Cách viết email xin tài trợ kinh nghiệm của người đã thành công
Cách trình bày slide đồ án tốt nghiệp thành công nhất
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ kinh nghiệm nuôi mèo thành công. Hôm nay tôi xin đóng góp một chút về chăm sóc mèo nho nhỏ cho những người mới nuôi mèo:
Chăm sóc mèo trước và sau khi sinh
Nếu bạn nghi là mèo sắp sinh thì nên kiểm tra như sau:
- Trước đó, mèo mất tích khoảng 1 - 2 ngày rồi mới trở về
- Sau khi trở về, mèo hay kêu thảm thiết (để gọi người tình :)))
- Khoảng 1 tháng sau, bụng mèo có vẻ hơi to lên, sờ vào thấy cứng (như bụng gồng lên)
- Lúc gần sắp đẻ thì hình dạng hai bên bụng không đều, cứng, thậm chí có chỗ nhô hẳn ra.
- Một hôm, mèo kêu liên tục, nhìn mình như muốn nhờ vả, nói cái gì đó --> chuẩn bị đẻ.
Phải vuốt ve liên tục để mèo yên tâm. Nó sẽ không kêu và nằm im. Đồng thời chuẩn bị chút thức ăn cho nó (nó sẽ ăn dù chỉ là rất ít)
Cách chăm sóc mèo trước khi đẻ như sau:
- Cho ăn uống tẩm bổ nhiều, ăn nhiều cơm (hoặc cháo... những thứ liên quan đến bột mì) để có nhiều sữa.
- Giữ mèo ấm, đặc biệt là không tiêm, không uống thuốc, không ăn đồ cay, chát, chua... Tránh ăn đồ ăn cứng vào bụng...
- Dựng cho nó một chỗ nằm kín, ấm
* Ổ đẻ: + Tìm một cái hộp lớn (ước chừng có thể rộng thoáng cho một mèo mẹ và bốn mèo con, đồng thời tránh trường hợp mèo con bị mèo mẹ đè)
+ Đặt hộp vào nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời (vì khi đẻ xong mà để vào nơi tiếp xúc ánh nắng sẽ rất nóng), không để nơi có sắt thép, kim loại.
+ Lót miếng vải trơn, mỏng (để mèo mẹ, mèo con nằm không bị nóng quá, lại êm)
+ Sữa bột và thìa riêng (sau khi đẻ phải múc sữa cho mèo mẹ liếm nhiều lần để lấy sức).
Cách chăm sóc mèo sau khi đẻ
- Không dịch chuyển ổ mèo.
- Nếu thấy mèo con bị dính bọng ruột ở rốn ( nhìn như bọng máu) mà mãi không dứt ra được thì phải lấy kéo con cắt đi (phải chờ đến khi dây ruột nối với cái bọng khô như cọng lá khô mới cắt) để mèo con có thể bú mẹ.
- Để mèo mẹ chăm sóc mèo con một lúc, lấy thìa múc sữa ra thò tay vào trong để mèo có thể liếm trực tiếp. Cho mèo mẹ liếm nhiều nhất có thể. (làm hàng ngày)
- Mèo mẹ một lúc sau sẽ ra khỏi ổ, phải cho mèo mẹ gặm xương gà mới bổ dưỡng, không thì cho ăn cá phải tách xương hộ mèo mẹ), xay nhuyễn cơm (hoặc thay bằng cháo), trộn với thức ăn để mèo mẹ lấy chất bột (có sữa )
- Mèo mới sinh xong chị nên sưởi ấm cho mấy mẹ con nó, có thể chiếu đèn vào tổ, hoặc không chị mua cái túi trườm bằng cao su ý, đổ nước ấm vào rồi đặt trong tổ, không mèo mẹ bị lạnh sẽ ít sữa cho mèo con bú
- Phải theo dõi mèo mẹ và mèo con lúc về đêm (có sương --> để chỗ thoáng nên dễ bị sương vào), phải che chắn cẩn thận sao cho không bị bí quá.
- Khi mèo mẹ tha con ra chỗ khác phải một mình theo dõi để xem nó tha đi đâu (có trường hợp mèo mẹ tha con bị rơi ra chỗ khác). Thậm chí mình có thể đem con nó ra chỗ nó muốn. Mèo mẹ sẽ không phản ứng với chủ đâu. Như vậy sẽ tiện chăm sóc.
- Mèo con phải cho bú liên tục càng nhiều càng tốt ( hơn 1 tháng). Mèo mẹ tách ra thường xuyên quá thì phải đem mèo con ra cho nó bú mèo mẹ (đến hơn 10 lần bú/ngày).
- Mèo con được 1 tháng thì cho nó chơi trong nhà, mát, dễ chăm, dễ chơi đùa để tăng cường thể lực.
- Mèo con cai sữa --> cho ăn cháo sườn liên tục trong 2 tháng để quen đường ruột rồi mới cho ăn cơm cá đầy đủ (thỉnh thoảng cho nó uống sữa)
- Mèo con mở mắt:
+ Khi chưa mở, không được cố tình cậy mắt ra (dù có nhẹ đến thế nào, hay mèo con đã mở một mắt --> phải để nó tự mở mắt) --> mèo con có thể bị mù
+ Vệ sinh mắt hàng ngày từ vài ngày sau khi mèo con ra đời bằng cách lấy giấy ăn ( tốt nhất là bông sạch vo lại --> êm ---> lúc lau không bị đau mèo con hay dính bông vào mắt) thấm nước sạch lau thật nhẹ nhàng quanh khoé mắt để lấy hết chất bẩn (làm thường xuyên) --> mèo con mở mắt thuận lợi và không bị bệnh.
+ Tuyệt đối không tắm cho mèo mẹ lẫn mèo con (lúc mèo mẹ có thai --> lúc mèo con đã cai sữa khoảng 1 tháng)
- Bạn đừng cho uống sữa có đường. Sữa có đường sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa của mèo đấy. Để tiện bạn có thể mua sữa ko đường túi của Vinamilk ấy. Mua thêm thức ăn ướt cho mèo vị cá ngừ cho mèo ăn bạn ạ. Nhớ cho nó uống nước đầy đủ và giữ ấm nhé.
- Hạn chế ăn đồ ngọt. Không ăn cay, chua,.. các loại có thể ảnh hưởng đến tiêu hoá.
Đến ngày cho em mèo con đi tiêm phòng giun sán để em ý có sức đề kháng, khoẻ mạnh, sống lâu. (còn phải nhờ bác sĩ tốt tư vấn)
Mèo mẹ cho ăn nhiều cơm, cháo lúc nuôi con bú. Khi con cai sữa nên cho nó ăn nhiều cá, thịt.
Khi mèo mẹ đang nuôi con, tuyệt đối không cho bất cứ loài vật nào đến gần ( hoặc để nó nhìn thấy) --> mèo mẹ sẽ phản ứng rất mạnh, dù bình thường khá hiền. (Phản ứng mạnh nhất: gây tử vong con vật kia, cắn chết con mình, chủ vào can sẽ bị nó cắn chảy máu --> sưng tấy (có thể gây bệnh nặng cho đến tử von
Hướng dẫn chăm sóc mèo.
Chọn nuôi mèo:
Chọn giống mèo khỏe mạnh, đảm bảo các yêu cầu sau: dáng đi nhanh nhẹn, lông mượt, mắt sáng, xung quanh miệng và vành mắt sạch sẽ không có rỉ bẩn. Dùng tay nắm da gáy mèo nhấc lên khỏi mặt đất thấy hai chân sau và đuôi quắp về phía trước bụng. Đối với mèo còn nhỏ trước 35 ngày tuổi, để biết được mèo đực hay mèo cái hãy nhìn vào phía sau dưới hậu môn, nếu có 3 chấm đen (tính cả hậu môn) đó là mèo đực, có 2 chấm đen là mèo cái.
Nuôi dưỡng mèo cái
Làm quen và cố định mèo: khi mới mang mèo về nhà phải buộc dây cố định vào cổ mèo. Dây buộc cổ sao cho nút dễ cởi, nhưng lại là nút chết để không tụt ra mà không làm mèo nghẹn cổ. Dây buộc dài khoảng 80 - 100 cm. Cột mèo cố định vào một nơi, dùng hộp các tông thành thấp, độn vải mềm làm ổ để cạnh nơi buộc mèo để mèo nằm. Cần chú ý thường xuyên quan sát và thay đệm lót cho mèo. Thời gian cố định khoảng 3 ngày là mèo quen nhà, có thể thả mèo tự do.
Cách dạy mèo đi vệ sinh: dùng hộp, chậu nhựa, sắt thành thấp, cho sỉ than, cát vào rồi để cạnh nơi buộc mèo, theo bản năng mèo sẽ đi vệ sinh vào đó. Phải thường xuyên thay sỉ than, không để lưu cữu bẩn thỉu, mèo sẽ không chịu đi vệ sinh vào đó.
Thức ăn của mèo: chủ yếu là cơm cá, thịt, rau... Khi còn non, mèo rất cần thức ăn nhiều đạm nên thường xuyên cho mèo ăn cá, cá nên nướng hoặc kho và chú ý không cho mèo ăn mặn. Phát hiện mèo cái động dục
Khi mèo cái nuôi được khoảng 6 tháng sẽ bắt đầu động dục. Khi động dục mèo phát ra tiếng kêu gọi đực, âm thanh phát ra rõ rệt nhất vào ban đêm thanh vắng. Thời gian mèo động dục khoảng 3 - 4 ngày, chịu đực vào ngày thứ 4. Mèo cái được càng nhiều mèo đực phối càng tốt, vì màu sắc, lông của đàn con sẽ đẹp hơn và sức sống cao hơn.
Chăm sóc mèo đẻ:
Mèo cái chửa 59 - 62 ngày (2 tháng) thì đẻ. Khi chuẩn bị đẻ mèo mẹ có những biểu hiện: mèo mẹ tìm ổ đẻ, có hiện tượng sệ bụng rõ rệt, đi lại chậm chạp thận trọng, bộ phận sinh dục bên ngoài sưng to và nhão ra, bầu vú căng to, vắt có sữa đầu màu trắng đặc sánh chảy ra. Khi thấy mèo mẹ có biểu hiện sắp đẻ, phải làm ổ cho mèo đẻ. Ổ đẻ làm bằng hộp các tông, chậu nhựa có lót vải mềm làm ổ choe mèo đẻ và phải đặt ở nơi kín đáo, sạch sẽ, yên tĩnh, ít người qua lại. Hãy để cho mèo mẹ tự đẻ, tự liếm và cắn rốn cho con, chỉ can thiệp khi cần thiết. Tuyệt đối không cho người lạ qua lại chỗ mèo đẻ vì sẽ gây kích thích cho mèo mẹ, chúng sẽ tha con đi nơi khác, không cho con bú hay cắn chết con...
Chăm sóc mèo con:
Mèo con mới đẻ hoàn toàn nhắm mắt, có thể tự tìm vú mẹ để bú. mèo mẹ sẽ dọn vệ sinh cho mèo con trong suốt thời gian cho con bú sữa. Thức ăn chủ yếu của mèo con là sữa mẹ, nên thời gian nuôi con cần phải nuôi dưỡng, chăm sóc mèo mẹ chu đáo. Cho mèo mẹ ăn 3 - 4 bữa/ngày bằng thức ăn giàu dinh dưỡng. Nếu thấy mèo mẹ ít sữa, mèo con đói luôn mồm kêu hãy dùng thêm sữa bò pha với nước ấm cho mèo mẹ uống để tăng thêm lượng sữa nuôi con. Khoảng ngày thứ 13 từ lúc sinh ra mèo con bắt đầu mở mắt. Khoảng ngày thứ 35 tập cho mèo con ăn bằng bột hoặc bằng cơm nhão. Sau 45 ngày tuổi mèo con đã tự ăn cơm là có thể tách khỏi mẹ
g) --> cực kì nguy hiểm) Mèo mẹ sẽ có bản năng tự vệ tối đa, dữ dằn hơn bao giờ hết
Thời gian và cách chăm sóc mèo
1.Chăm sóc mèo:
Chọn giống mèo khỏe mạnh, đảm bảo các yêu cầu sau: dáng đi nhanh nhẹn, lông mượt, mắt sáng, xung quanh miệng và vành mắt sạch sẽ không có rỉ bẩn. Dùng tay nắm da gáy mèo nhấc lên khỏi mặt đất thấy hai chân sau và đuôi quắp về phía trước bụng. Đối với mèo còn nhỏ trước 35 ngày tuổi, để biết được mèo đực hay mèo cái hãy nhìn vào phía sau dưới hậu môn, nếu có 3 chấm đen (tính cả hậu môn) đó là mèo đực, có 2 chấm đen là mèo cái.
Nuôi dưỡng mèo cái
Làm quen và cố định mèo: khi mới mang mèo về nhà phải buộc dây cố định vào cổ mèo. Dây buộc cổ sao cho nút dễ cởi, nhưng lại là nút chết để không tụt ra mà không làm mèo nghẹn cổ. Dây buộc dài khoảng 80 – 100 cm. Cột mèo cố định vào một nơi, dùng hộp các tông thành thấp, độn vải mềm làm ổ để cạnh nơi buộc mèo để mèo nằm. Cần chú ý thường xuyên quan sát và thay đệm lót cho mèo. Thời gian cố định khoảng 3 ngày là mèo quen nhà, có thể thả mèo tự do.
Cách dạy mèo đi vệ sinh: dùng hộp, chậu nhựa, sắt thành thấp, cho sỉ than, cát vào rồi để cạnh nơi buộc mèo, theo bản năng mèo sẽ đi vệ sinh vào đó. Phải thường xuyên thay sỉ than, không để lưu cữu bẩn thỉu, mèo sẽ không chịu đi vệ sinh vào đó.
Thức ăn của mèo: chủ yếu là cơm cá, thịt, rau… Khi còn non, mèo rất cần thức ăn nhiều đạm nên thường xuyên cho mèo ăn cá, cá nên nướng hoặc kho và chú ý không cho mèo ăn mặn.
Phát hiện mèo cái động dục
Khi mèo cái nuôi được khoảng 6 tháng sẽ bắt đầu động dục. Khi động dục mèo phát ra tiếng kêu gọi đực, âm thanh phát ra rõ rệt nhất vào ban đêm thanh vắng. Thời gian mèo động dục khoảng 3 – 4 ngày, chịu đực vào ngày thứ 4.
Mèo cái được càng nhiều mèo đực phối càng tốt, vì màu sắc, lông của đàn con sẽ đẹp hơn và sức sống cao hơn.
Chăm sóc mèo đẻ:
Mèo cái chửa 59 – 62 ngày (2 tháng) thì đẻ. Khi chuẩn bị đẻ mèo mẹ có những biểu hiện: mèo mẹ tìm ổ đẻ, có hiện tượng sệ bụng rõ rệt, đi lại chậm chạp thận trọng, bộ phận sinh dục bên ngoài sưng to và nhão ra, bầu vú căng to, vắt có sữa đầu màu trắng đặc sánh chảy ra.
Khi thấy mèo mẹ có biểu hiện sắp đẻ, phải làm ổ cho mèo đẻ. Ổ đẻ làm bằng hộp các tông, chậu nhựa có lót vải mềm làm ổ choe mèo đẻ và phải đặt ở nơi kín đáo, sạch sẽ, yên tĩnh, ít người qua lại.
Hãy để cho mèo mẹ tự đẻ, tự liếm và cắn rốn cho con, chỉ can thiệp khi cần thiết.
Tuyệt đối không cho người lạ qua lại chỗ mèo đẻ vì sẽ gây kích thích cho mèo mẹ, chúng sẽ tha con đi nơi khác, không cho con bú hay cắn chết con…
Chăm sóc mèo con:
Mèo con mới đẻ hoàn toàn nhắm mắt, có thể tự tìm vú mẹ để bú. mèo mẹ sẽ dọn vệ sinh cho mèo con trong suốt thời gian cho con bú sữa.
Thức ăn chủ yếu của mèo con là sữa mẹ, nên thời gian nuôi con cần phải nuôi dưỡng, chăm sóc mèo mẹ chu đáo. Cho mèo mẹ ăn 3 – 4 bữa/ngày bằng thức ăn giàu dinh dưỡng. Nếu thấy mèo mẹ ít sữa, mèo con đói luôn mồm kêu hãy dùng thêm sữa bò pha với nước ấm cho mèo mẹ uống để tăng thêm lượng sữa nuôi con. Khoảng ngày thứ 13 từ lúc sinh ra mèo con bắt đầu mở mắt.
Khoảng ngày thứ 35 tập cho mèo con ăn bằng bột hoặc bằng cơm nhão. Sau 45 ngày tuổi mèo con đã tự ăn cơm là có thể tách khỏi mẹ.
2. Thời gian của mèo
Lúc chào đời:
- Không mở mắt, không nghe được tiếng động( mù điếc tự nhiên ), hoàn toàn không tự chủ cá thể trừ phản xạ bú mẹ, và tiếng kêu khóc yếu ớt chào đời
-Bạn cần quan tâm, chăm sóc đặc biệt mèo con trong vòng 48 giờ sau khi sinh.
***Từ 5 – 10 ngày: bắt đầu mở mắt”ti hí”!!!
***Từ 8 – 12 ngày: Mở mắt hoàn toàn.
***16 – 20 ngày: Biết bò trườn, nhoài ra khỏi ổ.
***3 – 4 tuần: Nhai, gặm được đồ ăn, vật cứng. Thay một số răng sữa đầu tiên. Có thể luyện tập toilet đúng chỗ.
***6 tuần:
- Có thể “cai sữa” mẹ, thích ăn đồ ăn của mẹ và thích bắt chước những động tác, cử chỉ của mẹ hoặc mèo trưởng thành.
***8 tuần tuổi: Thích sống độc lập, không muốn bám theo, phụ thuộc mèo mẹ.
***6 tháng tuổi: Thay tiếp răng để có bộ răng hoàn chỉnh của loài vật ăn thịt.
**Từ 7 – 9 tháng tuổi:
Cả đực và cái bắt đầu có dấu hiệu động dục, thích đùa nghịch, vờn âu yếm nhau. Mèo cái bắt đầu hành kinh lần đầu tiên “là con gái”, có thể mang thai và sinnh con.Thời gian này nếu không có nhu cầu nhân giống, thiến và triệt sản là tốt nhất để phòng tránh nhiều bệnh sinh sản hoặc u, ung thư đường sinh dục. Mèo dễ bị mất, thất lạc khi đi tìm bạn tình.
Đặc biệt lưu ý : không nuôi cùng anh chị em ruột, mẹ con khác nhau về tính biệt, phòng lai đồng huyết.
***Trên 1 năm tuổi : Cơ thể hoàn chỉnh, có thể cho phối giống hoặc sinh sản.
***Từ 6 – 8 năm tuổi: Bắt đầu biểu hiện “lão hóa”: Chậm chạp, vụng nuôi con, mắt và phản xạ kém, béo phì sinh học. Bộ răng ngả màu vàng từ chân gốc răng.
***Trên 12 năm tuổi: Già yếu, lú lẫn, dễ rơi, ngã. Vẫn toilet có thể đúng chỗ nhưng hay bị dây bẩn ra ngoài do cơ vòng hậu môn và bàng quang yếu. Răng vàng ố toàn bộ, rụng tự nhiên. Mèo cần phải được chăm sóc rất cẩn thận, ăn thức ăn dễ tiêu hóa giảm chất đạm, mỡ trong khẩu phần. Cần khám BSTY nếu có những dấu hiệu đặt biệt.
***Từ 15 – 18 năm tuổi:
Là giới hạn tuổi thọ của mèo. Dễ phát sinh nhiều bệnh về tim mạch, gan thận hoặc ung thư để…về với “cát bụi”. Bạn đừng quá buồn khi phải vĩnh biệt chúng vì ở tuổi này mới “ra đi”, mèo của bạn đã hạnh phúc vì có nhưng ông bà chủ tuyệt vời đấy!
hấy nhiều bạn thắc mắc vấn đề này quá nên mình lập topic này
nếu bạn nhặt được hoặc mèo mẹ của bạn gặp vấn đề nên không thể nuôi mèo con đượcf
nếu là mèo bạn nhặt được thì rất khó xác định tuổi của chúng để chăm sóc. bạn có thể đối chiếu với 1 số hình sau
mèo mới sinh: mềm nhũn kêu rất bé, lông ướt dính sát vào cơ thể
2 đến 3 ngày chưa mở mắt, tai cụp,bụng to, lông khô nhưng mềm và chưa dựng không thể di chuyển
5 ngày
< 10 ngày bắt đầu mở mắt, tai cụp, bung to, lông dưới bụng ít hoặc không có va nhỏ hơn bàn tay người lớn. bắt đầu bò.
13 ngày: mắt mở gần hết nhưng đục, tai bắt đầu vểnh ra dùng 4 chân nâng đươc cơ thể
15 ngày bắt đâu bò khỏe, mắt mở gần hết nhưng vẫn đục.
FIST BARTH (lần tắm đầu tiên)
lấy một miếng vải hoặc khăn sạch nhúng nước ấm, vắt thật khô rồi lau người cho bé. có thể tắm bằng xà bông cho trẻ sơ sinh.
lau sạch lông của bé cho hết chất nhầy và máu của mèo mẹ. sau dó dùng một cái khăn mềm khô lau lại cho khô lông. chú ý nếu bạn không lau cẩn thận bé có thể bị kiến cắn.
không tắm lần 2 cho đến khi bé đc 1,5 tháng trở lên.
KEEP WARM (giữ ấm)
nếu bé chỉ có 1 mình: lấy một cái khăn sạch làm ấm khăn ( bằng cách là qua hoặc nhét vào trong người mình một lúc cho ấm ) quấn ủ cho bé nhớ đừng quấn quá chặt
nếu 2 bé trở lên thì làm ấm khăn để lót ổ cho các bé nằm.
mùa hè thì có thể không cần nhưng mùa đông và mùa thu thì việc giữ ấm rất quan trọng. có thể dùng bóng đèn hoặc chính thân nhiệt của mình để ủ ấm cho các bé.
NEST (ổ)
có thể dùng thùng cacton hoặc khăy chậu gì cũng được nên để ở chỗ ít ánh sáng nhưng tương đối thoáng khí. nên để trong ổ 1 con thú nhồi bông.
khăn lót ổ phải sạch, nên dùng màu trắng để dễ nhìn ra vấn đề.2 dến 3 ngày thay một lần. mùa đông có thể đặt sưởi điện dưới 2 tấm lót. (mình thì cho nước nong tầm 70 độ vào chai rồi đặt xuống dưới tấm lót)
FEEDING (cho ăn)
mèo con dưới 4 tuần nên cho ăn sữa hoàn toàn
Sữa dê là tốt nhất nếu không có thể dùng sữa bột cho trẻ em từ 0 đến 6 tháng tuổi (mình mua loại của vinamilk 80k/1. mua 1 bình 4 bé mèo uống cả tháng lun)pha theo tỷ lệ 30ml nước(70 c)với 1 thìa sữa gạt bằng.
không nên dùng sữa cho trẻ 1 tuổi trở lên vì lúc này sữa có lượng đạm tương đối cao các bé không tiêu hóa đc
mèo con bú >8 lần 1 ngày tức là tối thiểu 4h 1 lần. bạn có thể cho bé bú bằng bình thuốc nhỏ mắt hoặc ống hút mũi cho trẻ con.
sau 15 ngày tuổi có thể giảm số lần bú xuống 6 lần/ ngày
DRINK (uống)
mèo con cần 1 lượng muối khoáng nên bạn cần pha sẵn 250ml với 1 thìa cafe (không có ngọn đâu nhé) muối ăn
mỗi một ngày 1 bé mèo chỉ cần 2 đến 3 giọt là đủ có thể cho bất cứ lúc nào
PEE & POO
mèo con đăng ăn sữa thì 5 ngày đến 1 tuần mới ị một lần. phân thành cục màu vàng nâu thì là bình thuòng. còn nếu phân loãng và màu vàng thì là bé bị tiêu chảy.
số lần tè của bé bằng với số lần bú. nhưng bé không thể tự tè.hầu hết mọi người không biết điều này. nhưng nếu bé không được giúp đi tè thì thật là kinh khủng. nếu muốn bé tè bf ạn chỉ cần dùng một miếng vải sạch hoặc giấy vs nhẹ nhàng chà vào chỗ xxx của bé, bé sẽ tè ngay. bạn lau cho đến khi bé ngừng tè là được.
phải rửa tay mình sạch sẽ trước khi cho bé bú tiếp.
bạn buộc phải làm việc này cho đến khi bé có thể tự tè.
Khi cac bé >10 ngày tuổi sẽ bắt đầu làm quen với ánh sáng và môi trường xung quanh. mở mắt và bò lung tung
> 15 ngày tuổi nên cho cac bé tắm nắng ít nhất 5' mỗi ngày
nếu các bé đc đáp ứng đủ các nhu cầu các bé sẽ ôm nhau ngủ trong ổ rất ngoan.( chỉ kêu 1 chút xong là ngủ ngay) nếu các bé vào ổ rồi mà vẫn kêu liên tục thì bạn phải kiểm tra một số vấn đề sau:
_ có bé nào đó trong đàn bị quên không được cho ăn.
_ lót ổ bị ẩm, hoặc quá bẩn (thường là vì lý do nay)
_ bé bị tiêu chảy
_ trời sắp mưa mà không thấy mẹ đâu
_ các bé bị quá lạnh hoặc quá nóng(nên điều chỉnh lại lót ổ hoăc đèn sưởi)
_ bé bị kiến cắn
CHÚC CÁC BẠN CHĂM CÁC BÉ THẬT KHỎE MẠNH.
3 tuần tuổi: đi đứng ngon lành, biết đùa bạn hoặc những bạn mèo khác. số lần bú giảm xuống 5 lần/ngày
lúc này tùy vào sức khỏe của bé bạn có thể bắt đầu cái sữa cho bé được rồi.
thực phẩm khi cai sữa nên là thực phẩm mềm đóng hộp hoặc thức ăn khô trộn với nước ấm nghiền nát, cháo hoặc suop. tùy vào loại thức ăn mà bạn muốn sau khi trưởng thành sẽ là thức ăn chính của bé.
ví dụ: bạn muốn bé ăn cơm thì cai sữa bằng cháo, muốn bé ăn tp khô thì cai bằng thực phẩm khô nghiền với nước (mình toàn cho vào máy say sinh tố say nhuyễn với sữa) nếu muốn bé ăn được nhiều thứ thì thường xuyên đổi bữa cho bé.
ngày đầu cai sữa bạn nên bớt lại 1/3 khẩu phần sữa của bé trong một bữa (tùy bạn chọn bữa nào trong ngày cũng được)
bạn dùng ngón tay mình (nhớ rửa tay) quệt vào thức ăn đã chuẩn bị sẵn (để t/ă ấm nhé đừng nguội) rồi cho bé mút ngón tay mình.
chỉ cần cho 1 vài miếng là đủ. nếu bé không mút thì không được ép bé. để bữa khác thử lại.
bé ăn thì chắc chắn bé sẽ ị. bạn nên kích thích bé ị và tè vào WC mà bạn chuẩn bị sẵn
chú ý: khi bé mới tập ăn t/ă rắn bé sẽ rất dễ bị tiêu chảy, bạn nên chuẩn bị sẵn thuốc trị tiêu chảy ở nhà.
mỗi ngày một chút như thế bạn thay dần các bữa sữa của bé trong ngày chỉ giữ lại 1 bữa sữa.
4 tuần tuổi: chạy như điên, nghịch như quỷ.
lúc này mắt các bé sẽ trong dần lên và chuyển sang màu mắt thực sự của mình (quá trình này diễn ra trong 1 tháng lận)
vẫn giữ lại 1 bữa sữa và cho bé ăn 3 bữa t/ă. nhưng không phải mớm nữa mà để vào bát cho bé tự tập ăn.
chế biến thức ăn đặc dần để cho dạ dày của bé quen. không nên đột ngột thay bằng thức ăn cứng.
và nhớ cho bé uống nước. cũng để vào bát cho bé tự uống
lúc bé bắt đầu biết đùa nghịch với bạn hoặc với các bé khác cũng là lúc bé học tập để trở thành... 1 con mèo.
nếu bạn không có con mèo lớn nào trong nhà thì chính bạn phải trở thành mèo mẹ.
nếu bé không ăn uống trên đĩa bạn phải ăn trước cho bé thấy. (TT.TT một lần bị mama bắt gặp đang chổng mông lên để...liếm nước)
khi bạn đi đâu về mà bé lao vào bạn, bạn phải cúi thấp xuống cọ trán, má của mình vào đầu bé.
bạn phải cào móng của mình vào cột cào móng, tắm nắng cùng bé.
mua đồ chơi về để chơi với bé. nhất là những đồ chơi tạo cho bé kỹ năng săn bắt.
tập cho bé WC đúng chỗ.
Một bé mèo khỏe mạnh là một bé mèo nghịch ngợm
5 tuần tuổi: nếu bạn mặc quần jean thì ôi thôi rồi... bị thay thế cây cau ngay.
lúc này bé tương đối khỏe và chỉ ăn 3 bữa một ngày vẫn là t/ă mềm. tuy nhiên bạn vẫn nên cho bé uống thêm 1 bữa sữa để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.
vẫn là thời gian để bạn dạy bé và chơi "đồ hàng" với bé.
dạy bé cach chôn *** của mình.
6 tuần tuổi
lúc này bé sẽ có thể ăn t/ă cứng hoàn toàn. bạn nên giữ bữa sữa cuối cùng cho đến khi bé được 8 đến 10 tuần.
khi bé 8 tuần tuổi là lúc bạn nên đưa bé đến thú y để khám tổng quát và tiêm phòng. lúc này các bé đã sẵn sàng để về nhà mới.
CHÚ Ý:
nếu bé của bạn 3 tuần nhưng sức khỏe yếu thì nên cai sữa lùi lài 1 tuần
và một điều nữa cực kỳ quan trọng đó là:
TÌNH YÊU CỦA BẠN
dù bé ở tầm nào bạn cũng nên thường xuyên ôm bé, vuốt ve bé, chải lông cho bé, thì thầm với bé( dù bé điếc bé vẫn cảm nhận được) hôn bé để bé cảm nhận hơi thở của bạn.
Nuôi mèo cảnh
Kinh nghiệm nuôi mèo cảnh
Có nên nuôi mèo trong nhà hay không?
Chữa bệnh đau mắt cho mèo con đơn giản rất hiệu quả
Tác dụng chữa bệnh của hạt móc mèo
(ST)