Cách chăm sóc da tuổi 30 đẹp rạng ngời như thiếu nữ
Sử dụng tai nghe không đúng cách sẽ dẫn đến những hiểm họa khôn lường
Cách sơ chế nấm tươi và bảo quản nấm đúng cách
Cách chăm sóc mèo ốm đúng cách cho mèo nhanh khỏi ốm . Mèo là loại động vật cảnh rất gần gũi với con người, song cũng giống như những loại động vật khác, mèo rất dễ mắc bệnh, thậm chí có cả những loại bệnh nguy hiểm có thể lây lan sang cho con người. Mèo là loại động vật cảnh rất gần gũi với con người, song cũng giống như những loại động vật khác, mèo rất dễ mắc bệnh, thậm chí có cả những loại bệnh nguy hiểm có thể lây lan sang cho con người.
CÁCH CHĂM SÓC MÈO BỊ ỐM ĐÚNG CÁCH ĐỂ MÈO KHỎI ỐM NHANH
Bệnh thường gặp ở mèo
1. Bệnh dại (Rabies)
Bệnh dại là căn bệnh viêm nhiễm virus lây truyền qua vết cắn của một con vật đã nhiễm bệnh, nhiễm trùng gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh trung ương, làm cho mèo bị sốt và có những động thái khác thường. Mèo bị bệnh thường có nhớt dãi chảy ra, hay ngáp, đồng tử mắt dãn ra, giảm ăn và có chiếu hướng hung hãn. Vào giai đoạn cuối mèo thường bị tê liệt, suy hô hấp và dẫn đến tử vong.
2. Nhiễm trùng đường hô hấp
Nhiễm trùng đường hô hấp (URI) là căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm ở mèo. Triệu chứng dễ nhận biết như đỏ mũi, mắt đỏ, sốt và kém ăn.
3. Bệnh Feline Panleukopenia (FP)
Bệnh Feline Panleukopenia hay còn gọi là bệnh sốt ho ở mèo. Những con mèo mắc bệnh này thường có số lượng tế bào máu trắng giảm mạnh, gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ miễn dịch và hậu quả làm cho con vật suy yếu và mắc thêm nhiều bệnh khác. Triệu chứng thường thấy như kém ăn, tiêu chảy, nôn mửa, nếu ở thể nặng có thể truyền sang cho con người, vì vậy khi vật bị bệnh nên cách ly để tránh tiếp xúc, bị cắn và lây bệnh.
4. Bệnh FIV
FIV (Feline Imunodeficiency virus) là căn bệnh suy giảm miễn dịch virus truyền từ con vật mắc bệnh sang mèo khỏe mạnh. Hiện tượng thường gặp là viêm nhiễm tại miệng làm cho con vật kém ăn, mắc bệnh hô hấp và viêm nhiễm mãn tính.
5. Bệnh FIP
FIP (Feline Imfectious Peritonitis) là chứng viêm phúc mạc ở mèo và là căn bệnh rất nguy hiểm do virus gây ra. Virus tồn tại trong hai hình thái một là ở thể ướt và hai là ở thể khô, không có dịch ướt ở bụng. Tất cả 2 thể này đều có dấu hiệu như lờ đờ, sốt, tiêu chảy, nôn mửa và kém ăn.
6. Bệnh Chlamydia
Đây là dạng vi khuẩn rất hay gặp ở mèo, gây viêm nhiễm mắt dẫn đến viêm kết mạc và làm cho mèo dễ bị mù. Triệu chứng thường thấy như ho, hắt hơi, biếng ăn, chảy nước mũi, viêm phổi, thở gấp sốt và chảy nước mắt.
7. Bệnh FeLV
FeLV (Feline Leukemia Virus) là căn bệnh gây bệnh bạch cầu do virus ở mèo. Trước tiên nó ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là nguy cơ gây bệnh ung thư cho con vật. Có thể được truyền từ những con mèo mắc bệnh qua đường ăn uống, tiếp xúc phân, nước tiểu, chất tiết cơ thể hoặc từ mẹ mèo sang mèo con.
8. Bệnh ký sinh trùng
Ký sinh trùng là căn bệnh rất dễ mắc phải ở nhóm vật nuôi trong gia đình, trong đó có chó mèo. Bệnh ký sinh trùng bên ngoài gồm bọ chét, ghẻ, bọ, ve trong tai, trên da vv... nó có thể gây ngứa ngáy tróc da. Một số loại ký sinh trùng bên trong có giun kim, giun tóc, sán..., chúng sống trong hệ thống ruột, tiêu thụ dưỡng chất do mèo ăn vào làm mèo chậm lớn, kém ăn, tiêu chảy, mất nước..., nếu nặng không điều trị có thể gây tử vong.
9. Bệnh tiểu đường
Đây cũng là căn bệnh dễ gặp ở mèo, nguyên nhân chính là do rối loạn nội tiết nhất là ở những con mèo được nuôi dưỡng tốt, mắc bệnh béo phì. Khi mắc bệnh mèo thường phàm ăn và hậu quả làm cho nguy cơ mắc bệnh không giảm.
10. Bệnh về da
Bệnh về da ở mèo rất đa dạng hay được gọi là bệnh rối loạn da, có thể chia ra 4 dạng: viêm nhiễm da, bệnh về da có liên quan đến miễn dịch, bệnh về da mang tính di truyền và cả bệnh bên trong da. Một số loại bệnh thường gặp như gây rụng lông, trứng cá mụn nhọt, ghẻ, lở...
Cách phòng tránh bệnh cho mèo:
Hầu hết các loại bệnh viêm nhiễm ở mèo như bệnh dại bệnh FIV, URF, FIP... có thể phòng tránh được bằng cách tiêm phòng. Ngoài ra giữ vệ sinh nơi ở, ăn uống và cơ thể con vật. Không nên dùng bát để chứa thức ăn chung với những con đã mắc bệnh. Một khi thấy mèo mắc bệnh thì không nên bế ẵm, vuốt ve, cho chúng sống chung với con người mà nên tư vấn bác sĩ thú y, sử dụng thuốc cần thiết.
Hướng dẫn cách chăm sóc cho mèo
Những chú mèo xinh xắn đáng yêu luônkhiến bạn thích thú và không còn cảm thấy cô đơn.
1. Tổ ấm của mèo miu:
Khâu chuẩn bị khá quan trọng. Các bạn hãy giành riêng một góc nhà để làm tổ ấmcho chú mèo cưng như chân cầu thang, cạnh tủ…Bạn có thể mua một chiếc giỏ xinhxắn có nệm bông hoặc một ngôi nhà xinh cho chú mèo tương lai của gia đình.
Sau khi dọn dẹp chỗ ở, bạn có thể yên tâm đi chọn một chú mèo khỏe mạnh và xinhxắn. Để chọn được giống mèo khỏe mạnh và đáng yêu cũng phải tìm hiểu rất tỉ mỉ.Những chú mèo phải có dáng đi nhanh nhẹn, lông mượt, mắt sáng, xung quanh miệngvà vành mắt không có rỉ bẩn. Khi nắm gáy mèo nhấc lên cao thấy hai chân sau vàđuôi quắp về phía trước bụng thì chú mèo này sẽ thật khỏe khắn đấy.
2. Thức ăn cho mèo miu:
Các bạn cũng không cần phải lo lắng khi tìm hiểu và chế biến các món ăn thậthấp dẫn và dễ dàng cho mèo miu đâu. Đối với những chú mèo con thì sữa là sảnphẩm ưu chuộng nhất. Sau thời kỳ bú sữa, các bạn hãy tập cho mèo con ăn bằngbột hoặc bằng cơm nhão. Khi mèo đã lớn, mèo rất thích món cơm trộn với cá, thịtkho, và có thể cho rau vào nữa. Hãy nhớ rằng mèo rất sợ mặn, nên hãy nêm thậtít muối thôi. Và mỗi ngày các bạn hãy thay bát nước cho mèo từ 2 đến 3 lần. Khiquá bận bịu, các bạn cũng có thể ra siêu thị mua một số loại thức ăn khô côngnghiệp cho mèo của các hãng như Royal Cannin Club, Kent…để thay đổi khẩu vị.
3. Bé vệ sinh cho mèo miu:
Những chú mèo cũng hiếu động và hay nghịch ngợm như em bé nên đôi khi sẽ rấtmất vệ sinh. Vì vậy vệ sinh và tắm cho mèo cũng là một khâu rất quan trọng. Mộttuần có thể tắm cho mèo 1 đến 2 lần. Trước hết các bạn phải chuẩn bị nước ấm,khăn lau, dầu tắm, lược và máy sấy. Vì mèo rất nhạy cảm và dễ ốm nên phải tắmthật nhanh, sấy khô và tránh để nước bắn vào mắt và tai nhé. Khi bạn tắm chomèo, hãy đôi khi dỗ giành mèo miu để mèo miu không cáu giận và cào cấu.
Nuôi mèo cũng là cách để tập chăm sóc và biết yêu thương các con vật yêu. Từ đócó thể học hỏi và giúp đỡ và quan trọng hơn là biết yêu thương và biết chăm sóccác thành viên trong gia đình hơn đấy.
THAM KHẢO THÊM:
Hiểu tâm lý loài mèo qua tiếng kêu và hành động
Xem để hiểu thêm về chú mèo nhà bạn...
1. Kêu “meo meo” như em bé
Tiếng kêu của mèo và tiếng khóc của trẻ sơ sinh được chứng minh là có nhiều điểm tương đồng.
Khi cảm thấy đói và muốn thu hút sự chú ý của chủ, mèo phát ra những tiếng “meo” não ruột với âm vực cao.
Thứ âm thanh đó thực ra là sự kết hợp giữa tiếng rên và kêu, có vẻ khẩn thiết và đáng thương hơn so với tiếng kêu trong những hoàn cảnh khác. Chúng ta có thể cảm thấy khó chịu khi nghe những tiếng kêu khẩn thiết đó của mèo, song không thể lảng tránh chúng.
2. Phân biệt lãnh thổ
Một trong những lợi ích lớn để sở hữu một chú mèo là bản năng “dọn dẹp” chất thải của chúng. Tuy nhiên, hành vi này không xuất phát từ ý thức sạch sẽ của chúng như nhiều người nghĩ.
Che giấu phân thực chất là hành vi của một con mèo nhằm hạn chế sự lan tỏa mùi của nó, ngăn ngừa sự phát hiện của kẻ thù và bị "bắt nạt".
Điều này đã được chứng minh khi quan sát đời sống xã hội của giống mèo hoang. Lũ mèo đực chỉ huy không hề giấu phân, mà còn phơi bày rõ ràng trên các mô đất hay bất kỳ điểm nào trong khu vực.
Vì vậy, nếu một ngày bạn phát hiện chú mèo của bạn đang cố ý rải phân “lộ thiên” khắp nhà bạn, tức là chúng đang “giương cờ” tuyên bố nhà bạn là lãnh thổ của chúng và bạn đang dành cho chúng một sự xúc phạm nặng nề.
3. Cọ xát = quyền sở hữu
Giống như nhiều loài động vật khác, mèo được bao phủ bởi các tuyến mùi hương pheromone. Nó chủ yếu được sử dụng để giao tiếp với đồng loại như giao phối hay quyền sở hữu lãnh thổ. Các tuyến này chủ yếu nằm trên đuôi, một bên cơ thể và khuôn mặt của chúng.
Vì thế, khi một con mèo cọ xát vào chân bạn, hay dụi dui mặt nó vào bàn tay bạn, nó không thể hiện tình cảm như những chú cún mà thay vào đó là cố ý để lại hương thơm “độc đáo” của nó trên bạn.
Mùi hương này sẽ nói với những động vật khác rằng: bạn là “tài sản” của nó.
4. Nghệ thuật bắt chước để đe dọa
Một chú mèo dễ thương và trông hiền lành đến vậy cũng có thể trở nên dữ tợn khi giận dữ và đe dọa người khác.
Chúng cụp tai xuống, giương nanh ra, nheo mắt lại và rít lên “Mrrroww”. Lúc này chúng trông y như loài rắn - những kẻ săn mồi nổi tiếng hiểm ác.
Trông có vẻ trùng hợp nhưng đây là một hành động hoàn toàn có chủ ý. Đó chính là bản năng sử dụng “nghệ thuật bắt chước” tuyệt vời để bảo vệ bản thân khỏi bị tấn công của chúng.
5. Món quà và những bài học
Mèo đích thực là những thợ săn bản năng. Ngay cả khi đã no nê, chúng vẫn tiếp tục đi săn và coi việc giết con mồi như một thú vui.
Thậm chí sau khi đã hạ gục một con chim, chúng có thể bỏ xác con mồi của mình vào giày của bạn và coi đó là quà giành cho “người lãnh đạo” của chúng.
Chúng đang mong nhận được một lời khen hoặc đang dạy cho bạn bài học về cách săn mồi. Lúc đó, chúng nhận thấy rằng, bạn đang giống như chú mèo con đang thiếu trầm trọng các kỹ năng săn bắn và không có khả năng tự nắm bắt thực phẩm cho riêng mình.
Vì vậy, khi nhận được “quà”, thay vì hoảng sợ và giam lỏng chú mèo của bạn, hãy chuẩn bị cho bài học thứ hai khi chú mèo dễ thương của bạn dạy cho bạn tầm quan trọng của sinh tử.
Cho em bé chơi với chó, nên hay không nên ?
Chữa bệnh đau mắt cho mèo con đơn giản rất hiệu quả
Các bệnh thường gặp ở chó và cách điều trị hiệu quả
Xử lý khi bị chó cắn
Tự may quần áo cho cún
Cách chọn chó khôn cực chuẩn bằng kinh nghiệm dân gian
Kinh nghiệm nuôi mèo cảnh
(ST)