Cách chăm sóc người bị bệnh thủy đậu đúng phương pháp

Cách chăm sóc người bị bệnh thủy đậu đúng phương pháp. Bệnh thủy đậu hay còn được gọi là bệnh trái rạ hay bệnh phỏng dạ là một bệnh truyền nhiễm hay gặp trên người, do một chủng virus herpes là Varicella Zoster virus (VZV) gây ra.




Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bệnh Thủy Đậu

Thời kì ủ bệnh thủy đậu: kể từ lúc phơi nhiễm với virus cho đến khi xuất hiện triệu chứng thủy đậu thường kéo dài từ 10–21 ngày, trung bình là 14 ngày.

Khởi phát bệnh thủy đậu:

Cơ thể có sốt nhẹ 37 – 38 oC, đôi khi sốt cao đến 39 – 40 độ;

Người mệt mỏi, đau đầu, đau họng

Nổi các nốt phỏng: Ban đầu là các nốt nhỏ màu hồng, sau đó nổi gồ lên da và sau 24 giờ trở thành nốt màu hồng có phỏng nước trong. Các nốt phỏng thường rất ngứa, xuất hiện rải rác khắp cơ thể mà nhiều nhất là trên mặt, ngực, da đầu và chân tóc. Nếu như bệnh nhân không kiểm soát được mà hay gãi thì rất dễ làm vỡ các nốt này. Các nốt phỏng tồn tại khoảng 4 ngày, khoảng từ ngày thứ 10 trở đi bắt đầu bong vảy và thường không để lại sẹo.

Những yếu tố nguy cơ mắc bệnh thủy đậu

Một đặc điểm quan trọng của virus VZV là chúng có thể lây lan từ người này qua người khác ngay cả khi chưa xuất hiện bất kì triệu chứng nào. Ở một số bệnh nhân có cơ địa đặc biệt như người suy giảm miễn dịch (người mắc u lympho, bệnh bạch cầu hoặc điều trị corticoid kéo dài), virus VZV có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng nặng, các nốt phỏng thường hoại tử và chảy máu. Virus VZV có thể khu trú gây tổn thương ở các cơ quan nội tạng như phổi, gan, thần kinh và gây đông máu trong lòng mạch.

Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu, tuy nhiên nguy cơ đó gia tăng nếu người đó chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh và ở trong những trường hợp sau:

Cùng sống trong một môi trường với người bị thủy đậu

Tiếp xúc với người bị thủy đậu từ một giờ trở lên.

Có hệ thống miễn dịch bị tổn thương.

Biến chứng của bệnh thủy đậu

Nhiễm khuẩn ngoài da là biến chứng hay gặp nhất của bệnh thủy đậu. Các nốt phỏng xuất hiện ngoài da thường rất ngứa khiến cho người bệnh hay gãi, nếu không cẩn thận sẽ bị vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập đặc biệt là liên cầu và tụ cầu. Trong một số trường hợp, biến chứng này có thể trở nên trầm trọng hơn.

Ở phụ nữ có thai, bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Nếu mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai kì sẽ có thể gây bệnh lý với phôi thai như mất chi, viêm tắc võng mạc, đục thủy tinh thể. Còn trong trường hợp mắc bệnh khoảng 5 ngày trước khi sinh, thì trẻ sinh ra sẽ bị thủy đậu bẩm sinh do bị nhiễm virus vào máu và thường dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, thủy đậu cũng có thể gây nên một số biến chứng khác nhưng ít gặp hơn, cụ thể bao gồm:

Viêm phổi do thủy đậu:

Viêm phổi có thể xuất hiện nếu virus VZV xâm nhập vào hệ hô hấp. Tỷ lệ bị biến chứng này ở bệnh nhân thủy đậu vào khoảng 20%, phổ biến nhất ở trẻ vị thành niên, người lớn và phụ nữ có thai.Người hút thuốc lá, người bị bệnh phổi hoặc người suy giảm miễn dịch cũng dễ bị tổn thương bởi biến chứng này.

Biến chứng thần kinh (viêm não):

Đây là biến chứng hay gặp ở trẻ nhỏ, xuất hiện khoảng 5 – 10 ngày sau khi các nốt phỏng xuất hiện. Ở trẻ em, viêm não do thủy đậu thường ở vùng tiểu não và được gọi là chứng mất điều hòa tiểu não cấp tính (acute cerebellarataxia). Ở người lớn, biến chứng này xuất hiện ở một vùng não lớn hơn và cũng nguy hiểm hơn. Viêm não thường gây ra triệu chứng như sốt đột ngột, nhức đầu, li bì, mẫn cảm với ánh sáng và buồn nôn, thậm chí gây co giật và liệt. Trong trường hợp này không thể tự điều trị tại nhà mà phải đưa bệnh nhân tới bệnh viện.

Suy giảm thị giác:

Xảy ra khi virus VZV xâm nhập vào giác mạc, để lại các vết sẹo và gây viêm giác mạc, gây tổn thương đến mắt.

Hội chứng Reye:

Có thể xuất hiện nếu bệnh nhân thủy đậu nhỏ tuổi dùng aspirin. Do đó, không được chỉ định aspirin cho bệnh nhân thủy đậu dưới 20 tuổi.

Ngoài những biến chứng trên, bệnh nhân thủy đậu còn có thể bị một số hiện tượng khác như viêm cơ tim, viêm khớp, viêm cầu thận, viêm thận, xuất huyết nội tạng, ban xuất huyết giảm tiểu cầu…

Điều trị bệnh thủy đậu

Đối với các nốt phỏng có thể cần sát trùng ngoài da bằng xanh methylen, kết hợp với các thuốc kháng histamin để giảm ngứa. Đối với căn nguyên gây bệnh là virus VZV nên dùng acyclovir nếu tiên lượng có thể xuất hiện biến chứng trong vòng 24 giờ đầu khi các nốt phỏng xuất hiện.

Trong trường hợp có biến chứng: tổn thương viêm da mủ do tụ cầu  điều trị bằng oxacillin hoặc vancomycin, biến chứng viêm phổi điều trị bằng kháng sinh cephalosporin thế hệ ba (ceftazidim) hoặc nhóm quinolon (levefloxacin). Chú ý không dùng kháng sinh quinolon cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi.
Phòng ngừa bệnh thủy đậu

Để tránh bị lây nhiễm virus VZV, cần hạn chế tối đa tiếp xúc với bệnh nhân. Đặc biệt đối với trường hợp trẻ em, virus thủy đậu có thể nhanh chóng lây lan trong phạm vi lớp học. Do đó cần cho trẻ mắc bệnh nghỉ học hoàn toàn cho đến khỏi bệnh. Đối với người lớn, khi bị thủy đậu cần hạn chế tiếp xúc với người khỏe mạnh cho đến khi tất cả các triệu chứng biến mất, thường là 10 ngày kể từ khi khởi phát bệnh.

Mặc dù là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm, song bệnh thủy đậu lại có thể phòng tránh hữu hiệu thông qua tiêm phòng vắc xin. Tất cả các trẻ em trên 12 tháng tuổi, người lớn chưa từng tiêm ngừa thuỷ đậu, cũng như những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, chưa từng bị thuỷ đậu hoặc chưa được tiêm phòng lúc nhỏ, đều có thể tiêm vắc xin ngừa. Thời gian vaccin có hiệu lực là 3 tuần sau khi tiêm và thời gian miễn dịch (không mắc bệnh) kéo dài trung bình là 15 năm.

Đối với một số trường hợp không thể tiêm vắc xin, vẫn có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc thủy đậu bằng cách tiêm kháng thể globulin miễn dịch càng sớm sau khi tiếp xúc với nguồn virus VZV càng tốt. Người đã bị thủy đậu thì không cần tiêm vắc xin vì đã có kháng thể có tác dụng bảo vệ suốt đời.

Phương pháp chăm sóc bệnh nhân thủy đậu dựa trên 3 nguyên tắc chính:

1. Săn sóc: Cách ly người bệnh (cho đến khi tất cả mụn nước đã đóng vảy). Bệnh nhân nên ở phòng thông thoáng, tránh gió lùa. Vệ sinh cơ thể (lau hay tắm bằng nước ấm). Giữ cho da khô sạch, tránh gãi trên những nốt sần làm cho mụn nước vỡ ra dễ gay nhiễm trùng da (có thể để trẻ sinh hoạt ở nhiệt độ phòng 27oC để cho trẻ dễ chịu).

2. Dùng thuốc:

+ Hạ nhiệt: Dùng thuốc hạ nhiệt nếu bệnh nhân sốt.

+ Điều trị bệnh: Dùng Acyclovir có nguồn gốc từ hoá chất tổng hợp hay Mangoherpin có nguồn gốc từ thảo dược. Thuốc có nguồn gốc từ thảo dược như Mangoherpin đem lại hiệu quả điều trị tốt với độ an toàn cao, tác dụng phụ gần như không có.

+ Nâng đỡ tổng trạng: Dùng vitamin C ,hay Multivitamin để gia tăng đề kháng.

Trong trường hợp bệnh nhân có biến chứng các Bác sĩ thường kết hợp điều trị với kháng sinh.

Trong thời gian phát bệnh, bệnh nhân nên sử dụng quần áo thoáng, sạch và mềm mại. Dinh dưỡng đầy đủ, có thể tránh các thức ăn dễ gây dị ứng làm cho bệnh nhân ngứa ngáy, khó chịu.

Bài thuốc chữa bệnh thủy đậu

Theo Đông y, thủy đậu là bệnh nông, nhẹ, ở phần vệ, rất ít gặp ở phần huyết. Tùy theo thể nặng hay nhẹ, có thể áp dụng những bài thuốc đông y để chữa trị.

Với bệnh thủy đậu nhẹ:

Triệu chứng: những nốt thủy đậu mọc rải rác màu hồng nhạt, sốt nhẹ, có khi không sốt, ho ít. Nước mũi loãng trong, người bệnh ăn uống và tinh thần bình thường. Bệnh đang ở phần vệ khí.

Phép chữa: sơ phong thanh nhiệt.

Bài thuốc:

Lá dâu 12 gr, cam thảo đất 8 gr, rễ sậy 10 gr, lá tre 16 gr, cúc hoa 8 gr, kim ngân hoa 10 gr, kinh giới 8 gr. Sắc uống.

Khi thủy đậu mọc có thể dùng phương pháp trừ thấp giải độc sau: dùng bài thuốc gồm: cam thảo dây 12gr, lá tre 10 gr, sinh địa 12 gr, hoàng đằng 8 gr, rễ sậy 8 gr, kim ngân hoa 12 gr, vỏ đậu xanh 12 gr. Sắc uống.

Với bệnh thủy đậu nặng:

Triệu chứng: thủy đậu mọc dày, sắc tím, màu nước đục, xung quanh nốt thủy đậu màu đỏ sẫm, sốt cao, phiền khát, mặt đỏ, môi hồng, viêm niêm mạc miệng, có những nốt phỏng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ.

Phép chữa: thanh nhiệt giải độc ở khí phận, lương huyết ở doanh phận.

Bài thuốc:

Kim ngân hoa 12 gr, liên kiều 8 gr, bồ công anh 16 gr, sinh địa 12 gr, xích thược 8 gr, chi tử (sao) 8 gr.

Nếu:

Phiền táo, thêm hoàng liên 8 gr.

Táo bón, thêm đại hoàng 4 gr.

Khát nước, miệng khô, thêm thiên hoa phấn, sa sâm, mạch môn, mỗi vị 8-12 gr.

Các bài thuốc chữa bệnh thủy đậu trên sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày, uống nóng sau khi ăn 30 phút.


Cách chăm sóc trẻ bị bệnh thủy đậu

Thời điểm này đang là rất lý tưởng cho bệnh thủy đậu “tấn công” trẻ em, nhất là các bé đang học tại các trường mầm non vì bệnh lây lan rất nhanh trong môi trường nhà trẻ, trường học. Tuy đây là căn bệnh lành tính, nhưng nếu không biết cách chăm sóc đúng thì bệnh sẽ lâu khỏi và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đưa trẻ đi khám

Khi trẻ bị thủy đậu, với các biểu hiện: sốt nhẹ, đau họng, nhức đầu, nổi hồng ban sau đó nhanh chóng chuyển thành bóng nước, lúc đầu chứa dịch trong sau hóa đục, xuất hiện ở thân mình, đầu mặt, tay chân, niêm mạc miệng, cơ quan sinh dục,… Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và có chỉ định điều trị phù hợp.

Chăm sóc đúng cách trẻ bị thủy đậu sẽ tránh được những biến chứng nguy hiểm

Cách ly trẻ

Bệnh thủy đậu rất dễ lây từ người sang người khác do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đường không khí do bệnh nhân nói chuyện hoặc hắt hơi. Ngay trong thời kỳ ủ bệnh, tức trước khi có hồng ban xuất hiện, đã có thể lây bệnh cho người khác, đến khi những mụn nước đã vỡ ra, đóng vảy rồi, vẫn có thể lây cho người khác khi tiếp xúc gần gũi.

Một người trung bình khoảng từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu thì có thể bị lây bệnh. Do đó cần cách ly trẻ với những người khác chưa có miễn dịch. Tốt nhất là cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh lây lan. Tất cả đồ dùng cá nhân của trẻ như bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng,… phải dùng riêng.

Giữ vệ sinh

Quan niệm khi bị thủy đậu phải kiêng nước, không được tắm cho trẻ là sai lầm. Khi bị thuỷ đậu, nhiễm trùng là biến chứng thường gặp nhất, biểu hiện chủ yếu là nhiễm trùng da. Khi lên những nốt đỏ, gây ngứa, trẻ hay gãi làm nốt đậu bị vỡ, trầy xước da tại điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây bội nhiễm da, thậm chí gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não… có thể dẫn đến tử vong.

Do đó cần giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách: Dùng nước ấm và khăn mềm thấm nước lau người cho trẻ, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm trợt các nốt thủy đậu. Sau đó dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho trẻ. Chú ý giữ vệ sinh nhà cửa, giường chiếu, phòng trẻ nằm phải thoáng mát, không có gió lùa. Nhắc trẻ không gãi các nốt thủy đậu.

Đảm bảo dinh dưỡng

Cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, uống nhiều nước như nước lọc, nước canh và ăn thêm hoa quả bổ sung vitamin như cam, chuối,…

Nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách, chỉ sau khoảng 1 tuần – 10 ngày, các nốt thủy đậu sẽ khô và bong vảy, sau một thời gian vết thâm sẽ hết và không để lại sẹo.

Lưu ý: Trong quá trình điều trị và chăm trẻ vẫn cần chú ý theo dõi kỹ tình trạng của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao không hạ nhiệt hoặc đã hạ sốt nhưng đột nhiên sốt cao trở lại, hoặc các mụn thủy đậu bị vỡ gây trầy xước da, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Chăm sóc người nhà bị thủy đậu

Theo TS.BS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ, thủy đậu, sởi là những bệnh thường lành tính với trẻ nhỏ, nhưng khi xảy ra ở trẻ lớn và người lớn, nguy cơ gặp các biến chứng nhiều hơn.

Dù chưa có điều kiện thống kê tỷ lệ gặp biến chứng ở người lớn và trẻ nhỏ, cũng chưa nghiên cứu được cơ chế rõ rệt, nhưng thực tế điều trị cho thấy, biến chứng viêm não năm ở người lớn khi bị các bệnh này nhiều hơn hẳn ở trẻ nhỏ.

Thủy đậu là bệnh lành tính với trẻ nhỏ nhưng dễ gặp biến chứng nếu người lớn mắc phải

Thuỷ đậu là một bệnh ngoài da do virus gây ra rất thường gặp ở trẻ em. Tác nhân gây bệnh là virus varicella-zoster. Đa số trẻ em đều đã bị thuỷ đậu trước 15 tuổi, nhiều nhất từ 5 đến 9 tuổi, tuy nhiên bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Thuỷ đậu thường nặng hơn khi xảy ra ở người lớn và ở trẻ còn nhỏ. Mùa đông xuân là thời gian các trường hợp thuỷ đậu xảy ra nhiều nhất.

Thuỷ đậu lây truyền rất nhanh. Nó rất dễ lây lan giữa các thành viên trong gia đình và giữa các học sinh cùng trường khi hít phải những giọt nước bọt lơ lửng trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các mụn nước và vết lở trên da người bệnh. Nó còn có thể lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch tiết từ các vết mụn phồng giộp. Bệnh nhân có thể truyền bịnh cho người khác 5 ngày trước và sau khi phát ban và không còn lây lan nữa khi các mụn nước khô vảy.

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện từ 14 đến 16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian từ 10 đến 21 ngày. Thuỷ đậu biểu hiện bằng sốt nhẹ từ một đến 2 ngày, cảm giác mệt mỏi toàn thân, và phát ban (thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh).

Ngoài ra, một số rất ít trường hợp, bệnh nhân có thể bị bệnh mà không thấy phát ban. Ban thuỷ đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu, sau đó phát triển thành mụn nước, vỡ ra thành vết lở, rồi đóng vảy. Thường phát ban đầu tiên ở da đầu, xuống thân mình (nơi ban trổ nhiều nhất), sau cùng xuống đến tay chân. Những phần da nào sẵn bị kích ứng như hăm tã, eczema, cháy nắng v.v. thường bị ban thuỷ đậu tấn công nặng nhất. Ban thuỷ đậu thường rất ngứa.

Biến chứng của bệnh thủy đậu

Thuỷ đậu có thể gây biến chứng. Khi các mụn nước vỡ ra và bị nhiễm trùng có thể gây sẹo xấu, đặc biệt khi bệnh nhân gãi nhiều ở vùng tổn thương. Đối với trể em biến chứng thường gặp là nhiễm trùng da.

Biến chứng khác thường gặp là tổn thương thần kinh trung ương bao gồm những rối loạn ở tiểu não (rối loạn thất điều tiểu não, chóng mặt, run, rối loạn ngôn ngữ), viêm não (nhức đầu, co giật, rối loạn ý thức), tổn thương thần kinh (liệt thần kinh) và hội chứng Reye (kết hợp tổn thương gan và não khả năng gây tử vong, có thể xảy ra do dùng aspirin ở trẻ em).

Đặc biệt, biến chứng nặng có thể xảy ra trên bệnh nhân AIDS, lupus, bịnh bạch cầu, và ung thư. Biến chứng còn xảy ra trên những bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch, như các corticoid. Trẻ sơ sinh có mẹ bị thuỷ đậu ở 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ chịu những nguy cơ cao của bệnh. Nếu mẹ phát bệnh thuỷ đậu 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau khi sanh, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh có thể lên đến 30%.

Cách chăm sóc bệnh nhân thủy đậu

Theo khuyến cáo của các bác sỹ, tuyệt đối không kiêng tắm cho trẻ mà tắm sạch cho trẻ bằng nước ấm, không nên tắm lâu như lúc trẻ khỏe mạnh để phòng các biến chứng khác. Cần lưu ý, khi lau, tắm cho trẻ cần phải rất nhẹ nhàng, tuyệt đối không để nốt đậu bị trợt, chảy nước. Khi có nốt phỏng trợt ra thì bôi trực tiếp Xanh Methylene lên vết trợt để sát khuẩn, còn những nốt phỏng nước chưa vỡ thì không cần bôi thuốc.

Trong trường hợp bị vỡ, trợt nhiều nốt đậu, cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được điều trị. Vì tình trạng vỡ mụn nhiều có thể làm cho trẻ bị mất nước, nhiễm trùng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì trên thực tế, đã có nhiều trẻ bị trầy xước da nhiều đã bị mất nước, phải có chế độ điều trị đặc biệt, rửa hàng ngày, truyền, tiêm thuốc chống nhiễm khuẩn.

Ngoài ra cũng cần chú ý vệ sinh răng miệng vì ban thủy đậu có thể mọc ngay trong miệng, gây biến chứng bội nhiễm khiến trẻ đau đớn, khó ăn uống. Ngoài đánh răng, cần thường xuyên xúc miệng bằng nước sát trùng, trong trường hợp trẻ không ăn được phải đi khám để được tư vấn.

Ngoài chăm sóc da, dinh dưỡng cần chú ý phát hiện các biến chứng viêm da, viêm phổi, viêm não màng não để kịp thời điều trị. Với biến chứng viêm da, biểu hiện là phỏng nước có màu đục mủ, vết loét không khô, không đóng vảy mà có biểu hiện nhiễm trùng. Viêm phổi bệnh nhân ho, sốt trở lại, mệt mỏi nhiều hơn. Viêm não biểu hiện đau đầu, nôn có xu hướng tăng lên, trẻ chậm chạp hơn.

TS Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TƯ khuyến cáo, để phòng bệnh, tốt nhất nên cho trẻ tiêm vắc-xin phòng thuỷ đậu, kể cả trẻ lớn và người lớn mà chưa miễn dịch với thuỷ đậu cũng nên chủ động đi tiêm ngừa lại để phòng bệnh, tránh nguy cơ biến chứng xảy ra dù biết rằng không phải ai cũng bị biến chứng.

Mục tiêu hiện nay của nhiều nước trên thế giới là làm sao tiêm phòng thuỷ đậu cho hầu hết các trẻ em. Chỉ cần tiêm 2 mũi. Mũi đầu tiên tiêm lúc trẻ 1 tuổi và mũi thứ hai (tiêm nhắc lại) lúc 4 tuổi. Đối với người lớn chưa bị thuỷ đậu, có thể tiêm phòng vào bất cứ lúc nào. Phản ứng phụ khi tiêm phòng thuỷ đậu xảy ra không đáng kể. Tất cả trẻ em, trừ những trẻ suy giảm miễn dịch, đều nên được tiêm phòng thuỷ đậu.


CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA BỆNH THỦY DẬU

            Bệnh Thủy đậu (hay theo cách gọi của dân gian là bệnh Trái rạ) là một bệnh truyền nhiễm do vi rút Varicella – Zoster gây ra. Mùa Đông Xuân là thời điểm bệnh Thuỷ đậu xảy ra nhiều nhất. Bệnh Thủy đậu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Khi người bị bệnh Thủy đậu nói, hắt hơi (nhảy mũi) hoặc ho... thì các vi rút theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi này sẽ bị lây bệnh, vì vậy bệnh dễ bùng phát thành dịch. Bệnh Thuỷ đậu có thể lây truyền và xảy ra ở mọi lứa tuổi, hay gặp nhất ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, ở những nơi đông đúc như nhà trẻ, trường học... Mọi người khi xuất hiện những biểu hiện nghi mắc bệnh Thủy đậu cần đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời để tránh lây lan bệnh ra cộng đồng.

     Biểu hiện của bệnh Thủy đậu:

Thông thường, thời gian ủ bệnh là khoảng 2 -3 tuần từ lúc bị nhiễm vi rút đến lúc phát  bệnh. Lúc đầu người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và ngứa. Trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Sau đó, các nốt ban phát triển thành các nốt phỏng có dịch nước bên trong rồi đục dần, có mủ và sau 8-10 tiếng thì vỡ ra và đóng vảy.

Bệnh kéo dài từ 7 - 10 ngày. Nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm trùng mụn nước có thể để lại sẹo. Người bị bệnh Thủy đậu có thể nổi từ vài mụn nước cho đến hơn 500 mụn nước trên cơ thể.

* Biến chứng của bệnh Thủy Đậu:

Mặc dù là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước lan tràn nhưng Thủy đậu cũng gây ra nhiều biến chứng. Nhẹ thì có thể nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước; nặng có thể gây nhiễm trùng huyết, viêm não… Phụ nữ mang thai mắc bệnh Thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sẩy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi như đầu nhỏ, chân tay khoèo, bại não, sẹo bẩm sinh…

* Phòng ngừa bệnh Thủy đậu:

Bệnh Thủy đậu lây truyền rất nhanh. Bệnh nhân có thể lây bệnh cho người khác 5 ngày trước và sau khi phát ban và không còn lây lan nữa khi các mụn nước đã khô vảy. Bệnh còn có thể lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch tiết từ các vết mụn phồng giộp của người bệnh.

Mọi người đều có thể chủ động phòng bệnh Thủy đậu bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh. Đây là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất. Vắc xinđã được chứng minh là có hiệu quả bảo vệ cao (trên 97%) và kéo dài trong suốt cuộc đời. Theo Trung tâm Y tế Dự phòng Đà Nẵng, lịch tiêm  vắc xin phòng bệnh Thủy đậu cụ thể như sau:

- Tiêm mũi 1 cho mọi đối tượng từ 12 tháng tuổi trở lên.

- Tiêm mũi 2 nhắc lại cách mũi 1 thời gian là 6 tuần trở đi (không được tiêm 2 mũi cách nhau 4 tuần).

Lưu ý:

- Không tiêm vắc xin Thuỷ đậu cho phụ nữ đang mang thai.

- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 đến 49 tuổi) nên tiêm vắc xin Thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng.

Ngoài Trung tâm Y tế Dự phòng Đà Nẵng, mọi người có thể tiêm ngừa vắc xin Thuỷ đậu tại các Đội Y tế dự phòng thuộc các Trung tâm Y tế đóng trên địa bàn các quận/huyện.

Khi trong gia đình có người bị bệnh Thủy đậu, nhằm tránh lây lan cho các thành viên trong gia đình, người bệnh cần được chăm sóc và cách ly như sau:

Đối với người bị bệnh Thủy đậu cần:
- Nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, thời gian cách ly là khoảng 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn (người lớn phải nghỉ làm, học sinh phải nghỉ học).

- Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng: khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa.

- Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 90/00.

- Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm trong phòng tắm.

- Nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng.

- Đối với trẻ em: nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay trẻ sạch hoặc có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da thứ phát do trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.

- Ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.

- Dùng dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.

- Trường hợp sốt cao, có thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường nhưng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc, có thể dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng: nốt rạ có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh... Tuyệt đối không được dùng thuốc Aspirin để hạ sốt.

- Nếu bệnh nhân cảm thấy: Khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt rạ nên đưa đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

Đối với người thân trong gia đình:

- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Khi cần tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.

- Vệ sinh phòng ở của người bệnh: Lau sàn phòng, bàn ghế, tủ giường, đồ chơi của người bệnh hàng ngày bằng nước Javel, hoặc dung dịch Cloramin B, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Đối với những đồ vật nhỏ có thể đem phơi nắng.


Bệnh thủy đậu ở người lớn
Bệnh Thủy Đậu ở người lớn
Bệnh Thủy Đậu
Cách chữa bệnh thủy đậu nhanh khỏi không để lại sẹo
Bệnh thủy đậu ở trẻ em
Tìm hiểu về bệnh thủy đậu

Hướng dẫn điều trị bệnh thủy đậu và những điều cần lưu ý
Làm sao để hết ngứa khi bị thủy đậu



(ST)