CÁCH CHĂM SÓC TÓC KHÔ CỨNG
Tìm hiểu nguyên nhân làm tóc khô cứng
Sự thay đổi hoạt động của tuyến bã nhờn dưới chân tóc theo xu hướng giảm dần khiến cho tóc dễ bị khô cứng, chẻ ngọn.
Những nhân tố bên ngoài môi trường: ánh nắng mặt trời, khói bụi, nước bể bơi với nhiều clo, hơi nước biển…
Một số thói quen chăm sóc tóc thiếu khoa học: buộc tóc quá chặt, dùng máy sấy tóc ở nhiệt độ quá cao, các sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp, nhuộm, uốn, duỗi tóc quá nhiều lần…
.Chọn kem dưỡng ẩm phù hợp
Cách phân biệt giữa dầu dưỡng và kem dưỡng ẩm:
+ Kem dưỡng ẩm có dạng nước có thể để lạnh. Bạn có thể nhận biết các sản phẩm dưỡng ẩm bằng cách đọc các thành phần trên nhãn. Một loại kem dưỡng ẩm sẽ có nước hoặc nước được liệt kê đầu tiên.
+ Dầu dưỡng là các loại dầu tự nhiên như ô liu, dầu dừa, dầu từ bơ...
Kem dưỡng ẩm được thoa lên tóc đầu tiên, sau đó là dầu dưỡng. Nếu bạn không tuân theo thứ tự này thì khó có thể đảm bảo đầy đủ độ ẩm cho mái tóc.
Cắt bỏ phần đuôi tóc bị chẻ ngọn, khô xơ
Loại bỏ tóc chẻ ngọn, vì chúng là nguyên nhân chính gây ra tóc khô. Hãy đi cắt tỉa thường xuyên trong ít nhất 6 tuần/lần để giữ tóc bóng khỏe và tránh hư tổn.
Giữ sạch da đầu
Sức khỏe của mái tóc bắt đầu từ da đầu. Nếu lỗ chân tóc bị tắc nghẽn và thì tóc sẽ dễ bị khô và gãy. Tóc xoăn dễ làm tắc nghẽn lỗ chân lông hơn do tính chất xoắn của sợi tóc. Bạn nên làm sạch da đầu với dầu gội dành cho tóc khô.
Hấp dầu
Đối với tóc khô, bạn có thể dưỡng ẩm bằng cách hấp dầu 1 lần/tuần. Bạn có thể thực hiện tại nhà với một chiếc khăn và các hỗn hợp tự làm như protein với mật ong, hoặc dầu ô liu với mật ong...
Dầu xả dưỡng ẩm
Tóc khô thường dễ gãy, rụng, xơ và chẻ ngọn. Vì vậy, điều quan trọng nhất là bổ sung dưỡng chất và giữ ẩm cho tóc. Sau khi gội đầu sạch, bạn nên chọn loại dầu xả dưỡng ẩm dành cho tóc khô và gội đầu 2-3 lần/tuần.
Điều quan trọng nhất là việc lựa chọn loại dầu gội đầu và kem dưỡng tóc phù hợp với đặc tính mái tóc bạn. Nên chọn những loại dầu gội dịu nhẹ, chứa nhiều chất dưỡng ẩm và giúp nuôi dưỡng tóc như: các loại dầu gội chứa nhiều ceramides, tinh chất dầu, axit béo thiết yếu…
Không nên gội đầu quá nhiều, bởi việc dùng quá nhiều sản phẩm hoá chất sẽ khiến độ ẩm tóc giảm dần, từ đó gây ra gãy rụng tóc.
Tránh gội đầu bằng nước quá nóng hoặc quá nhiều đá vôi ( caxi) vì những cách làm này sẽ nhanh chong lấy đi các phân tử nước trong tóc, làm tóc dễ khô, chẻ ngọn.
Nên đắp mặt nạ cho tóc khô 2 lần trước khi gội đầu. Nên sử dụng dầu dưỡng tóc chiết xuất từ dầu vừng hoặc bơ bôi đều lên tóc, sau đó ủ khoảng 20 phút rồi gội lại như thường.
Phương pháp làm mặt nạ cho tóc: Trộn hỗn hợp dầu ô liu và mật ong cùng lòng đỏ trứng gà và một chút nước cốt chanh. Tiếp đó đắp đều lên tóc. Ủ tóc khoảng 20-30 phút rồi gội lại bằng các loại dầu gội dịu nhẹ.
Trước và trong lúc gội đầu nên kết hợp với massage tóc bằng tay để kích thích tuyến bã nhờn hoạt động.
Hạn chế tối thiểu dùng máy sấy tóc. Nếu phải thường xuyên dùng máy sấy tóc, nên để máy sấy ở nhiệt độ thấp nhất, cách tóc khoảng 15cm, và lưu ý, không nên sấy tóc quá 12 giây ở cùng một vị trí.
Mái tóc đó phải chịu tác động của môi trường, hóa chất nên phải cần đến cách phục hồi tóc hư tổn nặng. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra được cách phục hồi tóc hư tổn nặng hiệu quả nhất
Phụ nữ hiện đại đã có nhiều kiến thức chăm sóc tóc, nhưng 90% trong số này chỉ bắt đầu thực đơn đặc biệt khi tóc bắt đầu bước đến giai đoạn hỏng vừa, hỏng nặng. Vậy đâu là dấu hiệu? Và làm thế nào để biết tóc tư tổn, tóc hỏng vừa, tóc hỏng nặng?
Nguyên nhân gây ra tóc hư tổn nặng
Tóc hư tổn
Dấu hiệu nhận biết tóc hư tổn rất dễ nhận thấy. Tóc yếu và xơ, đuôi tóc bị chẻ ngọn, màu tóc trông xỉn, không có độ phản chiếu. Khi sờ vào mái tóc thấy thô ráp dễ gẫy tóc rối rất khó chải.
Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tóc hư tổn?
Chắc rằng có đến hơn 90% chị em khi thấy dấu hiệu tóc gàu, tóc rụng, tóc khô là tìm các loại dầu gội, dầu xả, dầu hấp. Nhưng trên thực tế ảnh hưởng đến sức khỏe tóc bao giờ cũng gồm 2 phần đó là: da đầu và tóc. Nói cách khác thì đó chính là hai phần: Nuôi dưỡng và duy trì. Chăm sóc da đầu để nuôi dưỡng nang tóc khỏe, kích thích tóc mọc nhanh, chăm sóc thân tóc để duy trì vẻ đẹp lâu dài.
Chỉ có tác động đến da đầu mới thực sự nuôi dưỡng được lớp tóc khỏe mới mọc lên. Phần này chính nơi lưu giữ những nang tóc và nơi sản xuất ra tuyến dầu tự nhiên quý giá cho tóc. Những dấu hiệu hư tổn sau: Tóc xuất hiện gàu (mảng bám, vảy da chết), tóc nhiều dầu, tóc rụng… Đây chính là khi da đầu bạn có vấn đề chứ không phải là tóc và việc điều trị hư tổn này phải bắt đầu từ da đầu.
Chúng ta hay dùng: “hư tổn” để chỉ chung cho mái tóc có dấu hiệu xấu đi và xuất hiện các dấu hiệu khô sơ, chẻ ngọn, “hỏng vừa” và “hỏng nặng” lại dành cho những mái tóc hư tổn nặng do chất đem lại.
Ông Dominique Vedy – Giám đốc viện Ales Groupe – Phyto trong lần đến thăm Việt Nam từng nói: “Tôi nhận thấy người Việt Nam không quan tâm đến da đầu, dù nó quan trọng không kém gì da chân và da tay”
Tóc bị hư tổn phải làm gì?
Theo nghiên cứu và soi tóc cùng da đầu. Những chị em có da đầu khỏe mạnh thì hầu hết mái tóc bóng khỏe mượt mà, còn những mái tóc rụng, khô yếu thì da đầu bị tổn thương hoặc rối loạn tuyến dầu.
Ảnh hưởng đến da đầu có 2 yếu tố: Bên trong và bên ngoài.
Những yếu tố bên trong như ăn uống không đủ chất, căng thẳng, stress sẽ dẫn đến rối loạn tuyến dầu dưới da, khiến tóc tiết quá nhiều dầu, vi khuẩn gặp môi trường thuận lợi phát sinh gây nấm, rụng tóc. Hoặc tiết ít dầu khiến da dầu khô, bong tróc gây ra gàu. Thậm chí còn gây ra cả hiện tượng tóc vừa bị dầu, vừa bị gàu.
Yếu tố bên ngoài, có thể do xả chưa sạch, hoặc da dầu luôn ẩm ướt khiến da đầu nhiễm khuẩn, hoặc những loại dầu gội, hóa chất có tính tẩy mạnh khiến da đầu bị tổn thương.
Khi đã có một da đầu khỏe mạnh, thì thân tóc cũng cần được chăm sóc không kém. Việc chăm sóc tốt hay không sẽ quyết định độ bền vững của mái tóc. Tóc là tế bào chết, và chỉ mọc ra ở phần chân tóc, phần ngọn tóc sẽ chịu tác động của môi trường và sẽ ngày càng xấu đi. Phần gần nhất của chân tóc có thể sẽ được tuyến dầu tự nhiên của da đầu nuôi dưỡng nên ít nhiều vẫn có độ chắc khỏe óng ả. Đặc biệt với mái tóc dài thì phần ngọn tóc hoàn toàn phụ thuộc vào các sản phẩm chăm dưỡng.
Dấu hiệu hư tổn dễ thấy của sợi tóc là sợi tóc thô ráp, tóc khô trẻ ngọn, tóc dễ gãy đứt đoạn, tóc xỉn màu, chẻ ngọn.
Nguyên nhân gây ra dấu hiệu hư tổn này thường là tác động của nhiệt như máy là, máy sấy, hóa chất, hồ bơi, máy lạnh, ánh nắng mặt trời…
Như vậy bản chất của tóc hư tổn chính là khi da đầu hay sợi tóc bị tổn thường “có vấn đề”. Sẽ không có mái tóc khỏe khi một trong hai yếu tố không tốt. Chìa khóa để giúp xác định vấn đề đang gặp phải là ở tóc hay da đầu? Bạn gặp vấn đề về da đầu? Hãy tiến hành là các bước điều trị sâu và kiên trì, trước hết là xem lại thói quen sinh hoạt, hay bạn có thể dùng một số viên uống làm đẹp để hỗ trợ, hoặc với các sản phẩm điều trị sâu cho da đầu. Khi da đầu thực sự khỏe mạnh thì hãy kiểm tra tóc của bạn đang gặp vấn gì? Tóc khô, tóc chẻ ngọn, tóc xỉn màu? lựa chọn cách phục hồi tóc hư tổn nặng phù hợp cho da đầu.
Tóc hỏng nặng
Đậy là tình trạng báo động đỏ cho mái tóc của bạn, hậu quả của việc làm dụng hóa chất để làm đẹp. Tóc của bạn lúc này không còn khả năng tương tác với hóa chất, chất tóc mủn, dễ gãy rụng. Tình trạng cả tóc và da đầu lúc này bị tổn thương rất nhiều. Nếu không cẩn thận tình trạng bệnh lý rụng tóc sẽ dễ xảy ra. Vì vậy lúc này tóc bạn hoàn toàn không tiếp xúc với hóa chất, bạn hãy sử dụng dầu gội dành tóc tóc hỏng nặng đã qua xử lý hóa chất. Trên thực tế, những loại sản phẩm chuyên biệt dành cho trường hợp này rất khác, tính dịu nhẹ không hại da đầu, đồng thời sẽ tăng lượng khoáng chất, vi lượng, cải thiện cấu trúc tóc, tăng quá trình trao đổi oxy giúp tóc mọc nhanh để thay thế một lớp tóc mới.
Điều trị :
Có thể điều trị mái tóc khô xơ bằng các biện pháp tự nhiên như giấm táo, mặt nạ dưỡng ẩm tự nhiên tự chế
Duỗi tóc, làm xoăn hoặc nhuộm tóc thường xuyên chính là những nguyên nhân khiến cho mái tóc của chúng ta bị khô, yếu, và ngày càng thiếu sức sống. Làm thế nào để phục hồi sức khỏe cho mái tóc là câu hỏi khiến nhiều bạn gái đau đầu. Các bạn hãy cùng tham khảo một số biện pháp chăm sóc tóc tự nhiên dưới đây để cải thiện mái tóc của mình nhé!
Cách phục hồi tóc hư tổn nặng bằng giấm táo
Gội đầu bằng giấm táo
Nhiều bạn gái khi thấy mái tóc đã bị hư tổn quá nặng nề, khô và xơ thường chọn giải pháp là cắt bỏ đoạn tóc chết đi. Đây là một giải pháp hay, nhưng nếu bạn không muốn bỏ đi mái tóc dài thì hãy tìm cách phục hồi cho nó.
Gội đầu bằng giấm táo là một trong những liệu pháp tự nhiên giúp bạn khắc phục mái tóc hư tổn, làm cho tóc mượt mà và mềm mại hơn. Trước tiên, bạn hãy gội đầu bằng nước ấm (nhớ là nước chỉ hơi ấm thôi nhé), sau đó bôi kem dưỡng ẩm cho tóc và để trong vòng 2 phút. Tiếp theo, bạn làm sạch tóc bằng nước giấm táo, rồi gội đầu lại bằng nước ấm một lần nữa, mái tóc trông sẽ sáng bóng và mượt mà hơn.
Mặt nạ dưỡng ẩm tự nhiên cho tóc
Như chúng ta được biết thì tia UV không chỉ có hại cho làn da mà còn là “kẻ thù” số một của mái tóc. Ánh nắng mặt trời cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tóc bị khô cứng và dễ gãy rụng. Các bạn gái hãy thử tự chế tạo mặt nạ dưỡng ẩm tự nhiện để tăng độ ẩm cho tóc theo cách sau đây:
Bạn cần chuẩn bị 1/2 chén dầu ô liu, 1 quả trứng gà, và 2 thìa mật ong. Sau đó, trộn hỗn hợp này với nhau sao cho thật nhuyễn, rồi bôi đều lên tóc. Dùng mũ chụp đầu để đội lên đầu và giữ trong khoảng từ 40-50 phút. Cuối cùng gội sạch tóc bằng nước ấm để kết thúc cách phục hồi tóc hư tổn nặng này.
Ngoài những liệu pháp chăm sóc tóc tự nhiên có thể tự chế ở nhà như đã nói ở trên, các bạn gái cũng nên quan tâm đến những lời khuyên sau: Thứ nhất, để tóc không bị gãy rụng, bạn nên dùng lược chải tóc có răng to và thưa. Thứ hai, nếu mái tóc của bạn có dấu hiệu bị hư tổn thì không nên dùng dây chun hoặc những phụ kiện quá thô cứng để cố định tóc.