Cách chăm sóc cây Đại Phú Gia phát triển đẹp nhất

Cách trồng và chăm sóc cây Đại Phú Gia phát triển đẹp nhất. Đại Phú là loại cây dùng cho trang trí nội thất, cây có thể chịu được trong phòng lạnh. Chế độ chăm sóc đơn giản, ít sâu bệnh. Khi đạt đủ độ lớn, cây có thể ra hoa. Khi mang ra nắng, cây có hiện tượng cháy lá.




CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĐẠI PHÚ GIA

Cây Đại Phú Gia

Đại phú gia là loại cây có Lá trải dài từ gốc, tập trung nhiều ở ngọn cây. Lá dạng bầu dục hơi thuôn nhọn đầu, cuống mập, có bẹ ôm thân. Lá màu xanh bóng dày, gân lông chim.


Hiện tại Cây cảnh Phát Lợi có cung cấp cây Đại Phú với kích thước trung bình từ gốc đến đỉnh lá là 1m (kích thước có thể thay đổi nhưng không đáng kể)


Hướng dẫn chăm sóc:
Nếu để trong phòng kín, có máy lạnh, thì khoảng 5 ngày tưới nước 1 lần. Cách 2 tuần có thể mang cây ra ngoài để cây quang hợp, màu xanh của lá sẽ tươi đẹp hơn

Cây Đại Phú mang ý nghĩa về phong thủy, mang lại tiền tài và sức khỏe cho gia chủ.

+ Là loài cây thân thảo, với gốc lớn cùng những lá lớn, mang màu xanh tươi vui mắt.

+ Cây chịu bóng, ưa khí hậu mát mẻ, phù hợp trồng trong nhà, văn phòng, tiền sảnh…trang trí sân vườn, thiết kế sân vườn, hay cafe công sở….

+ Cây dễ chăm sóc, ưa bóng bán phần, có khả năng chịu lạnh tốt.

+ Mua trang trí văn phòng hay làm quà tặng đều mang ý nghĩa cầu tài lộc. 

Cây Đại Phú có lá to màu xanh thẫm. Thân cây to và nhiều nước. Cây đã dưỡng lâu trong chậu nên sẽ bền và đẹp hơn. Làm cây cảnh văn phòng rất bền và đẹp. Cây ưa thích ánh sáng bán phần, thích hợp trang trí nội thất, văn phòng, tiền sảnh… Đại phú có thể đặt ở nơi ánh sáng bán phần, nơi giao thông chung như khu vực nhiều người đi lại như cầu thang, hành lang… 

Cây Đại Phú còn mang ý nghĩa về phong thủy là sẽ mang lại tiền tài và sức khỏe . Trang trí nội thất trong nhà bằng cây Đại Phú sẽ làm không gian trong nhà xanh và tạo sự cân bằng giữa thiên nhiên và con người . 


THAM KHẢO THÊM KỸ THUẬT TRỒNG CÂY TRONG CHẬU


        Đất trồng: đất thích hợp trồng cây trong chậu là đất thịt pha cát, giàu mùn, giữ ẩm tốt dễ thoát nước. Tốt hơn, đất khi trồng trộn thêm trấu, xơ dừa tạo độ thông thoáng, tạo mùn cho đất, vừa có thể thoát nước tốt khi thừa nước trong đất

        1. Kỹ thuật làm đất, chọn chậu, chọn cây.

            a) Kỹ thuật làm đất

        Đất đập nhỏ, tơi xốp, yêu cầu đường kính hạt đất nhỏ hơn 5mm chiếm khoảng 70% còn lại các hạt đất có đường kính lớn hơn 5mm chiếm khoảng 30%

        Khi làm đất nhặt sạch cỏ dại, tạp vụn rồi trộn trấu với tỷ lệ trấu 1/5 + đất 2/5 + 1/5 xơ dừa + 1/5 phân ủ sẵn. (%thể tích ). Khi trộn trấu, trộn cùng với phân lót thường sử dụng là phân lân Văn Điển hoặc phân Vi sinh với lượng 100g cho 10 kg đất. Có thể trộn với thuốc hoá học để diệt trừ mầm bệnh trong đất (VD: kiến, mối mọt, sâu nấm) nếu cần thiết.

        *Trường hợp đặc biệt:

        Đối với những cây cần ít nước hay những cây dễ bị thối gốc do nhiều nước thì trộn trấu và đất với tỷ lệ ½ (trấu sống + trấu nhuyễn + xơ dừa) + ½ đất( đất ủ 90% + Đất ruộng 10%). Các cây trồng trong trường hợp này như Đại niên thanh, Vạn niên thanh, Đại phú gia, Hoàng hậu, Bạch mã, kim phát tài,…và một số cây khác.

        * Một số cây khác như:

- Cau Hawaii, Cau Vàng: 50% đất trộn + 50% Đất ruộng

- Phát tài Gốc, phát Tài Khúc: 60% trấu nhuyễn + 30% xơ dừa + 10% trấu sống.

- Lan Mỹ, Lam Ý: 50% xơ dừa + 40% phân trộn + 10% đất ruộng

        * Chuẩn bị đất xong chọn chậu, chọn cây trồng thích hợp. 

            b) Chọn chậu: Màu sắc chậu do khách hàng yêu cầu. Tùy vào loại cây và bầu cây mà người chọ chậu phải chọn ra cho phù hợp. Tiến hành chọn chậu khi đường kính chậu và đường kính bầu cây đạt tiêu chuẩn là:

D (bầu cây) < 1,3D (chậu vào cây)

c) Chọn cây: Chọn những cây đủ điều kiện về sinh học như:

- Sinh trưởng, phát triển tốt.

- Cây không bị sâu bệnh hoặc sâu bọ, nấm rầy phá hoại.

- Cây không gẫy thân, lá hoặc cành nhánh

- Cây có màu sắc đặc trưng.

        2. Kỹ thuật trồng:

- Khi trồng, đặt chậu trên nền đất bằng phẳng sao cho chậu đứng, cân và vuông góc với mặt nền để khi trồng cây vào chậu cây không bị nghiêng

- Dùng mảnh lót bằng sành, sứ đậy kín chỗ thoát nước dưới đáy chậu. Yêu cầu mảnh lót hơi vênh cho nước thừa thoát ra tránh úng cho cây.

- Cho đất vào đáy chậu với chiều cao bằng khoảng chiều cao của chậu trừ đi chiều cao của bầu cây + (5cm – 7cm)

        2. Kỹ thuật trồng:

- Khi trồng, đặt chậu trên nền đất bằng phẳng sao cho chậu đứng, cân và vuông góc với mặt nền để khi trồng cây vào chậu cây không bị nghiêng

- Dùng mảnh lót bằng sành, sứ đậy kín chỗ thoát nước dưới đáy chậu. Yêu cầu mảnh lót hơi vênh cho nước thừa thoát ra tránh úng cho cây.

- Cho đất vào đáy chậu với chiều cao bằng khoảng chiều cao của chậu trừ đi chiều cao của bầu cây + (5cm – 7cm)

    

- Khi trồng, cho đất cao hơn bầu cây từ 1cm – 2cm và giữ mặt đất trong chậu thấp hơn miệng chậu 3cm - 5 cm. Trồng xong cần tưới nước ngay. Với những cây nhiều nhựa và bị cắt rễ thì để 1-2 ngày cho vết cắt khô lại rồi tưới nước để tránh bị vi khuẩn xâm nhập.

    



Vạn niên tùng là loại cây đa niên tuổi thọ có thể đến hàng trăm năm, thích nghi rộng với nhiều vùng đất, nhưng phát triển tốt trên đất phù sa, cây ưa sáng (cây phát triển tốt khi có đủ ánh sáng).

Nhân giống bằng phương pháp vô tính:
Chiết cành hoặc giâm cành. Cành giâm trong giai đoạn vườn ươm cao từ 15 - 20 cm, nên giữ cây trong bóng râm từ 30 - 45 ngày, sau đó có thể đưa ra nắng trong giai đoạn này nên dưỡng cây con trong bầu để tiện việc chăm sóc, khi cây cao từ 80 cm trở lên có thể trồng xuống đất. Cây phát triển tốt trên nhiều loại đất, nhưng nên trồng trên đất thịt để khi bứng cây không bị rả bầu.

Giá thể sử dụng ươm cây con:
Mụn dừa và trấu, với tỉ lệ 70% mụn dừa, 30% trấu; Khi dưỡng cây con trong bầu có thể trộn thêm phân hữu cơ đã oai mục, với tỉ lệ 20 - 30% phân hữu cơ, 30% trấu, 40 - 50% mụn dừa.

- Phân bón:

+ Khi cây trong giai đoạn vườn ươm (khoảng 2 tháng) phun phân bón lá 10 ngày/lần, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì, che mát khoảng 40 - 50%.

+ Khi cây còn nhỏ (có chiều cao từ 20 - 50cm) pha phân NPK 16-16-8 hoặc 20-20-15 để tưới, nên tưới vào lúc chiều mát, không nên tưới khi cây đang ra đọt non, cách 15 - 20 ngày tưới 1 lần, liều lượng 1kg tưới 1.000 cây, có thể phun bổ sung phân bón lá; Lượng phân tăng dần theo tuổi cây.

+ Khi cây từ 3 năm tuổi trở lên bón từ 40 - 50 gram/gốc, không nên bón phân khi cây ra đọt non.

- Phòng trừ sâu bệnh:

+ Sâu hại: Phổ biến có 2 đối tượng sâu hại là rầy mềm và sâu vẽ bùa tấn công khi cây vừa nhú đọt non cần chú ý phun thuốc để phòng trừ trong giai đoạn này, có thể sử dụng dầu khoáng DC - Tronlec hoặc các loại thuốc trừ sâu thông thường khác.

+ Bệnh hại: Rải rác xuất hiện bệnh lỡ cổ rễ hoặc khô đầu ngọn, có thể phun thuốc Aliete, Ridomil, v.v…

- Tưới nước:
Cây có khả năng chịu hạn tốt, nhưng cần chú ý tưới đủ nước để cây phát triển tốt. Mùa nắng khi cây còn nhỏ có thể tưới 2 ngày/lần; khi cây lớn có thể 3 - 4 ngày tưới 1 lần tùy theo độ ẩm của đất. Cây ít mẩn cảm với nước mặn, nhưng không chịu được nước phèn.

- Tạo dáng cho cây:
Tùy theo sở thích có thể tạo dáng thẳng đứng hoặc bon sai. Là cây thân dẻo dể uốn sửa để tạo dáng..

Một số ý khác:

- Đối với cây Vạn Niên Tùng và Tùng Trung quốc về kỹ thuật trồng và chăm sóc giống nhau, cả 2 loại đều dễ trồng. Nếu muốn trồng với quy mô lớn, trước khi trồng phải đắp mô, mô rộng từ 60 - 70 cm, cao tùy theo mực thủy cấp trong vùng tránh bị nước ngập; hàng cách hàng 2m, cây cách cây từ 1,5 - 2m (khoảng cách trồng có thể tăng giảm tùy điều kiện thực tế và mục đích sử dụng cây).

Cách chăm sóc cây cảnh và bày trí trong nhà

Khi bày trí cây trong phòng thì cũng phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho cây. Trong phòng khách thì nên đảm bảo đặt cây ở vị trí có khoảng 2 – 3 giờ có ánh sáng tự nhiên trong phòng.


Để cây cảnh luôn xanh tốt, người ta còn dùng thêm đèn ánh sáng ban ngày (day - light), ánh sáng phát ra từ loại đèn này giống như ánh sáng mặt trời nên cây có thể quang hợp được như môi trường bên ngoài.

Tưới nước

Cây cảnh bày trí trong nhà thì lượng nước tưới không nên quá nhiều, khi nào thấy đất trồng khô thì tưới nước là được. Ngoài ra, có thể dùng bình phun nước để phun cho cây, mùa hè có thể phun ngày hai lần, mùa đông thì ngày một lần để tăng cường độ ẩm, làm sạch lá, có lợi cho quá trình quang hợp của cây, làm cây xanh tốt.

Những loại cây trồng trong nhà cần chú ý hơn đến việc mua những chậu cây phù hợp. Có thể dùng những loại chậu cảnh có đĩa đệm bên dưới để dễ dàng di chuyển và thoát nước tốt.

Bón phân

Bón phân cho cây là công việc vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình phát triển của cây. Nếu bạn bón nhiều phân quá thì cây sẽ phát triển nhanh làm mất dáng thế, gọi là phá thế. Nhưng nếu bón ít quá, cây sẽ thiếu dưỡng chất làm chết cành... Vì vậy, cách tốt nhất là khoảng nửa tháng bón phân cho cây một lần, tỉ lệ bón 5% phân tổng hợp cho cây. Ngoài ra, dùng nước vo gạo để tưới cây cũng có tác dụng rất tốt cho sự phát triển của cây.
Phòng bệnh cho cây

Cây cảnh bày trí trong nhà không được dùng thuốc trừ sâu, có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu. Đối với cây mắc bệnh phấn trắng thì có thể dùng khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.

Biện pháp hồi phục khi cây bị khô héo

Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.

Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.

Đợi đến khi cây có sức sống trở lại thì thay đổi đất trồng, tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng, nên bón lót phân bắc trước khi trồng cây.



Ý nghĩa của các loại cây cảnh
Cách chăm sóc cây đại phú quý trong nhà luôn xanh tốt
Cây trong nhà
Cách trồng cây thiết mộc lan ra hoa thơm ngát
Tác dụng chữa bệnh của cây mật nhân
Cây trúc trong phong thủy có ý nghĩa như thế nào?
Tác dụng chữa bệnh của cây chùm ngây
Tác dụng chữa bệnh của cây giảo cổ lam


(ST)
tôi có trồng một số cây đại phú gia đên nay cây xuongs cấp trầm trọng vậy cách chăm và bon phân như thế nào cho cây được xanh tốt
hơn 1 tháng trước - Thích
hoa cây đại phú gia như thế nào, cách chăm sóc cho ra hoa ?
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận