Cách chăm sóc cây trồng trong nước

 Việc trồng cây trong nước đã có từ lâu. Năm 1860, hai nhà khoa học người Đức là Sachs và Knop đã dùng 10 nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây (cacbon, hydro, oxy, nitơ, phốt pho, kali, canxi, magiê, lưu huỳnh, sắt) phối chế thành dịch dinh dưỡng để trồng cây.

  Trong vòng 100năm sau, trãi qua nhiều thăng trầm, các nhà thực vật học đã làm cho việc trồng cây trong nước trở thành một quy trình kỹ thuật sản xuất thành thục và được phổ biến rộng rãi. Ở Nhật Bản năm 1960, người ta đã coi việc trồng cây trong nước là một trong phương pháp trồng và chăm sóc cây trong nghệ thuật làm vườn. Ở Trung Quốc, trong dân gian cũng đã sớm có tập quán trồng cây trong nước. Họ ngâm cây trong nước đợi đến khi ra rễ, sinh trưởng sau đó mới đem ra thưởng ngắm.


Khái quát về cây trồng trong nước


        Một bình nước thủy tinh trong vắt, vài con cá lội lăn tăn, một nhành cây xanh thật là đẹp mắt. Trồng cây trong nước không những ngắm được vẽ đẹp của cây mà còn ngắm được bộ rể xinh đẹp.
Ngày nay việc trồng cây trong nước được ứng dụng trong nghệ thuật trang trí nội thất. bình đựng thường sử dụng bình nghệ thuật và bình thủy tinh kết hợp với cây lá màu đủ màu sắc tạo nên một vẽ đẹp làm say đắm lòng người, mang lại cho con người một cảm giác thoải mái, căn phòng trở nên sáng sủa, sức sống tràn ngập.

        Ở TP. HCM vào mùa hè, khí trời rất oi bức, nếu trong phòng có một châu thủy tinh nước trồng cây thì chúng ta cảm thấy mát mẻ ngay. Nói về bày trí thì cây trồng trong nước đặt được mọi nơi trong nhà từ nhà bếp, phòng đọc sách, nhà tắm, phòng ăn….Nếu ở phòng trà, quán bar, quán cơm ….đặt những bình cây trồng trong nước sẽ vừa tao nhã, vừa kinh tế.
Trồng cây trong nước đang dần trở thành mốt trong nghệ thuật trang trí trong phòng ốc.


Ưu điểm của cây trồng trong nước


        Việc trồng cây trong nước rất dễ thực hiện. Người không biết trồng cây cũng có thể làm được vì nó không sợ khô, thối rễ v.v. Nếu bạn đi đâu xa nhà, bạn cứ yên tâm cây sẽ không bị chết vì thiếu nước. Cây lá màu trồng trong nước rất sạch, có thể giảm được phá hoại của sâu bọ.


Cách chăm sóc chung cho cây trồng trong nước


1.Cách thay nước

        Thay nước là phần quan trọng nhất làm cho chậu cây của ta xanh tốt và xinh đẹp hay là bị chết úng.
Nước là nước sạch không phèn, không vôi, không mặn, không clo, nếu sử dụng nước máy ta hứng nước để khoảng một đêm cho clo bay hơi hết là có thể sử dụng được. Sử dụng nước máy cho việc trồng cây trong nước là tốt nhất.
        
        Vào mùa nắng khoảng 5-7 ngày ta thay nước một lần, vào mùa mưa hay lạnh khoảng 7-10 ngày ta thay nước một lần. Trường hợp khi phát hiện cây bị thối rễ do nhiệt độ cao hay do bón nhiều phân, phải lập tức thay nước đồng thời cắt bỏ những rễ thối, thay nước hàng ngày cho đến khi cây mọc rễ mới và phát triển bình thường.
Khi thay nước ta kết hợp với việc cắt tỉa bỏ rễ già và rễ thối, rữa sạch rễ trước khi đưa lại vào chậu.

2.Bón phân

        Cũng giống như cây trồng trong đất, cây trồng trong nước cũng cần phải bón phân. Khi bón phân cần thận trọng liều lượng, nếu quá liều sẽ làm cháy lá, nặng thì cây yếu và ủ rũ khó mà cứu chữa. Dùng các loại phân bón lá như đạm, lân, kali hay hiện nay trên thị trường có loại NPK, pha thanh dung dịch rất loãng rồi xịt lên lá, nếu muốn bộ rễ phát triển thì dung urê nhưng pha thật loãng (0.1%) vì urê làm cho cây bạo phát bạo tàn.

3.Bình đựng cây trồng trong nước

        Có thể chọn bất cứ loại bình nào mà có thể đựng nước, nhưng đẹp nhất vẫn là bình thủy tinh vì trồng trong chậu thủy tinh ta vừ ngắm được lá mà còn ngắm được bộ rễ đa màu đa dạng theo từng loại cây, Ngoài ra ta có thể thả vài con cá dễ sống vào cho thêm phần sinh động.

Chăm sóc kiểng trong nước đơn giản hơn rất nhiều so với trồng trong đất.


Hướng dẫn chăm sóc và thay nước bằng dung dịch dinh dưỡng.


                Cây kiểng thủy canh THỦY SINH MỘC là loại kiểng được trồng từ nhà kính, qua quá trình thuần dưỡng từ cây trong đất, tùy theo đặc tính mỗi loại cây sẽ có cách thuần khác nhau, thời gian thuần khác nhau, và dung dịch thuần riêng dành cho cây mới từ môi trường đất chuyển sang nước.

Cây thuần xong phải đạt các tiêu chuẩn sau: ( Cách nhận biết cây đã thuần dưỡng và cây chưa thuần)

-          Nước hoàn toàn sạch, trong veo, không ván bọt.

-          Cây có biểu hiện ra lá non.

-          1 phần rễ trong đất ít biểu hiện thối rửa, bắt đầu xuất hiện rễ trong nước mọc ra

Sản phẩm được bán kèm dung dich dinh dưỡng thủy canh THỦY SINH MỘC, đây là nguyên tố chính tạo nên sự sống của cây, chúng ta có thể hiểu đây chính là thức ăn của cây, kết hợp với môi trường nước và không gian bố trí cây, tất cả tạo nên Cây trồng bằng nước Aqua-Plant.

1.  Công việc đầu tiên khi đưa cây vào không gian sống

Bước 1: Pha dung dịch chăm sóc cây 

Cách làm: Cần pha loãng dung dịch để sử dụng dần theo tỷ lệ: 20ml dung dịch dinh dưỡng/ 1 lít nước sinh hoạt.

Bước 2: Đổ nước vào bình thủy tinh 

Tùy vào chiều cao của rễ cây mà châm nước đã pha dung dịch vào bình thủy tinh theo tỷ lệ 2/3 mực nước/chiều cao rễ cây

Bước 3: Đặt cây vào bình. Bố trí cây phù hợp với không gian sống và điều kiện khí hậu thích hợp.

Lưu ý:

Do thay đổi môi trường sống khi sản phẩm được thuần từ nhà kính vào không gian sử dụng, cây sẽ xuất hiện hiện tượng vàng 1 vài lá. Do vậy, trong tuần lễ đầu Khách hàng vui lòng thay nước cây hàng ngày và tuần lễ thứ 2 thay nước cây cách ngày. Đến tuần lễ thứ 3 thay nước cây cách 3-4 ngày 1 lần. Các tuần tiếp sau việc thay nước cây cứ tiến hành cách tuần 1 lần

  •  Tránh tuyệt đối việc đổ dung dịch mẹ trực tiếp vào bình đang trồng cây, vì sẽ dẫn đến tình trạng vàng lá và úng lá, cây sẽ hư rất nhanh vì hấp thu quá nhiều dư lượng so với mức cần thiết.
  •  Tùy vào loại cây sẽ có dung dịch chăm sóc cây  dành riêng cho từng câyVì mỗi 1 loại cây có 1 đặc tính riêng biệt, cho nên chúng tôi đã nghiên cứu ra dung dịch có công thức hóa học dành riêng cho mỗi loại cây. Vui lòng sử dụng dung dịch đúng với tên cây nhằm duy trì sự sống và vẻ đẹp của cây ở trạng thái tốt nhất

2.   Duy trì sự sống

Rất đơn giản! Trước hết là duy trì sự sống cho cây, sau đó là chiêm ngưỡng sự phát triển của từng chồi non, sự đâm chồi của từng chiếc lá, và khám phá vẻ đẹp hoàn mỹ toát ra từ bộ rễ; kết tinh hoàn hảo trong chiếc bình thủy tinh sang  trọng. Làm thế nào đây:

-          Cách tuần 1 lần thay nước dung dịch chăm sóc cây cho cây.

-          Rửa rễ cây – rửa bình  - Đặt cây lại vào bình thủy tinh.

3.   Muốn cây đẹp và khỏe hơn

Mỗi tuần ít nhất 1 lần, đưa cây ra hứng nắng liên tục trong 1-2 giờ đồng hồ vào buổi sáng, từ 6g00 sáng đến 8g00, hoặc phơi sương từ từ 16h-17h đến 7h-8h sáng hôm sau (lưu ý: với những ngày thời tiết và khí hậu hanh khô nắng nóng, cần điều chỉnh thời gian quang hợp cho cây, cây không được để dưới nắng chiếu trực tiếp) . sau đó mang cây để lại chỗ cũ.

Khi thấy cây có những lá héo, vàng và rễ úng…, lấy kéo tỉa bỏ để giúp cây có điều kiện đâm chồi phát triển.

Bài trí cây và chăm sóc cây
Nên:
-    Đặt cây ở vị trí hứng càng nhiều ánh sáng tự nhiên 
-    Đặt cây ở nơi có luồng không khí lưu chuyển tốt, lượng Oxy trong không khí đầy đủ dồi dào
Không nên:
-    Để cây dưới ánh nắng gay gắt trong thời gian liên tục quá 2 giờ đồng hồ. 
-    Để cây trực tiếp dưới luồng gió của máy lạnh hoặc  quạt điện. 
-    Đặt cây sát cửa kiếng vào giữa trưa. Khoảng cách tốt nhất giữa cây và cửa kiếng là từ 25-50cm

Thay nước – rửa rễ cây – rửa bình
-    Nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi bình, để vào thau nhựa, để cây nằm nghiêng tựa vào thành chậu, để tránh làm gập/gẫy lá hay rễ.
-    Vệ sinh bình: Súc rửa bình sạch sẽ, dùng miếng cước mềm sạch, vệ sinh kỹ lưỡng đáy và thành bình. Sau đó, xả lại nước sạch 1 lần nữa.
-    Vệ sinh cây: Nhẹ nhàng cầm phần gốc của cây, xả nước vòi sen với áp lực vừa phải vào phần rễ, để rêu mốc và bụi bẩn bị đánh bật ra khỏi rễ, giúp rễ sạch sẽ hơn, hút chất dinh dưỡng được dễ dàng.
Trong khi thay nước cho cây, cần chú ý một số vấn đề sau:
-  Cắt tỉa các phần rễ bị hư, bị úng.  Cắt bỏ lá già, lá vàng, cần phải cắt sát gốc không nên chừa lại phần cuống lá. 
-   Rửa sạch phần gốc cây: mở nước nhẹ đưa phần rễ cần rửa sạch vào dòng nước

-   Nhẹ nhàng để cây vào bình, tránh rễ bị vướng gập vào mép bình làm gẫy hoặc tổn thương rễ.
-   Mang bình và cây đặt lại vị trí theo ý muốn. Chỉnh lại thế cây đứng thẳng, vững chắc

Khi phát hiện nước trong bình trồng cây không trong suốt, nổi bọt, hoặc có váng, rễ rụng dưới đáy bình thì nên thay nước (theo hướng dẫn trên) ngay lập tức. 
-    Nên thay nước hàng tuần (trong thời gian từ 7-10 ngày). Không nên để quá 20 ngày mới thay nước, nhằm đảm bảo được bình trồng cây luôn sạch sẽ và trong suốt, đảm bảo cao nhất giá trị mỹ quan của cây
-    Nếu cây có những biểu hiện như: vàng lá, úng lá, úng rễ thì nên thay nước thường xuyên hơn từ 2-3 lần/1 tuần.

Hướng dẫn chăm sóc cây (cơ bản):

- Vị trí đặt cây : nơi có ánh sáng tự nhiên, nếu đặt gần cửa kiếng thì nên cách xa ít nhất 30cm, tránh ánh sáng gay gắt trực tiếp, tránh luồng gió trực tiếp từ quạt hay máy lạnh

- Cho cây ra ngoài trời hứng ánh nắng trong vòng 2 tiếng, khoảng từ 8 ~ 10 giờ sáng (01 lần/tuần)

- Thay nước dung dịch trồng cây: ít nhất 01lần/tuần. Đổ sạch nước dung dịch cũ, rửa sạch bình và rễ cây (đưa rễ cây vào vòi nước để rửa, không dùng tay chà vào rễ cây), sau đó đặt cây vào bình, đổ nước dung dịch mới (đã pha loãng) sao cho ngập từ 2/3 đến 3/4 bộ rễ. Tuyệt đối không đổ trực tiếp dung dịch chưa pha loãng lên rễ cây. Nên thêm nước thường xuyên vì nước rất dễ bay hơi nếu đặt cây trong phòng máy lạnh. Vệ sinh thân và lá cây bằng nước thường.Sẽ tốt hơn nếu bạn dùng bình xịt phun sương để tưới cây.

Cách pha dung dịch: Tỉ lệ 5ml dung dịch (1 nắp đầy) + 1 lít nước, lắc hoặc khuấy đều.

Lưu ý :

- Nếu bạn không sử dụng dung dịch thì cây vẫn sống được trong môi trường nước.Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải thay nước thường xuyên hơn để đảm bảo lượng khoáng chất trong nước mà cây hấp thụ.

Ví dụ : Thay nước ít nhất 04 ngày/1lần.

Thời gian khoảng 01 tuần đầu khi mới mang cây về, có thể gặp hiện tượng vàng lá ( hoặc rụng đi một số lá già ngoài cùng phía dưới ) đây là điểu rất bình thường khi cây làm quen với điều kiện môi trường, thổ nhưỡng mới nên xin quý khách hàng đừng lo lắng.Cá biệt có một số loại cây lá màu thời gian đầu mang về phải cho ra nắng nhiều hơn và giảm dần về sau. Để cây sinh trưởng, bạn cần biết cách chăm sóc dù không phức tạp lắm. Chẳng hạn, với cây trúc Nhật lá đóm hay trúc nữ hoàng thì chỉ nên cho nước chiếm khoảng 3/4 bộ rễ là được, nếu nhiều hơn rễ cây sẽ bị thối; cây lục thủy cầm, đế vương, tiểu trường sinh thái thì cần cho nước ngập bộ rễ, còn cây bách thủy tiên, kim tiền thì phải cho nước khỏi cuống lá từ 2-3 phân. Ngoài ra, khi bạn thả cá bảy màu hay cá lia thia vào, chiếc bình hoa sẽ sống động, đáng yêu hơn ( lưu ý là chỉ thả những loại cá nhỏ thôi!)

Nằm ngay gần đường Hàn Quốc và công viên nước hồ Tây, đầm sen hiếm hoi của Hà Nội vẫn còn sót những đóa sen cuối hạ. Người dân vẫn sớm sớm chèo thuyền đi hái hoa về bán và để ướp trà.

Có 2 đường để xuống đầm sen: đi từ phía công viên nước hồ Tây hoặc từ con đường dân teen thường gọi là bến Hàn Quốc.

Muốn mua sen sớm, bạn chịu khó dậy sớm một chút, có mặt tại đây vào khoảng 6h - 6h30.  

Rẽ nước đi hái sen.

Đã cuối hạ, lá sen vẫn một màu xanh mướt.

Còn hoa vẫn tươi màu hồng. 

Khi mua hoa, bạn nên cẩn thận kiểm tra, tránh mua phải hoa quỳ. Hoa sen có nhiều lớp cánh nhỏ ở trong còn hoa quỳ thì không có.

Ven đầm sen hồ Tây có một cái chòi, nơi bạn có thể hỏi mua sen. Ở đây cũng là nơi những người thợ ngồi tẽ hoa ướp trà.

Sen chất đầy trong chòi.

Những chiếc lá được đặt cẩn thận phía dưới hoa sen. 

Thiếu nữ dịu dàng bên hoa sen.  
Chú chuồn chuồn cũng phải lòng hoa sen.
Những cánh sen khô được phơi ở chòi.  
Những bông hoa sen được bó đem bán trên phố.  

Cây hoa súng (Nymphaea) và hoa sen (Nelumbo) là những viên ngọc trong thế giới thực vật thuỷ sinh, chúng luôn được ca ngợi vì vẻ đẹp và thường xuyên được thể hiện trong các tác phẩm nghệ thuật hay tôn giáo. Những loài cây này cũng rất dễ trồng và đem lại mùi hương thơm dễ chịu cũng như những đoá hoa thanh thoát.


Hai loại hoa súng
 

        Có hai loại cây hoa súng chính: loại chịu được giá rét và loại hoa súng nhiệt đới. Loại thứ nhất có thể sống trong suốt mùa đông, còn loại thứ hai thì cần phải bảo quản trong nhiệt độ ấm vào mùa đông hoặc phải trồng lại hàng năm.



Cách trồng 

            Trồng hoa súng trong những bồn hay chậu lớn làm bằng plastic hoặc sành, sứ. Những chiếc bồn này cần đủ rộng để thân rễ mọc lan ra. Vì thân rễ của loại cây này chủ yếu mọc lan trên mặt đất chứ không cắm sâu, vì vậy cần loại bồn rộng hơn là sâu. Tốt nhất bạn cần dùng bao tải cũ lót phía dưới để cho đất không bị rơi ra qua các vết nứt.

Để có được nhiều hoa 

            Mỗi bông súng sẽ tươi trong ba đến năm ngày. Chúng nở vào ban ngày và cụp lại vào ban đêm. Một khi hoa không còn nở nữa, nó sẽ từ từ chìm xuống dưới mặt nước. Để cây có nhiều hoa nở, hãy cắt tất cả các bông hoa đã chết khi chúng chìm xuống, bạn hãy lần theo cuống hoa để cắt sát tận chân cuống, đồng thời bạn loại bỏ tất cả các lá đã chết hoặc đang héo.

Cây hoa sen 



        Cây hoa sen có thể sống trong mùa đông nếu thân củ không bị lạnh. Cũng như hoa súng, cây hoa sen cần ít nhất 6 giờ ánh sáng mặt trời mỗi ngày.

Chăm sóc cây sen 

        Cây sen bị chết vào cuối mỗi năm. Khi chúng bị chết, hãy cắt hết phần thân trên chỉ để lại khoảng 10 cm phía trên củ rễ. Cứ để chúng như vậy và đến đầu hè chúng sẽ mọc trở lại. Chúng cần thời tiết ấm và sẽ mọc lại khi nhiệt độ nước lên đến hơn 70 độ F.

Bạn không có chỗ để trồng cây thuỷ sinh

        Bạn không có bể cảnh hay ao trong sân để trồng hoa sen hay hoa súng? Một chiếc thùng đựng rượu whiskey hay chậu trồng cây có thể dùng thay thế để trồng hoa súng, nhưng bạn cần tìm hiểu cỡ cây mình định trồng vì ở các hàng bán giống cây cảnh có nhiều lựa chọn về màu sắc và kích cỡ cây hoa. 

Nếu cây của bạn cao khoảng 20 cm và rộng khoảng 60 cm thì một chiếc chậu giả đá là lựa chọn thích hợp. 

        Nếu bạn không có chỗ đặt chậu cây hay không đủ ánh sáng để trồng cây, bạn vẫn có thể ngắm vẻ đẹp của cây thủy sinh trong nhà bạn bằng những bức vẽ tuyệt đẹp về những loại hoa này.

Hiện nay, đời sống vật chất của người dân ngày càng đầy đủ hơn thì nhu cầu về giải trí ngày càng tăng, trong đó có thú chơi cây kiểng. Đặc biệt là kiểng lá

         Kiểng lá không đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật trồng và chăm sóc giống như một số loại cây trồng khác.
         Bộ lá của kiểng lá rất đẹp, nhiều màu sắc, tuổi thọ của lá dài, chưng bày được quanh năm, phù hợp với việc trang trí trong nhà và phòng làm việc

         Mặc khác, ở Thành phố, muốn trồng cây kiểng, bắt buộc người chơi phải mua đất về để trồng, nhưng việc trồng kiểng trên môi trường là đất thường cĩ những nhược điểm như sau: Việc tìm được đất để trồng cây ở thành phố là rất khó khăn; Trồng trên đất thường khó di dời ( khối lượng lớn, trọng lượng nặng); Trong quá trình chăm sóc, tưới nước và bón phân thường làm cho nhà cửa bị bẩn, hoen ố. Đó là chưa kể đến việc quên tưới nước, dẫn đến cây kiểng sẽ chết; Việc bố trí ở nhưng nơi như tủ, bàn … nơi làm việc rất khó khăn do quá nặng và bẩn (do việc tưới nước gây ra) nên người ta ít chưng bày ở các vị trí đó dù rất muốn.
         Nhằm khắc phục những nhược điểm mà kiểu trồng cây kiểng trong môi trường đất gây nên, giúp những người chơi cây kiểng có phương pháp trồng tối ưu, giảm công chăm sóc, giúp môi trường sống sạch đẹp. Xin chuyển giao kỹ thuật trồng cây kiểng lá trong môi trường thủy canh như sau:
         Bước 1: Cây giống giâm trong môi trường đất cho ra rễ (số lượng rễ càng cành tốt)
         Bước 2: Nhổ cây lên, rữa sạch không còn chất hữu cơ, đất, cắt bỏ những rễ già, khô mục…cho vào nước lã (pH = 6.0 - 6.8), giữ cây trong môi trường nước lã khỏang 7 – 10 ngày. Thường xuyên thay nước để chống trường hợp nước hôi thối.
         Bước 3: Pha dung dịch dinh dưỡng như Bảng số 1
         Bước 4: Châm dung dưỡng từ từ theo tỷ lệ: Dinh dưỡng: nước lã = 1:10, cho đến khi cây quen dần với mội trường này sẽ tiến hành đổ 100 % dung dịch dinh dưỡng để cây phát triển tốt.
         Lưu ý: Trên cơ sở này, mỗi giống có một mức độ thích ứng với nguồn dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, người chơi cần tăng giảm các chất dinh dưỡng sao cho đảm bảo cây sinh trưởng bình thường. Trong quá trình trồng cây trong môi trường thủy sinh, nếu thấy bộ rễ bị thâm đen, có mù thối, cây vàng lá liên tục thì phải bổ sung chất OLC (chất tăng oxy trong nước), liều lượng khỏang 1 – 2g/ 10 lít nước, nhăm giúp hệ rễ của cây hô hấp tốt hơn
         Bằng kỹ thuật này, bài trên đã thử nghiệm thành công trên các giống kiểng lá như sau:
Thanh Tâm, Lẽ Bạn, Thuyền Trưởng Vàng, Nhẫn Bạc, Trầu Bà Chân Rít, Trúc Nhật Đốm Vàng, Tay Phật, Kim Phát Tài, Dạ Lan Italia, Trường Sinh, Trầu Bà Pháp, Thái Lan, Việt Nam, Phát Tài Mỹ, Phát Tài Thái Lan, Nguyên Thảo, Dương xỉ Thái Lan…

              Bảng số 1: Môi trường nuôi trồng một số lọai kiểng lá

         Hóa chất                  Liều lượng đảm bảo cho sự phát
                                             triển của cây kiểng lá (ml/100L)

         Ca(NO3)2 1M                    100

         KNO3 2M                           100

         KH2PO4 0.5 M                  80

         MgSO4 1M                         110

         K2SiO3 0.1 M                    80

         FeCl3 50 mM                     3

         EDDHA (Red) 100 mM    10

         MnCl2 60 mM                    15

         ZnCl2 20 mM                     20

         H3BO3 40 mM                   50

         CuCl2 20 mM                     20

         Na2MoO4 1 mM                10

         pH                                         6.0 – 6.8

         Các giống kiểng lá đã thử nghiệm thành công khi nuôi trồng trong môi trường thủy canh. Từ trái qua phải gồm các giống: Cau núi, Thin Thanh, Tay Phật, Quân Tử, Kim Phát Tài, Dạ Lan Italia, Trường Sinh, Trần bà Pháp, Thái, Nguyên Thảo.


         
          Nghiệm thu đề tài trồng kiểng lá trong môi trường thủy canh.

Dựa vào đặc điểm sinh sản của các loài cây thủy sinh, ta có thể chọn nhiều cách nhân giống khác nhau: bằng hạt, bằng chồi, bằng cành giâm, tách cây, bằng lá, bằng chồi sinh sản.Tùy theo loại cây mà chọn cách trồng cho phù hợp.

         Trước tiên cần có sơ đồ phát thảo để xếp đặt các vật bám, đá sỏi cho cây. Đá sỏi và cát phải được rửa sạch để tránh gây ô nhiễm nước trong hồ. Có thể dùng đất sét trộn lẫn với cát tạo thành một lớp nền ở đáy hồ làm chỗ đính cây vào. Dĩ nhiên là đất hay phân dùng phải là những loại không hòa tan trong nước.

 

        1. Đối với những cây nổi, ta chỉ cần tách những nhánh nhỏ hay phần phân cắt của cây và thả lên mặt nước.

        2. Đối với những cây cứng có thể mọc thẳng lên không cần nước như dương xỉ hoặc những cây có hệ rễ phát triển như súng ta tiến hành như sau: gạt sỏi và đá ra. Trồng cây bằng cách đặt rễ và đất dinh dưỡng hay cát, phủ rễ lại, xếp một hay nhiều hạt sỏi bao quanh gốc cây để ngăn cho chúng khỏi bị bật rễ và nổi lên, nhất là đối với các loài có cổ rễ không được ấn sâu. Cũng có thể buộc gốc cây vào đá rồi lấp sỏi cát lên để che gốc và hệ rễ.

        3. Với những cây trồng đã bén rễ từ thân, ta chọn những đoạn thân cây, rồi dùng các khúc này cắm vào nền bể kính. Chỉ chọn 2-3 đoạn hay hơn và xếp đặt theo sự phối hợp thẩm mỹ, để khi cây phát triển sẽ trông tự nhiên như đang ở dưới đáy nước trong thiên nhiên.

        4. Có những loài có thể trồng trực tiếp trên đá và một số cây có hạt khác mọc được trên đá. Ta có thể gắn chúng lên trên hòn non bộ trong bể cá, hoặc có thể gắn trên một mảnh gỗ. Sau một thời gian, chúng sẽ phát triển trên đáy bể.

        Thông thường ta có thể trồng trực tiếp các loài thực vật thủy sinh trên nền đáy bể, tốt nhất là trồng trong những bình nhỏ và chôn ẩn sâu trong sạn sỏi hay cát.

        Cũng cần lưu ý là khi trồng, phải để một khoảng trống giữa gốc cây với phần lá cây để tránh các lá bị vùi sẽ mau bị hoại mục, sẽ làm ô nhiễm nước.

        Đối với những loại cây chỉ có thân mang lá không có rễ, các lá ở phía gốc phải được cắt đi và chỉ có thân là được ấn xuống nền của bể. Các đoạn thân này tuy không có rễ nhưng rễ sẽ hình thành nhanh chóng.

        Chăm sóc cây:

        Cây cỏ sẽ khó phát triển nếu không có những điều kiện phù hợp. Nhưng nếu có đủ các điều kiện để sinh trưởng thì thân cây thủy sinh sẽ mọc cao lên và nhô ra khỏi bề mặt nước hoặc nổi lên trên đó.

        Nếu đám rong này phát triển quá mạnh, phát tán và chia nhiều cụm, có xu hướng chiếm nhiều diện tích và khoảng không gian trong bể kính, nên tách bụi và lấy bớt ra, hoặc cần cắt tỉa thưa, loại bỏ bớt thân già, lá úa; có khi ta phải cắt sát góc cây để cho các chồi non lại mọc lên tạo thành cây mới.

        Có một số loài phát triển cây non trên hoa ở thân cây sau khi hoa nở và có khi cũng phát triển mà không có hoa. Khi những cây non này phát triển, ta có thể tách chúng ra và trồng riêng một cách dễ dàng.

        Một số ít cây sinh sản bằng cách tạo hạt trong bể kính. Loài cây tạo hạt chúng có thể mọc lên trên nền đất có hỗn hợp cát mịn, than bùn mịn và một ít đất sét trong một lớp nước mỏng. Khi cây mọc từ hạt phát triển chậm lại, có thể đem chúng ra trồng ở những bể khác một cách cẩn thận. Như hạt cây mã đề nước khi chín phải được giữ trong nước ở nhệit độ 18-20 độ C trong ít tháng mới mọc được thành cây.

        Một số ít cây thủy sinh như đình lịch có thể hình thành cây từ những phần lá bị gãy, những cây non sẽ phát triển ở những lá bị đứt. Một số cây khác như các loài dương xỉ thủy sinh, có thể sinh sản bằng những đoạn thân rễ tách ra nhưng phải giữ cho mỗi đoạn có một vài lá kèm theo.

        Để cây sinh trưởng bình thường, nên chọn số cây phù hợp với số lượng cá nuôi thì phân do cá thải ra cũng đủ cung cấp cho các loài thực vật thủy sinh có đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, lúc mới trồng người ta có thể dùng phân hóa học như urê, mỗi tuần dùng 2-3 hạt bón trực tiếp vào gốc mỗi cụm rong. Cũng có thể sử dụng phân NPK viên với lượng rất ít.

        Phân trộn:

        Trong bể nuôi, cá sống trong điều kiện có thức ăn thay đổi sẽ không nhất thiết có đủ N, P và K là những thành phần thông thường của phân bón nhân tạo. Do vậy, không nhất thiết thành quy luật là phải sử dụng phân nhân tạo cho thực vật thủy sinh như cây trồng trong chậu.

        Nhưng không thể thiếu sắt trong bể kính, bởi vì nó là thành phần cơ bản để tạo thành Chlorophyl, có thể dễ dàng tạo thành một hợp chất không hòa tan với Photpho. Nếu có hợp chất này trong bể nuôi, cây cỏ sẽ không hấp thụ sắt và khó tránh khỏi được bệnh úa vàng do thiếu sắt. Nhưng không phải thực vật thủy sinh nào cũng cần như vậy, ví dụ như cây mái dầm đòi hỏi chặt chẽ phải có nó, nhưng rong mái chèo và rong lá trầu và những loài cây mọc nhanh khác lại nhất thiết phải sử dụng sắt hạn chế. Cây ngả sang màu vàng và lá cũng như thân đều trở nên dòn. Một số chất giải độc có thể giúp cho bể kính tránh được một cách nhanh chóng và có hiệu quả tình trạng trên. Tuy nhiên, sự vệ sinh bể không thường xuyên cũng như thay nước lọc đều đặn chắc chắn làm cho trường hợp này dễ dàng phát sinh bởi vì trong điều kiện hoàn cảnh như vậy, hợp chất không tan lại có cơ hội hình thành. Mặt khác trong trường hợp có bệnh úa vàng ở bể nuôi, ở một số cây sẽ có chồi phát triển không bình thường và nếu không ngăn cản có hiệu quả thì sẽ nhanh chóng làm nghẽn tắc bề mặt.

        Trong bể nuôi nào cũng cần có một lượng thích ứng khí cacbonic, nếu thiếu cây sẽ không có đủ để sinh trưởng và cần thiết một phần nào cho việc giữ gìn sự cân bằng đối với oxy. Do vậy cần hòa tan khí cacbonic trong bể để đảm bảo nhu cầu của cây. Nhưng nếu dư thừa khí cacbonic trong nước thì sẽ xuất hiện những đốm trắng như bột đọng trên lá. Người ta dùng bơm làm nước di chuyển để rồi rút bớt nước cũ thay bằng nước mới đặng làm giảm lượng khí này.
Phong cách kiến trúc truyền thống Á Đông hài hoà với thiên nhiên, không gian nhà ở thường chú ý yếu tố cây cảnh xanh tươi nhằm kết nối con người gần gũi với thiên nhiên. Người Trung Hoa và Nhật Bản chơi cây cảnh như một "đạo" nghệ thuật trong phòng ốc, trang viên, cung điện, đền chùa...
         Nghề chơi ở Việt Nam cũng lắm công phu - thành nền văn hoá cây cảnh, tiêu biểu kiểu vườn Huế xanh um cây cỏ lẫn thực vật thuỷ sinh (thuỷ cảnh), thanh tao.
        Trước những ngôi nhà vườn, cổ tự hoặc giữa khoảnh "giếng trời" thông sáng các gian nhà xưa thường đặt bồn hoặc chậu nước đóng rêu xanh mọc lên khóm sen rậm rạp điểm một vài hoa sen phớt hồng, nở xoè cánh tươi tắn, thuần khiết. Những tâm hồn nhạy cảm thấy nhẹ nhàng như muốn thoát tục.

        Hiện nay, từ kiểu chơi thuỷ cảnh Huế, công nghệ cây kiểng đã mô phỏng, sưu tầm, nhập khẩu giống thuỷ thực vật, nghiên cứu sinh lý, sinh thái để sản xuất hàng loạt chậu thuỷ cảnh mới lạ, đa dạng, đậm chất thiên nhiên.

        * Hoa sen quan âm: (di thực từ Ðài Loan) là loài sen quý trồng làm cảnh trong các công viên văn hoá, vườn hoa theo phong cách Á Đông, biệt thự vườn kiểu xưa... Giống cây này cùng họ với sen Việt Nam nhưng trổ hoa, nở bung nhiều cánh nằm xếp lớp hơn. Hoa sen nở toả hương thơm ngan ngát xung quanh, mộc mạc mà cao quý suốt một tuần mới tàn. Những cánh sen phớt hồng rơi lả tả, rắc rải rác trên mặt nước im lìm. Giữa khóm lá chỉ còn gương sen rũ bỏ nhuỵ vàng, từ từ lớn to đơm chi chít hạt no bụ bẫm. Kế bên, búp sen xanh mới nhú lên giữa tầng lá xanh um. Toàn khóm sen cảnh sống sung sức đâm ngó, mọc rễ, to củ, nở bụi trong môi trường bùn lầy ngập nước như sinh thái ngoài thiên nhiên được thu nhỏ chứa trong chậu sành.

        * Lục bình: (Thái Lan) giống như lục bình ta nhưng có thân dài mà lá nhỏ hơn. Ðây là loài thực vật phù sinh dễ phát triển thành bè nổi bềnh bồng trên mặt nước. Do vậy trồng làm thuỷ cảnh trong chậu chỉ cần nước, không đổ bùn. Lục bình nở vòi hoa dài, chi chít vô số chùm hoa tím ngắt.

        * Bèo hoa hồng: (Thái Lan) nở nhiều cánh sắp xếp to như hoa hồng. Cánh bèo màu xanh ngọc, không thấm nước dù sống trên mặt nước. Chậu thuỷ cảnh này chỉ chứa nước để thả bèo nổi yên bình, sinh sôi đầy mặt nước gặp xao động dập dờn tan rồi hợp thành mảng xanh tĩnh lặng.

        * Thuỷ quỳnh: (Thái Lan) mọc trong bùn, toả thân rậm rạp trong nước, lá phủ rợp mặt nước, xanh mướt, sinh sôi nảy nở. Thuỷ quỳnh dễ ra hoa tim tím, hương thơm nhẹ nhàng thanh khiết, lâu tàn. Loài thuỷ cảnh này man mác vẻ đẹp hoang sơ, mảnh mai, tự nhiên, phóng túng.

        * Bèo phễu: (gốc Ðài Loan) cánh bèo nhỏ xíu cong vắt như chiếc phễu (quặng), nâu nâu màu lá úa. Thả bèo này vào chậu nước đầy, bèo nổi từng cụm, nảy nở phù sinh kín mặt chậu. Loài thuỷ cảnh này có vẻ đẹp vừa gần gũi vừa lạ lùng, bí ẩn.

        Nhờ thành công bổn địa hoá, nhân giống nên các loài thuỷ cảnh ngày càng phổ biến và đa dạng hơn, giá cũng  hạ nhiều so với lúc mới di thực vào Việt Nam.

1. Họ Sen Nelumbonaceae :
        Đại diện của họ này là cây hoa Sen Nelumbo nucifera

       
          Ngoài ra một số nơi còn có trồng loài Sen hoa trắng

        2. Họ Súng Nymphaeaceae :

        * Nymphaea pubescens : Súng trắng
        Hoa nở chủ yếu về đêm kéo dài đến hết buổi sáng, hoa có mùi hôi

      * Nymphaea rubra : Súng đỏ

 

        * Nymphaea nouchali : Súng lam
        Đây là loài hoa thông thường của đồng ruộng VN, hoa nở cũng theo giờ ra đồng của nông dân, nở từ sáng sớm đến xế trưa thì khép cánh

        Những năm gần đây người ta có nhập nội nhiều giống Nymphaea nouchali có màu sắc đẹp trồng làm kiểng khắp nơi, hoa này thuộc loại công chúa nên ngủ trưa hơn, đến 9, 10 giờ sáng mới chịu thức dậy:




        3. Họ Thủy nữ Menyanthaceae :

        Họ này có khoảng 7 loài ở VN, đây là cây Súng ma thông thường trên ao ruộng ở miền Nam
        * Nymphoides indicum : Súng ma, Thủy nữ ấn, Water snowflake



        4. Họ Nê thảo Limnocharitaceae :
        Họ này thuộc lớp cây Một lá mầm
       * Hydrocleys nymphoides : Thủy Quỳnh

        Loài hoa mới nhập nội trồng làm kiểng
 
        * Limnocharis flava : Kèo nèo, Cù nèo
        Cây thông thường trồng để làm rau trong món lẩu

Phong thủy cây cảnh trong nhà

Chọn cây cảnh trong văn phòng

Ý nghĩa của các loại cây cảnh

Tự làm chậu trồng cây cảnh

Bài trí cây cảnh trong nhà

Hóa giải phong thủy bằng cây cảnh

Cách trồng cây xanh trong nhà theo phong thủy

Cách trồng cây kim phát tài

(ST).