Cách chăm sóc da tuổi 30 đẹp rạng ngời như thiếu nữ
Cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ như thế nào?
Cách chăm sóc mèo mẹ sinh con đúng cách
Mèo Tây thể trạng yếu hơn mèo ta về sức đề kháng nên trong việc chăm sóc mèo Tây cần chú ý những điều sau để bảo vệ sức khỏe của cả chủ lẫn mèo. Không nên mang kinh nghiệm chăm sóc mèo Ta để áp đặt hoàn toàn lên mèo Tây nhất là trong vấn đề phòng bệnh và dinh dưỡng cho mèo.
. Phòng bệnh và chích ngừa.
Các bé sinh vào ngày 31/1/2012.
1. Sổ giun sán
_ Thời điểm sổ giun: 22/4/2012
_ Định kỳ 3tháng/lần sổ giun cho bé
Thuốc tẩy giun cho mèo có thể mua tại các trung tâm thú y. Tên thuốc: Exotral hoặc Sanpet. 1 viên tẩy cho 1 bé mèo 5kg (xem xét trọng lượng của mèo và chia thuốc cho phù hợp)
Dấu hiệu nhận biết mèo nhiễm giun: đi phân lỏng và có sán trên phân hoặc sau hậu môn, ói ra giun sán…
Lưu ý: Bất kể là mèo Tây hay Ta, Nếu mèo nhiễm giun sán phải lập tức sổ ngay, nếu không sán và trứng sẽ theo mèo vung vãi khắp nhà, rơi vào đồ ăn của người sẽ nhiễm bệnh. Nếu nhà có nuôi chó hoặc mèo khác, phải đồng loạt sổ giun cùng lúc nếu không sẽ lây qua lại lẫn nhau và không hết.
2. Mũi chích ngừa phòng 5 bệnh (hay còn gọi là phòng bệnh giảm bạch cầu)
_ Thời điểm: sau khi sổ giun 1 tuần : 31/4/2012(Mèo con trên 3 tháng tuổi mới được chích ngừa mũi này)
_ Sau 1 tháng chích thêm 1 mũi nhắc lại: 31/5/2012. Sau mũi này thì 1năm/1 lần tái chủng.
_ Tên mũi chích : Leucorifelin. Chi phí : 280.000đ – 300.000đ/mũi
_ Mèo con chưa chích ngừa không được tiếp xúc với chó mèo khác hoặc ra khỏi nhà nhiều nếu không sẽ nhiễm bệnh ngay.
Lưu ý: Đây là mũi chích cực kỳ quan trọng, không được bỏ sót, nếu mèo nhiễm bệnh giảm bạch cầu, tỷ lệ tử vong là 100%. *Các dấu hiệu nhiễm bệnh: Mèo phát bệnh trong vòng 2-3 ngày: bỏ ăn, nôn mửa, tiêu chảy kéo dài…. Những ngày cuối sẽ co giật và ngạt thở dẫn đến tử vong.
*
3. Mũi chích dại
_ Thời điểm: có thể chích cùng lúc với mũi ngừa 5 bệnh hoặc chích cách 1 tuần( tùy vào thể trạng của bé, tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ thú y)
_ Tên mũi chích: Rabigen. Chi phí: 15-25k/mũi.
. Dinh dưỡng cho mèo
Nên cân bằng một bữa cơm cá (có thể thêm rau) và một bữa hạt khô dành cho mèo, có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cho mèo bằng thịt gà, bò, trứng…
1. Dinh dưỡng thiết yếu:
_ Cơm: trộn thịt, cá biển hoặc trộn cá hộp dùng riêng cho mèo (cá lon Wishkas, có thể tìm mua ở siêu thị lớn), không nên cho mèo ăn cá hộp của người. Nếu được, nên cho mèo ăn thịt nhiều hơn ăn cá.
_ Hạt khô: tốt nhất nên sử dụng thức ăn dành cho mèo của Royal Canin (hạn chế sử dụng Me-0 hoặc Wishkas vì dễ gây bệnh thận cho mèo, giá cũng không chênh lệch nhiều).
Khi mèo ăn thức ăn khô, phải đảm bảo cung cấp lượng nước đầy đủ cho *mèo vì ăn hạt nhiều mà uống ít nước cũng dễ gây bệnh.
*+ Mèo từ 1-12 tháng tuổi: dùng Royal Canin Kitten 36
*+ Mèo từ 12 tháng tuổi trở lên: dùng Royal Canin Fit 32
_ Sữa: có thể cho mèo uống sữa tươi không đường, hoặc sử dụng sữa Dielac Step 1 *(mèo không tiêu hóa được những thức uống có đường => sẽ gây ra tiêu chảy cho mèo)
_Thịt: có thể bổ sung thịt gà, thịt bò, …thêm cho mèo.
_ Có thể trộn cơm và tập cho mèo ăn thêm rau, (đậu que luộc cắt nhỏ), nếu bé không thích nghi và bị tiêu chảy hay ói mửa thì dừng cho ăn.
*** Lưu ý: Nếu không cho bé ăn hạt khô mà chỉ tập ăn cơm cá và những thức ăn khác sẽ gây ra hiện tượng thiếu chất, mèo dễ bị thiếu canxi và gây ra liệt chân, vẹo cột sống, nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra thương tật suốt đời không thể hồi phục.
2. Dinh dưỡng bổ sung
_ Sữa chua có đường: giúp tiêu hóa tốt hơn cho mèo (tuần/2-3 lần/nửa hủ)
_ Phô mai, hột vịt lộn… tùy thể trạng mỗi bé, có bé ăn được có bé không. Nếu mèo bị tiêu chảy dừng cho ăn.
_Tôm : bỏ đuôi, bỏ vỏ.. tùy thể trạng mỗi bé, có bé ăn được có bé không. Nếu mèo bị tiêu chảy dừng cho ăn.
_ Nutri Plus Gel (130000đ/tuýp) để cung cấp thêm dinh dưỡng cho bé, chăm sóc toàn diện sức khỏe và giúp lông dài, mượt. Trường hợp bé bị suy dinh dưỡng, bỏ ăn, gel có thể được xem như nguồn thức ăn duy nhất hỗ trợ cho bé.
3. Khuyến cáo:
*
_ Không nên cho mèo ăn xương (xương cá, xương thịt…)
_ *Không cho mèo ăn cá ngừ của người.
_ Không được cho mèo ăn đồ sống, sẽ gây ra giun sán.
*
. Điều kiện sống
*
1. Chăm sóc da lông móng:
_ Nên tắm cho bé 1 lần /tuần hoặc 1lần/2tuần, sau khi tắm chải lông sấy khô hoặc cho bé phơi nắng. Chải lông và tắm rửa cho bé thường xuyên sẽ tránh rụng lông nhiều và giúp lông dài. Tắm đều cho bé sẽ tránh được ve rận, bọ chét.
_ Không nên để cho bé tự khô lông, nếu sức khỏe yếu bé dễ cảm lạnh và để lông ướt sẽ là môi trường sản sinh nấm.
_ Nên để bé sống ở nơi khô thoáng, không sống ở nơi ẩm ướt và có nhiều góc kẹt dễ phát sinh nấm.
_ Nên chú ý cắt móng cho bé để tránh xước tay chân và bàn ghế salon trong nhà, chỉ cắt nhấp đầu nhọn nơi móng chân bé, không cắt quá sâu sẽ gây chảy máu.
Lưu ý: Nấm mèo là một bệnh rất dai dẳng, lây lan rất nhanh và tiêu tốn rất nhiều thời gian để chữa bệnh. Nấm mèo có thể lây cho các con vật khác ở cùng và lây sang cả cho người. Nếu chữa không đúng thuốc nấm sẽ không bao giờ hết, nếu nấm quá nặng phải dùng đến thuốc đặc trị dễ gây tử vong cho mèo.
2. Vệ sinh cho mèo
* * *_ Có thể tập cho mèo đi trong toalet, hoặc nơi nào đó mà chủ muốn hoặc sử dụng cát mèo để mèo đi trong thau, đi xong mèo có thể lấp cát che mùi.