Cách chăm sóc cây tài lộc cỏ may mắn đúng phương pháp nhất
Cách chăm sóc hoa Lan Nghinh Xuân ra hoa đúng ngày Tết
Cách chăm sóc cây Đại Phú Gia phát triển đẹp nhất
Cách chăm sóc người bị liệt cả tinh thần và thể chất tốt nhất. Những người phải nằm lâu một chỗ thường bị loét do tì đè. Đây là dạng loét, hoại tử da, tổ chức dưới da hoặc cơ ở vùng tì đè giữa xương và mặt phẳng cứng như giường, ghế...
Cách chăm sóc người bị liệt
Các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới loét da là do: chậm thay đổi tư thế bệnh nhân, trường hợp bệnh nhân kém vận động, chịu áp lực tì đè trong 3 giờ sẽ gây thiếu máu tại chỗ, có thể dẫn tới hoại tử da và tổ chức dưới da. Suy dinh dưỡng, thiếu máu, nhiễm khuẩn. Bệnh nhân giảm hoặc mất cảm giác đau do tổn thương thần kinh như bệnh nhân bị liệt do tai biến mạch máu não, chấn thương cột sống, biến chứng thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường. Da bị ẩm ướt liên tục, đặc biệt là trường hợp đại tiểu tiện không tự chủ. Để đề phòng loét da, cách tốt nhất là tránh tì đè liên tục lên vùng da nhạy cảm. Những bệnh nhân bị liệt hoặc ốm nặng phải nằm lâu trên giường cần được thay đổi tư thế liên tục 2 giờ/lần. Nên cho bệnh nhân nằm các loại đệm như đệm hơi, đệm nước, đệm thay đổi được áp lực từng phần. Đối với bệnh nhân phải ngồi xe lăn, cần được nhấc người khỏi mặt ghế, xe thường xuyên. Giữ da bệnh nhân sạch, khô ráo. Thay quần áo thường xuyên. Trời nắng nên lau mồ hôi và giữ cho da được khô. Bệnh nhân đại tiểu tiện không tự chủ cần được làm vệ sinh liên tục, lau khô và xoa bột talc.
Điều trị và chăm sóc bệnh nhân liệt nửa người
Hội chứng liệt nửa người được gây nên bởi những tổn thương với bản chất khác nhau của não và tủy sống cổ. Bên cạnh liệt những tổn thương này còn gây nhiều các triệu chứng lâm sàng nặng nề khác kèm theo. |
|
|
Các bài tập luyện cho bệnh nhân liệt nửa người
Tham khảo một số bài tập dưới đây cho các bệnh nhân bị liệt nửa người, tùy thuộc vào tình trạng bệnh để chọn cho mình bài tập thích hợp. |
|
|
Gia đình với việc chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà
Con người ta có 2 phần : Cơ thể và tâm thần
Phần cơ thể bao gồm đầu, não, mình, chân tay, phủ tạng... các bộ phận này có thể mắc bệnh (Ví dụ: Viêm phổi, loét dạ dày, viêm đại tràng ...)
Phần tâm thần bao gồm các cảm giác, tri giác, tư duy, trí nhớ, trí tuệ, tình cảm, ngôn ngữ, tưởng tượng, hành vi... Phần này phản ánh hoạt động của não. Khi phần này của một người mất cân bằng hay rối loạn thì người đó mắc bệnh tâm thần.
Tâm thần phân liệt chỉ là một trong số rất nhiều loại bệnh loạn thần khác nhau, tỉ lệ mắc xấp xỉ 1% dân số. Như vậy Việt nam có khoảng 700 000 người bệnh tâm thần phân liệt. Từ đó dễ thấy rằng tại một thời điểm tối đa chỉ có 1 số người bệnh tâm thần phân liệt được nằm viện, còn lại số người bệnh này đang được chăm sóc tại gia đình. Thực trạng này cũng là cơ hội tốt để người bệnh được tái hoà nhập cộng đồng, nhưng cũng đòi hỏi gia đình người bệnh một trình độ nhận thức nhất định trong việc chăm sóc ngươì bệnh tại nhà.
Khi trong nhà có người thân bị bệnh tâm thần phân liệt, mọi thành viên khác đều phải chịu sức ép về tâm lý ở một mức độ nào đó. Song họ không thể làm gì để có thể thay đổi một sự thật đã bất di bất dịch. Thực tế buộc họ phải nghiêm túc đối mặt để vượt qua thách thức, cũng như có một nghị lực mạnh mẽ để nâng đỡ người bệnh- người thân của mình.
Trước hết là một lý trí dũng cảm, biết chấp nhận người bệnh, làm sao để người bệnh cảm thấy họ là một thành viên của gia đình. Gia đình không tranh luận với người bệnh, nhưng cũng không để người bệnh nhận thấy cách cư xử khác thường đối với họ, mà phải giành cho họ tình cảm, sự yêu thương, quan tâm chăm sóc, đưa lại cho người bệnh cảm giác được bảo đảm an toàn hơn, ấm áp dễ hoà nhập hơn với xung quanh.
Bệnh tâm thần không phải do thần thánh hay ma quỷ gây nên. Tâm thần phân liệt là một bệnh lý do những biến đổi sinh học rất phức tạp của não và chịu tác động rất mạnh của môi trường tâm lý xã hội không thuận lợi. Một khi cộng đồng và gia đình hiểu rõ bản chất và nguyên nhân của bệnh tâm thần, mọi người sẽ có sự nhìn nhận theo chiều hướng tích cực đó là: thái độ tôn trọng, tình cảm ấm áp, không bỏ mặc, hắt hủi hành hạ. Việc uống thuốc hàng ngày là cần thiết để ổn định bệnh, bệnh có ổn định thì người bệnh mới thực hiện được tái thích ứng với gia đình và xã hội. Gia đình cũng xác định việc chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt không phải chỉ có thuốc là đủ mà phải toàn diện, đặc biệt là chăm sóc về tâm lý để phục hồi chức năng tâm lý xã hội.
Thái độ gia đình chính là những can thiệp tâm lý sớm nhất và tốt nhất cho người bệnh. Muốn vậy, gia đình phải hiểu biết về bệnh tâm thần, cảm thông chia sẻ những mặc cảm của người bệnh, giúp người bệnh thích ứng được với cuộc sống xã hội bằng cách tạo điều kiện để người bệnh tham gia lao động tập thể, học nghề, sinh hoạt giải trí thích hợp hoặc tối thiểu là lao động phục vụ sinh hoạt hàng ngày như nấu ăn, dọn dẹp vệ sinh, sinh hoạt giải trí, thể thao, ca nhạc, văn hoá xã hội.
Trừng phạt người bệnh là một bằng chứng của sự kém hiểu biết. Không được trừng phạt người bệnh bằng thái độ xa lánh, không nói chuyện hoặc nói rất ít với người bệnh, không lắng nghe người bệnh nói, không thân thiết với người bệnh, chán ghét hoặc khổ sở vì họ... như vậy sẽ càng làm cho bệnh tật của họ nặng thêm. Gia đình cũng cần biết những gì làm cho bệnh nặng thêm và tìm cách tránh những cái đó như : những cảm xúc căng thẳng, lo lắng sợ hãi, buồn chán, phiền muộn ... có thể do lời nói, cử chỉ, hành vi thiếu thận trọng của người xung quanh hoặc do những xung đột trong mối quan hệ gia đình, cộng đồng...
Khi người bệnh làm được một việc tốt hoặc cư xử theo ý muốn của gia đình, gia đình hãy biểu dương khen thưởng hành vi đó tuỳ mức độ và điều kiện gia đình, khi đó người bệnh sẽ cảm thấy rằng gia đình yêu mến họ, sự thật họ vẫn là người có ích và sẽ dễ dàng chấp nhận sự hướng dẫn của gia đình.
Hãy để người bệnh tham gia vào hoạt động của gia đình, tiếp tục trò chuyện với người bệnh như trước đây và để người bệnh tham gia vào những cuộc nói chuyện trong gia đình. Hãy lắng nghe người bệnh nói về những cảm giác của họ với gia đình và phải thể hiện là mọi người đều hiểu họ.
Chăm sóc của gia đình ở đây nghĩa là nói đến thái độ quan tâm và cách ứng xử hợp lý của gia đình với người bệnh, chứ tuyệt đối không phải là phục tùng hoặc phục vụ thái quá. Gia đình rất cần phải giúp người bệnh tự làm lấy những công việc thông thường trong sinh hoạt hàng ngày càng nhiều càng tốt. Nếu người bệnh đã có một thời gian dài không biết cách tự chăm sóc bản thân, gia đình hãy hướng dẫn họ dần dần (như tắm giặt, vệ sinh cá nhân, gấp chăn màn, quét nhà, dọn dẹp nhà..). Không để cho người bệnh ở trạng thái thụ động, hãy làm việc gì đó với họ, đưa họ đi chơi đây đó, tạo cơ hội giao tiếp với xã hội. Cũng đừng quá nóng vội mà bắt họ làm việc quá khả năng của họ.
Giống như nhiều bệnh cơ thể khác (bệnh lao, bệnh sốt rét, bệnh đái tháo đường ...), tâm thần phân liệt là bệnh mãn tính và hay tái phát. Hai nhân tố chính làm bệnh dễ tái phát là dùng thuốc an thần kinh không đều và yếu tố nâng đỡ kém. Yếu tố nâng đỡ bao gồm hệ thống nâng đỡ bao gồm hệ thống nâng đỡ của cả gia đình và xã hội về các sinh hoạt, nhà ở, việc làm, chăm sóc tại cộng đồng. Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, khi những hỗ trợ từ phía xã hội còn chưa được coi trọng thích đáng, các dịch vụ phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần còn chưa sẵn có, gia đình cần phải hiểu rõ trách nhiệm lớn lao của họ trước khi trông đợi vào sự trợ giúp từ cộng đồng và xã hội, vai trò gia đình hơn bao giờ hết phải được phát huy hàng đầu.
Để phát hiện và can thiệp sớm các giai đoạn tái phát của bệnh, gia đình cần theo dõi để nhận biết những cách cư xử khác thường của người bệnh, đó là:
- Họ thu mình lại và rất trầm lặng, thậm chí hỏi cũng không trả lời, không ăn.
- Họ trở nên hiếu động và nói luôn miệng.
- Hoặc họ trở nên sợ hãi, kích động.
Khi đó hãy đưa họ đến nhân viên y tế.
Nếu họ có ý định gây thương tích cho bản thân hoặc tấn công, doạ nạt những người xung quanh, cần chuyển họ đi bệnh viện ngay./
Triệu chứng của bệnh liệt nửa người
Liệt dương là gì?
Cách điều trị bệnh liệt dương đơn giản cực hiệu quả
Bé bị bại liệt
Bài thuốc đông y trị liệt dương
Bệnh liệt dương ở nam giới
Bệnh liệt não ở trẻ
(ST)