dễ chết do úng nước ở gốc, vì vậy cũng phải theo dõi để kịp thời cho thoát nước, nhất là những vụ mưa dầm kéo dài.

Bón phân: 5 năm đầu khi cây chưa ra quả bón mỗi cây 100 - 200g phân NPK 16-12-8-11+TE 3 lần trong năm, mỗi năm tăng thêm 50g, Khi cây bắt đầu cho ra hoa đậu trái thì dùng phân  NPK 12-12-17-9+TE từ 150g lên 200g (khoảng năm thứ 10) và tiếp tục tăng thêm 50gr sau đó ổn định ở mức 1kg (0,5kg NPK 16-12-8-11+TE và 0,5kg 12-12-17-9+TE)/năm bón làm 2 lần – một lần trước khi ra hoa lần sau khi kết trái

Cách bón: dùng que rạch một vòng tròn xung quanh gốc, cách gốc cây khoảng 20 - 30cm, rải phân vào và phủ một lớp đất mỏng lên trên. Trong thời gian cây kiến thiết cơ bản mỗi năm bón thêm 3 lần phần chuồng mỗi lần khoảng 20 - 30 kg. 

Trồng 2 - 3 năm đầu cần thiết phải có bóng râm cho cây con.
Làm cỏ quanh gốc cách 1m làm 2 lần 1 năm khi cây còn nhỏ, ủ gốc bằng rơm, cỏ khô, không nên dùng thuốc trừ cỏ phun dưới tán cây.
Đốn tỉa: năm đầu, hớt ngọn cây vài ba lần cho cành khung khỏe lên. Sau đó chỉ cắt cành chiết và cành bị sâu bệnh.

    Những chùm bòn bon dài, đẹp và ngon đang được đem đi bán ở xã Tiên Châu

9- Phòng trừ sâu bệnh:
Sâu đục quả, nhện đỏ, rệp sáp.
Khi cây còn nhỏ thì dùng thuốc, cây lớn khó phun thì dùng các phương pháp phòng là chính, vệ sinh cây, vệ sinh vườn, cải tạo môi trường, v.v.v. ngoài ra có một số loại bệnh nguy hiểm hại cây như bệnh hại rể cây, bệnh thán thư trên quả…Thường xuyên quét dọn quanh gốc cây, đừng để úng nước hoặc độ ẩm quá cao, giảm bỏ phân chuồng, nhất là đang ở thời kỳ mùa mưa lớn. 

Làm vệ sinh dọn dẹp cỏ rác trong vườn cho thông thoáng, nhằm xóa bỏ môi trường sống của sâu.

Thu dọn sạch sẽ gốc cây, cắt bỏ tất cả các cuống chùm trái còn sót trên cây sau khi thu họach. 

Khi phát hiện sâu rầy thì có thể phun một số các loại thuốc như: Trebon, Basa, Decis, Mipcin... và bón Vibasu định kỳ nhằm hạn chế sâu đục thân theo đặc điểm từng vùng.

-Dùng hóa chất diệt vi khuẩn, nấm bệnh như: Aliettre, Ridomil, Zincopper, Mancozeb... theo liều lượng hướng dẫn. ngoài ra vào mùa mưa thường phát sinh bệnh nấm đen, nấm trắng nhưng không nguy hiểm lắm, có thể phun xịt các loại thuốc có gốc đồng, vôi trắng quét lên chổ có nấm.

10- Thu hoạch bảo quản:
Bòn bon thu hoạch quả vào tháng 7 - 8 sau khi ra hoa khoảng 3 tháng.
Không thu hoạch Bòn bon sau khi mưa. Thu từng chùm không bứt từng quả. Quả Bòn bon rất dễ bị xây xát làm quả thâm đen. 

Cách giữ trái:

Trái tươi có thể để bên ngoài khoảng 4 ngày. Nếu giữ trong tủ lạnh từ 12-13 độ C thì được 2 tuần. Trái còn thơm và ngọt trong vòng 7 ngày, kể từ ngày hái. Sau đó sẽ lạt đi.

Cách chọn lựa mua trái :

Trái ngon là trái vừa không lớn mà cũng không nhỏ, chỉ to bằng ngón tay cái, da mầu vàng nhạt, núm cuống căng tròn. Khi bóc lớp vỏ ngoài, bên trong lộ ra năm múi dính chặt lấy nhau mầu trắng trong, đầy nước thơm

Kỹ thuật trồng cây Bòn Bon


1. Khoảng cách trồng Bòn bon
Khoảng cách cây và hàng trồng Bòn bon thích hợp nhất là 6m x 6m. ở vùng đất phì nhiêu có thể trồng khoảng cách 7m x 7m hoặc 8m x 8m. Nếu trồng xem với cây ăn quả khác như
Sầu riêng, chôm chôm thì nên để khoảng cách 10m (chữ ngũ giữa các hàng) theo khoảng cách trồng Sầu riêng, chôm chôm

2. Trồng cây che nắng
Bòn bon là loại cây ăn quả cần có bóng râm mát (cá tính hợp nhất). Do đó người trồng cần có kế hoạch chuẩn bị bóng râm mát trước khi trồng. Cây cho bóng mát phù hợp nhất là chuối, trồng chuối thời gian gian đầu cần theo dõi đừng để chuối đẻ cây con nhiều, rậm rạp, chỉ 2 – 3 cây mỗi gốc là vừa đủ (có thể dùng thân, lá chuối phủ gốc giữ ẩm mùa nắng).

Nếu muốn trồng cây bóng mát lâu dài 4 năm trở lên thì có thể trồng cây Me dại. Cây Me dại thân mọc thẳng cao, lá nhỏ nên bóng mát không quá dày đặc, đảm bảo đủ độ quang hợp cho cây Bòn bon. Ngoài ra cũng có thể trồng Bòn bon trong vườn Dừa,
Sầu Riêng, Măng Cụt, Cà phê…
Nếu trồng Bon bon không có cây che bóng cũng được nhưng cần quan tâm che đậy cho cây (thời gian che là 18 tháng), chăm sóc kỹ, tưới nước liên tục để giữ độ ẩm.

3. Chuẩn bị hố trồng
Hố trồng kích cỡ vuong 60 cm X 60 cm, sâu 75 cm. Khi đào hố nên để riêng đất trên mặt (lớp phía trên chừng 30 cm) ra một bên và lớp đất phía dưới ra một bên.
Lượng phan bón lót cho mỗi hố: 10kg phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai, 200 – 300g Supper lân trộn đều với đất mặt lấp đầy hố. Nếu không đủ đất lấp thì đào đất mặt xung quanh bổ sung vào.

Trên các vườn cũ đã có trồng cây dùng 50g Basudin 10H và 0,3kg vôi trộn đều với hỗn hợp đất mặt + phân lấp đầy hố.

Tưới đẫm nước vào hố đã lấp cho hỗn hợp đất + phân phân hủy nhanh.

Ở những nơi thoát nước tốt như đất đỏ bazan, đất thịt pha cát chỉ cần lấp đầy hố để sau khi tưới nước, đất lún xuống mặt hố sẽ hơi thấp hơn mặt đất bình thường khoảng 10 – 15cm. đối với vùng đất thoát nước kém thì phải lấp đất cao hơn mặt hố từ 10 -15cm, sau khi tưới nước đất lún xuống bằng mặt đất tự nhiên là vừa.

Riêng đối với đất phù sa đồng bằng Sông Cửu Long, tùy thủy cấp mà đắp ụ hoặc lên liếp liên tiếp tối thiểu 40-50cm so với mực nước thường xuyên ngập. Hố trồng phải chuẩn bị xong trước khi trồng cây ít nhất là 20 ngày.

4. Trồng cây
Dùng cuốc đào một lỗ nhỏ giữa hố để trồng, chiều sâu lớn hơn chiều cao của túi đựng cây giống chừng 2-3cm. sau đó dùng các loại thuốc diệt nấm như: Dethane M-45, Mancozeb, Rido-mil…phun xịt thật kỹ vào hố trồng cây, liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì của thuốc. Để túi cây trồng trên mặt đất, dùng dao rạch một đường xung quanh túi Nilon, cách đáy 1-2 cm ngoài bầu, bóc lấy đáy túi sau đó đem đặt vào hố trồng. Tiếp tục dùng dao rạch một đường thẳng đứng từ trên miệng túi xuống dưới để bóc phần túi nilon còn lại ra. Sau đó dùng tay lấp nhẹ đất xung quanh, tuyệt đối không dùng chân đạp đất. Nếu trồng cây trong mùa mưa nêm chú ý để gốc không ngâm nước, ngược lại trồng trong mùa khô nên be bờ xung quanh hố (làm bồn) để dễ dàng tưới nước cho cây.

5 chăm sóc cây trong năm đầu tiên.
Tưới nước:
Theo tự nhiên cây Bòn bon là loại cây ẩm ướt, nếu hạn hán kéo dài mà không được tưới nước thường xuyên cây sẽ chết, cho nên song song với bóng râm làm mát đất, cần giữ độ ẩm thường xuyên vào mùa khô. Mặt khác cây cũng dễ chết khi úng nước ở gốc, vì vậy cũng phải theo dõi để kịp thời thoát nước, nhất là mùa mưa.

Bón phân cho Bòn bon

Trong năm đầu tiên bón cho cây từ 300-500g phân NPK (16-16-8), chia đều ra làm 3 lần bón trong năm. Dùng que rạch một vòng xung quanh, cách gốc 20-30cm, rải phân vào và phủ một lớp đất mỏng lên trên. Trong thời gian cây kiến thiết cơ bản mỗi năm bón 3 lần phân chuồng, mỗi lần khoảng 20-30kg.

Phòng trừ sâu bệnh

Trong năm đầu, cần chú ý đến các loại sâu bệnh có khả năng phá hoại lá, thân cây như các loại sâu ăn lá, sâu cắn vỏ, đục thân…và bệnh thối rễ nguy hại cho cây con.

Cách đề phòng và diệt sâu:
- Làm vệ sinh dọn dẹp cỏ rác trong vườn thông thoáng nhằm xóa bỏ môi trường sống của sâu.
- Thu dọn sạch sẽ gốc cây, cắt bỏ tất cả các cuống chùm trái còn sót lại trên cây sau khi thu hoạch
- Khi phát hiện sâu rầy có thể phun các loại thuốc như: Trebon, Basa, Decis, Mipcin…và bón Vibasu định kỳ nhằm hạn chế sâu đục thân theo đặc thù riêng của từng vùng.

Cách đề phòng và diệt bệnh

Thường xuyên quét dọn quanh gốc cây, đừng để úng nước hoặc độ ẩm quá cao, giảm bỏ phân chuồng, nhất là vào mùa mưa lớn.
Dùng hóa chất diệt vi khuẩn, nấm bệnh như: Aliettre, Ridomil, Zincopper, Mancozep…theo liều lượng hướng dẫn. Ngoài ra vào mùa mưa thường phát sinh bệnh nấm đen, nấm trắng nhưng không nguy hiểm lắm, có thể phun xịt các loại thuốc có gốc đồng, vôi trắng quét lên chỗ có nấm./.
Những điều lưu ý khi trồng cây bòn bon

















Bòn bon (trái bòn bon) là một loại dâu đất thuộc họ Xoan (Meliaceae), kết chùm ở thân và ở cành. Trông bề ngoài trái bòn bon hơi giống trái dâu nhưng bòn bòn có giá trị kinh tế cao hơn vì ngoài vị ngọt chua còn có mùi thơm. Loại cây ăn trái này chỉ trồng được ở miền Nam. Nhiệt thích hợp để trồng bòn bon trung bình một năm 27 độ C và chênh lệch ít giữa các tháng, giống như điều kiện miền Nam. Đây là loại cây ưa mát, không có ánh sáng chói chang, không có gió mạnh, đặc biệt là khi ra hoa, kết quả

Tuy không yêu cầu cao lắm về đất, nhưng tốt nhất là đất sâu, thoát nước tốt, nhiều mùn. Quan trọng là phải thoát nước tốt và nước ngầm không được quá gần mặt đất.

Cây bòn bon được coi là một trong những cây ăn trái phát dục chậm nhất (giống như măng cụt). Trồng từ hạt thì 10-15 năm mới ra hoa, kết quả.

Khoảng cách cây và hàng trồng bòn bon thích hợp nhất là 6m x 6m. Ở vùng đất phì nhiêu có thể trồng khoảng cách 7m x 7m. Nếu trồng xen với cây ăn quả khác như sầu riêng, chôm chôm thì nên để khoảng cách 10 m (chữ ngủ giữa các hàng) theo khoảng cách trồng sầu riêng, chôm chôm.

Bòn bon là loại cây ăn quả cần có bóng râm mát. Vì thế, hai ba năm đầu cần thiết phải có bóng râm cho bòn bon. Do đó người trồng cần có kế hoạch chuẩn bị bóng râm mát trước khi trồng chúng. Cây cho bóng mát phù hợp nhất là cây chuối hoặc cây vông. Trồng chuối thời gian đầu cần theo dõi đừng để chuối đẻ cây con nhiều, rậm rạp (có thể dùng thân chuối hoặc lá chuối phủ gốc giữ ẩm vào mùa nắng). Có thể trồng xen với các loại cây khác như: sầu riêng, chôm chôm, măng cụt,… Bòn bon là loại cây không cần tỉa cành, tạo tán nhiều. Phần lớn, chỉ cần cắt các cành chết, cành sâu bệnh, cành phủ dưới gốc cây để cho cây thông thoáng.

Tưới nước: Cây bòn bon là loại cây ưa ẩm ướt, nếu hạn hán kéo dài mà không được tưới nước thường xuyên cây sẽ chết, cho nên song song với bóng râm làm mát đất, cần giữ chế độ tưới thường xuyên về mùa khô. Mặt khác cây cũng dễ chết do úng nước ở gốc, vì vậy cũng phải theo dõi để kịp thời cho thoát nước, nhất là những vụ mưa dầm kéo dài.

Bón phân cho bòn bon:

Cây bòn bon chậm lớn, ra trái muộn, việc chăm sóc và bón phân đều đặn sẽ giúp cây ra trái sớm từ 1-2 năm. Trong năm đầu tiên bón cho mỗi cây từ 300-500 gr phân NPK (16-16-8), chia đều ra làm 3 lần bón trong năm. Hàng năm nên bón phân hữu cơ (tốt nhất là phân gà, vịt, cút) cho cây từ 20-30kg/cây. Bón vòng theo tán cây. Lượng phân bón những năm sau đó tùy thuộc vào cây và độ phì nhiêu của đất. Bước đầu dùng lượng ít và tăng dần lên hàng năm. Cây ra trái sai thì cần bỏ nhiều phân.


Sâu bệnh:

Trên cây bòn bon hay gặp  loài sâu đục vỏ cây. Chúng không đục vào bên trong, chỉ nằm dưới lớp vỏ, làm cây kém phát triển, ra hoa, đậu trái ít. Đây là loài gây hại trầm trọng nhất trên cây bòn bon. Thành trùng là loài bướm nhỏ, màu xanh lục đậm, đẻ trứng vào ban đêm nơi nào có chổ vỏ cứng nứt ra. Sâu non có màu nâu hồng, cơ thể dài khoảng 10mm khi đẩy sức. Sâu non khi nở ra chúng ăn luồn dưới lớp vỏ cứng làm cho nhiều nơi bị bong ra, để lộ lớp vỏ non bên trong, tạo điều kiện cho bướm thích hợp đẻ trứng.

Sâu thường bắt đầu tấn công khi cây đến tuổi cho trái, có lớp vỏ dày bên ngoài thân đủ che chở cho chúng sống bên dưới. Nếu mật độ cao, sâu làm cây kém phát triển, chậm ra đọt non. Vào giai đoạn ra hoa, bị sâu này tấn công  sẽ làm hoa đậu ít, trái nhỏ. Ngoài ra, sâu ăn còn tạo vết thương lớp vỏ non bên trong tạo điều kiện cho các nấm bệnh, vi khuẩn xâm nhiễm vào gây hại cho cây.

Biện pháp phòng trừ:

- Dọn dẹp cỏ dại nhất là những dây leo um tùm xung quanh vườn để tạo thông thoáng.

- Biện pháp phòng trừ là dùng dao lột bỏ phần vỏ bị sâu gây hại và phun thuốc trừ sâu như: Padan 95SP, Marshal 200SC, Regent 5SC,… nên tập trung phun kỹ vào phần thân cây bị hại.

 Ngoài ra, bòn bon thường hay bị rệp sáp tấn công. Rệp gây hại bằng cách chích hút các bộ phận non của bòn bon  như đọt non, lá non, hoa và trái non. Tuy nhiên, cả những trái lớn vẫn bị rệp tấn công. Rệp thường sống tập trung với mật số cao trên các chùm trái trong suốt giai đoạn của trái. Rệp chích hút làm cho đọt non bị thui chột, hoa và trái non dễ bị rụng hoặc kém phát triển, phẩm chất trái bị giảm. Ngoài ra, mật ngọt do rệp tiết ra còn hấp dẫn nấm bồ hóng phát triển bao kín các bộ phận lá, trái,… làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây, đồng thời giảm giá trị thương phẩm của trái. Rệp sáp thường gây hại nặng vào mùa nắng.

Rệp sáp là loài côn trùng đa thực, ngoài cây bòn bon chúng còn tấn công trên nhiều cây trồng khác như chôm chôm, sapo, mãng cầu,… cho nên việc phòng trừ chúng đôi khi gặp khó khăn vì nguồn thức ăn luôn có liên tục trong vườn.

Biện pháp phòng trị:

Để hạn chế tác hại của rệp sáp cần áp dụng nhiều biện pháp và phải thực hiện đồng thời trên các loại cây ký chủ của rệp trong vườn.

- Dùng máy bơm nước có áp suất  cao, tia nước mạnh xoáy vào những chỗ bị rệp bám sẽ rửa trôi bớt rệp.

- Trong điều kiện tự nhiên có nhiều loài thiên địch tấn công, phổ biến nhất là ong ký sinh thuộc giống Anagyrus và các thiên địch ăn mồi như kiến vàng, bọ rùa,…

- Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh vườn, không trồng mật độ quá dày để tạo thông thoáng vườn cây.

- Nếu phát hiện trên cây có nhiều kiến hôi thì tìm cách dụ chúng tập trung để tiêu diệt vì kiến hôi là con vật sống cộng sinh với rệp.

- Thường xuyên kiểm tra cây bòn bon nhất là giai đoạn ra hoa, trái non để kịp thời phát hiện rệp sáp  khi mật số còn thấp và chưa phát tán rộng sẽ dễ xử lý. Một số thuốc hóa học có hiệu quả trên rệp sáp như: Supracide 40 EC, Mapy 48EC, Suprathion 40 EC, Pyrinex 20 EC,… Lưu ý vì rệp sáp có một lớp sáp bao phủ bên ngoài nên khi phun phải thật kỹ hoặc có thể pha thêm chất bám dính vào dung dịch thuốc. Chú ý đảm bảo thời gian cách ly để không còn dư lượng thuốc trong trái ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.


Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Bòn bon


 







1. Kỹ thuật trồng cây:

- Khoảng cách cây và hàng trồng Bòn bon thích hợp nhất là 6m x 6m. Ở vùng đất phì nhiêu có thể trồng  khoảng cách 7m x 7m hoặc 8m x 8m. Cây Bòn bon có thể trồng xen với cây ăn quả khác như măng cụt, sầu riêng, chôm chôm… nên chọn trồng cây cách nhau khoảng 10m xen theo khoảng cách của sâu riêng, chôm chôm, măng cụt…

- Chuẩn bị hố trồng: Hố trồng được đào với dạng vuông 60cm x 60cm, sâu 60 - 70cm. Trong mỗi hố nên bón thêm 10 kg phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai. Sau đó tưới đẫm nước (hoặc có ít nhất 2 đến 3 cơn mưa) cho hỗn hợp đất và phân phân hủy nhanh. 

- Ở những nơi thoát nước tốt như đất đỏ basalt, đất thịt pha cát chỉ cần lấp đầy hố để  sau khi tưới nước, đất lún xuống mặt hố sẽ hơi thấp hơn mặt đất bình thường khoảng 10 - 15 cm. Đối với vùng đất thoát nước kém thì phải lấp đất cao hơn mặt hố từ 10 - 15 cm, sau khi tưới nước, đất lún xuống bằng mặt đất tự nhiên là vừa. 

- Riêng đối với đất phù sa đồng bằng Sông Cửu Long, tùy mực nước mà đắp ụ hoặc lên liếp tối thiểu 40-50 cm so với mực nước thường xuyên ngập. Hố trồng phải chuẩn bị xong trước khi trồng cây ít nhất là 20 ngày.  

- Trồng cây: Dùng cuốc đào lỗ giữa hố trồng, có thể phun thêm thuốc diệt nấm vào hố trồng cây. Trước khi trồng cây nên tháo đáy túi nylon xem xét thật kỹ bộ rễ: cắt bỏ những rễ cong, xấu ngoài bầu đất. Dùng tay vun đất và ấn đất nhẹ xung quanh gốc, không được dùng chân đạp đất. 

2. Chăm sóc cây: 

- Cây bòn bon là loại cây ẩm ướt, nên vào mùa khô nên tưới cây thường xuyên. Mặt khác, cây cũng dễ chết do úng nước ở gốc, vì vậy cũng phải theo dõi để kịp thời cho thoát nước, nhất là những vụ mưa dầm kéo dài. Nên bón lót thêm phân trong năm đầu khi trồng cây và chia thành nhiều lần bón để cây hấp thu hiệu quả.

- Đặc biệt cần chú ý đến các loại sâu bệnh có khả năng phá hoại lá, thân cây như các loại sâu ăn lá, sâu cắn vỏ cây, đục thân,...và bệnh thối rễ nguy hại cho cây con, để kịp thời xử lý. Làm vệ sinh dọn dẹp cỏ rác trong vườn cho thông thoáng, nhằm xóa bỏ môi trường sống của sâu. Thu dọn sạch sẽ gốc cây, cắt bỏ tất cả các cuống chùm trái còn sót trên cây sau khi thu họach. 

- Thường xuyên quét dọn quanh gốc cây, đừng để úng nước hoặc độ ẩm quá cao, giảm bỏ phân chuồng, nhất là đang ở thời kỳ mùa mưa lớn


THAM KHẢO THÊM:

Công dụng của trái Bòn Bon

Một truyền thuyết tôn giáo tại Philippines kể rằng:

“Quả lanzones (tên gọi của Bòn bon Tại Phi) trước đây rất chua, không ăn được và còn có chất độc, nhưng một ngày kia có một bà mẹ rất xinh đẹp bồng con đi ngang một vùng chỉ có cây này, bà không tìm được gì khác để ăn nên đành hái một quả và đưa cho con.. và ngay sau đó, lạ thay quả trở thành có vị ngon ngọt như ngày nay..và Bà mẹ này chính là Thánh Nữ Đồng Trinh Mary.. nhưng vì Bà chưa chuyển biến quả hoàn toàn.. nên vẫn còn một số lanzones.. chưa được ngọt..’

Bòn bon có nguồn gốc tại vùng Tây Mã lai, được trồng khá phổ biến trên khắp bán đảo Mã. Cây cũng được trồng rất nhiều tại đảo Luzon (Philippines) nơi đây quả rất được ưa chuộng và cây được trồng để bao phủ các vùng đồi trọc. Cây cũng gặp tại Thái Lan và Nam
Việt Nam (từ Quảng Nam xuống đến Đồng bằng sông Cửu long, Bòn bon Lái thiêu được xem là loại ngon nhất). Ngoài ra, tại Ấn độ cây rất phổ biến trong vùng Nilgiris và tại những vùng ẩm ướt phía Nam Ấn: nơi đây quả được bán tại khắp các chợ.. Bòn bon được đưa vào Hawaii khoảng năm 1930 và được trồng tại những vùng có cao độ tương đối thấp.


Bòn bon ít được biết đến tại vùng nhiệt đới Mỹ châu ngoại trừ tại Surinam (tại đây chỉ có một số ít cây được trồng để khai thác thương mãi). Năm 1926, hạt giống bòn bon được gửi từ Java (Indonesia) sang Trung tâm Cây giống thực nghiệm ở Tela, Honduras: cây phát triển tốt..nhưng không cho..quả! Trái lại tại các đảo khác như Trinidad, Puerto Rico, cây lại cho quả khá tốt.

Tại vùng phía Nam Florida, tuy các điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng không thích hợp lắm, nhưng nhà trồng cây chuyên môn William Whitman đã tìm cách trồng được 2 cây bòn bon tại một khu vực có đất pha trộn đặc biệt, cả 2 cây đều cho quả khá nhiềụ Khí lạnh của mùa Đông làm cây rụng hết lá và gốc bị tróc vỏ nhưng cây vẫn hồi phục lại được. Các cây mẫu khác cũng sống được tại vùng xa nhất về phía Nam Keys..
Tên khoa học và các tên khác:
Lansium domesticum thuộc họ Thực vật Meliaceae
Tên Anh-Mỹ : Lansat; Pháp : Doukou, Lansiam; Đức : Duku; Tây ban Nha : Lanza; Philippines : Lansones; Thái Lan : longkong, lansa; Indonesia : duku, kokosan

Đặc tính thực vật:

Cây thuộc loại thân mộc, mọc thẳng đứng, cao 15-20 m. Cây phát triển chậm, mất đến 15 năm mới trưởng thành. Vỏ thân màu nâu đỏ hay vàng-nâu. Lá kép hình lông chim, lẻ , dài 22.5 đến 50 cm: có từ 5-7 lá chét thuôn, cứng, không lông dài 8-13 cm, rộng 7-12 cm. Phiến lá có 12-14 cặp gân phu. Cuống lá phụ dài đến 1cm. Hoa màu trắng hay vàng nhạt, mọc thành chùy ở ngọn nhánh. Hoa lưởng phái : đực và cái riêng biệt. Hoa nhỏ, có 5 lá đàị Quả gần như tròn, tụ thành chùm từ 2 đến 30 quả, vò vàng nhạt hay hơi trắng hồng, mịn như nhung có chứa một chất nhựa-mủ, Quả thường có 5 múi, có vách ngăn mỏng. Múi chứa nhiều nước có mùi thơm. Vị ngọt và hơi chua Quả có hạt trong, dính với thịt; hạt có áo mỏng. Hạt màu xanh lục dài 2-2.5 cm, rộng 1.25-2 cm có vị rất đắng (đôi khi nếu hạt dính chắc vào phần thịt trong múi của quả, có thể làm cho nước lây vị đắng).

Bòn bon tại Mã Lai thường cho mỗi năm hai mùa quả: Tháng 6-7 và Tháng 12-1, đôi khi kéo đến tháng 2. Tại Ấn độ, quẳ chín trong các tháng từ tháng 4 đến tháng 9.. Tại Việt Nam, cây cho quả trong các tháng 6-8.
Tại Philippines, mỗi cây có thể cho đến 1000 quả/ năm.
Về phương diện thực vật, cây Bòn bon được chia thành 2 nhóm khác biệt:
Lansium domesticum var. pubescens: tiêu biểu cho loài cây hoang, cây có dạng mỏng manh hơn, mọc thoáng, các nhánh nhỏ có lông. Quả gần như tròn, vỏ dày chứa nhiều nhựa.
Lansium domesticum var. domesticum, còn gọi là duku, doekoe hay dookoo. Cây mạnh hơn, lá bao phủ thân, lá có gân nổi rất rõ. Quả hình thuôn, da mỏng màu nâu nhạt, không nhựa hay rất ít nhựa.


Vài chủng nổi tiếng:
Conception: Chủng cho quả ngọt, trồng tại Philippines
Uttaradit: Chủng phổ biến tại Thái Lan.
Paete: Chủng chính tại Philippines

Thành phần dinh dưỡng:

100 gram phần ăn được chứa:
- Chất đạm 0.8 g
- Chất Carbohydrates 9.5 g
- Chất sơ 2.3 g
- Calcium 20 mg
- Phosphorus 30 mg
- Carotene (Vit A) 13 IU
- Thiamine 0.089 mg
- Riboflavine 0.124 mg
- Ascorbic acid 1 mg

Về phương diện thực phẩm, quả bòn bon sau khi lột vỏ có thể ăn sống như một trái cây giải khát (bỏ hột). Với những chủng, vỏ chứ nhiều nhựa có thể nhúng quả vào nước sôi trước khi lột vỏ.

Quả tươi có thể giữ khoảng 4 ngày ở nhiệt độ bình thường, nhưng nếu giữ trong tủ lạnh ở 52-55 độ F (12-13 độ C), có thể tồn trữ đến 2 tuần. Vị ngọt gia tăng vì lượng đường trong quả được chuyển đến mức cao nhất trong vòng 7 ngày, rồi giảm xuống.

Quả sau khi lột vỏ, bỏ hạt có thể đóng hộp, ngâm trong nước đường.

Thành phần hóa học:

Ngoài thành phần dinh dưỡng trên của quả, các bộ phận các của cây còn chứa một số hoạt chất :
Hạt: chứa các triterpinoids và các tetranortriterpenoids: domesti culide A-E; một hợp chất loại alkaloid, và 2 hoạt chất đắng; nhựa tan trong alcohol (1%)

Vỏ quả: Vỏ tươi chứa tinh dầu dễ bay hơi (0.2%) màu vàng nhạt, một chất nhựa màu nâu, tannin và một số acid hữu cơ. Vỏ khô co thể trích ra một chất nhựa dẻo (oleoresin) gồm 0.17 % tinh dầu và 22% nhựạ Trong vỏ quả cũng có các triterpen loại onoceranoid

Công dụng sinh học của Bòn bon:

Bòn bon và một số cây khác trong gia đình thực vật Meliaceae như Vong nem (Azadirachta indica), Cedar (Cedrela odorata) đã được trong dược học dân gian tại nhiều nơi (Indonesia, Philippines..) để làm thuốc trị sốt rét.

Nghiên cứu tại ĐH Ottawa (Canada) ghi nhận các triterpinoids loại lansiolides ly trích từ vỏ thân cây bòn bon có hoạt tính trong các thử nghiệm sinh học (in vitro) chống lại ký sinh trùng gây sốt rét Plasmodium falciparum và trên chuột bị gây nhiễm P. berghei (Current Topics in Medicinal Chemistry Số 3-2003).

Nghiên cứu tại ĐH Walailak, Thasala (Thái Lan) ghi nhận các terpenoids ly trích từ hạt bòn bon có hoạt tính diệt được Plasmodium falciparum ở nồng độ IC50 = 2.4-9.7 microg/ml (Phytochemistry Số 67-2006).

Nghiên cứu tại ĐH Malaysia , Sarawak (Mã lai) ghi nhận : Nước chiết từ vỏ quả và lá Bòn bon có tác dụng làm giảm hạ số lượng P. falciparum thuộc các chủng đã kháng chloroquine (T9) và chưa kháng chloroquine (3D7). Dịch chiết từ vỏ quả gây trở ngại, làm ngưng chu kỳ phát triển của ký sinh trùng. (Journal of Ethnopharma cology Số 85-2003).

Nghiên cứu tại ĐH Philippines, Manila ghi nhận dịch chiết từ lá bòn bon có tác dụng diệt được ấu trùng (lăng quăng) của các loài muỗi Aedes aegypti (tác nhân chuyển bệnh Sốt xuất huyết) và Culex quin quefasciatus. Hoạt tính diệt lăng quăng này xẩy ra trong vòng 48 giờ sau khi thêm dịch chiết vào môi trường thử nghiệm ở các nồng độ 100g % đến 1,565g % (SouthEast Asian Journal of Tropical Medici ne and Public Health Số 25-1994)

Vài phương thức sử dụng khác:

Vỏ : Tại Java (Indonesia), vỏ quả được phơi khô, và đốt : khói có mùi thơm dùng đuổi muỗi và làm nhang xông tại các phòng người bê.nh.

Gỗ : Gỗ thân màu nâu nhạt, độ cứng trung bình, có hạt mịn, dai khá bền. Tại Java được dùng làm cột nhà, thuyền bè, cán dụng cụ và cán đồ nhà bếp. Nhựa than lấy được bằng chưng cất, dùng để nhuộm răng.

Thuốc dân tộc: Hạt, phơi khô, được tán thành bột dùng trị nóng sốt và sán lải (Indonesia). Vỏ thân dùng trị vết cắn của bọ cạp (Malaisia). Nước sắc từ vỏ thân và lá dùng trị tiêu chảy và sốt rét. Nước nấu từ lá dùng làm thuốc nhỏ, trị sưng mắt.

Thổ dân tại Indonesia, Philippines dùng vỏ quả và vỏ cây để chế tạo một loại thuốc độc tẩm vào mũi tên. Trong vỏ quả và vỏ cây có một lượng nhỏ lansium acid một độc chất khi chích vào ếch, gây tim ngưng đập.



Nước trái cây
Salad trái cây
Mách bạn ăn trái cây đúng cách
Cách làm rau câu trái cây thơm mát, cực kỳ bắt mắt
Công thức làm kem trái cây ngon tại nhà
Ý nghĩa của các loại trái cây
Hướng dẫn làm Yaourt trái cây thơm ngon đẹp da
Cách làm mềm mịn da mặt bằng trái cây cô cùng hiệu quả
Các loại trái cây bổ máu hiệu quả, tươi ngon



(ST)

làm cách nào khong để cho cây bòn bon rụng bông, đậu trái
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Toi co cay bon bon khoang 8nam tuoi>da 4lan ra hoa,rat nhieu.Nhung sau do lai kho ruoi het,khong dau duoc trai nao.Xin cho biet nguyen nhan va cach khac phuc.
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận