Cách chăm sóc em bé bị viêm phổi nhanh hết bệnh

Cách chăm sóc em bé bị viêm phổi nhanh hết bệnh.Thời tiết thay đổi, có rất nhiều bệnh mà trẻ em hay mắc phải như viêm phổi, sốt, sổ mũi, tiêu chảy... Hãy làm theo các hướng  dẫn sau để bé nhanh hết bệnh nhé!




BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ NHỎ










Thế nào và viêm phổi ?
Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng thường gặp ,một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em.
 
Yếu tố thuận lợi khiến trẻ dễ bị viêm phổi:
- Trẻ sinh non tháng, suy dinh dưỡng
- Môi trường đông đúc kém vệ sinh, nhiều khói bụi, trong nhà có người hút thuốc lá.
- Thời tiết lạnh, giao mùa ( thời gian mắc bệnh cao nhất trong năm ở Việt Nam vào tháng 4, 5 và tháng 9,10 ).
- Trẻ được chăm sóc không đúng cách.
 
Tác nhân gây viêm phổi:
- Do nhiễm siêu vi
- Do vi trùng
- Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị viêm phổi sau khi hít sặc thức ăn, dị vật, dầu hôi…
 
Nguyên nhân
Ở bé mới sinh bị viêm phổi là do các loại vi khuẩn như Listeria (Coli, các vi khuẩn Gram âm) gây ra. Bé có thể bị nhiễm khi còn trong bụng mẹ, hay khi sinh (do khi  sinh bé hít phải nước ối, phân su đã bị nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của người mẹ),hoặc là sau sinh (do không thực hiện vô trùng nên  bé bị nhiễm khuẩn từ dụng cụ và môi trường, người chăm sóc). Một số bệnh như viêm khoang miệng, viêm da, viêm dây rốn… cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm phổi ở bé.
Trường hợp bé đẻ non do các phản xạ đường thực quản còn chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên thường xuyên bị trào ngược thực quản dạ dày. Khi bé bú mẹ thường hay bị nôn trớ. Nếu sữa bị hít nhầm vào phổi, sẽ gây ra các triệu chứng như thở gấp (hụt hơi, tím tái mặt), lượng sữa hít vào càng nhiều càng có khả năng gây viêm phổi.
 
Dấu hiệu nhận biết
Khi cha mẹ hoặc người thân cần phát hiện sớm bé có các dấu hiệu ban đầu như: sốt trên 37,5o C, hạ thân nhiệt, bú ít, bỏ bú, khó thở, thở nhanh ( 60 lần/ phút) phải đưa ngay bé đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời., đừng để bé chuyển sang biến chứng nặng như: li bì, đáp ứng kém với kích thích; bú kém hoặc bỏ bú; nôn nhiều, chướng bụng; khó thở, rút lõm lồng ngừng, tím tái… có thể gây tử vong cho bé.
 
Cách phòng bệnh
Khi bé chào đời, quan trọng nhất bảo đảm giữ ấm cho bé.
Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn để tăng sức đề kháng và khi cho bú cần thận trọng tránh không để bé bị sặc sữa.

Giữ vệ sinh cho bé, người chăm sóc phải rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc bé để bé không bị lây nhiễm vi khuẩn; Dụng cụ để chăm sóc bé như cốc, thìa, chăn, áo, tã… phải sạch, khô, vô trùng, tránh không cho tiếp xúc với các nguồn lây bệnh.

 
THAM KHẢO: Biểu hiện khi trẻ bị viêm phổi:

-   Một trẻ được coi là viêm phổi khi có ho và thở nhanh

 

-Cha mẹ có thể dễ dàng đánh giá nhịp thở của trẻ bằng cách vén áo để quan sát nhịp di động của lồng ngực hoặc bụng. Điều quan trọng là phải quan sát lúc trẻ nằm yên hoặc ngủ. Nếu có đồng hồ với kim giây, ta có thể để đồng hồ gần bụng hoặc ngực của trẻ và đếm nhịp thở trong vòng 1 phút. Một trẻ có tình trạng thở nhanh nếu ta đếm được:
 > 40 lần/phút trở lên đối với trẻ 1-5 tuổi.
 > 50 lần/phút trở lên đối với trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi.
 > 60 lần/phút trở lên đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi.
 
- Ngoài ra, nếu trẻ thở phát ra tiếng kêu bất thường như khò khè, rên rỉ, có thể trẻ đã bị viêm phổi, thậm chí là viêm phổi nặng.
 
- Co rút lồng ngực cũng là một biểu hiện của viêm phổi. Để phát hiện triệu chứng này, cần vén áo trẻ lên nhìn vào phần ranh giới giữa ngực và bụng, xem có hiện tượng ngực lõm sâu khi trẻ hít vào hay không. Nên bế trẻ nằm ngang trên đùi mẹ hoặc đặt nằm ngang trên giường để quan sát dễ dàng và chính xác. Dấu hiệu này phải thấy thường xuyên ở bất kỳ nhịp thở nào, khi trẻ nằm yên hoặc ngủ, mới có giá trị; còn nếu chỉ thấy lúc trẻ quấy khóc, hoặc khi cố gắng hít sâu sau một hơi bú dài, thì không được coi là co rút lồng ngực
Trẻ có co rút lồng ngực là đã bị viêm phổi nặng, cần được đưa đến bệnh viện ngay.
 
 
 
THAM KHẢO: Cách chăm sóc trẻ viêm phổi tại nhà:
- Cho trẻ ăn uống bình thường khi bị bệnh, không kiêng cử, cho ăn thêm 1 bữa sau khi lành bệnh.
- Làm thông mũi trước khi cho ăn, cho bú. Có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi để làm sạch mũi bé.
- Cho uống đủ nước để tránh thiếu nước do thở nhanh và sốt. Ngoài ra, nước còn có tác dụng loãng đàm nhớt.
- Cần đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay khi có một trong các dấu hiệu nặng sau đây:
       Trẻ mệt hơn
       Thở nhanh hơn
       Khó thở hơn,co rút lồng ngực.
       Bú kém hoặc không uống được.
       Ngoài ra nếu trẻ có biểu hiện viêm phổi phải tới cơ sở y tế để khám.
 
Phòng ngừa:
- Bảovệ sức khỏe bà mẹ khi có thai, khám thai đầy đủ để theo dõi và xử lý kịp thời những tai biến, giảm khả năng sanh non, sanh nhẹ cân.
- Bảo đảm vệ sinh môi trường nhất là khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. 
- Trẻ phải được bú mẹ và ăn dặm đúng.
-Tránh cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh.
- Tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng
 

 
THAM KHẢO: CÁCH CHĂM SÓC EM BÉ BỊ VIÊM PHỔI

Khi bé nhà bạn mắc bệnh viêm phổi, chế độ chăm sóc đúng cách rất quan trọng, nó quyết định thời gian mau chóng lành bệnh cho bé.


Bé có thể được hướng dẫn điều trị và chăm sóc tại nhà nếu bệnh nhẹ và sức khỏe tốt.
- Để trẻ sớm bình phục, bên cạnh việc cho trẻ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bạn cần chú ý  cung cấp cho trẻ một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh kiêng cữ.
- Dùng dụng cụ hút mũi và nước muối sinh lý để vệ sinh mũi trước khi cho bé ăn hoặc bú.
- Cho bé nghỉ ngơi trong phòng im lặng, ít ánh sáng nhưng sạch sẽ, thoáng mát. Có thể lót một  chiếc gối nhỏ dưới vai để giúp trẻ thở dể dàng hơn.
- Về dinh dưỡng: Trẻ bị viêm phổi chỉ nên ăn thức ăn loãng. Ăn ít một và chia làm nhiều bữa. Có thể bé cũng phải uống hoặc tiêm kháng sinh, do đó bé có thể sẽ bị tiêu chảy, khi đó nên cho bé uống Oresol bù nước, hoặc mẹ uống, ăn thêm nhiều hoa quả cho con bú nhé.
- Cố gắng giữ ấm cho bé nhưng đừng bọc quá kỹ làm bé ngột ngạt, đổ mồ hôi. Tránh xa bụi bặm, chăn đệm nên vệ sinh thường xuyên vì trong chăn đệm có rất nhiều vi trùng, vi khuẩn ảnh hưởng không tốt đến đường thở của bé.
Hãy đưa bé đến bệnh viện ngay nếu bạn đã thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ nhưng tình trạng của bé không cải thiện hoặc ngày càng xấu hơn.
Để phòng lây lan, người trực tiếp chăm sóc bé cần thường xuyên rửa tay với xà phòng dưới vòi nước ấm, đặc biệt trước và sau khi vệ sinh, chăm sóc hay cho trẻ ăn uống. Hạn chế cho trẻ bệnh tiếp xúc với những trẻ khác. Đừng quên thuốc lá không chỉ  ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn mà còn làm cho tình trạng của bé ngày càng xấu đi. Vì vậy tuyệt đối không hút thuốc trong khu vực có trẻ bệnh.
    


Thông thường trẻ bị viêm phổi nhẹ hoàn toàn có thể điều dưỡngvà dùng thuốc trị liệu tại nhà, ngoài việc tuân thủ theo lời dặn của thầythuốc, trong chăm sóc phải chú ý:
 
     Môi trường và nghỉ ngơi: Khi trẻ bị viêm phổi thì phòng ở phải giữ yên tĩnh đểbé nghỉ ngơi thoải mái. Nghĩ ngơi nhiều có thể giảm bớt tiêu hao năng lượng,bảo vệ công năng tim phổi và giảm chứng bội nhiễm. Để bé gối đầu cao một chúthoặc nằm nửa ngồi, còn phải thường xuyên trở mình đổi tư thế nằm hoặc thườngxuyên bế bé dậy để giảm nhẹ ứ máu phổi. Bé trong thời kỳ hồi phục có thể thamgia hoạt động ngoài trời vừa phải, đều xúc tiến tiêu tan chứng viêm phổi.
 
     Dinh dưỡng và cho ăn: trẻ bị viêm phổi vì các tiêu haosốt tăng, công năng tiêu hóa bị ảnh hưởng cho nên thức ăn cho bé phải dễ tiêuhóa – giàu chất dinh dưỡng. Phải kiên trì cho bé ăn để đảm bảo đủ chất dinhdưỡng. Nếu bé khó thở vừa ăn vừa suyễn, có thể cho ăn thành nhiều bữa, và cẩnthận không để bé sặc, khi bé ho nên tạm dừng cho ăn để tránh gây ngạt thở, đồngthời nên cho trẻ uống nhiều nước để giúp hóa lỏng đờm.
 
     Quan sát bện tình: Trong chăm sóc tại nhà phải quansát kỹ tinhg hình sắc mặt, ho và hít thở của bé. Theo dõi môi có tím xanh khôngnếu phát hiện có tình huống dị thường nên kịp thời đưa bé đến bệnh viện trị liệu
 
Các biện pháp phòng ngừa:

Viêm phổi là một bệnh nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng bệnh cho những đứa con thân yêu của mình bằng một cơ thể khỏe mạnh và sức đề kháng tốt.
- Khi mang thai cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và khám thai đầy đủ để đảm bảo thai phát triển tốt, nhằm hạn chế nguy cơ sinh trẻ non tháng, nhẹ cân hay mắc các bệnh lý  bẩm sinh khác.
- Cho trẻ bú sữa mẹ ngay những từ những giờ đầu sau sinh và cho trẻ ăn dặm đúng cách để cho trẻ một sức đề kháng  tốt nhất.
- Bảo đảm vệ sinh khi chăm sóc trẻ và giữ phòng ngủ của bé luôn thông thoáng, sạch sẽ.
- Giữ ấm cho trẻ đúng cách, không cho ăn mặc quá phong phanh nhưng cũng không quấn trẻ trong nhiều lớp khăn, quần áo.
- Ngoài việc cho trẻ chủng ngừa theo chương trình tiêm chủng quốc gia, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chủng cho trẻ vaccin phòng bệnh viêm phổi theo tuổi như virus cúm, thủy đậu, Hemophilus influenza týp B, não mô cầu, phế cầu.
 
(ST)
thông thường thì khoảng bao nhiêu lâu bệnh viêm phổi ở trẻ 7 tháng tuổi sẽ khỏe hẳn vậy ?
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
cho em hỏi con em 3 tuổi ma bị ho hơn hai tháng rồi không lành, bác sĩ khám thì bảo be bị viêm phổi. vậy em hỏi bé có cần phải ăn kiêng gì không ah?
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
K
hơn 1 tháng trước - Thích
Xin chao bac cho em hoi tre bi viem phoi co nen an Kiểng trai cay k
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
aaaa
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
Cho em hoi tre bi viem phoi an trai cay nao la tot nhat
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
nguoi bi viem phoi can an uong nhung gi
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
cho em hỏi bé bị ho lâu ngày ko lành phải làm sao ah
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
uống thuốc chứ sao
hơn 1 tháng trước - Thích
H
hơn 1 tháng trước - Thích
Em be nha e thinh thoang ho va moi tim ngat thi bi viem phoi nhe hay nang va cach dieu tri nhu the nao???
hơn 1 tháng trước - Thích
Em trai mình đang bị viêm phổi, thế cần phải ăn hoa quả gì cho bé nhanh khỏi hơn.
hơn 1 tháng trước - Thích
Be nha e bi vien phoi tu luc moi Sih dc 20ngay Va. phai nam cap cuu 13 ngay be dc ve nhug bjo tro troi Lai bi viem phoi vay cho e biet phong benh nhi tnao
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
be gai nha em 13thang hay bi tai lai benh viem hong cap. dot nay bi viem phoi, da dieu tri bang cach uong thuoc va chich thuoc o vien huyen roi ma van cu kho khe va sot. ve nha 10ngay ma 3ngay nay sot cao lien tuc vua moc rang nhai vua bi dich mu o tai trai. hoi bs co cach nao dut diem benh tai mui hong nay ko?
hơn 1 tháng trước - Thích
Con e bu benh viem phoi di kham uong thuoc 6ngay roi ma gio e van thay tho nhanh va ngay oi 4lan phai lam sao a
hơn 1 tháng trước - Thích
cho em hỏi..bé em năm nay 13 tháng tuổi..mà mới phát hiện bị viêm phổi..mà sau khi khám và uống thuốc được 1 ngày thấy bé mệtvà biến ăn..đi ko được tốt,đôi lúc theo dõi thấy bé mệt và nghiêng ngã..vậy jo ct cho e hỏi..phải làm sao ạ..
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận