Cách chăm sóc người bị bệnh thủy đậu chóng khỏi nhất

Chuyên về y học, dành cho các bác sỹ, dược sỹ, học viên và sinh viên tự đăng bài viết về sức khỏe, trao đổi nội bộ nhằm nâng cao kiến thức phục vụ công việc !

Virus thủy đậu xâm nhập vào cơ thể ở đường hô hấp trên, sinh sản ở đó rồi vào máu. Virus theo dòng máu đến cư trú ở da và niêm mạc làm phát sinh những nốt mọng nước nhỏ như hạt đậu.

Định nghĩa

Thúy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu gâv nên.

Trẻ em thường mắc bệnh.

Cần phát hiện bệnh sớm.

Mầm bệnh

Virus thủy đậu có sức đề kháng yếu và chết nhanh ở bên ngoài cơ thế, có ái tính với da và niêm mạc. Virus thủy đậu xâm nhập vào cơ thê bang đường hô hấp trên, chúng sinh sản ở đó và gây bệnh.

Đường lây

Bệnh lây theo đường hô hấp và không khí.

Dịch tễ học

Virus thủy đậu xâm nhập vào cơ thể ở đường hô hấp trên, sinh sản ở đó rồi vào máu. Virus theo dòng máu đến cư trú ở da và niêm mạc làm phát sinh những nốt mọng nước nhỏ như hạt đậu. Có trường hợp virus làm tổn thương màng não tủy.

Nguồn truyền nhiễm duy nhất là người bệnh.

Thời gian lây ngắn, người bệnh chi lây cho những người xung quanh trong khoáng 1 tuần.

Tất cả tré em đểu có thể bị nhiễm bệnh.

Thúy đậu thường thấy ớ trẻ em 2-7 tuổi, trên 15 tuổi ít mắc.

Sau khi mắc bệnh người bệnh có miễn dịch.

Triệu chứng

Thời kỳ li bệnh

Từ 1 - 2 tuần, không có biểu hiện lâm sàng.

Thòi kỳ khơi phát

Người bệnh sốt nhẹ, quấy khóc, mệt mỏi, ho.

Thời kỳ toàn phát

Sốt: Người bệnh sốt nhẹ 38 - 39"c, các nốt thủy đậu mọc ở sau tai, dưới chân tóc, lưng, bụng, các chi. Lúc đầu là nốt đỏ về sau chuyển thành nốt mọng nước. 3 - 4 ngày sau các nốt se dần và bong vảy. Cứ 2 - 3 ngày lại có một đợt các nốt mới mọc trên cùng 1 vùng da, vì mọc thành nhiều đợt liên tiếp nên trên cùng một vùng da các nốt đậu không cùng một lứa tuổi, rất hiếm những trường hợp mụn mủ, xuất huyết.

Thời kỳ lui bệnh

Các nốt thủy đậu bong vảy dần và khỏi. Khi khỏi thường không để lại sẹo.

Trường hợp thúy đậu bội nhiễm có thể để lại sẹo mỏng.

Biến chứng

Các biến chứng do bội nhiễm: Viêm da có mủ, viêm tai giữa, viêm miệng, viêm phế quản, viêm phổi.

Viêm não sau thủy đậu.

Các biến chứng do vị trí của nốt thúy đậu: Ớ giác mạc gây giảm thị lực, ớ thanh quán gây ho, viêm thanh quản, khó thở thanh quản.

Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán

Các biếu hiện lâm sàng: Sốt - người bệnh sốt nhẹ 38 - 39°C, các nốt thủy đậu mọc ở sau tai, dưới chân tóc, lưng, bụng, các chi. Lúc đầu là nốt đò về sau chuyên về nốt mọng nước, vì mọc thành nhiều đợt liên tiếp nên trên cùng một vùng da các nốt đậu không cùng một lứa tuối.

Dịch tễ: Có tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu.

Điều trị

Thuốc: Bôi ngoài da bằng dung dịch Xanh metylen.

Vệ sinh da hàng ngày.

Dùng kháng sinh khi có bội nhiễm.

Phòng bệnh

Cách ly người bệnh sớm.

Trong trường hợp bội nhiễm cần cách ly tại bệnh viện.

Ticm vacxin phòng bệnh.

Chăm sóc người bệnh

Nhận định

Tình trạng hô hấp.

Tình trạng tuần hoàn:

Mạch.

Huyết áp.

Cần theo dõi mạch, huyết áp 1 giờ/1 lần, 3 giờ/1 lần.

Tình trạng phỏng nước:

Đặc biệt là thời kỳ toàn phát.

Đầu tiên mọc nốt phỏng sau tai, dưới chân tóc, lan đến các vùng da khác trên cơ thế. Các nốt phỏng nước nhó như hạt đậu.

24 giờ kế tiếp nốt phỏng lan ra các vùng da khác toàn thân.

Xen kẽ có những chỗ da lành.

2-3 ngày sau lại có một đợt các nốt thủy đậu mọc.

Trên một vùng da, các nốt thủy đậu không cùng một lứa tuổi.

Tình trạng chung:

Đo nhiệt độ: Sốt nhẹ.

Ngứa: Trẻ dụi mắt, gãi làm lan các nốt phỏng ra nơi khác.

Xem bệnh án để biết:

+ Chán đoán.

+ Chi định thuốc.

Có kế hoạch chăm sóc thích hợp, đê’ thực hiện kịp thời chính xác đầy đủ các xét nghiệm cơ bản.

+ Xét nghiệm.

+ Các yêu cầu theo dõi khác.

+ Yêu cầu dinh dưỡng.

Lập kế hoạch chăm sóc

Báo đám thông khí.

Theo dõi tuần hoàn

Theo dõi các biến chứng.

Thực hiện các y lệnh,

Phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời.

Chãm sóc hệ thống cơ quan nuôi dưỡng.

Giáo dục sức khóe.

Thực hiện kế hoạch

Bảo đảm thông khí:

Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu nghiêng một bên.

Cho thở oxy, nếu có khó thớ.

Theo dõi tuần hoàn:

Lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ ngay khi tiếp nhận người bệnh, báo cáo ngay bác sĩ.

Theo dõi mạch, huyết áp 30 phút/1 lần, 1 giờ/1 lần, 3 giờ/1 lần tuỳ theo y lệnh.

Theo dõi, ngừa biến chứng:

Viêm phối.

Viêm tai giữa.

Viêm thanh quản.

Viêm não tủy.

Viêm giác mạc mắt.

Thực hiện các y lệnh của bác sĩ

Chính xác, kịp thời.

Thuốc.

Các xét nghiệm.

Theo dõi các biến chứng.

Chăm sóc hệ thống cơ quan, nuôi dưỡng:

Cho người bệnh nghi ngơi: Trẻ thường quấy khóc, bứt rứt vì ngứa nhiều.

Vệ sinh răng miệng, da, mắt: Súc miệng, chà răng, rửa tay sạch, dùng kháng sinh nhỏ mắt, tắm rửa sạch để tránh những trường hợp nhiễm trùng lở loét.

Nuôi dưỡng:

+ Không nên kiêng cữ thái quá, dùng thức ăn có nhiều đạm. dễ tiêu đế tăng cường mức độ dinh dưỡng, đặc biệt là Vitamin A nên cho uốn2 thêm để tránh gây khô mắt.

Giáo dục sức khỏe

Ngay từ khi người bệnh mới vào. phái hướng dẫn nội quy khoa, phòng cho bệnh nhân.

Tránh tiếp xúc trẻ bị thúy đậu.

Cách ly trẻ bị bệnh tại bệnh viện.

Tiêm vacxin phòng bệnh thúy đậu.

Đánh giá

Được đánh giá là chăm sóc tốt nếu:

Thông thường các nốt thúy đậu bav theo trình tự xuất hiện, không đế lại sẹo trên mặt da.

Người bệnh ăn uống khá hơn. tổng trạng hồi phục dần.