Cách chăm sóc hoa dừa cạn cho cây hoa nở rực rỡ

Cách chăm sóc hoa dừa cạn cho cây hoa nở rực rỡ. Những chậu cảnh hay giỏ hoa dừa cạn xuất hiện bên cửa sổ hoặc ban công sẽ đem lại cho gia đình nhiều may mắn. Hoa còn mang ý nghĩa cầu thọ và cầu mong đỗ đạt trên con đường học vấn.



CÁCH CHĂM SÓC HOA DỪA CẠN

I.Giới thiệu:

Hoa dừa cạn có tên tiếng Anh là Periwinkle. Tên tiếng Việt là bông dừa, hoa hải đằng, trường xuân hoa...

GIÁ TRỊ NỔI BẬT

- Hoa Dừa cạn là món quà đặc biệt cho buổi lễ khai trương hay lễ mừng thăng chức.

- Hoa Dừa cạn còn mang ý nghĩa mừng thọ và cầu mong đỗ đạt trên con đường học vấn.

- Thích hợp trang trí nội thất, văn phòng, cửa hàng, phòng khách… hoặc trồng thành khóm hoa sân vườn hay trong vườn hoa…

- Sống tốt ở nơi ánh sáng, chịu được bóng râm.

- Làm trong lành môi trường sống.

- Tươi tắn cho không gian của bạn.

- Tạo cảm giác thư thái, minh mẫn cho người chơi cây.

- Cây dễ sống, dễ chăm sóc.

- Mua trồng làm cảnh, trang trí hoặc làm quà tặng.

Cây dừa cạn chỉ cao khoảng 30 – 60cm, lá mọc đối nhau, có hình bầu dục dài, màu xanh đậm, sáng bóng. Hoa dừa cạn nhỏ xinh xòe nở với màu trắng dịu dàng hoặc hồng phấn trẻ trung hoặc màu tim tím nhớ thương, mang lại cho không gian sự bình yên, ấm áp.

Điều đặc biệt ở loài hoa này là, mỗi khi ở đầu cành non một phiến lá cựa mình nhú lên thì liền sau đó, ngay giữa nách lá, hai đóa hoa sẽ xuất hiện. Lá và hoa cùng đua nhau vươn lên khiến cho hình ảnh khóm dừa cạn tuy nhỏ bé nhưng luôn tràn đầy sức sống.

Hoa nở không ngừng từ mùa xuân đến mùa thu và cái tên nhật nhật xuân hay thiên thiên xuân của loài hoa này cũng bắt nguồn từ đó. Những chậu cảnh hay giỏ hoa dừa cạn xuất hiện bên cửa sổ hoặc ban công sẽ đem lại cho gia chủ nhiều may mắn.

Trong dịp mừng thọ, mừng sinh nhật hay dịp lễ tết, hoa dừa cạn là món quà đầy ý nghĩa. Nếu bạn đang trong giai đoạn thi cử, loài hoa này sẽ mang lại cho bạn sự thành đạt trên con đường học vấn.

Nó cũng là món quà đặc biệt cho buổi lễ khai trương hay lễ mừng thăng chức. Ngoài ra, theo quan niệm phong thủy, dừa cạn cũng được xem là cây có khả năng trừ tà.

II. Kỹ thuật trồng, chăm sóc.

1. Kỹ thuật trồng:

1.1. Chọn giống:

Có thể mua hạt giống hoa về gieo, sau vài ngày là nảy cây con. Nếu cẩn thận thì nên gieo hạt riêng, chờ cây lớn khoảng gang tay thì bứng ra trồng nơi đất rộng.

Có thể mua sẵn cây ở vườn kiểng, lưu ý chọn những cây khỏe, nhiều búp để còn dưỡng lâu dài. Hoa dừa cạn sau khi rụng sẽ thành quả, quả khô cho rất nhiều hạt. Nhiều hạt rụng xuống nảy cây con mới, nhiều hạt được mình thu hoạch để trồng đợt mới khi cần.

1.2 Trồng hoa

Giai đoạn I

Cách gieo hạt

Cách 1:  - Nước ngâm hạt: là nước ấm. Bỏ hạt vào trong miếng vải sáng màu, túm lại và bỏ vào nước ấm ngâm trong 3 tới 4 giờ.

Cách 2:  Để hạt vào giấy ăn, phun ẩm, bỏ giấy ăn và hạt vào túi nilon buộc chặt để chỗ mát trong 3 - 4 giờ.Chuẩn bị đất: - Đất gieo hạt tốt nhất nên dùng giá thể. - Bỏ đất vào khay gieo hạt hoặc cốc gieo hạt có lỗ thoát nước, ấn nhẹ đất.

Chuẩn bị đất

Đất gieo hạt tốt nhất nên dùng giá thể. (Giá thể trồng hoa bao gồm có cát đen + bột sơ dừa + trấu hun hoặc sơ dừa + trấu hun tỉ lệ 1:1.)

Gieo hạt

Dùng đầu tăm tre cho từng hạt xuống khay gieo hoặc cốc gieo và tạo cho chúng khoảng cách nhất định. Sau khi gieo ta phủ lên một lớp đất mỏng.

Tưới nước

 Tưới đủ ẩm bằng vòi phun sương ngày 2 lần sáng và chiều mát.

Lưu ý: Từ lúc gieo hạt tới lúc bứng cây ra trồng là khoảng 1 tháng, lúc này cây bé và lớn rất chậm. Còn tới khi bứng ra chậu cây lớn rất nhanh và đẻ nhiều nhánh.  Giai đoạn ươm cây ta nên để cây chỗ có ánh sáng vừa đủ, có mái che để dễ kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ, giúp cây phát triển tốt hơn.

Giai đoạn II

Bứng cây con ra trồng

Sau 1 tháng cây ở trong khay, cốc ươm, ta có thể bứng cây ra trồng riêng, lúc này cây đã có từ 4 - 5 lá thật.

Mỗi chậu nhựa treo có thể trồng từ 1 - 3 cây con ( tùy loại chậu to hay nhỏ)

Có thể phun B1 sau khi bứng cây 1 tuần kích thích bộ rễ phát triển, sau 10 ngày thì có thể dùng phân bón thúc cho cây hoặc phun phân bón lá theo định kỳ tháng ( để tăng đề kháng và dinh dưỡng cho hoa giúp hoa lâu tàn và có màu sắc rực rỡ).

Tưới đều đặn ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.

2 Chăm sóc

Sử dụng Phân bón dưỡng hoa.

Công dụng  

Phân bón dưỡng hoa có tác dụng dưỡng hoa, làm cho hoa có màu sắc sặc sỡ và lâu tàn.

Liều lượng

+Pha 0,5-1 muỗng cafe/1lít nước phun. 

Định kỳ 7-10 ngày phun một lần.

  Không phun trên hoa, phun lúc sáng sớm hay chiều mát sau khi cây được tưới đầy đủ nước và đợi khô ráo tán lá.

-Bảo quản thuốc nơi khô mát, tránh xa tầm tay trẻ  em, không cho tiếp xúc với vết thương hở

Nên phun kết hợp với Vitamin B1, phân bón lá 20-20-20 TE để tăng đề kháng và dinh dưỡng cho hoa giúp hoa lâu tàn và có màu sắc rực rỡ.

III. Cách làm dừa cạn có nhiều màu

Dừa cạn có nhiều giống, mỗi giống có một màu hoa khác nhau từ tím, hồng, trắng, trắng có đốm đỏ, đỏ sậm...

Những giống này đều cùng họ Trúc Đào (Apocynaceae) nên có thể ghép được với nhau. Muốn có một cây dừa cạn nhiều màu hoa, chúng ta chỉ việc ghép những giống có màu hoa khác lên cùng một gốc ghép.

Trên gốc ghép chọn những tược có độ lớn cỡ ruột cây bút bi, cắt bỏ một đoạn ngọn dài 3-4cm để làm gốc ghép. Trên cây cần lấy giống cũng chọn những tược có độ lớn tương đương với gốc ghép, sau đó cắt lấy một đoạn dài khoảng 3-4cm. Cắt bỏ lá ở gốc cành ghép rồi dùng lưỡi dao lam cắt vạt hai bên để cành ghép có hình nêm (vết cắt vạt dài khoảng 1cm), sau đó dùng lưỡi dao chẻ đôi gốc ghép (sâu khoảng 1,5cm). Chẻ xong, khéo léo luồn phần vạt nêm của gốc ghép vào chỗ vừa chẻ đôi, lấy dây nylon mềm quấn vừa đủ chặt chỗ ghép. Khi xong xuôi, dùng một bao nylon nhỏ (loại trong) trùm kín cả cành ghép và chỗ ghép để tránh bị khô, nước xâm nhập. Đưa cây ghép vào chỗ mát hoặc dùng vật liệu che mưa, nắng cho cây. Khoảng 2 tuần sau, thấy cành ghép sống thì tháo bỏ bao nylon, 2 tuần sau nữa thì tháo dây nylon quấn quanh chỗ ghép. Sau một thời gian, cành ghép sẽ ra lá, phát triển, phân nhánh rồi ra hoa.

Muốn thành công cao khi ghép, cần phải tiến hành ghép ngay sau khi cắt cành ghép khỏi cây mẹ. Khi cắt, chẻ và vạt, phải dùng lưỡi dao thật sắc, để chỗ cắt không bị trầy xước, bầm giập. Các thao tác ghép phải thuần thục, nhanh và chính xác, tránh làm đi làm lại nhiều lần. Tuyệt đối không để đất cát, bụi bẩn, nước dính vào mặt tiếp xúc giữa gốc ghép và cành ghé

Muốn cây hoa sau này cân đối và đẹp, nên ghép các giống có màu hoa tương phản xen kẽ với nhau. Có thể ghép cùng lúc nhiều giống, cũng có thể ghép dần từng giống.

Cách chế tạo một cây dừa cạn nhiều màu hoa

Dừa cạn có rất nhiều giống, mỗi giống có một màu hoa khác nhau từ tím, hồng lợt, trắng, trắng có đốm đỏ cho đến hường có chấm trắng, hường có sọc, đỏ sậm …. Loại hoa này được trồng khá phổ biến trong các công viên, vườn hoa trước công sở hay trong các bồn hoa gia đình … nhất là ở các tỉnh phía bắc. Muốn có một cây mang nhiều màu hoa trên cùng một gốc, nên áp dụng cách ghép như sau:

Nội dung chi tiết

Trên cây dừng làm gốc để ghép những giống khác, chọn những tược có độ lớn cỡ ruột cây bút bi cho đến đầu nhỏ của cây đũa dùng để ăn cơm, cắt bỏ một đoạn ngọn dài 3 - 4cm (phần này chú gọi là gốc ghép).

Trên cây cần lấy giống cũng chọn những tược có độ lớn tương đương với gốc ghép sau đó cũng cắt lấy một đoạn dài khoảng 3 - 4cm (phần này gọi là cành ghép) cắt bỏ những lá ở ngay gốc cành ghép rồi dùng lưỡi dao lam (dao cạo râu) cắt vạt hai bên của gốc cành ghép tạo cho gốc cành ghép có hình nêm (vết cắt vạt dài khoảng 1cm)

Sau đó dùng lưỡi dao chẻ đôi gốc ghép (chẻ sâu khoảng 1,5cm) rồi khéo léo luồn vạt nêm của gốc cành ghép, sau cùng dùng một bao nilông nhỏ (loại trong) chùm kín cả cành ghép và chỗ ghép để cành ghép  được khô và chỗ ghép không bị nước xâm nhập.
 

Đưa cây ghép vào chỗ mát hoặc dùng vật liệu che mưa, nắng cho cây. Khoảng hai tuần sau nếu thấy cành ghép còn sống thì tháo bỏ dây nilông quấn quanh chỗ ghép.

Trước hết sưu tầm hạt của nhiều giống hoa gieo riêng mỗi giống vào một bồn hoặc một khu đất, khi gieo đánh dấu ghi rõ giống này có màu hoa gì để sau này thuận tiện cho việc lựa chọn màu hoa để ghép.
Đất trồng hoa phải tươi xốp, có đủ dinh dưỡng, tốt nhất là dùng đất hỗn hợp có 1/2 đất mùn mặt vườn chộn với 1/2 phân hữu cơ đã được ủ cho thật mục và một ít tro trấu. Sau khi trồng khoảng một năm trở đi, khi cây đã có một bộ gốc, cành đủ lớn thì ghép những gốc khác lên trên gốc này bằng phương pháp ghép chẻ ngọn.
 

Sau khi ghép một thời gian cành ghép sẽ ra lá, phát triển, phân nhánh rồi ra hoa. Muốn cho cây hoa sau này cân đối và đẹp nên ghép các giống có màu tương phản xen kẽ với nhau, có thể ghép cùng một lúc nhiều giống, cũng có thể ghép dần từng giống, sau một thời gian sẽ có một cây dừa cạn có nhiều màu hoa rất đẹp và dễ thương.

Trên đây chỉ là những hướng dẫn có tính chất cơ bản, muốn có tỷ lệ ghép thành công cao, bạn phải tập làm thử nhiều lần để các thao tác thật thuần thục, khi ghép mới dễ thành công.

Dừa cạn có nhiều giống, mỗi giống có một mầu hoa từ tím, hồng lợt, trắng, trắng có đốm đỏ cho đến hường có chấm trắng, hường có sọc, đỏ sậm... Không dừng lại với những cây đơn mầu hoa, chú Ba Thật (một nghệ nhân hoa kiểng ở quận Thủ Đức, Tp. HCM) đã tìm cách ghép nhiều giống lên cùng một gốc ghép tạo ra cây dừa cạn có nhiều mầu hoa rất đẹp và lạ mắt.

Trước hết chú ý sưu tầm hạt của nhiều giống rồi gieo mỗi giống vào một khay có đánh dấu ghi rõ giống này có hoa mầu gì để sau này dễ lựa chọn mầu hoa để ghép. Sau trồng khoảng một năm, những cây này đạt được độ lớn làm gốc ghép để ghép những giống khác lên bằng phương pháp ghép chẻ ngọn.

 

Cách ghép như sau: Trên cây dùng làm gốc ghép chọn những tược có độ lớn cỡ ruột cây bút bi hoặc đầu nhỏ của cây đũa ăn, cắt bỏ một đọan dài 3-4cm (phần này gọi là “gốc ghép”). Trên cây cần lấy giống cũng chọn những tược có độ lớn tương đương với “gốc ghép” sau đó cắt lấy một đọan ngọn dài 3-4cm (phần này gọi là “cành ghép”), cắt bỏ những lá ở gốc “cành ghép” rồi dùng lưỡi dao lam cắt vạt hai bên của gốc “cành ghép” tạo cho gốc “cành ghép” có hình nêm (vết cắt vạt dài 1cm), tiếp theo dùng lưỡi dao chẻ đôi “gốc ghép” (chẻ sâu 1,5cm) rồi khéo léo luồn phần vạt nêm của gốc “cành ghép” vào chỗ vừa chẻ đôi này, lấy dây nilon mềm quấn vừa đủ chặt chỗ ghép, sau cùng dùng một bao nilon nhỏ (loại trong) trùm kín cả “cành ghép” và chỗ ghép để “cành ghép” không bị khô và chỗ ghép không bị nước xâm nhập.

Đưa cây ghép vào chỗ mát hoặc che nắng cho cây. Hai tuần sau nếu thấy “cành ghép” còn sống thì tháo bỏ bao nilon, một tháng sau có thể tháo bỏ dây nilon quấn quanh chỗ ghép. Sau ghép một thời gian “cành ghép” sẽ ra lá, phát triển, phân nhánh rồi ra hoa. Muốn cây hoa sau này cân đối và đẹp nên ghép các giống có mầu hoa tương phản xen kẽ với nhau. Có thể ghép cùng lúc nhiều giống, hoặc ghép dần từng giống, sau một thời gian chúng ta sẽ có một cây dừa cạn có nhiều mầu hoa rất đẹp, lạ mắt và dễ thương.
 

CÁCH CHỌN VÀ GIŨ HOA TƯƠI LÂU

Thay nước mỗi ngày

Cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ cho lọ hoa của bạn là thay nước hằng ngày, giúp cho nước trong lọ luôn sạch sẽ và việc hấp thụ nước của hoa được dễ dàng hơn. Với những lọ hoa được cắm cầu kỳ, bạn vẫn có thể thay nước bằng cách đặt lọ hoa dưới vòi nước và để nước chảy tràn.

Cắt vát cành hoa

Trước khi cắm hoa vào lọ, bạn nên cắt vát cành. Cách làm này giúp tăng diện tích tiếp xúc của vết cắt với nước, khiến cành hoa hút nước tốt hơn. Lý tưởng nhất là bạn cắt lại cành mỗi lần thay nước hàng ngày.

Không để lá ngập nước

Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất. Phần lá ngập nước sẽ tạo ra vi khuẩn, khiến hoa nhanh úa và lọ hoa có mùi khó chịu. Bởi vậy, trước khi cắm, hãy tỉa hết phần lá phía dưới.

Giữ ở nơi mát mẻ

Khí hậu nóng bức và ánh nắng mặt trời là tác nhân hàng đầu khiến lọ hoa của bạn nhanh héo, có khi chỉ sau vài giờ. Luôn nhớ đặt lọ hoa ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng. Trong những ngày thời tiết quá nóng bức, nếu có thể, bạn nên đặt lọ hoa vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1-2 giờ.

Hoa lan

Các chậu/giỏ hoa lan là một trong những lựa chọn phổ biến ở nhiều gia đình và văn phòng làm việc. Thường thì hoa lan có thể tươi khoảng một đôi tháng, lại rất dễ chăm sóc. Với các chậu hoa lan, bạn hãy luôn nhớ rằng không nên tưới nhiều nước. Chỉ nên tưới thêm khoảng 1 cốc nước sau mỗi 10 ngày và giữ cho hoa tránh ánh nắng trực tiếp. 

Các chất phụ thêm

Nếu là người thích chơi hoa, hẳn bạn từng nghe tới chuyện thêm aspirin vào nước cắm hoa sẽ giúp lọ hoa tươi lâu hơn. Tuy nhiên, thực tế là chỉ việc thay nước mỗi ngày cũng đã có thể giúp bạn giữ hoa lâu tương đương, thậm chí lâu hơn khi thêm aspirin hay bất kỳ loại phụ gia nào khác.

Ép nụ nở hoa

Với những nụ hoa... để mãi không nở, bạn hoàn toàn có thể ép chúng nở to ra bằng cách dùng hai đầu ngón tay tách nhẹ nhàng phần đầu cánh hoa và thổi nhẹ vào đó.

Với hoa ly

Rất nhiều phụ nữ thích cắm hoa ly, bởi chúng đẹp, lại rất thơm. Một lưu ý cho bạn khi cắm hoa ly là nêu rút hết phần đầu nhị hoa bởi khi hoa nở lớn, phấn hoa sẽ rơi ra và làm bẩn cánh hoa. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ đơn giản là tuốt phần đầu nhị khỏi cuống nhị.

Chọn hoa

Người bán hàng thường xịt nước lên cánh hoa để trông hoa tươi hơn, nên đôi khi bạn cảm thấy khó phân biệt và mua phải hoa cũ. Một cách thử rất đơn giản là hãy thử đặt lòng bàn tay lên đỉnh bông hoa để thử độ cứng của cánh. Hoa cũ và sắp héo sẽ có phần cánh mềm hơn hoa mới.

 

(ST)