Cách chăm sóc chim cút mới nở đúng kỹ thuật nhất
Cách chăm sóc da bị rỗ hiệu quả từ thiên nhiên
Cách chăm sóc môi khô bằng hoa hồng
Cách chăm sóc lông cho Samoyend đểcó bộ lông đẹp nhất. Sámoyed là một giống chó xếp vào loại chó lao động.Nó thích hợp làm các công việc nặng nhọc.
CÁCH CHĂM SÓC LÔNG CHO SAMOYEND
Samoyed - Nàng Bạch tuyết của rừng Taiga
Tên gọi: Chó Samoyed. Tiếng Việt có nghĩa là giống chó có khả năng tự tìm ra thức ăn
Nguồn gốc
Có nguồn gốc từ vùng Siberia, được những người thợ săn và đánh cá nuôi. Hàng thế kỷ chúng được sử dụng để kéo xe trượt tuyết. 1889 nhà thám hiểm Robert Scott đã mang vài con về Anh, từ đó chúng được nhân lên và phổ biến ra toàn thế giới. Trang nhã và lanh lợi, giống chó này ngày nay trở nên một trong những giống chó mốt nhất của những người yêu chó.
Mô tả
Thân hình gọn gàng, mạnh mẽ của giống chó này có thể cho ta thấy sức mạnh của chúng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bộ lông dày và bóng mượt có màu vàng, trắng, kem và hơi hung vàng, tuy vậy màu trắng vẫn được ưa chuộng nhất. Samoyed là giống chó mạnh mẽ, năng nổ và rất linh hoạt. Chúng có cái đầu khoẻ, mõm nhọn. mũi màu đen hoặc nâu và bộ hàm rất khoẻ. Mắt màu sẫm, xếch và sâu. Tai có kích thước vừa phải, hơi tròn ở đỉnh và luôn dựng đứng. Đuôi dài, xù lông và luôn cuộn tròn dựng đứng ở trên lưng. Chân thẳng, gân guốc. Bàn chân phẳng và phủ đầy lông. Bộ lông rất dày và cứng hơi gợn sóng. Dưới lớp lông này là lớp lông mềm dày dặn, giúp chúng chống chọi với cái lạnh của vùng ôn đới.
Tính cách
Là giống chó rất thông minh, ưa hoà bình. Rất trung thành, chúng có xu hướng chỉ quyến luyến với 1 người chủ, tuy vẫn tỏ ra yêu mến những người khác. Dễ chịu, thân thiên và thích chơi đùa. Chúng luôn vui mừng với tất cả mọi người, kể cả người lạ. Chính vì đặc tính này nên chúng ít được sử dụng làm chó canh gác. Tuy nhiên chúng có thể sủa khi có người lạ để báo cho chủ nhân biết. Thích nghi tốt với cuộc giống gia đình và luôn yêu mến trẻ. Giống chó này thường được huấn luyện để làm việc trong một nhóm. Chúng không chủ động tìm kiếm kẻ thù, tuy vậy sẵn sàng phòng thủ khi cần thiết. Không nên để cho chúng chơi một mình với các súc vật nhỏ khác, tuy vậy sẽ rất có ích khi cho chúng hoà đồng sớm với các loài khác từ lúc còn nhỏ. Rất thích sủa.
Chiều cao, cân nặng
Cao: 21 - 23 inches (53 – 60 cm). Chó cái cao 19 – 21 inches (48–53cm).
Cân nặng: 45 - 65 pounds (20 – 30 kg). Chó cái 35 – 50 pounds (16 – 20 kg).
Các bệnh có thể gặp: Có thể mắc các bệnh về bệnh về máu và tiểu đừong. Có nguy cơ bị dị ứng da.
Điều kiện sống
Có thể sống trong điều kiện căn hộ nếu có không gian dành cho nó tập luyện. Chúng rất hoạt động trong nhà và thoải mái nhất khi ở không gian rộng như là sân vườn. Bộ lông dày không cho phép chúng sống ở những nơi có thời tiết nóng quá.
Hoạt động: Cần có các bài tập vừa phải , nhưng trong thời tiết nóng cần hạn chế vì bộ lông dày.
Sống lâu: Khoảng 12 - 15 năm.
Chăm sóc cho bộ lông
Rất cần chăm sóc bộ lông. Rụng lông rất nhiều, theo mùa. Cần chải lông bằng bàn chải chuyên dụng. Bộ lông có khả năng tự làm trắng không cần tắm rửa.
Những điều bạn nên biết trước khi nuôi Samoyed
Mình nuôi samoyed nên sẽ viết 1 bài tham khảo cho các bác có ý định nuôi
Ngoại Hình :
Sámoyed là một giống chó xếp vào loại chó lao động.Nó thích hợp làm các công việc nặng nhọc.
Ở nước ngoài công việc của samoyed là kéo xe tuyết, chủ yếu ở vùng siberia, nga ngố... Bên các nước đông âu hay châu á thì thường nuôi làm cảnh hơn là lao động
Vì là giống chó kéo xe nên cân nặng của Samoyed tiêu chuẩn của là từ 21kg – 29 kg. Nặng cân hơn thường có thể mắc các bệnh về bệnh về máu và tiểu đừơng. Có nguy cơ bị dị ứng da. Và không được dùng để lao động - phối giống. Hiện nay ở 1 số nước đã cấm lai tạo Giant Samoyed
Samoyed chia ra làm rất 2 nhánh kéo xe và làm cảnh ở VN phổ biến nhất là nhánh làm cảnh những chúng vẫn ko quên bản năng lôi kéo vật đằng sau. Điều kiện để nuôi samoyed không quá khó, có thể nuôi bất kì ở đâu, nuôi trong nhà nhỏ hoặc chung cư . Nó yêu cầu vận động cao nên mỗi ngày cần phải cho hoạt động từ 1-2h
Về tính tình ( tập tính chó ) :
Samoyed thân thiện với trẻ em và với tất cả mọi người.
Thời gian đầu nhỏ tuổi thì rất nghịch. 3 – 9 tháng đầu. Hay cắn phá đòi hỏi bạn phải dậy dỗ ngay từ nhỏ.
Càng lớn tuổi Samoyed có xu hướng trầm tính và lông càng dài.
Samoyed nghịch ngợm tuy nhiên rất thông minh và dễ huấn luyện.
Về lông :
Samoyed ngoan ngoãn hiền lành và có bộ lông ( rất đẹp ) . Tuy nhiên đòi hỏi phải chăm sóc.
Nuôi Samoyed bạn không nên nhốt hay xích, đều làm hỏng chân và lông không đẹp.
Cách chăm sóc bộ lông cho Samoyed
Samoyed đẹp nhờ bộ lông trắng muốt, đôi khi có màu ngà ngà. Do đặc thù bộ lông của Samoyed là dài, dày màu trắng nên rất dễ bị bẩn hoặc rối, đòi hỏi người nuôi phải biết cách chăm sóc để Samoyed có bộ lông hoàn hảo. Sau đây là những kinh nghiệm của mình.
1. Tắm cho cún:
Trên thân chó có 1 lớp dầu mỏng có tác dụng làm mềm, bảo vệ da và giữ cho lông luôn bóng mượt. Lời khuyên dành cho người nuôi chó là 1 tháng chỉ nên tắm cho chó 2 lần để tránh làm mất chất dầu tự nhiên đó. Tắm nhiều sẽ làm da chó bị khô, dễ sinh ra các bệnh về da và cũng làm cho lông xơ đi. Thế nhưng đó là dành cho chó nuôi ở các nước phương Tây nơi mà không khí trong lành, không bụi bẩn và chó nuôi nhốt trong nhà, trên thảm trải sàn không bị bẩn lông, còn nuôi ở những nơi không khí ẩm, lại nhiều bụi bẩn như ở Việt Nam thì nên tắm cho chó mỗi 2 tháng/lần.
Trong trường hợp cún đi nghịch đất bẩn thì lấy khăn ướt lau sạch chỗ lông bẩn, rồi đợi đất cát ở chỗ bẩn đó nó khô thì lấy lược lưỡi dày hoặc bàn chải chải lông chỗ đó cho rụng hết bụi bẩm còn lai bám trên đó.
Còn về sữa tắm và dầu xả dùng cho Samoyed thì nên kiếm loại nào độ pH càng thấp càng tốt, ko nên dùng loại dành cho cún con vì sữa tắm dành cho cún con có tác dụng làm mềm lông và da, lông của Samoyed có 2 lớp (lớp ngoài thẳng và thô ráp, lớp trong mềm), bắt buộc phải để cho lớp lông bên ngoài luôn thẳng và thô ráp nếu ko rất dễ bị xoăn và ko giữ được những hình dáng đẹp cho cả bộ lông
2. Chải lông:
Samoyed đực 1 năm rụng lông 1 lần, thông thường sau ngày sinh nhật của nó mấy ngày, Samoyed cái thì 1 năm rụng lông 2 lần vào 2 kỳ phối giống. Vào những lúc thế này lông Samoyed rụng rất nhiều (lớp lông bên trong) nên phải chải lông thật kỹ và thường xuyên ít nhất 1-2 lần/ngày. Những ngày bình thường trong năm thì từ 1-3 ngày chải lông 1 lần để loại bỏ lông rụng hàng ngày và loại bỏ vết bẩn trên lông cún.
Còn về cách chải lông cho Samoyed thì theo nguyên tắc sau:
- Không được chải khi lông khô vì sẽ làm lông bị gãy rụng. Lấy 1 bình xịt nước (như kiểu bình xịt nước rửa kính), đổ nước vào rồi xịt qua lên lông của cún. Chỉ xịt vừa đủ ẩm chứ không xịt ướt lông vì lông sẽ bị bết lại
- Dùng bàn chải dùng để chải lớp lông mềm, chải ngược hướng lông mọc, chải từ phần đuôi lên đầu để loại bỏ hết những lông bên trọng rụng đi.
- Sau khi chải ngược thì dùng bàn chải dùng để tạo dáng, chải xuôi theo chiều lông mọc. Dùng bàn chải đó sẽ làm lông không bị bết vào nhau, làm lông Samoyed nhìn trông dày hơn.
- Dùng lược để chải lớp lông phía sau 4 chân và mặt của Samoyed.
Cách chăm sóc bộ lông cho chó Collie
Nuôi chó nói chung hay nói riêng đên các giống chó lông dài như Border Collie, Rough Collie hay mini Collie (Sheltie / Shetland Sheepdog) đều yêu cầu người chủ phải quan tâm chăm sóc đến bộ lông của chúng để chúng luôn là những con chó đẹp nhất, sạch sẽ nhất.
Cụ thể là phải:
Trên thân chó có 1 lớp dầu mỏng có tác dụng làm mềm, bảo vệ da và giữ cho lông luôn bóng mượt. Lời khuyên dành cho người nuôi chó là 1 năm chỉ nên tắm cho chó 2 lần để tránh làm mất chất dầu tự nhiên đó. Tắm nhiều sẽ làm da chó bị khô, dễ sinh ra các bệnh về da và cũng làm cho lông xơ đi. Thế nhưng đó là dành cho chó nuôi ở các nước phương Tây nơi mà không khí trong lành, không bụi bẩn và chó nuôi nhốt trong nhà, trên thảm trải sàn không bị bẩn lông, còn nuôi ở những nơi không khí ẩm, lại nhiều bụi bẩn như ở Việt Nam thì nên tắm cho chó mỗi 2 tháng/lần.
Trong trường hợp cún đi nghịch đất bẩn thì lấy khăn ướt lau sạch chỗ lông bẩn, rồi đợi đất cát ở chỗ bẩn đó nó khô thì lấy lược lưỡi dày hoặc bàn chải chải lông chỗ đó cho rụng hết bụi bẩm còn lai bám trên đó.
Còn về sữa tắm và dầu xả dùng cho Collie thì nên kiếm loại nào độ pH càng thấp càng tốt, ko nên dùng loại dành cho cún con vì sữa tắm dành cho cún con có tác dụng làm mềm lông và da, lông của Collie có 2 lớp (lớp ngoài thẳng và thô ráp, lớp trong mềm), bắt buộc phải để cho lớp lông bên ngoài luôn thẳng và thô ráp nếu ko rất dễ bị xoăn và ko giữ được những hình dáng đẹp cho cả bộ lông. Có thể dùng sữa rửa tay và dầu dùng để rửa chén/bát tắm cho Collie cũng được.
Chó đực 1 năm rụng lông 1 lần, thông thường sau ngày sinh nhật của nó mấy ngày, chó cái thì 1 năm rụng lông 2 lần vào 2 kỳ phối giống. Vào những lúc thế này lông chó rụng rất nhiều (lớp lông bên trong) nên phải chải lông thật kỹ và thường xuyên ít nhất 1-2 lần/ngày. Những ngày bình thường trong năm thì từ 1-3 ngày chải lông 1 lần để loại bỏ lông rụng hàng ngày và loại bỏ vết bẩn trên lông cún.
Đây là hình 1 Rough Collie vào ngày rụng lông ^^:
Còn về cách chải lông cho Collie thì theo nguyên tắc sau:
– Không được chải khi lông khô vì sẽ làm lông bị gãy rụng. Lấy 1 bình xịt nước (như kiểu bình xịt nước rửa kính), đổ nước vào rồi xịt qua lên lông của cún. Chỉ xịt vừa đủ ẩm chứ ko xịt ướt lông vì lông sẽ bị bết lại.
– Dùng bàn chải dùng để chải lớp lông mềm, chải ngược hướng lông mọc, chải từ phần đuôi lên đầu để loại bỏ hết những lông bên trọng rụng đi.
– Sau khi chải ngược thì dùng bàn chải dùng để tạo dáng, chải xuôi theo chiều lông mọc. Dùng bàn chải đó sẽ làm lông ko bị bết vào nhau, làm lông collie nhìn trông dày hơn.
– Dùng lược để chải lớp lông phía sau 4 chân và mặt của Collie.
Có nên nuôi chó trong nhà
Nuôi chó cảnh
Phương pháp nuôi chó phốc
Phương pháp nuôi chó cảnh
Kinh nghiệm nuôi chó sơ sinh
Phương pháp nuôi chó Phú Quốc
Phương pháp nuôi chó husky
Kinh nghiệm nuôi chó lạp xưởng (dachshund)
(ST)