Cách chăm sóc em bé 4 tháng tuổi cho bé yêu thông minh khỏe mạnh

Cách chăm sóc em bé 4 tháng tuổi cho bé yêu thông minh khỏe mạnh.Khi trẻ 4 tháng tuổi, bé đã dần biết nhận biết về thế giới xung quanh. Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi thế nào cho tốt, giúp trẻ phát triển toàn diện về cả trí tuệ lẫn tinh thần.



CÁCH CHĂM SÓC EM BÉ 4 THÁNG TUỔI



Chăm sóc giấc ngủ cho bé

Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi đã dần bắt đầu đi ổn định và mẹ cũng có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Với nhiều trẻ 4 tháng tuổi, bé có thể ngủ liền một mạch 6 tiếng về đêm, vì thế mẹ cũng không nên lo trẻ đói mà đánh thức trẻ dậy để cho trẻ bú.

4 tháng tuổi, hầu hết các em bé có khả năng ngủ ít nhất 6 - 8 giờ một đêm.

Hầu hết trẻ 4 tháng tuổi đều dậy buổi đêm nhưng sau đó lại tự ngủ trở lại. Nếu khi bé thức dậy và ọ ọe buổi đêm mà mẹ đáp trả những hành động của bé thì bé sẽ rất hào hứng mà không chịu ngủ lại.

Để bé có giấc ngủ ngon, cha mẹ có thể thực hiện theo một số cách sau:

- Tạo thói quen đi ngủ cho bé: Trước khi ngủ mẹ có thể hát cho bé nghe.

- Để ánh sáng mờ (đèn ngủ) về ban đêm để bé bớt sợ.

- Khi bé tỉnh, cố gắng dỗ bé ngủ lại. Nếu bé đói, hãy cho bú trong không gian yên tĩnh và ánh đèn nhạt để bé có thể quay lại ngủ nhanh sau đó.

Bé dần biết giao tiếp và ê a với mọi người

Bé bắt đầu có những nhận định về thế giới xung quanh. Bé nhìn mọi thứ bằng ánh mắt tò mò, kể cả bóng của bé trong gương.

Ở giai đoạn này, bé dần biết nghe ngóng về mọi người và cười đùa thích chí. Hãy chăm sóc bé bằng cách nũng nịu, trò chuyện với bé. Bạn có thể chơi đùa với bé, mô tả cho bé những vật dụng trong nhà cho bé nghe. Nói chuyện nhiều hơn với bé, bạn sẽ thấy bé sớm biết cách “nói chuyện ” với bạn.

Khi này, bé cũng thích xem các em bé khác và các con vật làm trò. Luôn đồng hành bên bé để đảm bảo an toàn cho bé bạn nhé.

 Bé học cách cầm nắm đồ vật

Bây giờ bất cứ thứ gì trong tầm tay của bé cũng đều trở thành trò chơi hấp dẫn cả. Để giúp bé luyện kỹ năng cầm nắm, bạn có thể đưa cho bé vài món đồ bé thích như xúc xắc, một cái vòng nhựa để bé có thể cầm bằng cả 2 tay, một món đồ chơi phát ra âm thanh hoặc gấu bông.

Bé của bạn sẽ có khuynh hướng sử dụng một trong hai tay trong một lát rồi sau đó mới đổi qua tay còn lại nhưng phải đến khi bé được 2, 3 tuổi mới có thể biết được bé thuận tay phải hay trái.

. Bé học cách lật

Khi được đặt nằm sấp, bé sẽ dùng hai tay chống xuống để nhấc đầu và vai lên cao. Tư thế như hít đất này giúp cơ bé khỏe hơn và bé có thể quan sát xung quanh tốt hơn. Bé cũng có thể làm bạn bất ngờ vì giai đoạn này, một số bé có thể bắt đầu lật được.

Bạn có thể khuyến khích bé lật bằng cách lúc lắc một món đồ chơi bên phía bé hay lật để dụ bé lăn qua. Luôn khen và cười để động viên bé. Bé có thể cần bạn trấn an vì đôi khi kỹ năng mới này làm bé sợ.

Một vài nghiên cứu cho rằng bé biết lật trễ do khi ngủ bé được đặt nằm ngửa để tránh chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Vậy lúc bé thức, việc thỉnh thoảng đặt bé nằm sấp trong ngày rất quan trọng, giúp cơ của bé khỏe hơn.

Lần đầu bé lật thường là từ tư thế nằm sấp lật ra nằm ngửa. Bụng bé tròn nên rất dễ lật từ tư thế nằm sấp. Một số bé có thể ngay lập tức lật lại nhưng một số bé đến mấy tuần sau mới có thể lặp lại kỳ tích của mình.

Bạn có thể khuyến khích bé bằng cách đặt bé nằm sấp rồi đặt các món đồ chơi ưa thích ngoài tầm với của bé. Khi cố gắng với đến món đồ, có thể bé sẽ lật lại được lần nữa.

tháng tuổi, bé đã biết há miệng cười to, hóng chuyện "nhiệt tình" và dõi theo mọi cử chỉ, vận động của bố mẹ.

Cho bé ăn

4 tháng tuổi, hệ thống đường ruột của bé vẫn chưa trưởng thành và không thể kiểm soát việc nhai và nuốt, do đó bé chưa sẵn sàng ăn các loại thức ăn đặc. Sữa vẫn là thức ăn chính của bé.

Nếu bé chủ yếu bú sữa mẹ thì mẹ nên tiếp tục uống các loại vitamin như lúc trước khi sinh để có thể cung cấp cho em bé đủ 400 đơn vị vitamin D mỗi ngày.

Thời kì mọc răng

Bé có thể mọc răng bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên, có nhiều bé bắt đầu mọc răng ở thời điểm 4 tháng tuổi. Thật khó để biết khi nào một chiếc răng nhú lên, trừ khi nhìn thấy hoặc sờ thấy được. 4 tháng tuổi, có nhiều bé bắt đầu chảy nước dãi và đưa các vật lạ vào miệng. Nhưng điều này không có nghĩa là bé đang mọc răng.

Mọc răng có thể làm cho một số bé khó chịu hoặc dễ cáu kỉnh. Bé khác có thể sốt cao, đi tướt, chảy dãi...

Nếu bé của bạn có vẻ khó chịu do mọc răng, mẹ có thể giúp đỡ bằng cách:

- Cho bé ngậm một món đồ chơi dành cho việc mọc răng.

- Hỏi ý kiến bác sĩ để dùng thuốc làm giảm đau lợi cho bé.

Thị giác của bé

4 tháng tuổi, bé đã có thể phân biệt được các màu sắc sặc sỡ. Thị giác của bé dần được cải thiện, bé bắt đầu nhận diện tốt hơn những màu tương tự, như màu đỏ và màu cam. Bé đã biết "theo dõi" mọi di chuyển của bố mẹ quanh phòng, thậm chí khi không thấy bố mẹ, bé còn biết ngoái đầu hoặc xoay người để tìm.

Phát triển ngôn ngữ

Bé đã bắt đầu biết tạo ra hàng chuỗi các âm thanh. Khi bé làm ồn (như đang cố nói gì đó), bạn nên đáp lại con ngay bằng những biểu hiện nét mặt và giọng nói của bạn. Bé sẽ dần hiểu được tầm quan trọng của ngôn ngữ vì bé nhận ra rằng, nếu bé tạo âm thanh, bé sẽ được mẹ chú ý.

Nhận thức của bé

Trẻ 4 tháng tuổi đặc biệt chú ý đến người chăm sóc mình. Bố mẹ sẽ nhận ra điều này vì khi bố mẹ rời bé đi ra ngoài bé thường giận dỗi và khóc thét lên, bé tỏ ra rất phấn khích khi bố mẹ vào phòng, và mắt bé luôn dõi theo bố mẹ khi bố mẹ di chuyển trong phòng.

Giao tiếp của bé

Ở tháng này, bé đã bắt đầu phát ra nhiều tiếng u ơ và thích nói chuyện với mọi người hơn (hóng chuyện). Cha mẹ có thể sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giúp bé học cách giao tiếp một cách khác nhau.

Hãy thử làm khuôn mặt buồn cười hoặc tiếng ồn và để ý xem sự bắt chước của bé như thế nào. Khi bé tạo ra âm thanh, hãy bắt chước âm thanh đó.

Vận động của bé

Độ tuổi này, bé đã biết giữ thẳng đầu và vai khi được bế đứng lên. Bé cũng biết sử dụng cánh tay để hỗ trợ. Điều này giúp bé làm khỏe cơ bắp và có thể quan sát tốt hơn.

Nhiều bé mới 4 tháng tuổi đã có thể tự lật người nằm sấp hoặc nằm ngửa rất tốt. Nếu bé chưa thể tự lật, mẹ có thể lắc lư một món đồ chơi ở bên bé hay lật người để khuyến khích bé lật lại.

Một số lưu ý với trẻ 4 tháng tuổi:

- Bé có thể bị ngã: Tránh để bé ở vị trí cao vì bé có thể xoay chuyển và ngã xuống đất. Nếu phải để trẻ một mình, nên để trong cũi hoặc nơi an toàn trên sàn nhà.

- Bé có thể bị bỏng: Mặc dù chưa thể đi hoặc bò, nhưng bé có thể xoay và quờ quạng. Tránh để những vật nóng trong tầm tay của trẻ để tránh tình trạng bé bị bỏng.

- Bé có thể bị hóc: Ở tháng tuổi này, bé đã biết tự cầm và đưa tay vào miệng. Vì vậy, nếu bé cầm được dồ vật nhỏ và đưa vào miệng thì bé có thể bị hóc nên cha mẹ hết sức chú ý nhé.



MẪU THỜI GIAN BIỂU CHĂM SÓC EM BÉ 3-4 THÁNG TUỔI




Chị em đều biết rằng đồng hồ sinh học của mỗi trẻ đều có điểm riêng. Để giúp con tạo dựng thói quen sinh hoạt tốt, các mẹ cần quan sát và hiểu nhu cầu của trẻ từ đó tạo 'luật lệ' hợp lý.

Trước khi đi vào phần chia sẻ các mẫu thời gian biểu chăm trẻ từ 3 - 4 tháng rất hữu ích, các mẹ cùng tìm hiểu những nhu cầu chung nhất của trẻ ở giai đoạn này:

- Một ngày, trung bình trẻ cần 900ml sữa với khoảng 170 – 200ml/ lần. Sang tháng thứ 4, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm.

- Tổng thời gian ngủ của trẻ là khoảng 15 giờ/ ngày, bao gồm hai giấc ngủ dài vào ban đêm và buổi trưa, và ba giấc ngủ ngắn vào buổi sáng, buổi chiều và đầu giờ tối.

- Trẻ bắt đầu có nhu cầu chơi, học hỏi các kỹ năng mới cũng như phát triển cơ bắp vì thế mẹ nên tương tác với trẻ thông qua trò chuyện, đọc sách cho trẻ nghe, massage hoặc đưa trẻ đi dạo bằng xe đẩy.

Sau đây là 4 mẫu thời gian biểu khi chăm bé:


Mẫu 1: Trẻ 3 tháng tuổi bú mẹ

Đã thành thói quen, bé nhà tôi thường ăn mỗi 2,5 giờ hoặc lâu hơn vào ban ngày và sẽ ngủ thông đêm mà không cần thức dậy ăn.

5h sáng: Bé tỉnh dậy. Tôi bế bé ra khỏi nôi để lên giường nằm cạnh mẹ và ti sữa. Bé thường ngủ tiếp và sẽ dậy khi mẹ ra khỏi giường.

8h30 sáng: Tôi cho bé ăn lần nữa, rửa mặt bằng nước ấm cho con, thoa kem dưỡng da, thay tã và đặt bé nằm để bé tập lẫy.

10h: Tôi vừa chơi với con vừa dọn nhà. Đến 10h30 khi cho con ăn thì tôi ngồi nghe radio.

11h30: Dỗ bé ngủ trưa. Khi con ngủ, tôi ăn trưa, rồi giặt quần áo.

12h30 – 1h chiều: Bé thức dậy và ti sữa. Sau khi bé ăn xong, tôi sẽ đọc vài câu truyện cho con nghe hoặc cho con chơi nếu con hứng thú.

2h30 chiều: Cho bé ăn.

4h30 chiều: Sau khi ti sữa, bé sẽ ngủ ngắn và thường thức dậy không trước 6h chiều. Nếu để bé ngủ nhiều hơn thì đến đêm bé sẽ thức. Lúc con ngủ, tôi tranh thủ sắp sẵn quần áo và dụng cụ tắm và cả đồ ngủ cho con.

6h tối: Hai vợ chồng ăn tối. Tôi và chồng cùng phân chia công việc: khi tôi nấu ăn thì chồng chơi với con, tôi tắm cho bé thì chồng rửa bát.

6h30 – 7h tối: Tôi cho bé ăn nhẹ rồi đi tắm. Đến 8h thì cho bé ăn no. Lúc này chồng tôi sẽ tắt bớt đèn và tắt cả tivi.

8h30 tối: Hai vợ chồng sẽ cùng chơi với con, đọc sách cho con nghe.

9h tối: Chồng tôi sẽ đặt con trong ghế và hát hoặc mở những giai điệu êm dịu cho con nghe.

10h tối: Bé ăn bữa cuối, tôi thay tã cho con và dỗ con ngủ. Tôi đặt con ngủ trong nôi ngay cạnh giường của bố mẹ và cũng đi ngủ ngay sau đó (vào khoảng 10h30). Cả gia đình sẽ thức dậy vào 5h sáng hôm sau.

Mẫu 2: Trẻ 3 tháng tuổi bú bình


Bé nhà tôi thường dậy lúc 5h30 sáng và ăn bữa đầu tiên vào lúc 7h với  150ml sữa. Bé tự nằm chơi trong nôi trong khi mẹ sửa soạn đi làm.

Tôi là một giáo viên mầm non do đó tôi cũng đưa con đến trường luôn nên việc chăm sóc con thật dễ dàng. Bé thường ăn 150ml sữa mỗi 3 – 4 giờ và ngủ hai giấc ngắn khoảng 2 – 3 giờ.

Hai mẹ con về nhà vào khoảng 5 – 6h chiều và bé sẽ ti một bình sữa ngay khi về nhà. Bé sẽ chơi cho đến 7h thì ngủ 1 giấc nữa. Tôi tắm cho con vào khoảng 9h tối và cho con ăn khoảng 150ml sữa nữa thì dỗ con ngủ. Bé thường ngủ qua đêm, nhưng đôi khi bé vẫn thức dậy vì đói. Những đêm như thế, tôi chỉ cần cho con ti xong là bé lại ngủ ngon lành.

TIÊM VĂC XIN CHO BÉ

Đây là giai đoạn cuối trong lịch trình tiêm chủng cho bé. Giống như những tháng trước đó, bé sẽ cần hai lần tiêm chủng, mỗi lần ở một cánh tay để bảo vệ bé chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, Hib (một loại vi sinh vật có thể gây bệnh nghiêm trọng) và viêm màng não C. Bé cũng sẽ được nhỏ vắc xin ngừa bại liệt.

Rất ít trẻ sơ sinh có thể tránh được tình trạng hăm tã. Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng cách thường xuyên thay tã cho bé ngay khi bạn nghĩ tã bị bẩn. Nếu bé có dấu hiệu bị đau rát ở mông thì nên để mông bé thoáng khoảng 15 phút trong thời gian thay tã. Thực hiện điều này khoảng 3 lần mỗi ngày cho đến khi bé đỡ bị đau rát, cùng với việc sử dụng kem chống hăm trước khi cho bé mặc tấm tã tiếp theo. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn thấy tình trạng hăm của bé có vẻ nghiêm trọng.

“Dính mắt” là triệu chứng thường gặp ở các bé nhỏ tháng, nguyên nhân là do các tuyến lệ chưa được hoàn thiện cho đến khi bé được 6 tháng. “Dính mắt” khiến bé cảm thấy khó chịu vì dường như hai mí mắt cứ lúc nào cũng muốn dính vào nhau. Trong trường hợp này, bạn nên làm sạch đôi mắt của bé bằng bông gòn và làm dịu đôi mắt bằng nước ấm, lau nhẹ nhàng từ gốc mắt ra phía ngoài. Nếu các triệu chứng vẫn thuyên giảm, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ vì có thể bé đã bị viêm kết mạc và cần điều trị.




Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 4 - 6 tháng tuổi .
Trẻ 4 tháng tuổi biết làm những gì?
Khẩu phần ăn của trẻ 5 tháng tuổi
Chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Trẻ 5 tháng tuổi ăn uống thế nào
Khẩu phần ăn của trẻ 6 tháng tuổi



(ST)


Be 4thang có nên cho an dam không?
hơn 1 tháng trước - Thích
Cho mih hoi be 4 thag tuoi an dam duoc chua ah
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận