Cách chăm sóc chim cút mới nở đúng kỹ thuật nhất


Cách chăm sóc chim cút mới nở đúng kỹ thuật nhất. Chim cút giống chuyên trứng được nuôi rộng rãi là giống chim cút Nhật Bản, tên khoa học là “Corturnix japonica”. Có đặc điểm dễ nuôi, sức khánh bệnh cao, đẻ nhiều trứng và thời gian khai thác dài, nhiều con đẻ trên 300 qủa/năm




CÁCH CHĂM SÓC CHIM CÚT MỚI NỞ ĐÚNG KĨ THUẬT

Phương pháp chọn giống và kỹ thuật nuôi cút sinh sản

. Hiện nay chim cút đang được nuôi rất phổ biến bởi nuôi chim cút rất dễ: vốn đầu tư ít, không cần nhiều diện tích để xây chuồng trại. Thời gian để có sản phẩm bán ra thị trường nhanh:

  • Phương pháp chọn giống và phối giống:

- Chọn giống: Khi muốn nuôi cút đẻ phải chọn mua con giống ở những cơ sở sản xuất giống bố mẹ vì nơi đây sẽ chọn lọc riêng dòng bố, dòng mẹ để khi nuôi sinh sản giao phối mới không đồng huyết. Sau ngày 25 chọn lọc những con đủ tiêu chuẩn làm giống nuôi riêng. Cút giống chọn nuôi phải khỏe mạnh, không dịch bệnh, dị tật, nhanh nhẹn, háu ăn, da lông bóng mượt... Một số tiêu chuẩn chọn giống như sau:

+ Cút trống: phải có thân hình gọn, nhỏ hơn con cái, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, ngực nở, lông ngực vàng, 25 ngày tuổi nặng 70-90gr.

+ Cút mái: đầu thanh, cổ nhỏ, lông da bóng mượt, lông ngực có đốm trắng đen, xương chậu rộng, hậu môn nở, đỏ hồng và mềm mại... Trọng lượng lớn hơn cút trống.

- Phối giống: Chọn 1 trống cho 2 - 3 mái. Cho phối giống khi cút trống được 3 - 4 tháng tuổi. Phối giống sớm quá sẽ làm cho bầy cút mau tàn...

  • Kỹ thuật nuôi cút:

- Chuồng trại

+ Lồng úm: Quy cách 1,5 x 1,0 x 0,5m, cách mặt đất 0,5m. Xung quanh làm bằng lưới ô vuông 1cm. Những ngày đầu mới úm, đáy lồng và xung quanh phải lót giấy, che kín, yên tĩnh và không bị lọt chân.

+ Chuồng nuôi: Có thể nuôi lồng hay quây nuôi nền.

+ Quy cách lồng: 1,0 x 0,5 x 0,2m, nuôi được 20-25 cút mái. Nóc lồng làm bằng vật liệu mềm, vì cút hay nhảy dựng đứng làm bể đầu. Đáy lồng dốc 2-3o để trứng lăn ra, làm bằng lưới ô vuông 1-1,5cm, để cút đi đứng thoải mái và phân lọt xuống vì hứng phân. Khi nuôi nhiều thì chồng các lồng lên nhau, cách nhau 10-12cm để đặt vỉ hứng phân.

+ Quy cách quây nuôi nền: đường kính quây 1-1,5m, cao 0,4m, trên có bóng đèn và chụp sưởi, nuôi được 200-250 cút 1 tuần, 150-200 cút 2 tuần, 100-150 cút 3 tuần....

- Máng ăn, máng uống: Có thể làm bằng nhôm hay nhựa treo xung quanh chuồng, quy cách dài 0,5 hoặc 1,0m, rộng 6-7cm, cao 5-6cm. Máng để úm có thể làm nhỏ và thấp hơn đặt trong chuồng.

- Chế độ dinh dưỡng

Thức ăn: Mỗi ngày cút ăn 20-25gr thức ăn hỗn hợp và đẻ 1 quả trứng nặng 10-11gr (bằng 10% cơ thể), cho nên thức ăn của cút phải bảo đảm yêu cầu dinh dưỡng cao, nhất là đạm, khoáng và sinh tố...

Nước uống: Mỗi ngày cút uống 50-100ml nước, nhưng phải cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho cút uống tự do.

- Chăm sóc nuôi dưỡng: Cút con 1-25 ngày: Cút con nở ra phải úm ngay. Có thể úm lồng hoặc úm nền, nhưng phải sưởi nóng lồng hoặc chuồng trước khi cho cút con vào úm.

 Nhiệt độ úm: Tuần thứ nhất 34-35oC, sau đó giảm dần mỗi tuần 3oC, đến tuần thứ 4 không phải úm nữa. Trong quá trình úm cần thoáng khí.

 Mật độ úm: Tuần 1: 200-250 con/m2, tuần 2: 150-200 con/m2, tuần 3: 100-150 con/m2; tuần 4: 50-100 con/m2.

Thức ăn, nước uống giai đoạn úm: Giai đoạn úm nên đặt máng ăn, uống trong lồng, chuồng. Thức ăn giàu dinh dưỡng, nhất là đạm (26-28%), sinh tố... cho ăn nhiều trong ngày. Nên bổ sung sinh tố... vào nước cho cút uống thường xuyên.

  • Một số lưu ý:

- Chọn giống: Nên mua giống ở những cơ sở có uy tín, hoặc càng xa càng tốt để tránh hiện tượng đồng huyết (lưu ý khi ghép phối trống mái). Lưu ý đặc tính mắn đẻ. (nên lưu ý chọn cút trống tránh anh chị em giao phối sẽ gây hiện tượng đồng huyết nhanh và phải thay cút trống thường xuyên thì mới bảo đảm tỷ lệ có phôi cao).

- Muốn chuyển đổi thức ăn nên thực hiện từ từ, ít nhất 4 ngày mới chuyển đổi hoàn toàn thức ăn khác.

- Nhiệt độ thích hợp cho cút đẻ 24 - 25OC.

- Bảo đảm chuồng nuôi có độ thông thoáng cao, nên có quạt thông gió để tạo luồng không khí lưu thông thường xuyên trong trại.

- Đảm bảo chế độ chiếu sáng từ 16 - 18 giờ/ngày trong chuồng nuôi cút (tính 5w/1m2 chuồng).

- Lồng nuôi cút có đáy (trên) làm bằng lưới nylon để tránh cút bể đầu khi bị kích động nhảy dựng lên.

- Luôn giữ yên tĩnh trong trại, chuồng nuôi vì cút rất dễ bị kích thích do sợ hãi tiếng động.

- Luôn giữ vệ sinh chuồng nuôi, hốt phân hằng ngày và che chắn chuồng trại cẩn thận tránh mèo chuột giết hại.

- Trong quá trình nuôi đẻ, luôn theo dõi thể trọng của cút để tránh quá mập hay quá gầy sẽ làm giảm năng suất đẻ.

- Lưu ý cho cút ăn đủ số lượng thức ăn trong ngày.

- Cút đẻ vào buổi chiều nên thực hiện việc vệ sinh vào buổi sáng.

Kỹ Thuật Nuôi Chim Cút Con
m

Chọn chim cút con (1-16 ngày tuổi)









Nặng từ 6 -8g/con

Nhanh, khoẻ, không dị tật hở rốn. Lọal bỏ những con nở chậm

Lồng úm chim cút con

úm trên sàn lưới 5 x 5 mm hoặc úm trên sàn trấu.

Nên úm trên sàn? lưới, ba ngày đầu tiên cần có lót giấy, có soi lỗ nhỏ (kim soi) để cút không bị kẹt chân.

Nhiệt độ úm (giảm dần)

1 - 3 ngày: 38OC - 35OC

4 - 7 ngày: 34OC - 32OC

8 - 14 ngày: 31OC - 28OC

Tuần thứ ba trở đi không cần sưởi cút trừ khi nhiệt độ bên ngoài xuống thấp hơn 24 -25OC.

Mật độ nuôi

Tuần thứ 1: 200 con/m2

Tuần thứ 2: 100 con/m2

Tuần thứ 3: 50 con/m2

Tuần thứ 4: 35 - 36 con/m2

Máng ăn, máng uống

Máng ăn

Dùng máng ăn 40 x 10 x 1,5 cm cho cút ăn trong 2? tuần đầu. Để tránh cút con vào bươi làm rơi, nên khi cho cám vào nên đặt lên trên 1 vỉ? lưới có ô vuông 10 x 10mm. Số lượng máng ăn cần thiết 1 máng/150 con tuần thứ 1 và 1 máng/80 con tuần thứ 2. 

Máng uống

Máng uống tròn 250cc:50con/ máng tuần đầu tiên.

Máng uống tròn 1.000cc: 50 con/ máng tuần thứ 2.

Dinh dưỡng cút con

1. Cách cho ăn: Cho cút ăn tự do.

2. Số lần cho ăn: 3 - 4 lần/ngày, lưu ý lần cho cám kế tiếp được thực hiện khi cám? trong máng của lần trước đó đã hết

3. Chủng loại thức ăn: Cám Con Cò C32

- Cám dành nuôi cút con, cút hậu bị

- ẩm độ thấp < 1 2% nên cám giữ được lâu không bị hôi mốc

- Cân đối tối thiểu giữa đạm và các axít amin giúp cho cút phát triển đều.

- Năng lượng trao đổi ở mức hợp lý giúp cho cút phát triển đều mặc dù không hạn chế thức ăn, cút không bị quá gầy hay quá mập.

- Các chất vi lượng được tính toán đầy đủ giúp cho cút phát triển tốt về cơ thể lẫn tính dục làm cho cút phát triển song song về thể trọng và tính dục. 16 ngày tuổi có thể phân? biệt dễ dàng trống và mái để chọnnếp tục nuôi đẻ và còn lại vỗ béo bán thịt.


Kỹ thuật nuôi chim cút

Lồng úm: Quy cách 1,5 x 1,0 x 0,5m, cách mặt đất 0,5m. Xung quanh làm bằng lưới ô vuông 1cm. Những ngày đầu mới úm, đáy lồng và xung quanh phải lót giấy, che kín, yên tĩnh và không bị lọt chân.

Chuồng nuôi: Có thể nuôi lồng hay quây nuôi nền. Quy cách lồng 1,0 x 0,5 x 0,2m, nuôi được 20-25 cút mái. Nóc lồng làm bằng vật liệu mềm, vì cút hay nhảy dựng đứng làm bể đầu. Đáy lồng dốc 2-3o để trứng lăn ra, làm bằng lưới ô vuông 1-1,5cm, để cút đi đứng thoải mái và phân lọt xuống vì hứng phân. Khi nuôi nhiều thì chồng các lồng lên nhau, cách nhau 10-12cm để đặt vỉ hứng phân. Quy cách quây nuôi nền, đường kính 1-1,5m, cao 0,4m, trên có bóng đèn và chụp sưởi, nuôi được 200-250 cút 1 tuần, 150-200 cút 2 tuần, 100-150 cút 3 tuần....

Máng ăn, máng uống: Có thể làm bằng nhôm hay nhựa treo xung quanh chuồng, quy cách dài 0,5 hoặc 1,0m, rộng 6-7cm, cao 5-6cm. Máng để úm có thể làm nhỏ và thấp hơn đặt trong chuồng. Thức ăn: Mỗi ngày cút ăn 20-25gr thức ăn hỗn hợp và đẻ 1 quả trứng nặng 10-11gr (bằng 10% cơ thể), cho nên thức ăn của cút phải bảo đảm yêu cầu dinh dưỡng cao, nhất là đạm, khoáng và sinh tố....

Nước uống: Mỗi ngày cút uống 50-100ml nước, nhưng phải cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho cút uống tự do.

Chăm sóc nuôi dưỡng:

Cút con 1-25 ngày: Cút con nở ra phải úm ngay. Có thể úm lồng hoặc úm nền, nhưng phải sưởi nóng lồng hoặc chuồng trước khi cho cút con vào úm.

- Nhiệt độ úm: Tuần thứ nhất 34-35oC, sau đó giảm dần mỗi tuần 3oC, đến tuần thứ 4 không phải úm nữa.

- Thoáng khí: ấm áp nhưng phải thoáng khí.

- Mật độ úm: Tuần 1: 200-250 con/m2, tuần 2: 150-200 con/m2, tuần 3: 100-150 con/m2; tuần 4: 50-100 con/m2.

- Thức ăn, nước uống: Giai đoạn úm nên đặt máng ăn, uống trong lồng, chuồng. Thức ăn giàu dinh dưỡng, nhất là đạm (26-28%), sinh tố... cho ăn nhiều trong ngày. Nên bổ sung sinh tố... vào nước cho cút uống thường xuyên.

Cút thịt 25-30 ngày: Từ ngày 25 chuyển sang chế độ nuôi thịt. Khẩu phần thức ăn vỗ béo, nhiều tinh bột, ít đạm (22-24%)... cho ăn, uống tự do cả ngày lẫn đêm. Mật độ trung bình 50-70 con/m2. Cút thịt xuất bán 40-50 ngày tuổi.

Chọn giống và phối giống:

Chọn giống: Chọn mua cút ở những cơ sở sản xuất giống bố mẹ. Cút giống phải khỏe mạnh, không dịch bệnh, dị tật, nhanh nhẹn, háu ăn... Tỷ lệ đẻ, ấp nở, nuôi sống cao, tăng trọng nhanh, ổn định và đồng đều... Tránh đồng huyết, dòng bố, dòng mẹ nuôi tách riêng để chọn lọc và ghép đôi giao phối... Từ ngày 25 chọn lọc những con đủ tiêu chuẩn làm giống nuôi riêng. Cút trống, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông da bóng mượt, thân hình gọn, nhỏ hơn con cái, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, ngực nở, lông ngực vàng, 25 ngày tuổi nặng 70-90gr. Cút mái, đầu thanh, cổ nhỏ, lông da bóng mượt, lông ngực có đốm trắng đen, xương chậu rộng, hậu môn nở, đỏ hồng và mềm mại... Trọng lượng lớn hơn cút trống.

- Phối giống: Phải trên 3 tháng mới cho phối giống, phối giống sớm quá sẽ làm cho bầy cút mau tàn..


THAM KHẢO THÊM:

  Cách chọn - nuôi chim cảnh

Chuyên đề 11 năm 2011: Trồng cây cảnh theo phong thủy

Lê Hữu Thuận - Trưởng phòng Tư liệu thực hiện

I. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶC BIỆT CHÚ Ý TRƯỚC KHI NUÔI CHIM

Hẳn nhiều bạn sẽ buồn cười, có gì mà phải suy xét, thích thì nuôi, vậy thôi! Vâng, đồng ý là như vậy, nhưng vẫn có những vấn đề mà trước khi nuôi chim, chúng ta nên lưu ý tới:



1) Sức khoẻ: hãy đảm bảo là bạn và những thành viên trong gia đình bạn không có ai bị bệnh dị ứng, hen suyễn... Bụi lông chim là một trong những tác nhân kích ứng ghê gớm với những căn bệnh này!

2) Thời gian: Nếu bạn hay đi công tác xa, nếu bạn thường xuyên vắng nhà, nếu cuộc sống sinh hoạt của bạn không đều đặn, nếu bạn quá vướng bận công việc, hoặc bận chăm lo con cái còn nhỏ... thì không nên nuôi chim. Bạn phải có thời gian, không nhiều, nhưng nhất thiết phải có một khoảng thời gian tương đối đều đặn trong ngày để chăm sóc chim cảnh. Hãy nhớ là cuộc sống, sức khoẻ... của chim phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. Nếu bạn quên cho chim ăn, quên cho uống nước, quên trùm áo lồng, lười không dọn vệ sinh..., không sớm thì muộn, bạn sẽ đánh mất chú chim ấy!

3) Kinh phí: Hãy xác định trước là bạn có thể chi được bao nhiêu để nuôi chim. Thức ăn cho chim không quá tốn kém với người nuôi ít, nhưng có khá nhiều loại chim cảnh cao cấp đắt tiền. Cộng thêm tiền lồng chuồng, tiền mua các vật dụng liên quan, chúng sẽ ngốn của bạn không ít, nếu bạn không lên kế hoạch mua sắm trước. VD: ở TP HCM hiện nay, một cặp chim Giuoldian Finch màu Natural chất luợng tốt giá khoảng 300 ngàn đồng. Các loại màu lai giá trung bình 1-3 triệu / cặp. Yến hót loại thường 300 ngàn/con, loại khá (Hồng yến, Agate, Issabel tương đối thuần chủng: 800ngàn/cặp. con trống 500 ngàn/con), loại đặc biệt (Mosaic, Lizard, Crested, Frill, Border, Norwich... thuần chủng giá 5-7 triệu đồng/cặp).

Với những loại chim cao cấp đắt tiền, không chỉ cần có tiền, bạn còn cần phải có kinh nghiệm nuôi, vì chúng đòi hỏi chế độ chăm sóc đặc biệt hơn. Nếu không, bạn sẽ tốn tiền vô ích!

II. VỊ TRÍ ĐẶT LỒNG CHIM

Nguyên tắc chung khi xác định vị trí đặt lồng chim: nơi thoáng mát, tránh gió lùa, ránh mưa hắt, tránh ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu thẳng. Nên đặt lồng chim cạnh tường, cao quá đầu người, để tạo cho chim cảm giác an toàn hơn. Với các loại chim rừng hoặc chim treo ngoài trời, ngoài hiên nhà, nên có áo lồng hoặc lợp mái che chắn cho chim.

III. LỒNG CHIM

Lồng chim nên cố gắng đảm bảo rộng rãi, để chim bay nhẩy được dễ dàng. Nhược điểm của các loại lồng gỗ, lồng tre... là khó chùi rửa, dễ tạo ổ trú ẩn cho các loại rận, mạt kí sinh, gây bệnh cho chim và cho cả con người. Nếu bạn sử dụng loại lồng này, nên cọ rửa bằng xà phòng, phơi nắng thường xuyên.

Nhược điểm của lồng kim loại là nặng, hình dáng không đẹp, dễ bị rỉ sét, nếu sử dụng loại lồng này, nên chọn mua lồng kẽm không rỉ, hoặc lồng sắt tráng nhựa, hoặc tự tay sơn bảo vệ bên ngoài. Nếu tự tay sơn lồng, nên lưu ý chọn loại sơn không có chì, vì chì rất độc hại với chim.

Có một kinh nghiệm chống rận mạt kí sinh rất hay, là bạn sử dụng dầu hôi (dầu lửa) bôi lên nan lồng, đáy lồng. Kiến, rận mạt đều không thích mùi dầu này, chúng sẽ bỏ đi ngay.

IV. CÁC PHỤ KIỆN

1) Cóng thức ăn, nước uống:

Hãy cố gắng chọn mua các loại cóng tự động, bạn sẽ đỡ mất thời gian thay thức ăn, nước uống hàng ngày cho chim. Mặt khác, cóng tự động sẽ giảm bớt tình trạng chim làm vấy bẩn vào thức ăn, nước uống. Nếu không có cóng tự động, bạn nên chùi rửa cóng hàng ngày để đảm bảo vệ sinh cho chim. Tránh tình trạng thức ăn thừa lên men, nước uống bẩn rất dễ gây ra các bệnh đường ruột.

2) Cần đậu: cần đậu cho chim thường làm bằng tre hoặc gỗ. Hãy chọn các loại cây không có nhựa độc! Cần đậu làm từ cành các loại cây ăn quả rất thích hợp, vì thớ gỗ của chúng tương đối mềm, móng chim dễ bám. Chim rất thích các loại cần đậu bằng cành ổi, cành hồng xiêm (Sabuchê), cành táo, cành me... Chặt cành, để nguyên vỏ cây, cọ rửa sạch, ngâm nước muối hay thuốc tím pha loãng, phơi khô: vậy là bạn đã có một chiếc cần đậu rất căn bản! Và bạn sẽ thấy chim thích thú với cần đậu này hơn hẳn các loại cần đậu bán sẵn ngoài chợ! Ngoài ra, vỏ cây tươi của cần đậu sẽ là món khoái khẩu để chim chùi mỏ (!), và là nguồn cung cấp lượng vitamine, khoáng chất tự nhiên rất tuyệt vời cho chim.

Nên có ít nhất 2 cần đậu, để cách xa nhau và chênh lệnh về độ cao, giúp chim có điều kiện bay, chuyền quãng ngắn-một bài tập thể dục rất cần thiết với chim nuôi nhà. Dĩ nhiên, với các loại lồng tre, lồng gỗ tròn... chật chội, khả năng này là không thể!

3) Khay hứng phân: có thể sử dụng khay nhựa, khay tôn, hoặc bố lồng bằng simili, vải dày... Quan trọng là phải được chùi rửa, tẩy trùng sạch sẽ thường xuyên. Bạn có thể lót một lớp cát mỏng, hoặc giấy báo, giấy thấm... để thấm hút phân chim nhanh hơn.

4) Ổ chim: với các loại chim nuôi đẻ, cần phải có chiếc tổ thích hợp. Ngoài ra bạn cẫn chuẩn bị sẵn xơ dừa, rơm, cỏ khô... đã được phơi sạch để làm vật liệu lót ổ cho chim.

5) Thùng, lọ, khạp... đựng thức ăn cho chim: Luôn kiểm tra, lau chùi để tránh tình trạng thức ăn bị khô, mốc, mọt...

V. CHN MUA CHIM

Bạn sẽ đặt câu hỏi: vậy tôi nên mua chim gì?

1) Ba lựa chọn khi chọn mua chim:

a) Chim rừng: là các loại chim bắt từ rừng về, không có khả năng thuần hoá sinh sản trong điều kiện nuôi nhân tạo: hoạ mi, chích choè, hồng tước, thanh tước, sơn ca, khướu, cu gáy...

Bạn là người mới chưa có kinh nghiệm? Hãy mua chim thuộc (chim đã được thuần, đã quen với thức ăn nhân tạo, quen cảnh sống lồng chuồng... ). Không nên mua chim bổi (chim mộc) mới bắt ở rừng về, khả năng sống sót là rất ít!

b) Chim nói: một số là chim rừng, một số là chim sinh sản trong lồng chuồng: vẹt (két) Alexander (con xít), vẹt xanh VN, vẹt Mã Lai, vẹt châu Úc...; nhồng (yểng), sáo, cưỡng, quạ... Nên chọn mua chim non mới bắt đầu tập ăn, chim mập mạp, nên có tương đối đầy đủ lông, có thể bay chuyền quãng ngắn. Bạn sẽ phải đóng vai bảo mẫu mớm ăn cho chim, nhưng như vậy chim sẽ dễ quen với bạn và học nói nhanh hơn.

c) Chim cảnh nhỏ: phần lớn người ta nuôi chim cảnh nhỏ để thưởng thức màu sắc đa dạng của chúng, quan sát cách chúng làm tổ, ấp trứng, nuôi con; gán ghép, lai tạo màu sắc mới. Tiếng hót của chim cảnh nhỏ không lớn (kích thước chúng nhỏ mà lại!), thường đơn điệu, nhưng nghe khá vui tai. Cá biệt là trường hợp Yến hót (canary) thì vừa hót hay, giọng khá lớn và có khả năng sinh sản trong lồng được.

Ở VN hiện nay chim cảnh nhỏ có nhiều loại: yến phụng (vẹt Hồng Kông), vẹt Nhật... chim họ Finch: Bảy màu, Manh manh Nhật, Sắc nhật, Diễm Ấn, Bạc má, Long cơ... Nên chọn mua chim đã thay lông hoàn toàn (chim lứa), chúng sẽ dễ thích nghi với môi trường mới hơn. Với Yến phụng, Vẹt Nhật có thể chọn mua khi chim được 2-3 tháng tuổi; Manh manh, Sắc, Bạc má... từ 3-5 tháng tuổi. Với các loại chim nhạy cảm hơn như Bảy màu, Long cơ, Yến hót Frill, Yến Border... nên chọn mua khi chúng được khoảng 7-10 tháng tuổi.

2) Các nguyên tắc chọn mua chim:

- Chọn chim khỏe mạnh, nhảy nhót vui vẻ, ăn uống dễ dàng

- Chọn chim mắt sáng, không chảy nước mắt; mũi sạch, không có nhầy nhớt; không hắt xì.

- Bộ lông óng mượt, sạch sẽ, ép sát vào thân.

- Da chân mịn màng là chim tơ (chim còn nhỏ), càng sần sùi chứng tỏ chim càng lớn.

- Chân chim sạch sẽ, không nổi u cục, không có vết xước. Móng chân dài vừa phải, thẳng với ngón chân, không cong quặp, không mất ngón.

- Hậu môn sạch sẽ, không dính phân nhớt bẩn.

- Lật ngửa chim trên lòng bàn tay: lườn chim mềm mại, đầy đặn, có lớp mỡ mỏng (chứng tỏ chim được nuôi dưỡng tốt).

- Quan sát chim bay nhảy: nhanh nhẹn, không lệch vẹo. Khi đứng, tất cả các ngón chân chim đều cong lại, bám chắc vào cần đậu, chim đứng vững không nghiêng ngả.

Đó là các nguyên tắc chung khi chọn mua chim cảnh. Mức độ chim thuần chủng, hót hay... hay không thì người có kinh nghiệm mới có thể nhận biết được. Nếu có thể, hãy mua của người quen hay nghệ nhân có kinh nghiệm, bạn sẽ giảm thiểu được rủi ro hơn.

3) Lưu ý: Chim mới mua tuyệt đối không thả nuôi chung hoặc nuôi quá gần với chim đã có ở nhà. Cần cách li theo dõi một thời gian, thông thường từ 1- 4 tuần tuỳ theo loại chim và khả năng lây bệnh của chúng. Nếu không, rất có thể chú chim mới tuy trông khỏe mạnh nhưng đã là nguồn ủ bệnh, và sẽ lây lan bệnh gây thiệt hại với chim nhà.




Cách chọn chim Chào Mào chuẩn của dân sành chơi chim
Bí quyết nuôi chào mào
Cách chọn chim cu gáy hay nhất
Cách chọn mua Vẹt ưng ý nhất
Hướng dẫn làm thức ăn chào mào để chim lớn nhanh hót hay
Cách nấu cháo cá ngon, không bị tanh
Kinh nghiệm nuôi chim chào mào
Cách kho cá ngon



(ST)