Cách làm hạ huyết áp nhanh cho người bệnh huyết ap cao
Nguyên nhân của bệnh đau khớp và chế độ ăn uống,kiêng kị cho người bệnh khớp
Nguyên nhân của bệnh thiếu máu não và chế độ ăn uống hợp lý cho người bệnh
Cách chăm sóc người bệnh sau mổ tốt nhất giúp bệnh nhân mau hồi phục
Cách chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não . Di chứng do bệnh tai biến mạch máu não để lại rất nặng nề, nên việc chăm sóc phục hồi vận động, ý thức cho bệnh nhân rất quan trọng.
Chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não
Cách đây một tháng, bà Nguyễn Thị Cứ, 59 tuổi, ở xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước vào Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh trong tình trạng liệt nửa người bên trái, không nhận thức được xung quanh. Đến nay, sức khỏe bà Cứ đã ổn định và nhận biết được.
Theo bác sĩ Lê Sê, Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, nhiều bệnh nhân vào viện sau thời gian điều trị không khỏi ở các nơi khác. “Có nhiều phương pháp trong việc chăm sóc và phục hồi bệnh nhân tai biến như điện châm, thủy châm, tập vận động... Sự gần gũi, tận tâm chăm sóc của bác sĩ, điều dưỡng cũng góp phần đem lại kết quả điều trị tốt hơn. Tại bệnh viện, hằng năm có khoảng 20% trường hợp bệnh nhân tai biến mạch máu não hồi phục hoàn toàn và 50% người bệnh có thể tự chăm sóc bản thân”, bác sĩ Lê Sê phân tích.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, với bệnh nhân bị liệt nửa người, việc chăm sóc đúng cách có thể giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm như: viêm loét da do nằm lâu, viêm phổi, trầm cảm… Việc tập luyện sớm, đúng phương pháp sẽ giúp nâng cao hiệu quả phục hồi cho bệnh nhân, giảm biến chứng và di chứng. Vì thế, khi đã qua giai đoạn nguy hiểm của bệnh tai biến mạch máu não, ngoài vấn đề điều trị do bác sĩ chỉ định, bệnh nhân cần được chăm sóc và giúp đỡ tập luyện, phục hồi vận động, ý thức một cách hợp lý, càng sớm càng tốt.
Bình quân mỗi tháng, khoa Vật lý trị liệu, BVĐK tỉnh tiếp nhận điều trị cho 20 bệnh nhân tai biến mạch máu não. Tại đây, các bệnh nhân được áp dụng phương pháp điện trị liệu giúp kích thích các vùng hoạt động trở lại, hay dùng đèn hồng ngoại có tác dụng làm máu lưu thông. Phương pháp xoa bóp giúp tăng cường lưu thông máu, tăng cảm giác tiếp xúc ở bệnh nhân. Còn phương pháp tập theo tầm vận động giúp bệnh nhân tránh teo cơ, cứng khớp.
Bác sĩ Phạm Thị Phượng, Trưởng khoa Vật lý trị liệu, cho biết: “Người nhà có thể giúp bệnh nhân tự tập luyện với các dụng cụ trợ giúp như thanh song song, khung tập đi. Việc tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của bệnh nhân và người nhà. Việc tập luyện vẫn phải được duy trì cả khi bệnh nhân đã phục hồi các di chứng”.
Chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não tại nhà
Tai biến mạch máu não là một hình thức rối loạn tuần hoàn não cấp tính, có thể gây đột tử hoặc liệt nửa người, thất ngôn, rối loạn tâm thần... Để giảm bớt các di chứng và phòng tái phát, khi trở về nhà sau giai đoạn cấp cứu, bệnh nhân vẫn phải được chăm sóc và điều trị theo chế độ đặc biệt.
|
Nước ép trái cây tươi là thực phẩm phù hợp với bệnh nhân tai biến mạch máu não. |
Sau đây là các hướng dẫn cụ thể:
1. Sinh hoạt, tập luyện
Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà phải giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét. Mỗi lần lật người, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.
Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hằng ngày. Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.
2. Chế độ ăn
Cần đảm bảo chế độ ăn đủ chất và cân đối. Nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi. Kiêng sử dụng các chất béo và chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê); hạn chế dùng muối.
3. Điều trị
Nên kết hợp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp và dùng thuốc để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt. Có thể áp dụng một trong các bài thuốc khắc phục di chứng tai biến mạch máu não sau:
- Thiên ma câu đằng ẩm: Thiên ma, chi tử, hoàng cầm mỗi thứ 8 g; câu đằng, ngưu tất, ích mẫu, hà thủ ô, bạch linh mỗi thứ 12 g; tang kí sinh, thạch quyết minh (sắc trước) mỗi thứ 20 g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Bổ dương hoàn ngũ thang: Sinh hoàng kỳ 40 g, quy vĩ 8 g, xích thược 6 g, xuyên khung, đào nhân, hồng hoa, địa long mỗi thứ 4 g.
Sắc uống ngày 1 thang.
- Thuốc Tây y: Điều trị duy trì theo đơn của thầy thuốc. Trường hợp bệnh nhân có tăng huyết áp, nên dùng thuốc hạ huyết áp và duy trì ở mức 140-150/90 mmHg.
4. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh
- Cẩn thận giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao vào mùa hè.
- Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp.
- Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh. Tránh mất ngủ.
- Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim.
- Tránh táo bón. Kiêng rượu, bia và các chất kích thích.
- Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh...
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não
Khi ra viện, bệnh nhân tai biến mạch mãu não chưa thể phục hồi được các chức năng nên gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Ở trường hợp này chúng ta cần hết sức lưu ý khi chăm sóc và điều trị tại nhà để người bệnh nhanh chóng phục hồi.
Về ăn uống ở người tai biến mạch mãu não
Khi ra viện, bệnh nhân tai biến mạch máu não có thể tự ăn hoặc được nuôi ăn qua ống xông.
Với bệnh nhân có thể tự ăn được nên áp dụng chế độ dinh dưỡng như sau:
Cho người bệnh ăn uống như bình thường, nếu ăn ít thì nên tăng thêm bữa trong ngày.
Thức ăn phải được chế biến phù hợp với khả năng nhai của người bệnh. Có thể cắt nhỏ, băm nhuyễn, ninh nhừ để người bệnh dễ ăn và dễ hấp thụ.
Thức ăn phải cân đối và đáp ứng đủ các chất cần thiết như chất đạm từ thịt, cá, trứng, đậu hũ…; chất bột đường từ gạo, mì, bánh mì…; chất béo từ dầu mỡ…; rau củ quả và trái cây.
Năng lượng cần trong ngày là: 25-30kcal/kg cân nặng/ngày.
Thành phần dinh dưỡng trong ngày nên được phân chia đa dạng.
Uống đủ nước: có thể tính theo 40ml/kg cân nặng/ngày.
Lưu ý:
Đa số người bệnh đều nằm tại giường hoặc đi lại hạn chế nên nhu cầu năng lượng sẽ thấp hơn so với người bình thường.
Nếu người bệnh có chế độ ăn hợp lý thì biểu hiện cơ thể như sau: Da hồng hào, không viêm loét, niêm mạc không bị lở loét, cân nặng đạt mức lý tưởng, cơ chắc, tóc mượt, không rụng.
Với bệnh nhân không thể tự ăn được
Người bệnh tai biến mạch máu não có thể không ăn được do liệt cơ hầu họng. Nều cố ăn dễ gây sặc hoặc nôn. Vì vậy, nuôi ăn qua ống xông được bác sĩ khuyên áp dụng sẽ giúp người bệnh nhận đủ lượng thực phẩm cần thiết trong ngày. Khi chăm sóc bệnh nhân phải nuôi ăn qua ống xông cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Sinh hoạt, tập luyện
Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà phải giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét. Mỗi lần lật người, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.
Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hằng ngày. Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.
Điều trị tai biến mạch máu não
Với bệnh nhân bị tai biến mạch máu, không nên chỉ dùng thuốc tây, mà nên kết hợp giữa dùng thuốc và châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt. Người nhà nên thường xuyên xoa bóp cho bệnh nhân, điều đó sẽ giúp cho qúa trình phục hồi bệnh nhanh hơn.
Thực hiện các biện pháp phòng bệnh
Cẩn thận giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao vào mùa hè.
Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp.
Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh. Tránh mất ngủ.
Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim.
Tránh táo bón. Kiêng rượu, bia và các chất kích thích.
Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh…
Cách chăm sóc người bệnh sau đột quỵ
Đột quỵ có thể gây những hậu quả khác nhau và thường nặng nề đối với người bệnh cả về thể chất, tình cảm và nhận thức. Người chăm sóc bệnh nhân đột quỵ phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn để giúp cho người bệnh phụ hồi và an toàn.
Đi lại
Người đột quỵ có thể dẫn tới nguy cơ phải nằm liệt giường hoặc bị liệt không đi lại được. Những lý do bao gồm: liệt bán thân, giảm thăng bằng, suy giảm thị giác, mất thị lực ở một mắt. Người bệnh mất khả năng di chuyển đè nặng lên tâm lý của người bệnh và cả người chăm sóc.
Người bệnh sau đột quỵ cần sự cảm thông và chia sẻ
Lời khuyên:
- Người chăm sóc nên khuyến khích người bệnh tự chăm sóc bản thân nếu có thể an toàn. Người chăm sóc cố gắng tạo cơ hội cho người bệnh tự làm những việc theo khả năng của họ.
- Hướng dẫn người bệnh tham gia các bài tập vật lý trị liệu tăng cường sự linh hoạt có sự hỗ trợ của các thiết bị vật lý như gậy, khung tập đi, xe lăn,..
- Khám mắt thường xuyên để đánh giá thị lực và điều trị kịp thời.
- Người chăm sóc phải khuyến khích người bệnh tập luyện các bài tập di chuyển để duy trì tính linh hoạt và sức khoẻ một cách thường xuyên.
- Người bệnh có thể cố gắng tự chăm sóc bản thân như đi vệ sinh nhưng phải đảm bảo an toàn. Người chăm sóc có thể sắp xếp nội thất gọn gàng, thiết lập lịch trình hàng ngày cho người bệnh bao gồm cả thời gian đi vệ sinh, …
Người bệnh có thể tham gia tập vật lý trị liệu duy trì khả năng vận động
- Nếu người bệnh mất khả năng di chuyển, người chăm sóc phải nhận thức được sự mất mát này của người bệnh và cảm thông với họ. Tham khảo lời khuyên của bác sĩ hay chuyên gia tâm ký là cần thiết.
- Đối với người bệnh vẫn còn khả năng vận động nhưng giảm khả năng nhận thức thì vấn đề chính là an toàn. Lắp hệ thống báo động cửa cần thiết, sử dụng các thiết bị cảnh báo an toàn cho bếp, điện,….
Ăn uống
Đột quỵ có thể làm thay đổi khả năng nuốt của một số người. Đường hô hấp cũng có thể bị tổn thương do đó cần phòng tránh viêm họng. Người chăm sóc cần tìm hiểu kỹ thuật để chăm sóc an toàn thay vì chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
Người bệnh sau đột quỵ thường ăn thức ăn loãng hơn
Lời khuyên:
- Nếu người bệnh trước đây dùng răng giả, hiện tại có thể không còn phù hợp. Tham khảo ý kiến nha sĩ để thay thế răng mới.
- Vấn đề chảy nước miếng và nước dãi khi ăn khiến cho người bệnh khó giữ được thức ăn ở trong miệng. Điều này gây bực bội cho cả người bệnh và người chăm sóc. Nóng vội không phải là cách giải quyết vấn đề này.
- Nhu cầu calo của người bệnh thấp hơn.
- Chăm sóc răng miệng sau bữa ăn và trước khi đi ngủ sẽ góp phần duy trì khả năng nhai và nuốt.
- Thưởng thức nên là một phần của bữa ăn. Nên chuẩn bị các bữa ăn truyền thống tạo không khí ấm cúng.
- Nếu khó khăn trong việc nhai nuốt, cần khám bác sĩ để được điều trị.
Tai biến mạch máu não
Bài thuốc cho người bị di chứng tai biến mạch máu não
Tắc nghẽn mạch máu não
Bệnh đột quỵ
Hồi phục sau xuất huyết não
An cung Ngưu Hoàng Hoàn ở Việt Nam
Hồi phục sau xuất huyết não
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp
(ST)