Cách chăm sóc em bé 1 tháng tuổi cho bé phát triển bụ bẫm khỏe mạnh



Cách chăm sóc em bé 1 tháng tuổi cho bé phát triển bụ bẫm khỏe mạnh.Chỉ sau một tháng, bạn đã có thể thấy sự khác biệt của em bé khi em bé phát triển lớn hơn và khỏe mạnh hơn! Hướng dẫn sau giúp bạn có cách chăm sóc em bé tốt hơn nhé!




SỰ PHÁT TRIỂN CỦA EM BÉ 1 THÁNG TUỔI




Từ trẻ sơ sinh đến em bé

Em bé bắt đầu mất vẻ bề ngoài khi mới sinh, mặc dù chân của em bé vẫn có thể hơi gập một chút. Em bé sẽ có thể nhấc đầu lên một chút khi nằm sấp. Tay của em bé vẫn nắm thành nắm đấm chặt và các ngón tay sẽ tự động cuộn quanh bất cứ vật gì đặt trong lòng bàn tay của em bé. Phản xạ nắm là một trong rất nhiều các phản xạ tự nhiên khi sinh ra là em bé đã có.

Cho bé bú

Ở khoảng 6 tuần tuổi, rất nhiều em bé trải qua giai đoạn lớn phổng lên, điều này có nghĩa là em bé sẽ bú nhiều hơn trong một vài ngày. Chế độ bú bạn từng áp dụng có thể không còn tác dụng nữa! Bạn nên biết điều này có thể xảy ra để chỉ cần tăng tần suất cữ bú, sau đó để thói quen bú ổn định trở lại sau vài ngày.

Giao tiếp

Khóc vẫn là hình thức giao tiếp chủ yếu của em bé. Mặc dù vậy, em bé cũng sẽ sử dụng các âm thanh ríu rít, lầu bầu, kêu o o khi cảm thấy ấm áp hoặc hài lòng.

Thị lực

Thị lực của em bé một tháng tuổi đang trong giai đoạn phát triển cả về chất lượng và tầm nhìn, mặc dù vẫn có hạn chế. Em bé bây giờ đặc biệt bị thu hút bởi hai thứ: mặt người – đặc biệt là của bạn – và hầu hết các vật chuyển động.

Ở gần sẽ giúp gắn bó với em bé

Em bé rất thích ở gần bạn, do vậy hãy di chuyển chân tay em bé nhẹ nhàng và tiếp tục xoa bóp cho em bé như những tuần đầu tiên. Bế em bé thật gần khi cho em bé ăn, bế em bé lên và nhẹ nhàng nựng em bé sẽ làm cho em bé cảm thấy được yêu thương và giúp tăng cường mối tình cảm gắn bó giữa bạn và em bé.




CÁCH CHĂM SÓC EM BÉ 1 THÁNG TUỔI


• Thay tã cho bé thường xuyên. Bé ở độ tuổi này thường đi tiêu khỏang 2-4 lần mỗi ngày, thường ngay sau khi bú xong. Bé bú bình có thể đi tiêu một ngày một lần. Điều quan trọng là xem phân bé có tốt hay không.

• Cắt móng tay cho bé để bé không tự cào xước mình.

• Bảo đảm rằng bé được đặt trên 1 cái ghế an tòan theo quy định nếu như bạn cho bé ngồi trên xe hơi.

• Khi bé khóc, bạn hãy ẳm bé lên và nói nhẹ nhàng với bé hay vuốt ve đầu, lưng, chân, tay bé.

• Mang bé bằng một cái địu cài phía trước nếu bạn có thể. Sự tiếp xúc và sự ấm áp cho bé cảm giác an tòan, che chở và sự di chuyển cũng giúp bé phát triển tốt cảm giác cân bằng.

• Hãy chọn cho bé một bác sĩ, một người mà bạn có thể tin cậy và giao tiếp được. Bạn nên biết những thông tin về bác sĩ để làm sao có thể đưa bé đến gặp bác sĩ sớm nhất trong trường hợp khẩn cấp. Nên nhớ rằng bạn cần đưa bé đi kiểm tra một tháng sau khi sinh.

• Nếu bạn đã có bé lớn, cố gắng dành thời gian cho bé. Bé sẽ ganh tị với em và tự tin hơn khi bé cãm thấy rằng mình cần ngồi gần và chăm sóc em bé. Luôn để những số điện thọai khẩn cấp ngay bên cạnh điện thọai như cảnh sát, phòng cháy chữa cháy, bác sĩ, cứu thươn


1


. Môi trường chăm sóc trẻ

Khi mới sinh ra, bé cần phải có thời gian để thích nghi với môi trường sống mới, bên ngoài tử cung của người mẹ. Trong tử cung của mẹ, thân nhiệt của trẻ luôn được ổn định. Nhưng khi chào đời, cơ thể trẻ đã bị mất nhiệt bởi nhiệt độ của môi trường thấp hơn so với tử cung của mẹ. Do vậy, bé của bạn cần được giữ ấm.

Bạn nên lau khô ngay cho bé bằng vải khô sạch từ đầu đến chân và giữ ấm cho trẻ. Bạn cần quấn trẻ trong tã lót, đi tất tay, chân và đội mũ cho trẻ. Lúc nàu, trẻ cần được ủ ấm trong vòng tay người mẹ.

Mẹ và bé nên tắm nắng sáng sớm mỗi ngày khoảng 15-20 phút. Tắm nắng không những giúp trẻ có vitamin D để hấp thu tốt canxi trong sữa mà còn giúp nhanh chóng giảm vàng da. Các dụng cụ dùng cho trẻ như: thìa, cốc, bình sữa… phải rửa thật sạch, luộc nước sôi trước khi dùng để đảm bảo vệ sinh. Tã lót, quần áo, mũ, bao tay chân… của trẻ cần phải được giặt sạch phơi dưới nắng.


Chăm sóc da cho trẻ

Trẻ sơ sinh thường có hiện tượng vàng da sinh lý. Vàng da (kèm với tiểu vàng) bắt đầu xuất hiện vào ngày thứ 2, thứ 3 sau sinh, đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 3, thứ 4, sau đó giảm dần.

Lớp chất “gây” bao phủ bên ngoài da trẻ trong ngày đầu mới sinh có vai trò giữ nhiệt và bảo vệ cho da trẻ. Do vậy, không nên tắm làm sạch chất “gây” trên da bé ngay sau sinh. Từ ngày thứ 2 trở đi, lớp chất “gây” này lại là môi trường rất thuận lợi cho khả năng nhiễm khuẩn da. Chính vì vậy mà sau khi ra đời từ 24-48 giờ, hàng ngày trẻ phải được tắm sạch.

 Chăm sóc rốn cho trẻ

Rốn là một phần nhạy cảm của cơ thể trẻ sau khi sinh nên cần được chăm sóc tốt để đảm bảo các hốc rốn khô và dây rốn rụng tự nhiên. Chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh luôn là một hành động quan trọng của việc chăm sóc cơ thể trẻ mà bạn không nên bỏ qua sau khi sinh. Nếu không lưu ý, rốn ở trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng và xảy ra nhiều biến chứng khác như chảy máu, xả chất lỏng có mùi trắng…

Bạn cần phải luôn giữ cho rốn của trẻ khô và sạch sẽ nhất có thể.

Bận luôn nhớ phải rửa tay thật kỹ trước khi chăm sóc rốn cho trẻ. Việc rửa tay không kỹ có thể mang tới hậu quả không tốt là rốn của trẻ dễ bị vi trùng xâm hại.

Trước khi cuống rốn khô và rụng khỏi rốn, bạn hãy chú ý giữ tã của bé che hờ phần rốn và bụng để tránh bất cứ điều gì có thể va chạm tới phần rốn. Mỗi khi bạn thay một tã mới, gấp tã ở phía trên để đảm bảo rằng rốn không bị trầy xước da và lưu thông không khí.

Bạn cần lưu ý khi tắm cho trẻ, tuyệt đối không ngâm cuống rốn của trẻ trong khi tắm. Kể cả khi tắm cho trẻ, bạn cũng cần giữ cho cuống rốn của trẻ luôn được khô ráo.

Bạn cần phải làm sạch vùng bụng và vùng rốn của trẻ ít nhất một lần/ ngày. Để làm sạch nhẹ nhàng vùng rốn của trẻ, bạn nên sử dụng tăm bông được nhúng vào nước lạnh đun sôi và nhẹ nhàng vỗ nhẹ khu vực này. Điều này sẽ giúp rốn khô nhanh chóng và giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng.

Sau khi vệ sinh rốn cho trẻ, bạn cũng đừng quên lau khô khu vực rốn và xung quanh rốn với một miếng gạc sau khi làm sạch rốn. Bạn tuyệt đối tránh sử dụng bông gòn vì những sợi từ bông gòn thường dính vào rốn và có thể gặp khó khăn để lấy ra, gây các biến chứng khác cho rốn.

Một lưu ý nữa là bạn không sử dụng được nước thơm, dầu gội để tắm hoặc rắc bột lên trên hoặc xung quanh rốn của bé.

Khoảng 1-3 tuần sau khi sinh, dây rốn của trẻ sẽ khô và rụng tự nhiên. Tuy nhiên, nếu có tái chảy máu hoặc nhiễm trùng, hay có bất cứ bất thường nào bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa nhé.

Khi bị rơi rụng, một số rốn của trẻ có hiện tượng chảy máu. Điều này khiến cha mẹ trẻ không khỏi lo lắng nhưng đôi khi đây là hiện tượng bình thường. Nó có thể mất 5-10 ngày để chữa trị và chăm sóc cho khu vực này sau khi rốn đã rụng.


Cách bế trẻ sao cho đúng

Khi bế bé, bạn hãy đỡ trọn đầu bé gọn trong lòng bàn tay. Như thế, bé sẽ được nằm trọn trong vòng tay bạn, được đón nhận sự ấm áp từ cơ thể bạn truyền sang.

Bạn nên học cách giữ và áp bé sát vào trong lòng. Khi đó, bạn có thể dễ dàng ngắm bé yêu của mình và bé cũng có thể nhìn ngắm và quan sát được khuôn mặt của chính bạn.

Khi chăm sóc cho bé thì việc âu yếm, vuốt ve bé và hôn bé thật nhẹ nhàng là những hành động không thể thiếu để bé có thể cảm nhận được tình thương của mẹ. Nhưng bạn cũng cần phải biết kiềm chế tình yêu thương của mình, đừng âu yếm, vuốt ve rồi cắn hay véo yêu trẻ, rất có thể bạn sẽ làm bé đau đấy.

Ngoài những khi bé ngủ, trong khi bạn chơi với bé, bạn hãy nói chuyện và hát cho bé nghe những bài hát đơn giản và có giai điệu vui để gia tăng bầu không khí mẫu tử.

Cho bé bú sao cho đúng

Sau khi chào đời, bé sẽ không ngừng phát triển. Thức ăn chủ yếu của bé lúc này chỉ là sữa mẹ. Vào khoảng độ tuổi này, mỗi cữ bú của bé sẽ bú khoảng 10 phút và cứ khoảng 2 tiếng đồng hồ là bé có thể tiếp tục cữ bú sau vì sữa mẹ giúp bé tiêu hóa rất tốt. Thông thường, lúc nào bé đói, bé sẽ khóc để đòi được bú mẹ. Hầu hết các bé đều có nhu cầu bú vào ban đêm, có bé bú 2 đến 3 lần mỗi đêm nhưng cũng có bé chỉ bú một lần mà thôi. Tất cả điều đó đều không có gì bất thường cả và cần phải lo lắng cả.

Vào thời gian này, bé chỉ cần bú sữa mẹ là đủ. Các thực phẩm khác ngoài sữa dành cho bé lúc này là chưa cần thiết. Hầu như tất cả các bé đều có thể bị dị ứng thực phẩm nếu như bạn cho bé ăn các thức ăn khác ngoài sữa mẹ quá sớm, chưa kể các vấn đề khác như không tiêu hoặc hóc thức ăn. Bạn nên biết rằng, lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh, nên ngoài sữa mẹ ra, các loại sản phẩm khác đều không tốt cho bé.

Trong khi cho bé bú, bạn nên thể hiện tình cảm mẹ con bằng cách ôm sát bé vào lòng, giữ bé trong đôi tay ấm áp của bạn và nhớ là luôn nâng cao đầu bé hơn thân bé một chút để bé có được tư thế thoải mái trong khi bú và còn tránh được vấn đề sặc sữa.

Tư thế cho bé bú tốt

Trước tiên, bạn hãy tìm một nơi mà bạn cảm thấy bạn và bé thoải mái nhất khi cho bé bú. Khi cho bé bú, bạn nên ôm bé nằm gọn trong lòng bạn với tư thế sao cho toàn bộ thân mình bé xoay hướng vào cơ thể bạn. Chạm má hay môi dưới bé vào đầu vú của bạn sao cho khi mở miệng ra là bé có thể ngậm được vú để bú một cách dễ dàng. Bạn cần phải cho bé ngậm hết đầu vú, kể cả phần quầng vú để bé bú được nhiều hơn và cũng tránh gây đau cho bạn. Khi bé đã bú no, lấy vú ra khỏi miệng bé bằng cách đặt ngón tay trỏ lên vú ở vị trí cạnh mép của bé, ấn nhẹ xuống và rút vú ra. Bạn nhớ làm một cách nhẹ nhàng để tránh làm bé thức giấc vì hầu hết các bé sơ sinh thường ngủ ngay sau khi đã bú no. Thông thường bé sẽ bú khoảng 8 đến 12 cử trong một ngày đêm. Mỗi lần bú khoảng 10-20 phút.

Những điểm cần lưu ý

Chỉ nên dùng khăn sạch vệ sinh vú với nước ấm đun sôi để nguội. Vú của bạn có thể chảy sữa giữa các cử cho bé bú. Vì thế bạn có thể đặt một miếng lót vú trong áo lót để tránh ướt áo nếu sữa chảy nhiều. Để hạn chế việc này, bạn có thể dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp chặt đầu vú vài lần để làm ngưng dòng sữa chảy. Bạn cũng có thể làm như thế mỗi khi cho bé bú xong. Nếu vú bạn sưng to và rất đau, bạn hãy cho bé bú thường xuyên hơn để làm giảm áp lực sữa trong các tuyến vú. Bạn sẽ thấy bớt đau ngay lập tức khi bé bú. Việc không cho bé bú vì sợ đau thêm sẽ làm cho vú càng sưng to và đau hơn, thậm chí có thể gây sốt do sữa bị ứ đọng quá nhiều và nhiễm trùng vú. Để giảm đau do căng sữa, bạn có thể chườm nóng cho vú hoặc có thể xịt nước nóng từ vòi sen lên vú. Nếu bé đã quá no mà vú vẫn căng sữa gây đau nhức, bạn có thể dùng tay hoặc dụng cụ vắt sữa đã được tiệt trùng để vắt bớt sữa vào một cái ly sạch. Sữa này bạn có thể uống hộ bé cũng rất tốt.


Bé ợ hơi có nên lo lắng

Ợ hơi là hiện tượng xảy ra chủ yếu ở trẻ bú bình. Ợ hơi giúp đưa lượng không khí mà bé đã nuốt vào trong khi bú ra khỏi dạ dày. Cho bé ợ hơi khi bé bú được nửa bình sữa và ợ thêm lần nữa khi bé đã bú xong.

Khi bé bị ợ hơi, bạn chỉ cần thực hiện theo chỉ dẫn như sau: Ẵm bé áp vào người bạn sao cho cằm và đầu bé tựa lên vai bạn, hoặc để bé ngồi trong lòng bạn, lúc này thân mình hơi nghiêng về phía trước, nhẹ nhàng xoa hoặc vỗ nhẹ lưng bé cho đến khi bé ợ được. Nếu một phút trôi qua mà bé vẫn không ợ được thì có lẽ bé không bị đầy hơi trong lần bú này.

Hầu hết các bé đều trớ ra một ít sữa sau khi bú xong, và điều đó hoàn toàn bình thường.

Sự phát triển của bé

Ở độ hai tuần tuổi, năm giác quan của bé được cải thiện từng ngày. Đầu của bé còn quá to so với thân mình và các cơ cổ còn rất yếu vì vậy Bạn phải nhớ cẩn thận nâng đầu bé khi ẳm bồng để bảo vệ đầu và cổ bé.

Bé cũng đã bắt đầu biết sử dụng tai để nghe và mắt để nhìn. Khuôn mặt bé lúc này trông bụ bẩm và đáng yêu hơn lúc mới sanh, đôi lúc bé còn có thể nhoẻn miệng cười trông rất thánh thiện. Giọng nói nhẹ nhàng triều mến của bạn có thể làm cho bé rất thích thú và cảm thấy an tâm khi nghe được giọng nói thân quen của mẹ. Ngược lại, bao nổi nhọc nhằn của bạn cũng sẽ tan biến mỗi khi thấy bé cười.

Các bậc cha mẹ đều cho rằng, việc một bé sơ sinh ra đời làm thay đổi toàn bộ nếp sống bình thường và có rất nhiều các công việc phát sinh thêm. Do vậy, trong thời điểm này, sự giúp đỡ của bạn bè và người thân là rất cần thiết.

Sự vận động của bé

Vận động của bé ngày càng linh hoạt và tự chủ hơn. Cằm bé có thể nhấc lên một vài giây khi bé được đặt nằm sấp. Lúc này bé chưa thể tự giữ đầu ngóc lên nếu không có sự giúp đỡ. Bé nắm chặt lấy bất cứ vật gì được đặt vào trong tay.

Khả năng nhìn và nghe của bé

Bé có thể quan sát chung quanh bằng mắt. Bé có thể quay hướng về phía có âm thanh phát ra. Dưới đây là các vận động của bé mà bạn có thể bắt gặp trong một thời điểm nào đó. Bé có thể giữ đầu ngóc lên trong vài phút khi được đặt nằm sấp. Bé có thể ngã đầu về phía trước khi được đặt ở tư thế ngồi. Bé nhìn thấy rõ nhất ở khoảng cách khoảng 20 centimet. Bé thích nhìn ngắm khuôn mặt mẹ và người thân, và các màu sắc có độ tương phản. Có thể nghe được âm thanh và cũng có thể bị giật mình khi có tiếng động lớn. Bé rất thích thú khi nghe được giọng nói của bạn và vui sướng hơn khi được bạn trò chuyện với bé. Bé cũng đã phát triển xúc giác, vị giác và khứu giác. Bé có thể nhận biết được mùi cơ thể thân quen của mẹ đấy!


 Lắng nghe tiếng khóc của trẻ

Khóc là một cách để bé giao tiếp với bạn. Trong vài tuần lễ đầu sau sinh, một vài bé có thể khóc tổng cộng 2 đến 3 giờ mỗi ngày. Bé có thể khóc nhiều hơn nữa vào tuần lễ thứ 6 đến thứ 8 sau sinh. Một số bé có thể khóc từ 10 đến 15 phút trước khi ngủ, còn gọi là bé gây ngủ.

Khi bé khóc nghĩa là bé có nhu cầu cần được bạn hỗ trợ, có thể là bé bị đói, bé đau bụng hay bé bị ướt, hay thậm chí là bé buồn ngủ nữa. Tất cả đều được bé biểu hiện bằng những cách khác nhau và cũng hoàn toàn không giống nhau ở tất cả các bé. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu xem bé yêu của chính bạn muốn gì. Lúc đầu có thể có nhiều khó khăn, nhưng dần dần bạn sẽ trở nên thuần thục hơn và lúc đó mỗi khi bé khóc là bạn đã có thể biết là bé cần gì để đáp ứng nhu cầu của bé.

Mỗi khi bé khóc bạn hãy nhanh chóng vỗ về bé và nói chuyện với bé để bé an tâm rằng mẹ luôn luôn ở cạnh bé. Tuy nhiên, trong những ngày đầu sau sinh, bé có thể không nín khóc ngay cả khi được bạn vỗ về, có thể lúc đó bé cần được bú chút ít hoặc đôi khi bé chỉ cần được mẹ ôm ấp vào lòng mà thôi.

Khi bé đã lớn hơn nhiều, đôi khi bạn không cần phải đáp ứng ngay tức khắc mỗi khi bé khóc, nhất là lúc bé khóc mè nheo, vì như vậy sẽ khiến bé ngày càng nhõng nhẽo hơn. Lúc đó, bạn sẽ rất mệt mỏi vì những đòi hỏi vô lý của bé.

Nếu bé vẫn khóc không ngừng và tiếng khóc có vẻ dữ dội, gào thét liên tục thì có thể thật sự bé bị đau chổ nào đó trong cơ thể, và lúc này bạn cần phải hỏi thông tin từ những người đã có kinh nghiệm trong gia đình hoặc hỏi Bác Sĩ để có thể xác định được nguyên nhân bé khóc.

Trong trường hợp bé khóc liên tục có thể làm cho bạn nhức đầu và đôi khi căng thẳng quá mức. Tuy nhiên khi đó bạn hãy cố làm dịu cơn nóng nảy của mình bằng cách nhờ người thân có kinh nghiệm hơn chăm sóc em bé như bà hoặc chị em gái, hoặc ngay cả những người hàng xóm tin cậy nếu như bạn sống riêng, ẳm ru bé dùm đôi chút. Tuyệt đối không được trút cơn giận dữ lên bé bằng cách lắc mạnh người bé liên tục để thỏa cơn giận và nghĩ rằng bé sẽ nín nếu làm như vậy, hành động này rất nguy hiểm có thể gây ra chấn thương nặng cho cổ và đầu của bé và thậm chí có thể làm bé tử vong hoặc có những tổn thương thần kinh không hồi phục được.

 Chăm sóc sức khỏe cho chính bạn

Lúc này bạn sẽ thấy quá bận bịu vì bạn sẽ phải bế bồng bé suốt ngày đấy! Bạn hãy nhanh chóng lấy lại tinh thần sau khi sinh, dẹp qua mọi lo toan và tận hưởng cảm giác hạnh phúc khi được làm mẹ của một sinh linh bé bỏng, và tìm hiểu thật nhiều về bé cưng của bạn để có thể đáp ứng được nhu cầu của bé khi bé cần đến Bạn.

Đôi lúc Bạn bỗng dưng cảm thấy rất mệt mỏi và chán nản, có thể do bạn kiệt sức vì phải chăm sóc con nhỏ cả ngày. Cũng có thể đó là do nội tiết tố trong cơ thể bạn thay đổi đột ngột sau khi sinh và nhất là những lúc lên sữa (khoảng 1 tuần lễ đầu sau sinh). Đó là những lúc bạn cảm thấy buồn chán nhất, đừng tuyệt vọng và nghĩ quẩn vì tình trạng này có thể xảy ra với bất kỳ người mẹ nào. Vì vậy, hãy xem điều đó là rất bình thường, hãy cố gắng vượt qua và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt!


 Chăm sóc giấc ngủ cho bé

Trong suốt tháng đầu sau sinh, bé ngủ hầu như cả ngày chỉ trừ những lúc bú và đi vệ sinh, bé ngủ khoảng 18 tiếng một ngày.

Cứ khoảng 4 tiếng bé thức, bú và chơi khoảng 30 phút sau đó lại ngủ.

Bây giờ bé vẫn chưa có khái niệm về thời gian, chưa phân biệt được đêm và ngày và bé cứ ngủ khi có nhu cầu.

Bé chưa có trình tự giờ giấc về việc ăn và ngủ. Việc ngủ, bú chỉ diễn ra theo nhu cầu tự nhiên của bé mà thôi. Bé còn bú cả vào ban đêm cho đến tận khoảng 1 tuổi và thậm chí thường xuyên tè dầm.

Chính vì vậy cho nên bạn cũng nên điều chỉnh giấc ngủ của mình cùng với bé, khi bé ngủ bạn cũng nên tranh thủ ngủ với bé, cho dù có là ban ngày để đảm bảo sức khỏe cho bạn. Như thế bạn mới có đủ sức khỏe để chăm sóc cho bé yêu của mình.

Khi bé lớn hơn bạn có thể điều chỉnh giờ giấc của bé theo sinh hoạt của gia đình, bạn có thể tập cho bé chơi và thức nhiều hơn vào ban ngày để bé có thể ngủ thẳng giấc vào ban đêm. Quá trình luyện tập này đôi khi phải diễn ra từ từ từng ít một đến khi nào bé thích nghi được. Tránh thay đổi đồng hồ sinh học của bé một cách đột ngột sẽ khiến bé mệt mỏi và quấy khóc nhiều hơn.

Lưu ý khi cho trẻ ngủ

Luôn cho bé nằm ngủ ở tư thế nằm ngửa cho đến khi bé được ít nhất là 1 tuổi. Nếu bé hay ói ọc, có thể cho bé ngủ ở tư thế nằm nghiêng để tránh thức ăn bé ọc ra có thể lọt vào đường thở của bé. Tuyệt đối không để bé nằm sấp trong lúc ngủ khi trẻ còn quá bé.

Bạn cần để bé nằm trên một tấm nệm phẳng chắc được đặt trong nôi. Tuyệt đối không được đặt bé nằm trên một mặt phẳng cao mà không có ai bên cạnh dù chỉ trong vài giây, cho dù lúc này bé vẫn chưa bò, lật hay di chuyển được nhưng bé cũng có thể rớt từ trên cao xuống bất cứ lúc nào. Nếu bạn không có nôi, có thể đặt bé ngủ ở một ví trí an toàn như trên sàn nhà có lót đệm là tốt nhất.

Bạn không được để gối trong nôi, không đắp bé bằng khăn lông hay chăn bông (tuyệt đối không sử dụng chăn của người lớn để đắp cho bé), những thứ này có thể làm bé ngạt thở nếu vô tình hoặc do bé quơ đạp mà phủ lên mặt. Tốt nhất bạn nên cho bé mặc một lớp áo mỏng bên trong và bên ngoài khoác một chiếc áo dày hơn, mặc quần dài, chân mang vớ để giữ ấm cho bé.

Nhiệt độ trong phòng ngủ của bé không được quá lạnh khi bé ngủ. Nếu bạn có sử dụng máy lạnh, không được điều chỉnh nhiệt độ phòng dưới 27 độ C và không để cho luồn không khí lạnh từ máy hướng thẳng vào người bé. Nếu bị lạnh quá bé có thể bị tuột thân nhiệt rất nguy hiểm đến tính mạng. Tốt nhất là nên để bé ngủ trong một căn phòng thoáng khí và yên tĩnh là được, không cần sử dụng đến máy lạnh.

Không ủ bé quá nhiều và chặt cứng đến nỗi bé không thể thở được. Tráng quấn bé quá kỹ bằng nhiều lớp khăn, không đắp bé bằng chăn lông quá dày hay mặc quá nhiều lớp quần áo để ủ ấm bé.

Không hút thuốc khi ở gần bé hoặc không cho phép ai đó hút thuốc gần bé vì khói thuốc rất nguy hiểm và có thể làm bé bị ngạt.

Nếu bé ngủ chung với bố mẹ thì nên để ý kẻo người lớn có thể ngủ quên mà đè lên bé. Vào ban đêm trong khi bé bú ngủ, bạn chớ nên ngủ quên vì vú bạn có thể làm bé ngạt thở. Tốt nhất nên cho bé bú xong, rút vú ra, cho bé ợ hơi và sau đó mẹ con cùng ngủ.

 Cách tắm cho bé

Tốt nhất nên tắm bé mỗi ngày một lần để giữ vệ sinh cho bé. Nếu bé có da khô có thể tắm bé hai ngày một lần, những ngày không tắm cũng nên lau rửa bé bằng khăn sạch và nhất là phải giữ cho bộ phận sinh dục của bé luôn sạch sẽ.

Da bé lúc này còn quá mỏng manh và cũng không có gì là bẩn nên bạn không cần phải sử dụng sữa tắm hay xà bông cho bé mà chỉ cần tắm bé bằng nước ấm và sạch là đủ. Khi pha nước nóng nhớ dùng tay bạn kiểm tra xem nước có quá nóng hay không, để tránh làm bé bị bỏng.

Bạn chỉ được sử dụng nước sạch để lau mặt bé, không được dùng xà bông hay sữa tắm. Lau mắt bé nhẹ nhàng khi mắt bé nhắm lại và lau kỹ ghèn ở góc mắt của bé, có thể sử dụng một góc khăn mặt để thực hiện. Dùng khăn để lau chùi tai bé, không dùng tăm bông.

Bạn cũng nên nhớ gội đầu cho bé trong những lần tắm. Dùng một chiếc khăn sữa nhúng vào nước và nhẹ nhàng lau đầu bé với chiếc khăn còn sũng nước đó, lặp lại nhiều lần cho đến khi đầu bé sạch sẽ. Dùng một chiếc lược mềm chải đầu cho bé sau khi tắm gội để cho lớp gây trên đầu bé bong tróc dần đi, tránh cào xước quá mạnh có thể gây chảy máu và làm đau bé, thậm chí nhiễm trùng.

Nên tắm bé trong phòng kín gió, nếu bé quá nhỏ có thể tắm bé trong phòng ngủ để kín gió.

Các bước tắm cho bé

Bạn cần chuẩn bị:

Hai thau nước ấm sạch, mực nước vừa phải, không quá nhiều.


Hai cái khăn lông nhỏ, một khăn sữa. Bạn trải hai khăn lông sẵn trên giường.


Một bộ đồ ấm để bé mặc sau khi tắm.


Vớ tay và vớ chân của bé.


Dầu khuynh diệp.


Một chiếc tả giấy.


Bông gòn ướt cắt miếng độ khoảng hai ngón tay.


Lược mềm để chải đầu bé.


Khi tắm cho bé

Lau mặt cho bé: Bước đầu tiên khi tiến hành tắm cho bé, bạn ngồi bên cạnh hai thau nước tắm, quần áo bé vẫn giữ nguyên không cởi, đặt bé nằm gọn trong lòng Bạn, đầu bé nằm trên một bàn tay của bạn. Bạn dùng tay còn lại nhúng khăn sữa vào thau nước đầu tiên, vắt hơi khô và nhẹ nhàng lau mặt bé thật sạch sẽ, nhớ lau sạch cả hai khoé mắt bé.

Gội đầu cho bé: Nâng đầu bé lên phía trên thau nước (người bé vẫn nằm trong lòng bạn), dùng tay không thuận năng trọn đầu bé trong lòng bàn tay, tay kia dùng khăn sữa nhúng nước lau đầu bé như đã hướng dẫn trên và sau đó vắt khô khăn sữa lau đầu bé lại cho khô. Tránh dùng ca múc nước xối lên đầu bé, vì bé có thể giật mình sợ hãi và nước có thể tràn vào mắt mũi bé nếu bạn sơ ý gây sặc nước.

Tắm thân cho bé: Cởi quần áo bé ra và nhẹ nhàng đặt bé vào thau nước sao cho bé có tư thế nửa nằm nửa ngồi trong thau nước, đầu bé tựa lên một cánh tay của bạn và cánh tay này cũng được vòng qua ngang vai bé với bàn tay giữ chặt nách và cánh tay bên ngoài của bé. Tay còn lại dùng khăn sữa nhẹ nhàng khoát nước lên rửa sạch người bé, nên lưu ý rửa sạch cả phần cổ bé, các kẽ ngón tay và hai nách bé, đừng làm ướt rốn bé nếu rốn bé chưa rụng và khô lại. Sau đó, rửa sạch bộ phận sinh dục của bé (nếu là bé gái chỉ rửa bộ phận sinh dục bên ngoài mà thôi, tránh lau rửa bên trong), tiếp đến nhẹ nhàng kỳ cọ hai chân bé.

Chuyển bé qua thau nước sạch thứ hai và khoát nước tráng lại người bé cho sạch.

Sau khi tắm gội cho bé xong, bạn nên nhanh chóng đặt bé lên khăn tắm đã trải sẵn trên giường và ủ bé lại cho ấm, lau khô hết người bé và dùng cái khăn tắm còn lại lau lại một lần nữa cho bé thật khô ráo. Bạn nhớ lau chùi cho tai bé khô nữa nhé và nhẹ nhàng lau hai cửa lổ mũi bé cho khô sạch.

Sau khi tắm xong cho trẻ, bạn nên

Lấy miếng bông gòn ướt lau chùi bộ phận sinh dục bé (nếu là bé gái).

Làm vệ sinh rốn cho bé (nếu bé chưa rụng rốn) theo hướng dẫn ở bài viết trước đây

Mặc quần áo ấm cho bé, mang vớ tay vớ chân cho bé.

Thoa dầu khuynh diệp vào hai lòng bàn tay bạn, xoa nhẹ tay với dầu lên đỉnh đầu và hai lòng bàn chân, đừng quên thoa một ít vào lưng bé nữa nhé.

Nhẹ nhàng chải đầu cho bé.

Sau khi tắm nên cho bé ở trong phòng kín độ 30 phút và tránh gió lùa. Không nên ngâm mình bé trong nước quá lâu bé sẽ bị cảm, đối với bé ở hai tuần tuổi mỗi lần tắm cho bé chỉ cần 7 đến 10 phút là đủ vì bé không quá dơ lắm đâu.

3. Chăm sóc tới việc tiêu tiểu và vấn đề tả lót cho bé:

Hầu hết các bé đều phải rặn mỗi khi đi cầu. Miễn phân bé mềm là được, không có gì là đáng lo lắng cả. Nhưng nếu phân bé rắn có nghĩa là bé bị táo bón, khi đó Bạn cần đến sự giúp đỡ của Bác Sĩ và những người thân.

Lưu ý khi thay tã cho trẻ

Bé nên được thay từ 6 đến 8 cái tả mỗi ngày để tránh hăm tã.

Bé có thể đi cầu ngày một lần và thường diễn ra ngay sau cữ bú của bé.

Phân của bé trông khá hơn những ngày vừa mới sinh, có màu vàng xanh, ít nhớt hơn và mềm hoặc hơi lỏng.

Thường xuyên thay tã cho bé nhất là ngay sau khi bé đi cầu để tránh hăm tã cho bé. Khi thay tã phải lau sạch sẽ bộ phận sinh dục, hậu môn, các kẽ bẹn và hai mông bé, sau đó thoa phấn dành cho bé và mặc tã mới vào.

Nếu bé bị hăm tã, bạn phải vệ sinh sạch sẽ phần dưới của bé bằng nước và sữa tắm, sau đó để hở phần dưới không mặc tả cho thoáng khí và khô ráo. Lúc này có thể bạn không sử dụng tả giấy trong vài ngày và thay thế bằng tả vải.

Nếu là bé gái, bạn nên lau từ trước ra sau, chất nhầy màu trắng tiết ra từ âm đạo bé gái trong những ngày đầu sau khi sanh là hoàn toàn bình thường.

Đối với bé trai, bạn cần rửa và lau chùi sạch sẽ chim bé mỗi ngày. Ngoài ra, không chà xát mạnh và không kéo ngược bao quy đầu trên dương vật bé.

Trang phục dành cho bé

Bé mới chào đời, việc mặc gì cho bé cũng cần được chú ý để luôn giữ được thân nhiệt cho trẻ. Hãy thay đổi trang phục cho bé tùy theo mùa. Nếu trời lạnh bạn nên cho bé mặc quần áo bằng vải dày (nhưng phải rút mồ hôi), và khi ra ngoài trời phải có áo len dày (áo len có mũ đi cùng là tốt nhất), chân phải mang tất để giữ ấm, tay bé đeo vớ tay (Bạn nên lưu ý các sơi chỉ thừa bên trong vớ tay, nó có thể kẹt vào ngón tay bé và nó có thể làm cho bé đau). Bạn hãy lộn ngược các vớ tay, vớ chân ra và cắt đi hết các sợi chỉ thừa bên trong ngay sau khi mua về sử dụng cho bé.

Tuy nhiên nếu bạn ủ ấm bé bằng quá nhiều quần áo dày và chăn bông có thể khiến bé bị tăng thân nhiệt và quấy khóc do nóng bức. Hãy sờ vào ót sau cổ bé để có thể biết được bé quá nóng hay bị quá lạnh (nếu ót bé quá nóng mà không ra mồ hôi có nghĩa là bé bị quá lạnh, còn nếu ót bé quá nóng mà đổ đầm đìa mồ hôi có nghĩa là bé đang bị ủ nóng quá mức.)







Trẻ 5 tháng tuổi ăn uống thế nào
Chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Cho bé ăn khi 8 tháng tuổi
Cho bé ăn khi 6 tháng tuổi -
Bé bị chàm
Cho bé ăn khi 9 tháng tuổi
Cho bé ăn khi 7 tháng tuổi
Cho bé ăn khi 11 tháng tuổi




(ST)






Con tôi được 6 tuần ban ngày thì nó ngủ mà ban đêm thù ngốn khóc vậy nó có làm sao ko
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Hướng dẫn cho tôi cách dỗ bé nín khóc khi bé buồn ngủ mà ngủ không được biểu hiện của bé là gồng người lên và khóc ai ẵm cũng không được
hơn 1 tháng trước - Thích
vuot ve chan be di.co the ban dap qa kin than nhiet be tag
hơn 1 tháng trước - Thích
Bé bị đờm
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
Sau sinh trẻ vận có đơm thì làm thế nào
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận