Cách chăm sóc mèo lông xù đúng cách
Cách chăm sóc chim cút mới nở đúng kỹ thuật nhất
Cách chăm sóc da tuổi 30 đẹp rạng ngời như thiếu nữ
Cách chăm sóc em bé bị hen phế quản nhanh khỏi. Bé bị hen phế quản rất yếu ớt. Hãy thực hiện những cách chăm sóc sau để be nhanh khỏe trở lại nhé!
BỆNH HEN PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM
Khái niệm
- ở trẻ em, có nhiều kiểu viêm phế quản: viêm phế quản rít, viêm phế quản co thắt, viêm phế quản hen, viêm phế quản thể hen, viêm phế quản giả hen. Nghiên cứu dịch tễ học thực tễ cho thấy: viêm phế quản và hen có tiếng rít chỉ là một và đều là một bệnh có biểu hiện phản ứng quá mức của phế quản
- Hen phế quản thường bắt đầu từ 2-10 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ có bố hoặc mẹ bị hen phế quản cao hơn nhiều so với trẻ không có bố hoặc mẹ mắc bệnh
- Nhiều khi cơn hen xuất hiện dưới dạng viêm phế quản hay v- phế quản: cơn hen đầu tiên xuất hiện thường là sau một đợt nhiễm trùng nặng về đường hô hấp, đôi khi đó là do bụi, lông súc vật, hơi khói của bếp than tổ ong, phấn hoa, khói thuốc lá.... Có trường hợp cơn hen xuất hiện sau một thời gian cắt amidan, gắng sức trong khi chạy bộ, tiêm thuốc hay tiêm chủng, thay đổi khí hậu, môi trường sống... Hen thường kèm theo sốt, viêm họng.
Triệu chứng của các thể hen phế quản
- Viêm phế quản co thắt: có thể trẻ chỉ biều hiện duy nhất bằng những cơn ho giống như ho gà nhưng lúc hít vào không tháy ồn ào, đôi khi lẫn lộn giữa cơn ho có tiếng rít. Nhưng hậu quả của cơn ho dữ dội chính là do trẻ bị viêm phế quản co thắt, đôi khi ăn song trẻ bị nôn vọt vì ngứa họng và luôn muốn ho.
- Viêm phế quản khó thở nhiều: hen cũng có thể biều hiện dưới dạng một viêm phế quản khó thở. Khi khó thở và ho, nhiều dịch tiết ra và không giống như hen kinh điển, bắt đầu và kết thúc không đột ngột
- Hen gắng sức: khác hẳn với khó thở gắng sức, kiểu hen này thường xuất hiện sau gắng sức ở trẻ em như leo cầu thang, chạy nhảy nhiều, hoặc có thể xuất hiện khi trẻ hít phải không khí lạnh đột ngột.
- Hen ác tính: khi các cơn hen liên tiếp xảy ra vào chiều và đêm, không đáp ứng với các thuốc dãn phế quản ở liều thường dùng.
Nghiên cứu dịch tễ học thực tế cho thấy: hen phế quản và viêm phế quản co thắt tái diễn có tiếng rít chỉ là một và đều là một bệnh có biểu hiện phản ứng quá mức của phế quản. Hen phế quản thường bắt đầu từ 2-10 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ có bố hoặc mẹ bị hen phế quản cao hơn nhiều so với trẻ có bố mẹ không bị mắc bệnh hen. Nếu cả hai bố mẹ đều bị hen thì đến 60% con của họ sẽ bị hen.
Cơn hen thường xuất hiện sau một đợt nhiễm trùng đường hô hấp do virut hoặc vi khuẩn, khi thay đổi thời tiết trong những đợt chuyển mùa thu - đông, đông - xuân, đôi khi cơn hen xuất hiện do hít phải bụi, hơi khói của bếp than tổ ong, khói thuốc lá, lông súc vật, phấn hoa hoặc khi trẻ gắng sức như chạy, đùa nghịch... Có những trường hợp cơn hen xuất hiện sau khi trẻ ăn một số thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá biển, trứng, sữa, lạc...
Bệnh hen có phổ biến không?
Trên thế giới có 300 triệu người mắc bệnh hen, 20 vạn ca tử vong do hen.
Tần suất hen ngày càng gia tăng, đặc biệt ở trẻ em, dao động từ 1,4-30% tùy theo vùng địa lý dân cư, chủng tộc. Tần suất hen cao nhất ở Úc 29,4%, New Zealand 30,2%, tại Việt Nam, tỷ lệ hen trẻ em khoảng 7-11,4%.
Làm thế nào để phát hiện ra con mình bị hen?
Các triệu chứng thông thường của hen phế quản:
Ho dai dẳng, đặc biệt nặng hơn về đêm.
Thở khò khè.
Thở gắng sức.
Nặng ngực ở trẻ lớn.
Ở trẻ nhỏ, nhiều khi tình trạng co thắt phế quản chỉ biểu hiện duy nhất bằng những cơn ho giống như ho gà nhưng lúc hít vào không thấy ồn ào, đôi khi lẫn lộn giữa cơn ho có tiếng rít.
Hen trẻ em cũng có thể biểu hiện dưới dạng viêm phế quản khó thở. Khi khó thở và ho nhiều, dịch tiết ra. Không giống như hen kinh điển ở người lớn, cơn hen ở trẻ em bắt đầu và kết thúc không đột ngột.
Hen gắng sức: Kiểu hen này thường xuất hiện sau gắng sức như khi trẻ leo cầu thang, chạy nhảy, cười đùa nhiều.
Những trường hợp hen ác tính: Các cơn hen liên tiếp xảy ra hằng ngày, thường nặng hơn về chiều, đêm, không đáp ứng với các thuốc giãn phế quản ở liều thường dùng.
Những yếu tố nào làm khởi phát cơn hen?
Thời tiết và nhiệt độ thay đổi đột ngột.
Cảm cúm/nhiễm trùng đường hô hấp.
Gắng sức (tập thể dục, nô đùa, khóc, xúc cảm quá mức).
Khói thuốc lá, khói than.
Mạt bụi nhà.
Phấn hoa.
Nấm mốc.
Vảy, da, lông thú vật.
Chất phụ gia trong thực phẩm và các chất bảo quản thực phẩm.
Một số loại dược, mỹ phẩm.
Rất thất thường, một số trường hợp ổn định sau khi trẻ lớn trên 5-6 tuổi, nhưng một số khác sau 15 năm lại bị hen lại, thậm chí sau 20-30 năm. Nếu bệnh được phát hiện sớm và được quản lý điều trị dự phòng hiệu quả thì sẽ làm giảm đáng kể tần suất hen khi lớn, nhất là các thể hen nặng.
Cách xử trí
Khi lên cơn hen cấp: Cho trẻ ra chỗ thoáng khí, không khí trong lành; cho uống nhiều nước hoặc hít hơi nước làm đờm loãng ra sẽ dễ thở.
Nếu cơn hen nhẹ: Dùng các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh như: ventolin, atrovent, bricanyl... Các loại thuốc này có thể dùng ở dạng khí dung, bình xịt định liều, thuốc dạng viên hoặc siro. Liều lượng thuốc dùng tùy theo lứa tuổi và cân nặng của trẻ.
Nếu cơn hen nặng: Thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh ventolin khí dung hoặc xịt theo chỉ dẫn của bác sĩ, 3 lần, mỗi lần cách nhau 30 phút, ngoài ra cho trẻ uống thêm corticosteroid với liều 2mg/kg/ngày, sau ăn no, nếu tình trạng không cải thiện, cha mẹ phải cho trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay.
Nếu trẻ có kèm theo sốt, cơn hen kéo dài trên 3 ngày, có thể trẻ bị viêm bội nhiễm do vi khuẩn. Trong những trường hợp hen bội nhiễm phải cho trẻ uống kết hợp thêm kháng sinh.
Phòng bệnh
Tránh những yếu tố làm khởi phát cơn hen: Bắt đầu ngay từ trong phòng ngủ của trẻ, không dùng thảm, không nuôi súc vật, không hút thuốc lá, không cho trẻ dùng các đồ chơi làm từ bông, lông, sợi; vệ sinh chăn đệm và phòng ở thường xuyên, tránh cho trẻ tiếp xúc với người ốm, hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm công nghiệp có các chất bảo quản, hằng năm nên cho trẻ tiêm phòng cúm. Đối với những trẻ bị hen do khí hậu, nếu có thể thì chuyển trẻ đến nơi ở có môi trường khí hậu trong lành hơn.
Dùng các thuốc dự phòng để kiểm soát hen: seretide, flixotide, pulmicort... Đây là các loại thuốc tương đối an toàn, không gây nghiện, có tác dụng chống viêm dị ứng mạn tính, làm giảm các triệu chứng hen và giảm liều thuốc cắt cơn.
Để đạt được các tiêu chí của kiểm soát hen triệt để, các bậc cha mẹ nên cho con em mình bị bệnh đến khám và tư vấn tại các phòng khám chuyên khoa để có được các lời khuyên và phác đồ điều trị phù hợp với lứa tuổi và từng bậc hen cụ thể
CÁCH DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ HEN PHÊ QUẢN Ở TRẺ EM
Dấu hiệu nhận biết
Các triệu trứng như cơn khó thở, thở rít, thường gặp ở trẻ em khi bị viêm nhiễm đường hô hấp đặc biệt là bị nhiễm virut. Có tới 1/3 số bệnh nhi này có thể bị hen và thường bị chẩn đoán là viêm phế quản co thắt. Việc chẩn đoán nhầm dẫn tới điều trị không thích hợp thì bệnh nhân dễ chuyển thành thể hen nặng kéo dài hay tái phát gây dị dạng lồng ngực, giảm phát triển cơ thể. Do đó, khi trẻ có các dấu hiệu sau thì cần nghĩ đến hen phế quản: thở khò khè trước 3 tuổi và cha hoặc mẹ bị hen phế quản hoặc bị chàm; tăng bạch cầu ái toan trong máu, khò khè dù không bị cảm lạnh và viêm mũi dị ứng.
|
Lưu ý khi dùng thuốc
Điều trị hen ở trẻ em chúng ta cần chú ý điều trị dự phòng là công việc quan trọng nhất, khi trẻ có cơn hen cấp cần xử trí nhanh chóng và theo dõi chặt chẽ. Loại bỏ các dị nguyên gây bệnh: phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc… giảm phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ khi đã phát hiện được, tránh cho các cháu tiếp xúc với bụi khói đặc biệt là khói thuốc lá; nên tiêm phòng cúm hằng năm vào mùa thu cho bệnh nhân.
Điều trị dự phòng tốt nhất bằng thuốc nhóm corticoid dạng hít, cho bệnh nhân hít qua buồng đệm với liều ban đầu dùng liều thấp. Tăng tới liều trung bình hoặc liều cao đến khi kiểm soát được. Cứ mỗi 3 tháng bệnh nhân cần đi khám, nếu bệnh được kiểm soát tốt mới hạ liều thuốc. Khi điều trị 1 năm mà bệnh hen phế quản được kiểm soát hoàn toàn thì có thể ngừng điều trị dự phòng, tránh ngừng thuốc điều trị dự phòng đột ngột vì triệu chứng của bệnh có thể tái phát nặng.
Thuốc nhóm chủ vận tác dụng kéo dài chỉ nên dùng dưới dạng phối hợp với thuốc nhóm corticoid dạng hít như seretide, symbicort. Dùng dự phòng trong trường hợp hen phế quản trẻ em đã dùng liều trung bình corticoid dạng hít mà không kiểm soát được.
Có thể dùng các thuốc nhóm kháng leucotriene ở bệnh nhi mắc hen phế quản nặng khó kiểm soát khi đã hít liều cao corticoid. Điều trị cắt cơn hen tốt nhất là dùng thuốc nhóm chủ vận b2 tác dụng nhanh (salbutamol, bricanyl dạng hộp xịt có liều định chuẩn, xịt mỗi lần 2 nhát qua buồng đệm). Cha mẹ của bệnh nhi bị hen phế quản cần thường xuyên có thuốc đó dự trữ để dùng cắt cơn hen cho trẻ khi cần. Tuy nhiên, nếu trẻ phải dùng thường xuyên các thuốc cắt cơn này thì phải chú ý tăng liều thuốc dự phòng. Chú ý khi thấy trẻ tím tái, thở rất nhanh > 70 lần/phút, khóc yếu ớt hoặc nói nhát ngừng, xịt thuốc cắt cơn không đỡ thì nên đưa trẻ đến cấp cứu tại các cơ sở hồi sức gần nhất càng sớm càng tốt.
Do có nhiều tác dụng phụ nên các thuốc nhóm corticoid cần rất hạn chế khi dùng đường toàn thân (uống hoặc tiêm) chỉ dùng trong đợt kịch phát nặng. Thuốc cắt cơn nhóm xanthine không nên dùng cho trẻ em vì nhiều tác dụng phụ.
Các loại thuốc cụ thể
Thuốc cắt cơn hen: Là các loại thuốc nhanh chóng cắt cơn hen do tác dụng làm giãn các cơ bao quanh đường dẫn khí giúp mở đường dẫn khí đang bị hẹp. Các loại thuốc cắt cơn thường dùng hiện nay: ventolin (salbutamol), bricanyl (terbutaline) ... dùng dưới dạng xịt qua các bình xịt định liều hoặc dạng phun khí dung. Thuốc còn được sử dụng để cấp cứu cơn hen suyễn.
Thuốc kiểm soát cơn hen: Là nhóm thuốc có tác dụng ngăn ngừa cơn hen bao gồm hai loại thuốc chính: thuốc chống viêm và thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài. Trong đó, thuốc chống viêm là thuốc cơ bản do làm giảm tình trạng viêm giúp giảm chít hẹp đường dẫn khí do phù nề và giảm sự nhạy cảm đường dẫn khí với các chất kích thích. Thuốc hiện nay thường được sử dụng là các loại corticoid hít dưới dạng đơn chất: pulmicort (budesonide), flixotide (fluticasone) hoặc phối hợp: symbicort (budesonide-formoterol); seretide (fluticasone-salmeterol)...
Lưu ý khi sử dụng
Thuốc cắt cơn dạng xịt và khí dung: Tác dụng phụ rất ít gặp và không kéo dài như: tim đập nhanh, run tay, hạ kali máu với tỉ lệ ít hơn nhiều so với dùng thuốc cùng loại bằng đường uống.
Thuốc kiểm soát cơn: Bệnh hen là một bệnh mạn tính, do đó cần được điều trị dài hạn bằng nhóm thuốc chống viêm chủ yếu là corticoid nên có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề sử dụng nhóm thuốc này. Việc quan tâm đến tác dụng phụ của thuốc làm cho nhiều bệnh nhân và cả thầy thuốc không dám sử dụng thuốc để điều trị và làm mất đi cơ hội để kiểm soát tốt bệnh hen suyễn. Tác dụng phụ của corticoid dạng hít có thể gặp là: nấm miệng và hầu họng do Candida nhưng rất hiếm gặp; khàn tiếng; tác dụng toàn thân rất hiếm do liều thuốc hít hàng ngày thường nhỏ và hấp thu vào máu không đáng kể, chỉ gặp khi phải sử dụng liều cao kéo dài; có thể gặp những vết bầm trên da rất nhẹ, tự khỏi…
Trong mọi trường hợp cần cân nhắc giữa tác dụng phụ của thuốc và tác hại của bệnh để áp dụng điều trị đúng mức.
Những kiêng kỵ với bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ
Hen phế quản thuộc phạm vi chứng háo suyễn đàm ẩm, là bệnh xảy ra ở người có tính trạng dị ứng, người bệnh thở gấp, nặng thì há mồm trợn mắt mà không thở được, nằm ngồi không được. Nguyên nhân gây ra bệnh, do cảm phải ngoại tà, ăn uống tình trí bất thường, làm việc quá sức. Về tạng phủ do sự thay đổi của tạng phế và thận vì phế tuyên giáng, và thận nạp khí. |
|
|