Cách chăm sóc vết thương bỏng nhanh lành, không để lại sẹo
Cách chăm sóc hoa đỗ quyên nở hoa đẹp nhất
Cách chọn khuyên và chăm sóc khuyên tốt nhất
Cách chăm sóc cây quýt đường đúng kỹ thuật cho cây sai quả
Cách trồng và chăm sóc hoa mẫu đơn như thế nào là đúng nhất?
Cách chăm sóc người bị đột quỵ mau bình phục. Rất nhiều trường hợp đột quỵ bị di chứng suốt đời, trong số họ có không ít người mắc sẵn các bệnh mạn tính khác như đái tháo đường, vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp... Do vậy vấn đề chăm sóc sau đột quỵ không chỉ giúp người bệnh có thể bình phục hoặc bình phục được phần nào mà còn kiểm soát tốt các bệnh liên quan và phòng ngừa đột quỵ tái phát.
Cách chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não
Vì sao chúng ta bị đột quỵ?
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là tình trạng một phần não bị hư hại đột ngột mất máu nuôi do tắc hoặc vỡ mạch máu não. Khi thiếu máu lên não, các tế bào não sẽ ngưng hoạt động và sẽ chết đi trong vài phút. Hậu quả là các vùng cơ thể do phần não đó điều khiển sẽ ngưng hoạt động, dẫn tới yếu liệt, tê mất cảm giác nửa người, không nói được hoặc hôn mê. Có 2 dạng đột quỵ đó là: nhồi máu não (mạch máu não bị tắc làm não bị thiếu máu nuôi và hoại tử) và cơn thoáng thiếu máu não (tương tự trường hợp trên, nhưng mạch máu tự thông nên hồi phục hoàn toàn trong vòng 24 giờ).
Mạch máu não bị tắc do mảng xơ mỡ đóng ở thành mạch dày lên dần, làm hẹp lòng mạch; xuất hiện cục máu đông di chuyển từ tim do tim bị bệnh loạn nhịp hoặc bệnh hẹp - hở van tim khiến máu ứ lại, đóng thành cục máu đông trong tim, sau đó chảy lên não làm kẹt lại gây tắc mạch máu não. Xuất huyết não (mạch máu bị vỡ làm chảy máu, chèn ép não bộ) và xuất huyết khoang dưới nhện (mạch máu bị phình rồi vỡ ra làm máu chảy vào khoang trống bao quanh não) cũng là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.
Người có nguy cơ đột quỵ cao là người trên 55 tuổi, người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu, các bệnh mạch vành, van tim, loạn nhịp tim, hút thuốc lá, béo phì - thừa cân, lười vận động và bị stress nặng hay thường xuyên.
Phản ứng trước bệnh nhân bị đột quỵ: Nếu thấy người bệnh có dấu hiệu ngã thì cần đỡ họ ngay tránh để họ bị va đập, sau đó để bệnh nhân nằm nghiêng qua một bên, nếu có nôn thì móc hết đờm dãi cho họ dễ thở. Sau đó đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất càng nhanh càng tốt, không nên xoa dầu cao hay tự ý cho họ dùng thuốc.
Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi dưỡng não bị tắc bởi cục máu đông.
Phục hồi cho người bệnh bằng chế độ ăn và tập luyện
Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của bệnh nhân đột quỵ cần đảm bảo đủ các chất tuy nhiên phải có một hàm lượng phù hợp: nên chọn thực phẩm ít cholesterol và nhiều đạm thực vật (đậu đỗ, đậu tương, đậu phụ) và đạm động vật (cá biển, cá đồng, sữa, thịt nạc...). Lượng protein cần giữ ở mức 0,8g/kg cân nặng/ngày. Chất béo nên giữ ở mức 25-30g/ngày, chủ yếu là từ thực vật, các loại axít béo trong dầu thực vật có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là do cục máu đông trong lòng mạch máu não. Vitamin và chất khoáng có trong các loại hoa quả chín, rau củ, sữa. Chúng chứa nhiều kali, có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp ở người bệnh và chống lại tình trạng toan của cơ thể. Dùng acid folic ít nhất 300mcg mỗi ngày sẽ làm giảm 20% nguy cơ đột quỵ và 13% nguy cơ bệnh tim. Nó có trong các loại quả có vị chua, rau lá xanh, các loại đậu, gạo, mỳ và các sản phẩm từ ngũ cốc.
Thức ăn phải dễ tiêu hóa, hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa. Cần phân bố đều 3-4 bữa/ngày, không nên ăn quá no. Tránh dùng thức ăn lên men, gây kích thích như gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê… Khẩu phần ăn cần giảm muối và nước. Tránh các loại thức ăn chế biến sẵn nhiều muối như dưa, cà, hành muối, bánh mỳ, thịt hun khói, batê, xúc xích… Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn. Mức năng lượng đưa vào cơ thể nên dừng ở 30-35Kcalo/kg cân nặng/ngày. Nguồn năng lượng nên lấy từ rau củ, khoai, đậu đỗ, cơm, mỳ, bún, miến.
Duy trì tập thể dục: Khi ở bệnh viện, cần đổi tư thế nằm của bệnh nhân mỗi giờ để chống loét, giúp họ làm vệ sinh răng miệng mỗi ngày 2-3 lần. Xoa bóp bắp cơ, vận động các khớp tay và chân cho bệnh nhân để máu lưu thông và tránh cứng khớp, teo cơ. Tập vận động để giúp hồi phục nhanh. Sau khi xuất viện, tập vận động tại nhà hoặc tại phòng tập vật lý trị liệu. Cố gắng cho bệnh nhân tự làm các hoạt động sinh hoạt hằng ngày với sự trợ giúp của thân nhân để có thể hồi phục sớm và sống độc lập. Có thể sửa đổi một số vật dụng để họ dễ sử dụng hơn, không nên làm thay hoàn toàn cho người bệnh.
Chú ý: Tất cả bệnh nhân đột quỵ cần từ bỏ các thói quen có hại như hút thuốc lá, uống rượu, ăn mặn…, cần uống thuốc đầy đủ theo toa và tái khám đúng hẹn của bác sĩ. Các bệnh phối hợp cần phải được kiểm soát chặt chẽ để tránh bệnh tái phát.
Cách nhận biết bệnh nhân bị đột quỵ
Tôi vừa nhận được một email của người bạn gửi đến một thông tin về bảo vệ sức khỏe.
NỘI DUNG:
Trong một bửa tiệc đang ăn thịt nướng, Jan tự nhiên đột ngã. Mọi người cuống quýt. Jan nói: "Không sao, tôi đứng dậy được". Ai cũng nghĩ rằng Jan bị vấp ngã vì chiếc giày cao gót. Sau đó cô ngồi vào bàn ăn trở lại...
Nhưng rồi mọi người nghe chuông điện thoại. Chồng cô bảo là chở Jan đến bệnh viện và cô tắt thở lúc 6 giờ tối.
Cô bị đột quỵ tại buổi tiệc. Nếu mọi người biết cách nhận biết các dấu hiệu của đột quỵ thì có lẽ hôm nay Jane vẫn còn ở lại với chúng ta. Có thể nói rằng một số người không chết, mà họ chỉ kết thúc trong tình trạng không ai giúp đỡ, không ai có khả năng giúp đỡ.
Một bác sỹ về thần kinh nói nếu ông có thể gặp bệnh nhân đột quỵ trong vòng 3 tiếng thì ông có thể hoàn toàn đảo ngược tình thế. Ông nói, bí quyết chỉ là nhận biết triệu chứng đột quỵ, chẩn đoán, và sau đó chăm sóc y tế cho bệnh nhân trong vòng 3 giờ. Song bí quyết này không phải ai cũng dễ dàng biết.
CÁCH NHẬN BIẾT BỆNH ĐỘT QUỴ
Các bác sỹ nói rằng ta có thể nhận biết bằng cách hỏi bệnh nhân 3 câu đơn giản sau:
1. Bảo người đó CƯỜI.
2. Bảo người đó NÓI chuyện và NÓI CHỮ A
NÓI CÂU ĐƠN GIẢN (một cách mạch lạc)
(Ví dụ: Canh cua cà, Món súp gà)
3. Bảo người đó GIƠ CẢ HAI TAY LÊN.
Nếu bệnh nhân gặp khó khăn với BẤT KỲ MỘT ĐIỀU NÀO trong số 3 điều đó, hãy gọi cấp cứu ngay và mô tả các triệu chứng cho người điều động cấp cứu.
BIỂU HIỆU MỚI CỦA ĐỘT QUỴ:
Hãy lè lưỡi ra.
Nếu lưỡi bị ‘cong’, hoặc vẹo bên này vẹo bên kia thì đó cũng là dấu hiệu đột quỵ.
Một bác sỹ chuyên khoa tim nói, nếu mỗi người gửi thông tin này cho 10 người thì đảm bảo rằng ít nhất sẽ cứu được 1 người.
Xử trí khi bị đột quỵ
Đột quỵ thường xảy ra với rất ít dấu hiệu báo trước. Người đang khỏe mạnh, bỗng nhiên bị liệt nửa người, tê dại nửa người, mất trí nhớ hoặc mất khả năng nói và hiểu lời nói. Trường hợp nặng, bệnh nhân mê man bất tỉnh, có thể tử vong. Có khá nhiều trường hợp, người nhà không biết cách sơ cấp cứu, dẫn đến số người tử vong hoặc tàn tật sau đột quỵ chiếm tỷ lệ cao.
Nhận biết sớm các dấu hiệu
BS Nguyễn Trung Quốc - Viện Tim TP.HCM cho biết, đa số người bệnh không nhận biết được các triệu chứng đột quỵ. Triệu chứng đột quỵ rất đa dạng, từ diễn tiến nhẹ, thoáng qua trong vài phút đến hôn mê, tử vong.
Những tổn thương do đột quỵ thường xảy ra trong bán cầu đại não (50%) và gây ra các triệu chứng liệt, giảm thị lực, nói khó. Tiếp theo là tổn thương thân não (25%), gây ra các triệu chứng đa dạng hơn như liệt tứ chi, rối loạn thị giác; 25% còn lại là các tổn thương khiếm khuyết, người bệnh vẫn ý thức được, các triệu chứng thường liên quan đến vận động hoặc cảm giác.
Hiện tượng thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu báo trước của đột quỵ. Khi phát hiện những dấu hiệu như: đột ngột thấy tê cứng ở mặt, tay hoặc chân, đặc biệt tê cứng nửa người; đột ngột không cử động được tay chân (mất phối hợp khi điều khiển tay chân); gặp khó khăn trong việc nói hoặc hiểu người khác nói; đột nhiên bị đau đầu dữ dội, choáng váng, mất tri giác, ngủ gà hoặc hôn mê; bị yếu đột ngột ở một phần cơ thể; đột nhiên nhìn mờ hoặc nhìn nhòe (có thể một mắt hoặc cả hai mắt); tiểu tiện không tự chủ hoặc bí tiểu hoàn toàn… người nhà cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay.
Sơ cấp cứu
Theo BS Quốc, khi phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ, phải nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện vì não là cơ quan rất quan trọng và nhạy cảm. Nếu bị thiếu máu, thiếu ôxy hoặc bị chảy máu thì não sẽ bị hoại tử nhanh chóng. Đến bệnh viện sớm trong ba giờ đầu tiên, người bệnh có cơ hội chữa trị bằng biện pháp tái thông mạch máu qua việc truyền thuốc tiêu sợi huyết, giúp bệnh hồi phục nhanh chóng và ít để lại di chứng.
Đột quỵ có thể bị một trong hai dạng: chảy máu não do vỡ mạch (15%) hoặc thiếu máu não do tắc mạch (chiếm tỷ lệ 85% trường hợp đột quỵ). Để chẩn đoán, phải dựa vào yếu tố tiền căn, thăm khám trực tiếp tìm các dấu hiệu thần kinh, kết hợp với xét nghiệm cận lâm sàng (MRI, CT scan). Nhưng trên thực tế, nhiều người vẫn tự ý điều trị cho bệnh nhân bằng cách bấm huyệt nhân trung, cạo gió, cắt lể, châm cứu, cúng vái… làm bệnh càng nặng thêm.
Trong khi chờ xe cấp cứu, người nhà cần để bệnh nhân nằm yên, nới rộng quần áo, theo dõi sắc mặt, nhịp thở để biết bệnh nhân còn tỉnh táo (ý thức bình thường) hay lẫn lộn, lơ mơ hoặc hôn mê (rối loạn ý thức). Nếu có dấu hiệu đại tiểu tiện không tự chủ là bệnh nhân đã mất ý thức.
Nếu bệnh nhân nôn, cần để đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất nôn từ mũi và miệng bệnh nhân. Nếu bệnh nhân co giật, cũng cần để bệnh nhân nằm nghiêng, đề phòng bệnh nhân cắn vào lưỡi bằng cách dùng khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hay cán muỗng đặt giữa hai hàm răng của bệnh nhân.
Trường hợp bệnh nhân hôn mê, cần xem bệnh nhân thở như thế nào (nhanh, chậm hay ngừng thở). Nếu bệnh nhân ngừng thở, cần thực hiện hô hấp nhân tạo để đảm bảo đủ ôxy cho tim và não. Bởi nếu toàn bộ não thiếu ôxy quá ba phút, dù cấp cứu tim đập lại cũng không cứu được não.
Không được tự ý cho uống bất kỳ loại thuốc nào. Không ít trường hợp khi bị đột quỵ, người nhà cho sử dụng aspirin với mục ��ích làm giảm cục máu đông. Điều nguy hại là thuốc aspirin có thể gây chảy máu trong, nếu là tai biến vỡ mạch máu. Nếu người bệnh đã uống aspirin, cần báo ngay với bác sĩ cấp cứu.
Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển bệnh nhân đi xa, trừ khi có chỉ định của bác sĩ; di chuyển xa có thể làm bệnh nặng hơn.
Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại nhà
|
Hầu hết những bệnh nhân sau đột quỵ thường không thể tự phục vụ mình mà phải nhờ sự trợ giúp của người khác. Một vấn đề lớn đặt ra đó là việc chăm sóc các bệnh nhân giai đoạn sau đột quỵ ở nhà như thế nào, đặc biệt là những bệnh nhân còn hôn mê. Đột quỵ là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự mất chức năng não cấp tính kéo dài trên 24 giờ hoặc có thể sớm dẫn đến tử vong. Đột quỵ bao gồm nhồi máu não (do tắc nghẽn mạch máu não) và xuất huyết não (máu chảy ra tổ chức não). Đột quỵ thường xuất hiện đột ngột với các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tri giác (nặng có thể dẫn đến hôn mê ngay), liệt nửa người, cấm khẩu. Những chú ý khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại nhà Trước hết phải cho bệnh nhân nằm ở phòng thoáng mát, đủ ánh sáng, tránh ẩm ướt và tối. Giường nằm không nên kê sát tường, nên có khoảng trống xung quanh để tiện cho việc lăn trở bệnh nhân. Chăm sóc dinh dưỡng: Ở nhà ít có điều kiện để truyền dịch (đường, đạm) cho bệnh nhân nên vấn đề nuôi dưỡng rất quan trọng. Với những bệnh nhân không tự ăn được mà phải đặt sonde dạ dày, người chăm sóc phải biết cách cho ăn qua sonde. Nuôi dưỡng bảo đảm 1.800-2.000 Kcal/ngày tương đương với 3-4 bữa/ngày, mỗi bữa bơm 500ml. Thành phần ăn thường có khoai tây, cháo đặc, thịt nạc, giá, rau ngót hoặc rau cải cắt xay nhỏ nấu thành súp cho bệnh nhân, có thể cho thêm 1-2 thìa dầu thực vật vào súp. Sau một thời gian có thể cho bệnh nhân tập ăn qua đường miệng và rút dần sonde. Với những bệnh nhân không đặt sonde dạ dày, ăn bằng đường miệng thì nên chọn những thức ăn hợp khẩu vị với người bệnh. Chú ý cho người bệnh ăn từ từ, tránh ép bệnh nhân vì có thể gây nghẹn, sặc rất nguy hiểm. Những bệnh nhân có thêm bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu thì phải ăn theo chế độ quy định. Chăm sóc chống loét: Những bệnh nhân đột quỵ thường phải nằm lâu, nhất là những bệnh nhân hôn mê, thì biến chứng rất thường gặp là loét. Thường gặp loét ở những chỗ bị tỳ đè nhiều như vùng cùng cụt, hai gót chân, hai bả vai. Để không có loét thì biện pháp chủ yếu là dự phòng loét vì khi đã có loét thì việc điều trị sẽ phức tạp, khó khăn, thậm chí bệnh nhân có thể tử vong do nhiễm khuẩn huyết hoặc quá suy kiệt. Để dự phòng loét có một số biện pháp như: Cho bệnh nhân nằm trên đệm hơi hoặc đệm nước; lăn trở thay đổi điểm tỳ cho bệnh nhân: cứ 2 giờ trở mình cho bệnh nhân 1 lần (từ nằm ngửa sang nằm nghiêng phải hoặc trái). Hằng ngày xoa bóp nhẹ nhàng những vùng bị tỳ đè nhiều, tuy nhiên không nên xoa bóp mạnh gây trợt da. Vận động thụ động bên liệt để tránh co cứng cơ và giúp lưu thông tuần hoàn. Giữ gìn vệ sinh các vùng da bị tỳ đè nhiều: Hằng ngày 1-2 lần lau bằng khăn mềm, ấm, sau đó lau khô bằng khăn mềm sạch, nhất là sau khi đi đại, tiểu tiện. Khi lau tránh làm xây xát da, không nên bôi mỡ hay rắc bột kháng sinh vì gây hạn chế hô hấp của da và gây ẩm càng dễ loét. Hằng ngày phải kiểm tra phát hiện sớm các dấu hiệu chớm loét như ngứa, đau, thay đổi màu da như đỏ, tím để kịp thời điều trị. Khi phát hiện ra các dấu hiệu chớm loét thì phải kê gối, đệm mềm tại các nơi đó để tránh bị tỳ đè thêm, hoặc có thể dùng thuốc xịt sanyren để tránh loét. Nếu đã có loét thì việc chăm sóc như sau: Thời gian đầu vết loét chưa lan rộng chưa sâu, có thể là vết trợt da thì hằng ngày 1-2 lần rửa bằng nước muối sinh lý và nước oxy già, dùng gạc tiệt khuẩn thấm khô, sau đó có thể bôi xanhmethylen rồi dùng gạc vô khuẩn đắp lại. Tốt hơn có thể chiếu đèn tử ngoại vào vết loét. Nếu vết loét sâu, rộng và có tổ chức hoại tử thì trước hết phải cắt lọc hết tổ chức hoại tử, sau đó đắp gạc có NaCl 10% và thuốc tím, 1 ngày thay 1 lần. Hoặc có thể dùng miếng băng urgosorb. Miếng băng này có tác dụng hút các tổ chức bẩn và hoại tử. Khi vết loét có dấu hiệu hồi phục, vết loét nông dần, lên các tổ chức hạt thì có thể bôi thêm cao sinh cơ. Chăm sóc các biến chứng về hô hấp và tiết niệu: Ngoài biến chứng loét thì ở những bệnh nhân sau đột qụy thường có những bệnh lý về đường hô hấp do nằm lâu và ít vận động như viêm phổi, tắc nghẽn đường thở do ứ đọng đờm rãi. Cho bệnh nhân ngồi dậy, vỗ rung vùng lưng hằng ngày để bệnh nhân dễ khạc được đờm rãi. Nhiều bệnh nhân nặng hôn mê không có phản xạ khạc thì phải có máy hút đờm tại nhà, có thể sử dụng khí dung 2 lần/ngày. Dung dịch làm khí dung bao gồm 4ml berodual, một ống gentamycin và một ống a chymotripsin. Bên cạnh bội nhiễm phổi thì nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng rất hay gặp ở những bệnh nhân sau đột quỵ. Những bệnh nhân này thường đại tiểu tiện không tự chủ, phải đặt capốt hoặc sonde tiểu và phải thụt tháo vì có táo bón. Vì vậy, hằng ngày phải lau rửa vùng sinh dục tiết niệu, giữ khô ráo nhất là sau khi đi vệ sinh. Những bệnh nhân đặt sonde tiểu thì rửa bàng quang hằng ngày. Chế độ ăn cần nhiều rau xanh, chất xơ, uống đủ nước và xoa bóp bụng để tránh táo bón. Nếu bệnh nhân có táo bón thì phải thụt tháo cách ngày. Nhìn chung những bệnh nhân đột quỵ khi qua giai đoạn cấp thì vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng, vận động phục hồi chức năng cho bệnh nhân rất quan trọng, giúp bệnh nhân sớm hồi phục và sớm hòa nhập với cuộc sống. |
Cách chăm sóc người bệnh sau đột quỵ
Đột quỵ có thể gây những hậu quả khác nhau và thường nặng nề đối với người bệnh cả về thể chất, tình cảm và nhận thức. Người chăm sóc bệnh nhân đột quỵ phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn để giúp cho người bệnh phụ hồi và an toàn.
Đi lại
Người đột quỵ có thể dẫn tới nguy cơ phải nằm liệt giường hoặc bị liệt không đi lại được. Những lý do bao gồm: liệt bán thân, giảm thăng bằng, suy giảm thị giác, mất thị lực ở một mắt. Người bệnh mất khả năng di chuyển đè nặng lên tâm lý của người bệnh và cả người chăm sóc.
Người bệnh sau đột quỵ cần sự cảm thông và chia sẻ
Lời khuyên:
- Người chăm sóc nên khuyến khích người bệnh tự chăm sóc bản thân nếu có thể an toàn. Người chăm sóc cố gắng tạo cơ hội cho người bệnh tự làm những việc theo khả năng của họ.
- Hướng dẫn người bệnh tham gia các bài tập vật lý trị liệu tăng cường sự linh hoạt có sự hỗ trợ của các thiết bị vật lý như gậy, khung tập đi, xe lăn,..
- Khám mắt thường xuyên để đánh giá thị lực và điều trị kịp thời.
- Người chăm sóc phải khuyến khích người bệnh tập luyện các bài tập di chuyển để duy trì tính linh hoạt và sức khoẻ một cách thường xuyên.
- Người bệnh có thể cố gắng tự chăm sóc bản thân như đi vệ sinh nhưng phải đảm bảo an toàn. Người chăm sóc có thể sắp xếp nội thất gọn gàng, thiết lập lịch trình hàng ngày cho người bệnh bao gồm cả thời gian đi vệ sinh, …
Người bệnh có thể tham gia tập vật lý trị liệu duy trì khả năng vận động
- Nếu người bệnh mất khả năng di chuyển, người chăm sóc phải nhận thức được sự mất mát này của người bệnh và cảm thông với họ. Tham khảo lời khuyên của bác sĩ hay chuyên gia tâm ký là cần thiết.
- Đối với người bệnh vẫn còn khả năng vận động nhưng giảm khả năng nhận thức thì vấn đề chính là an toàn. Lắp hệ thống báo động cửa cần thiết, sử dụng các thiết bị cảnh báo an toàn cho bếp, điện,….
Ăn uống
Đột quỵ có thể làm thay đổi khả năng nuốt của một số người. Đường hô hấp cũng có thể bị tổn thương do đó cần phòng tránh viêm họng. Người chăm sóc cần tìm hiểu kỹ thuật để chăm sóc an toàn thay vì chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
Người bệnh sau đột quỵ thường ăn thức ăn loãng hơn
Lời khuyên:
- Nếu người bệnh trước đây dùng răng giả, hiện tại có thể không còn phù hợp. Tham khảo ý kiến nha sĩ để thay thế răng mới.
- Vấn đề chảy nước miếng và nước dãi khi ăn khiến cho người bệnh khó giữ được thức ăn ở trong miệng. Điều này gây bực bội cho cả người bệnh và người chăm sóc. Nóng vội không phải là cách giải quyết vấn đề này.
- Nhu cầu calo của người bệnh thấp hơn.
- Chăm sóc răng miệng sau bữa ăn và trước khi đi ngủ sẽ góp phần duy trì khả năng nhai và nuốt.
- Thưởng thức nên là một phần của bữa ăn. Nên chuẩn bị các bữa ăn truyền thống tạo không khí ấm cúng.
- Nếu khó khăn trong việc nhai nuốt, cần khám bác sĩ để được điều trị.
Các cách phồng chống bệnh loét cho người bệnh nhân bị đột quỵ
Các cách phồng chống bệnh loét cho người bệnh nhân bị đột quỵ, liệt nữa người, liệt chi, mất chi…
Tắc nghẽn mạch máu não hoặc xuất huyết não dễ dẩn đến đột quỵ. Cần chăm sóc đúng cách người bị đột quỵ để giảm nhẹ nguy cơ tử vong, lưu ý dinh dưỡng và chống loét.
Đột quỵ là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự mất chức năng não cấp tính kéo dài trên 2 - 4 giờ hoặc có thể sớm dẫn đến tử vong.
Đột quỵ bao gồm nhồi máu não (do tắc nghẽn mạch máu não) và xuất huyết não (máu chảy ra tổ chức não). Đột quỵ thường xuất hiện đột ngột với các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tri giác (nặng có thể dẫn đến hôn mê ngay), liệt nửa người, cấm khẩu.
Cho ăn đúng cách
Trước hết phải cho bệnh nhân nằm ở phòng thoáng mát, đủ ánh sáng, tránh ẩm ướt và tối. Giường nằm không nên kê sát tường, nên có khoảng trống xung quanh để tiện cho việc lăn trở bệnh nhân.
Về dinh dưỡng: Nên cho người bệnh khẩu phần tương đương với 3-4 bữa/ngày, mỗi bữa khoảng 500ml.
Thành phần ăn thường có khoai tây, cháo đặc, thịt nạc, giá, rau ngót hoặc rau cải cắt xay nhỏ nấu thành súp cho bệnh nhân, có thể cho thêm 1-2 thìa dầu thực vật vào súp. Sau một thời gian có thể cho bệnh nhân tập ăn qua đường miệng.
Với những bệnh nhân đã ăn đượcthì nên chọn những thức ăn hợp khẩu vị với người bệnh. Chú ý cho người bệnh ăn từ từ, tránh ép bệnh nhân vì có thể gây nghẹn, sặc rất nguy hiểm.
Những bệnh nhân có thêm bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu thì phải ăn theo chế độ quy định.
Chăm sóc chống loét
Những bệnh nhân đột quỵ thường phải nằm lâu nhất là những bệnh nhân hôn mê thì biến chứng rất thường gặp là loét. Thường gặp loét ở những chỗ bị tỳ đè nhiều như vùng cùng cụt, hai gót chân, hai bả vai. Để không có loét thì biện pháp chủ yếu là dự phòng loét vì khi đã có loét thì việc điều trị sẽ phức tạp, khó khăn, thậm chí bệnh nhân có thể tử vong do nhiễm khuẩn huyết hoặc quá suy kiệt.
Để dự phòng loét có một số biện pháp như: Cho bệnh nhân nằm trên đệm hơi hoặc đệm nước; lăn trở thay đổi điểm tỳ cho bệnh nhân: cứ 2 giờ trở mình cho bệnh nhân 1 lần (từ nằm ngửa sang nằm nghiêng phải hoặc trái).
Hằng ngày xoa bóp nhẹ nhàng những vùng bị tỳ đè nhiều, tuy nhiên không nên xoa bóp mạnh gây trợt da. Vận động thụ động bên liệt để tránh co cứng cơ và giúp lưu thông tuần hoàn. Giữ gìn vệ sinh các vùng da bị tỳ đè nhiều: hằng ngày 1-2 lần lau bằng khăn mềm, ấm, sau đó lau khô bằng khăn mềm sạch, nhất là sau khi đi đại, tiểu tiện. Khi lau tránh làm xây xát da, không nên bôi mỡ hay rắc bột kháng sinh vì gây hạn chế hô hấp của da và gây ẩm càng dễ loét.
Hằng ngày phải kiểm tra phát hiện sớm các dấu hiệu chớm loét như ngứa, đau, thay đổi màu da như đỏ, tím để kịp thời điều trị. Khi phát hiện ra các dấu hiệu chớm loét thì phải kê gối, đệm mềm tại các nơi đó để tránh bị tỳ đè thêm, hoặc có thể dùng thuốc xịt sanyren để tránh loét.
Nếu đã có loét thì việc chăm sóc như sau: thời gian đầu vết loét chưa lan rộng chưa sâu, có thể là vết trợt da thì hằng ngày 1-2 lần rửa bằng nước muối sinh lý và nước ôxy già, dùng gạc tiệt khuẩn thấm khô, sau đó có thể bôi xanhmethylen rồi dùng gạc vô khuẩn đắp lại. Tốt hơn có thể chiếu đèn tử ngoại vào vết loét. Nếu vết loét sâu, rộng và có tổ chức hoại tử thì trước hết phải cắt lọc hết tổ chức hoại tử, sau đó đắp gạc có NaCl 10% và thuốc tím, 1 ngày thay 1 lần. Hoặc có thể dùng miếng băng urgosorb. Miếng băng này có tác dụng hút các tổ chức bẩn và hoại tử.
Khi vết loét có dấu hiệu hồi phục, vết loét nông dần, lên các tổ chức hạt thì có thể bôi thêm cao sinh cơ.
Bệnh đột quỵ
Triệu chứng của bệnh đột quỵ
Thực phẩm tốt cho người bị đột quỵ
Triệu chứng của bệnh đột quỵ não
Sự thật về thần dược An cung Ngưu hoàng hoàn
Hồi phục sau xuất huyết não
Triệu chứng của bệnh nhồi máu não
(ST)