Cách chăm sóc em bé khi còn trong bụng mẹ cho con phát triển toàn diện

Chăm sóc em bé khi còn trong bụng mẹ cho con phát triển toàn diện. Hãy làm theo hướng dẫn sau để con bạn chào đời thông minh khỏe mạnh nhé!






CÁCH CHĂM SÓC EM BÉ KHI CÒN TRONG BỤNG MẸ




Ai cũng muốn thiên thần của mình sinh ra thật khỏe mạnh, đáng yêu. Vậy thì tại sao bạn không chăm lo cho sức khỏe của thai nhi ngay từ trong bụng nhỉ?

 Thường xuyên ra ngoài trời. Ánh mặt trời trong thời gian mang thai đẩy mạnh sự hấp thu magiê, nguyên tố cần thiết cho thai nhi phát triển các mô, canxi và phốt pho sẽ giúp thai nhi hình thành và ổn định xương.

  Nằm nghiêng đặc biệt là nằm nghiêng về bên trái.
Nó khiến cho máu chuyển về thai nhi ở mức lớn nhất. Nằm sấp sẽ khiến cho thai nhi chịu áp lực lớn, nằm ngửa khiến máu khó chuyển về tim bạn khiến bạn bị choáng ngất.

  Đừng để buồn tiểu mới đi tiểu. Chờ tới khi buồn tiểu mới đi tiểu sẽ khiến cho bạn dễ bị nhiễm khuẩn đường tiểu, một số trường hợp liên quan tới sinh non.

 Chú ý khi ăn kem. Rất nhiều sản phẩm chứa ít vitamin A và liên quan tới chất hóa học Retinol. Chất này lại có mối quan hệ  với dị tật thai nhi.

  Hiểu những cử động của thai nhi. Nếu bé cử động ít hơn bình thường hoặc ngừng hẳn, hãy gọi bác sĩ ngay. Bạn có thể theo dõi thai máy bằng biểu đồ hoặc nhật kí thai máy.



 Thường xuyên kiểm tra răng. Phụ nữ mang thai thường bị viêm lợi. Chứng này liên quan tới việc sinh non.


. Tránh xa vật nuôi, bùn đất. Chúng có thể chứa vi khuẩn toxoplasmosis, gây mù hoặc phá hủy não bộ của thai nhi. Mang găng tay nếu như bạn buộc phải chạm vào chúng hoặc làm vườn.

  Nói chuyện với thai nhi. Các nhà khoa học cho rằng, kích thích thai nhi cùng với âm thanh và sự đụng chạm trước khi bé sinh ra sẽ cải thiện được thị giác, thính giác, ngôn ngữ và cử động, trau dồi sự tự tin và thậm chí là giúp thai nhi ngủ ngon hơn.

  Hỏi ý kiến mẹ của bạn về những vấn đề thai kì.
Nếu như mẹ bạn phải chịu những bệnh như tiền sản giật hoặc tiểu đường, bạn cũng có nguy cơ mắc phải. Vì thế, hãy theo dõi ngay từ đầu tình trạng sức khỏe của bạn.

  Ăn nhiều dầu cá (cá mòi, các hồi, cá thu). Không chỉ là nguyên tố thiết yếu cho sự phát triển của não bộ và đôi mắt của thai nhi mà còn giảm nguy cơ sinh non ở bạn.

  Kiểm tra nguy cơ nhiễm khuẩn liên cầu nhóm B
. Đây là chứng nhiễm khuẩn chung, nhưng cũng có trường hợp có thể gây chết thai.


Hãy dành thật nhiều yêu thương cho bé yêu của bạn! (ảnh minh họa)

Yêu cầu bảo hiểm y tế và chế độ nghỉ sinh tại nơi làm việc. Đây là quyền lợi chính đáng của bạn.

  Tắm nước mát. Thai nhi không thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình, tắm nước quá nóng có thể gây ra dị tật thai nhi đặc biệt là ở hệ thần kinh. Trong một vài trường hợp, nó khiến bạn cảm thấy nóng, ra mồ hôi nhiều, choáng ngất hoặc da đỏ.

Hấp thu axit folic: Đây là kiến thức chung cho tất cả các bà bầu, đó là việc hấp thu axit folic để ngăn ngừa các dị tật thai nhi, giảm nguy cơ thai nhi nhẹ cân. Bạn cần hấp thu 400mcg trước khi mang thai cho tới tận tuần 12. Axit folic có trong rau xanh, bánh mì hoặc ngũ cốc.

Ăn cho hai người chứ không phải ăn gấp đôi. Lượng calo bạn đòi hỏi tăng lên khoảng 15% trong thai kì nhưng vitamin và khoáng chất lại đòi hỏi tăng lên gấp 3. Bạn nên ăn tốt hơn nhưng không phải nhiều hơn



Bài trước, bạn đã biết 15 cách cơ bản chăm sóc thai nhi từ trong bụng để bé sinh ra khỏe mạnh và phát triển trí tuệ toàn diện. Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu 15 cách tiếp theo.

Luôn đeo dây an toàn khi ngồi trong ô tô. Nếu bạn không, bạn có thể đẩy thai nhi vào nguy hiểm khi có những cú phanh gấp hoặc tai nạn. Dây an toàn được thiết kế phù hợp với tất cả mọi người, vì thế mà bạn không sợ gây áp lực, ảnh hưởng tới thai nhi.

Tập một vài bài thể dục nhẹ nhàng trong thai kì.
Khi bạn hoạt động, sự lưu thông máu sẽ ở mức cao nhất, có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Các chức năng của các bộ phận trong cơ thể của bé sẽ nhận được sự hậu thuẫn vững chắc để thực hiện tốt nhiệm vụ của nó.

Có những liều probiotic hàng ngày. Probiotic là những vi khuẩn lành tính sống trong sữa chua và các loại thức uống khác. Chúng tốt cho cơ thể bạn đặc biệt là hệ tiêu hóa. Các nhà khoa học cũng nghĩ rằng, nó còn giảm sự phát triển bệnh eczema ở trẻ sơ sinh.

  Suy nghĩ thật tích cực. Những bà mẹ sắp sinh với những suy nghĩ thoáng, trong sáng, tích cực sẽ sinh ra những em bé khỏe mạnh hơn những phụ nữ hay u buồn, thất vọng. Nếu bạn có một ngày tồi tệ, hãy cố gắng đi tắm, thư giãn hoặc thở sâu để loại bỏ hết nỗi buồn ra khỏi tâm trí bạn.


Nên chăm sóc thai nhi từ trong bụng mẹ. (ảnh minh họa)

 Ăn rau xanh, thịt đỏ, trứng, hoa quả và bột mì. Chúng chứa nhiều sắt, nguyên tố thiết yếu cho sự cấu thành máu của thai nhi và sự phát triển của các cơ quan khác. Hãy ăn kèm với nước cam. Vitamin C kích thích sự hấp thu sắt gấp 4 lần.

  Suy nghĩ thật kĩ trước khi uống rượu
trong thai kì. Bạn không nên uống rượu. Uống rượu làm giảm IQ và gây ra những rắc rối trong cách cư xử của bé.

  Chú ý tới đậu phộng.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn hoặc chồng bạn hoặc bất kì ai trong gia đình có bệnh hen suyễn, eczema hoặc dị ứng thì các sản phẩm từ đậu phộng có thể sẽ làm cho bạn bị dị ứng.

  Cấm hoàn toàn khói thuốc và hút thuốc. Khói thuốc bị hít thụ động trong thai kì sẽ chuyển 4000 hóa chất độc tới thai nhi, gây ra ung thư, nhẹ cân, thậm chí là tử vong. Bạn nên từ bỏ thuốc lá nếu là người nghiện thuốc, nên tránh xa khói thuốc nếu bạn thường xuyên hít phải.

Uống thật nhiều nước, khoảng 2,5 lít nước/ngày. Bạn cần nhiều nước để cung cấp cho dịch ối và sự tăng lên lượng máu trong cơ thể, cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi.

  Trung thực với tiền sử bệnh tật của mình.
Bạn nên nói với bác sĩ trước đây bạn đã nhiễm bệnh gì? Một số bà mẹ không thừa nhận mình bị nhiễm bệnh lây lan qua đường tình dục chẳng hạn. Nói ra tiền sử bệnh tật, bác sĩ sẽ biết để có cách chăm sóc sức khỏe cho bạn, giúp thai nhi tránh khỏi các nguy hiểm.


Không uống bất kì loại thuốc nào nếu không được chỉ định từ bác sĩ. (ảnh minh họa)

 Không uống bất kì loại thuốc nào nếu không được chỉ định từ bác sĩ. Một vài loại thuốc bao gồm cả aspirin liên quan tới sảy thai, chết lưu, dị tật thai nhi. Vì thế, cần phải hỏi bác sĩ cách chữa trị nếu bạn bị bệnh chứ không nên tự tiện mua thuốc về uống.

  Ăn nhiều thức ăn chứa vitamin E
như các loại hạt, rau xanh, dầu thực vật. Vitamin E giúp cho bé giảm thiểu nguy cơ bị hen suyễn, eczema, dị ứng.

  Chú ý tới chất caffeine.
Ở mức cao, caffeine liên quan tới việc sảy thai, sinh nhẹ cân. Không hấp thụ quá 300mg/ngày (khoảng 4 cốc cà phê hòa tan, 3 cốc cà phê đặc, 6 cốc trà).

Bổ sung vitamin tổng hợp.
Thật khó khi hấp thu đủ dinh dưỡng cần thiết từ bữa ăn. Để cơ thể nhận đủ vitamin và khoáng chất, bạn nên bổ sung vitamin tổng hợp sau bữa ăn.

  Luôn liên hệ với bác sĩ
, bà đỡ hoặc người chăm sóc sức khỏe cho bạn. Đừng sợ làm phiền họ vào lúc nửa đêm nếu cơ thể bạn có những dấu hiệu bất thường.

NHỮNG LỜI KHUYÊN ĐỂ CHĂM SÓC EM BÉ KHI CÒN TRONG BỤNG MẸ


 Làm phong phú cuộc sống của mẹ bầu


Chỉ bằng những hành động đơn giản như: cùng xem phim, ngắm tranh với vợ, chọn và bật cho vợ nghe một bản nhạc…,
những ông bố tương lai đã giúp mẹ bầu và em bé trong bụng đến gần hơn với nghệ thuật.

Điều này không những làm cuộc sống của hai vợ chồng thêm phần thi vị, lãng mạn mà quan trọng hơn, tinh thần của mẹ bầu và thai nhi sẽ luôn được thư giãn, sảng khoái. Tiếp xúc với nghệ thuật từ khi còn trong bụng mẹ cũng sẽ giúp bé phát triển trí thông minh tốt hơn.

Ngoài ra, nếu các ông bố tương lai luôn đồng hành với vợ mình trong quá trình học tập và tiếp thu các kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ thì mẹ bầu sẽ càng cảm nhận được tình yêu và trách nhiệm của người chồng dành cho mình và em bé.

 Tăng cường tình cảm giữa mẹ bầu và thai nhi

Kết quả thực nghiệm về sự tiếp xúc tâm lý giữa mẹ bầu và thai nhi cho thấy, nếu bà mẹ tương lai chưa có tâm lý sẵn sàng để làm mẹ hoặc có ý tưởng phá thai thì điều này sẽ tác động không nhỏ đến sức khỏe thể chất và tinh thần của thai nhi.

Vì vậy, trong trường hợp này, các ông bố tương lai nên trấn an tinh thần vợ mình bằng cách cho vợ đọc sách hoặc xem phim về tình mẫu tử, trò chuyện với vợ hàng ngày về tình hình của em bé, tỏ ra quan tâm, chăm sóc vợ hơn mọi khi…




Tất cả những việc làm này sẽ giúp mẹ bầu bớt lo lắng và trở nên cân bằng về tâm lý hơn, thậm chí còn giúp tăng thêm mối dây tình cảm giữa mẹ bầu và thai nhi.

 “Hy sinh” bản thân mình

Không chỉ người mẹ mà người bố có khả năng lây nhiễm bệnh cho thai nhi. Vì vậy, nếu đang hoặc đã từng mắc bệnh truyền nhiễm, ông bố tương lai nên có ý thức về điều này và cách ly với hai mẹ con cho đến khi khỏi hẳn bệnh.

Bên cạnh đó, nếu đang trong mùa dịch, các ông bố nên tránh đến các nơi công cộng để hạn chế khả năng mang mầm bệnh về nhà cho vợ con.

Một chút hy sinh nhỏ nữa nhưng có thể mang lại hiệu quả to lớn, đó là cai thuốc lá trong thời gian vợ mang bầu. Ai cũng biết
thuốc lá có hại cho thai nhi, nếu sống trong môi trường đầy khói thuốc, bé sẽ hít phải một lượng lớn monoxide carbon và nicotine thông qua da và đường tiêu hóa của mẹ. Như thế hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Ngoài ra, khoa học đã chứng minh, nếu nhận được sự quan tâm và chăm sóc tốt của người bố ngay từ khi còn trong bụng mẹ thì sau này em bé sẽ: luôn mỉm cười, không khóc đêm, biết nói sớm, tư duy phát triển, tính cách cởi mở, thích giao lưu với mọi người, có hứng thú mạnh mẽ với âm nhạc.

Nhiều ông bố bà mẹ cho rằng khi con biết nhận thức (đặc biệt sau 2, 3 tuổi) thì lúc đó mới bắt đầu “dạy là vừa”. Thế nhưng thực ra, ngay từ thời điểm mang bầu, bé đã có thể tiếp nhận những giao tiếp, sự âu yếm của cha mẹ. Những giao tiếp tưởng chừng như đơn giản này lại vô cùng quan trọng để kích thích trí thông minh của bé.


Bụng mẹ chính là thế giới đầu tiên của con và những kích thích từ bên ngoài như vuốt ve qua bụng, âm nhạc du dương, ánh sáng và độ rung nhẹ nhàng uyển chuyển qua những bước đi… cũng có thể mang lại nhiều cảm giác thú vị cho bé.


Tất cả những điều này đã tác động tích cực đến sự phát triển trí thông minh, tính cách của bé ngay trong bụng mẹ.


Năng trò chuyện với con


Thực tế, trò chuyện với con về những trải nghiệm của bạn trong một ngày. Bạn nên nhớ, bé đang nằm ngoan ngoãn trong bụng mẹ, những việc bạn làm, bạn cảm nhận, bé đều hiểu. Sự thủ thỉ, tỉ tê của bạn đôi khi còn giúp bé tích lũy được kinh nghiệm sống nữa.


Là một giáo viên mầm non, chị Hà My (28 tuổi, trường mầm non Chim non) biết rằng một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất đó là cha mẹ giao tiếp với bé ngay từ khi còn đang nằm trong bụng. 


Hãy trò chuyện với bé giống như trò chuyện với một người bạn thực sự biết lắng nghe. Và chị tin bé hiểu được những gì mình nói. 


Chị nhớ lại: “Lúc mình mang thai, ngay từ khi thai còn bé xíu mình đã tích cực nói chuyện với con. Khi bé lớn hơn, mình cảm nhận sự thích thú của con sau mỗi câu chuyện mình kể bằng những cái ‘máy’ nhẹ nhàng của con”. Chị thường đọc những mẩu truyện nhỏ, hát những bài hát du dương, chị biết bé nhớ ngôn ngữ của mẹ, bé hạnh phúc khi nghe thấy mẹ nói chuyện với mình. 


Thường xuyên nghĩ về con


Dù chưa nhìn thấy con hoặc thậm chí mới được nhìn ngắm con qua ảnh siêu âm nhưng bạn hãy nghĩ nhiều về con. Tình yêu  thương - sợi dây kết nối từ đó mà hình thành. Chị Tú Linh (Định Công, Hà Nội) cho biết, em bé trong bụng có thể cảm nhận được những tình cảm này và nhờ đó bé sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và phát triển tốt hơn.





Tiếp xúc, va chạm, vỗ về con


Nhiều bà mẹ không biết rằng sự chạm nhẹ, vỗ về, mát-xa bụng từ bàn tay ấm của mình sẽ là điều tiếp xúc ngọt ngào và vô cùng tuyệt vời với con. Hơi ấm đó sẽ khiến bé an tâm và ngoan ngoãn chơi trong bụng mẹ. Đó chính là sự giao tiếp thần kỳ với bé. Sự chạm nhẹ nhàng vào bụng này không những là cách thư giãn tốt cho mẹ còn có tác dụng tích cực cho con.


Thư giãn tối đa


Khi bị stress, người khỏe mạnh đã khó để vượt qua huống hồ là các bà mẹ đang trong thời kỳ thay đổi nội tiết, ốm nghén, áp lực công việc… Nhưng tất cả rồi sẽ đâu vào đấy nếu bạn là một mẹ bầu thông minh. Bạn hãy biết cân đối và giải quyết công việc thật khoa học.

Do thay đổi về nội tiết, mẹ bầu sẽ có những trạng thái tâm lý hơi khác thường: có lúc nóng giận, có lúc lại hưng phấn vui vẻ nhưng ngay sau đấy lại u uất, buồn bực…

Sống điều độ là cách giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, hãy ngủ sớm, đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý.

Bạn nên nhớ rằng sự căng thẳng của người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Trong khoảng thời gian này, em bé hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ không chỉ về thể chất mà còn về tâm lý, tình cảm. Khi nằm trong bụng, cảm xúc của bé cũng mỏng manh như thể chất của bé. 


Để em bé có một tinh thần tốt, không hoang mang, hoảng sợ, trong thời gian mang bầu, cha mẹ cần sống tình cảm và tránh cãi vã. Khi được nghe những lời nói nhẹ nhàng và cử chỉ âu yếm của chồng sẽ giúp người vợ thoải mái tâm lý, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

Vì vậy, dù thế nào, bạn cũng nên kiểm soát bản thân và giữ một trạng thái tâm lý thoải mái nhất. 

Nghe nhạc nhẹ

Bạn biết không, ngay khi trong bụng mẹ, bé đã có thể phân biệt những âm thanh khác nhau (tiếng mẹ, tiếng bố, tiếng nhạc, tiếng xe…), vì thế, bạn nên dành cho con những bản nhạc nhẹ nhàng có ý nghĩa. 

Chị Hòa Ly (Tân Bình, TP HCM) chia sẻ rằng: “nghe nhạc chính là sở thích của mình và hàng ngày mình vẫn thường cho bé nghe nhạc, cách này gọi là hai mẹ con cùng nhau thư giãn”. 

Chị cho con nghe rất nhiều thể loại nhạc: nhạc giao hưởng, nhạc thiếu nhi, những bài hát về mẹ chẳng hạn. Chị nghiệm ra rằng sau khi bé ra đời, con cũng thích nghe những bản nhạc đó. “Con đang quấy khóc, mình bật nhạc thế là ‘hắn ta’ lại nằm im và vểnh tai lên nghe”, chị cười nói. 

Làm cuộc sống phong phú hơn

Dù bạn là một bà bầu nhiều việc nhưng bạn hãy nên dành thời gian cho mình một chút, điều này hoàn toàn tốt cho bạn và cho con. Nhiều chị em bầu trên diễn đàn còn rủ nhau đi học đàn, học vẽ, học nấu ăn, cắm hoa… để “mình cảm nhận cùng con”.
 

Có những âm thanh làm cho bé vui vẻ phấn chấn khi nghe, cũng có những âm thanh làm bé khó ngủ, mệt mỏi. Vậy, đâu là âm thanh tốt cho bé và bé thấy vui vẻ, thoải mái khi nghe?

  Nhịp đập của tim mẹ

Đây là âm thanh đầu tiên, gần gũi và thường xuyên nhất với bé, đây cũng là âm thanh mà bé nghe nhiều mà không biết chán. Theo nhiều nghiên cứu, ngay từ tuần thai thứ 18 bé đã nghe thấy nhịp tim của mẹ. Nhịp đập từ trái tim của mẹ cũng là sợi dây vô hình gắn kết tình mẫu tử của mẹ và bé từ khi mang thai.

Bé muốn mẹ thủ thỉ những lời yêu thương. (Hình minh họa)

 Tiếng thủ thỉ trò chuyện của mẹ

Giọng nói từ mẹ có tác dụng gắn kết tình mẫu tử với bé theo cách tự nhiên nhất. Nói cho bé những câu chuyện vui tươi khi bé thức trong bụng mẹ cũng có tác dụng tốt cho sự phát triển của thai nhi. Những bé được thường xuyên nghe giọng của bố mẹ ngay từ lúc còn trong bụng mẹ sẽ có được sự gần gũi, thân thiện với bố mẹ sau khi chào đời.

Bạn nên nói cho bé biết bạn yêu bé nhiều như thế nào, bạn mong chờ được đón chào bé hoặc có thể chia sẻ với bé cả những phần việc bạn vẫn làm hàng ngày. Càng nghe nhiều, bé sẽ càng nhận biết và gần gũi với giọng nói của bạn hơn.

Bạn cũng nên hát và đọc truyện cho bé nghe mỗi khi mẹ và bé cùng rảnh.

  Tiếng trò chuyện của bố và người thân xung quanh

Bạn cũng nên khuyến khích những người thân xung quanh bạn, đặc biệt là bố của bé cùng giao tiếp. Bé sẽ sớm phân biệt và có phản ứng với giọng nói của bố và mẹ. Gợi ý để bố của bé trò chuyện với bé hàng ngày bằng cách: trước khi đi ngủ, hai vợ chồng cùng đặt tay lên bụng bầu (bố có thể ghé sát đầu xuống bụng bầu, hỏi chuyện hoặc chúc bé ngủ ngon). Đôi khi, bé cũng có phản ứng đáp trả lại lời của bố (mẹ) bằng cách đạp vào bụng mẹ.

Mặc dù chưa hiểu bố mẹ nói gì nhưng bé dần dần sẽ quen những đặc điểm ngôn ngữ. Từ đó giúp bé sau khi chào đời có khả năng phân biệt được giọng nói với các loại âm thanh khác. 

Và muốn bố chơi đùa cùng hai mẹ con. (Hình minh họa)

 Tiếng hát, tiếng đàn và nhạc cổ điển

Những âm thanh vui tươi của cuộc sống cũng chính là những âm thanh mà trẻ thích nghe nhất, bạn hãy cho trẻ có cơ hội được tiếp xúc với những âm thanh này từ trong thai nhi. Đó có thể là những khúc hát mang âm hưởng dân ca, những bài hát thiếu nhi… những khúc nhạc vui tươi. Đặc biệt, nhạc cổ điển là lựa chọn số 1 cho em bé của bạn. Những âm thanh nhẹ nhàng, du dương với tiết tấu mềm mại làm bà bầu và thai nhi cảm thấy dễ chịu hơn. Ví dụ như những bản sonat, conceston của Beethoven, Mozart, thể loại Baroque của Vivaldi, Teleman và Hand…

Ngay từ trong bụng mẹ, bé yêu hoàn toàn có thể cảm nhận được thế giới bên ngoài thông qua những âm thanh, tiếng động nơi người mẹ tiếp xúc. Cũng giống như tất cả chúng ta, có những âm thanh bé cảm thấy thích thú, vui vẻ mỗi khi nghe và cũng có những âm thanh làm bé cảm thấy bứt rứt khó chịu. Và tất nhiên, điều này có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ.

Dưới đây chúng tôi xin bật mí cho bạn những âm thanh mà bé không thích nghe. Mẹ bầu hãy cố gắng tránh xa những môi trường âm thanh này để cho bé yêu có cơ hội phát triển tốt nhất, bạn nhé!

Thai nhi hoàn toàn có thể cảm nhận được thế giới bên ngoài thông qua những âm thanh, tiếng động.

 Tiếng máy móc ồn ào

Tiếng máy móc ồn ào như tiếng máy nổ, máy khoan trộn bê tông, cần cẩu, xe xúc hoặc tiếng còi xe inh ỏi.

Khoa học đã chỉ ra rằng: Tiếng ồn tác động đến tai, sau đó tác động đến hệ thần kinh trung ương, rồi đến hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thích giác.

Tác động của tiếng ồn phụ thuộc vào tần số và cường độ âm, tần số lặp lại của tiếng ồn.

Tiếng ồn quá mức gây ra cảm giác mệt mỏi, suy nhược toàn thân, khó chịu như ù tai, sau đó là những thay đổi sinh lý như thay đổi nhịp tim, huyết áp; biến đổi tâm lý như gắt gỏng, cáu giận… Tiếng ồn làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người tiếp xúc.

Vì vậy, chắc chắn đây không phải là môi trường âm thanh thuận lợi cho mẹ bầu và thai nhi. Vì sức khỏe của con, mẹ bầu hãy cân nhắc thật kỹ mỗi khi đứng ở những nơi máy móc ồn ào nhé!

 Tiếng la hét, cãi lộn

Những âm thanh la hét, cãi lộn cũng làm bé cảm thấy inh tai và không muốn nghe chút nào, âm thanh đó có thể làm bé giật mình khi đang ngủ. Đặc biệt, nếu âm thanh đó được phát ra từ mẹ bầu thì càng làm bé cảm thấy mệt mỏi và khó chịu hơn nhiều lần. Thêm vào đó, khi người mẹ mang thai mà nổi giận sẽ dẫn đến tình trạng chất adrenosterol tăng lên rõ rệt. Sự phân tiết kích tố này sẽ ảnh hưởng đến sự phân hóa và sự liên hợp những tế bào trong các tổ chức phôi thai, đo đó sẽ làm cho các kết cấu của thai nhi khác thường và gây nên những khuyết tật về sinh lý.

Những âm thanh ồn ào, náo nhiệt

Ở những môi trường đông người, hỗn độn, ngột ngạt như vũ trường, nơi tụ tập đông người… có rất nhiều âm thanh được phát ra mà bé không biết phải định hướng theo một thứ âm thanh nào cả thì chắc chắn bé cũng sẽ cảm thấy khó chịu và chẳng muốn ở đó thêm chút nào nữa. Hơn nữa, môi trường ngột ngạt dễ làm bạn và bé cảm thấy mệt mỏi, suy nhược. Nếu không cần thiết, bạn nên từ chối những môi trường âm thanh như thế này khi còn mang bé trong bụng bạn nhé!

 Tiếng gào khóc, rên rỉ

Đây chắc chắn không phải là môi trường tốt cho bà bầu và thai nhi tiếp xúc bởi vì bạn và bé yêu rất dễ bị ảnh hưởng tâm lý bởi tiếng kêu khóc của người mà bạn tiếp xúc. Tuy nhiên có những hoàn cảnh buộc bạn phải tiếp xúc với môi trường âm thanh này, như bạn có thể phải đi viếng hoặc thăm hỏi một đám hiếu mà chắc chắn ở đó sẽ có tiếng kèn, trống, tiếng người khóc, gào… Bạn hãy cố gắng không để những âm thanh bi thương này ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của bản thân, hãy nghĩ đến những điều tích cực hơn như “người ra đi không có nghĩa là đã hết…”

Những bài hát và bản nhạc không phù hợp

Những bài hát hay bản nhạc có âm thanh vui nhộn, ca từ trong sáng, mượt mà có tác dụng kích thích sự phát triển não bộ của thai nhi nhưng ngược lại những bản nhạc, khúc hát bi thương, buồn nản, não lòng hoặc những bản Rap, Rock lộn xộn thật sự là không phù hợp và làm cho chức năng não bộ của bé bị thay đổi không tích cực, tâm tính không ổn định. Vì vậy, lựa chọn bản nhạc, bài hát phù hợp cho bé cũng quan trọng như món ăn tinh thần của bé vậy.

NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM BÀ BẦU KHÔNG NÊN ĂN



Các bà bầu cần chú ý tránh ăn những loại thực phẩm sau để không gây những hậu quả đáng tiếc trong thai kì.

Các thực phẩm loại này phải dùng than để chế biến. Nhiên liệu đốt lên sẽ phát tán ra một loại chất độc làm ô nhiễm các thức ăn được xông nướng. Chất độc này có thể gây ra ung thư. Cứ mỗi kg thịt nướng 79 mg chất độc.

Gan động vật

Gan động vật giàu sắt và vitamin A. Nếu phụ nữ mang thai ăn quá nhiều gan động vật, đặc biệt là khi dùng các viên thuốc bổ sung sinh tố khác, lượng vitamin A được đưa vào cơ thể sẽ quá nhiều, ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí gây dị tật thai nhi.

Lẩu

Món lẩu không tốt cho bà bầu vì có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa và gây nhiễm ký sinh trùng. Các nghiên cứu y học chứng tỏ, ăn lẩu có nhiều cái hại, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Món lẩu nhúng chưa kỹ có thể dẫn đến các bệnh về ký sinh trùng như sán.

Quẩy

Khi làm quẩy, người ta phải đưa vào một lượng phèn chua nhất định, mà phèn chua chứa nhôm - một chất vô cơ. Khi rán quẩy, cứ 500g bột mì phải dùng 15g phèn chua. Phụ nữ mang thai cứ mỗi ngày ăn 2 chiếc quẩy sẽ đưa vào cơ thể 3 g phèn chua. Nếu ăn nhiều, lượng nhôm tích lũy sẽ lớn, làm cho não thai nhi kém phát triển, tăng nguy cơ bị bệnh đần độn.

Nước ngọt có ga

Theo phân tích, một chai nước ngọt có ga có trọng lượng 340g thì chưa 50-80mg caffein. Mỗi lần uống 1g chất này, thai phụ có thể bị hưng phấn trung khu thần kinh trung ương, làm tăng nhịp thở, tim đập nhanh, mất ngủ, hoa mắt, ù tai. Dù uống dưới 1g, nó vẫn kích thích niêm mạc dạ dày, gây buồn nôn, nôn mửa, hoa mắt, tim hồi hộp, đó là các triệu chứng trúng độc. Chất này còn có thể nhanh chóng đi qua cuống nhau, ảnh hưởng đến thai nhi.

Nhãn

Nhãn, đặc biệt là long nhãn, luôn được người ta coi là thức ăn tẩm bổ tốt. Nhưng đối với phụ nữ mang thai, nó là quả cấm. Long nhãn tính ôn, vị ngọt, rất dễ trợ hỏa, phụ nữ mang thai ăn vào sẽ tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, làm cho vị khí ngược lên, dẫn đến nôn mửa. Nếu dùng lâu sẽ xuất hiện hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết.

Táo mèo


Bà bầu không nên ăn nhiều loại quả này. Các nhà khoa học cho biết, táo mèo làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sẩy thai và đẻ non.

Rau chân vịt

Rau chân vịt có nhiều axít trong cỏ, làm cho chất sắt của nó không được ruột non hấp thụ, thậm chí còn bị đẩy ra khỏi cơ thể. Ăn rau chân vịt càng nhiều càng gây trở ngại cho việc thu chất sắt, khiến tình trạng thiếu máu ở bà bầu nặng thêm.







Hãy dạy con từ 'thủa trong thai'
Giúp con thông minh từ trong bụng mẹ
Em bé sơ sinh
Nói chuyện với thai nhi như thế nào
Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh không phải mẹ
Trẻ béo phì từ trong… bụng mẹ
Để con nhanh trí phát triển tốt





(ST)