Cách chăm sóc trẻ bị hở hàm ếch đúng cách nhất

Cách chăm sóc trẻ bị hở hàm ếch đúng cách nhất Sứt môi và hở hàm ếch là các khiếm khuyết bẩm sinh mà các mô của miệng hoặc môi không hình thành thích hợp trong suốt quá trình phát triển của thai nhi. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em châu Á, châu mỹ Latin.




CÁCH CHĂM SÓC TRẺ BỊ HỞ HÀM ẾCH ĐÚNG CÁC NHẤT

Sứt môi và hở hàm ếch - những điều cần biết

Một điều may mắn là bệnh sứt môi và hở hàm ếch có thể chữa được. Hầu hết trẻ sinh ra mắc bệnh có thể được phẫu thuật để kiến tạo lại môi trong vòng 12 đến 18 tháng đầu sau khi sinh để sửa chữa khiếm khuyết này và cải thiện đáng kể hình thể cho khuôn mặt.

Bệnh sứt môi và hở hàm ếch

Sứt môi và hở hàm ếch xảy ra khi các mô của môi và/hoặc vòm miệng của thai nhi không phát triển cùng với sự phát triển của thai kỳ. Trẻ bị sứt môi và hở hàm ếch thường không có đủ mô ở miệng, và mô này không kết hợp với nhau thích hợp để hình thành vòm miệng.


Sứt môi là dị hình bẩm sinh có một khe nứt ở một bên hay cả hai bên đường giữa môi trên. Điều này xảy ra khi 3 khối mô bào thai tạo thành môi trên không liền lạc được với nhau và thường kết hợp với khe vòm miệng.


Hở hàm ếch là khe hở giữa vòm miệng và khoang mũi. Một số trẻ mắc bệnh này hở cả bộ phận trước và bộ phận phía sau của vòm miệng, trong khi các trẻ khác chỉ bị hở một phần.
Thường có 3 dạng khác nhau của sứt môi và hở hàm ếch:
- Sứt môi mà không bị hở hàm ếch
- Hở hàm ếch mà không sứt môi
- Sứt môi và hở hàm ếch.

Hiện tượng hở này có thể xảy ra ở một bên của miệng (hở một bên) hoặc cả hai bên miệng.

Số trẻ trai bị sứt môi nhiều hơn số trẻ gái, trong khi có nhiều trẻ gái bị hở hàm ếch hơn so với trẻ trai. Do đây là căn bệnh gây ra các dấu hiệu đặc biệt có thể nhìn thấy được nên nó rất dễ chẩn đoán. Căn bệnh này có thể được phát hiện bằng siêu âm trước khi sinh. Nếu hở môi hay hàm ếch không được phát hiện trước khi trẻ được sinh ra thì nó cũng được nhận dạng ngay sau khi sinh.

Điều gì gây ra bệnh sứt môi và hở hàm ếch?

Các bác sĩ không biết nguyên nhân chính xác khiến cho trẻ mắc bệnh sứt môi hay hở hàm ếch, tuy nhiên họ tin nó có thể là sự kết hợp của yếu tố gen (di truyền) và môi trường (như sử dụng một loại thuốc nào đó, bệnh tật, phụ nữ hút thuốc hoặc uống rượu khi mang thai...). Nguy cơ trẻ mắc bệnh này càng cao hơn khi trẻ có bố mẹ hay anh chị em ruột mắc bệnh hở môi hay tiền sử gia đình có người mắc bệnh này.


Các bệnh liên quan đến sứt môi và hở hàm ếch

Trẻ mắc bệnh sứt môi hay hở hàm ếch thường dễ mắc các bệnh khác như cảm, điếc và khiếm khuyết khả năng nói. Các bệnh về răng như thiếu, thừa, dị hình hay răng mọc lộn xộn... cũng thường xảy ra trẻ khi sinh ra mắc bệnh hở hàm ếch. Nhiều trẻ bị sứt môi hay hở hàm ếch đặc biệt dễ bị nhiễm trùng tai.

Trẻ bị sứt môi hay hở hàm ếch cũng gặp nhiều khó khăn khi ăn uống, bú mớm. Các bình sữa với núm vú đặc biệt có thể giúp trẻ bú dễ hơn. Trong một số trường hợp, trẻ mắc bệnh sứt môi hay hở hàm ếch có thể phải cần đến vòm miệng giả để giúp trẻ có thể ăn uống.

Điều trị sứt môi và hở hàm ếch

Hiện nay y học tiên tiến có thể điều trị hiệu quả bệnh sứt môi và hở hàm ếch. Phẫu thuật tạo hình có thể tái tạo lại môi và hàm ếch bị hở.

Trẻ bị sứt môi hay hở hàm ếch cần được xem xét bởi nhiều chuyên gia khác nhau cùng làm việc chung để điều trị bệnh. Việc điều trị thường bắt đầu ở vài tháng đầu sau khi trẻ được sinh ra, tùy thuộc vào sức khỏe ca trẻ và độ hở của môi hay vòm miệng.

Những người trong nhóm điều trị bệnh cho trẻ thường gồm có nhà di truyền học, bác sĩ phẫu thuật tạo hình, bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng, bác sĩ phẫu thuật miệng, bác sĩ chỉnh răng, nha sĩ, nhà trị liệu khả năng nói, nhà thính học, các chuyên gia tâm lý và chuyên gia xã hội học.

Nhóm các chuyên gia này sẽ đánh giá quá trình phát triển bình thường của trẻ, kiểm tra khả năng nghe, nói, dinh dưỡng, răng và trạng thái cảm xúc của trẻ. Sau đó họ sẽ chia sẻ thông tin mà họ biết với bố mẹ trẻ. Ngoài ra, để điều trị cho trẻ, các chuyên gia cũng sẽ làm việc với trẻ về bất kỳ các khó khăn nào trong ăn uống, nói năng, các vấn đề xã hội... Họ sẽ tư vấn giúp cho bố mẹ trẻ trong suốt giai đoạn phát triển và điều trị bệnh của trẻ.


Chăm sóc trẻ sứt môi - hở hàm ếch

Cách cho trẻ sơ sinh bị khe hở môi hoặc khe hở hàm ếch bú hoặc ăn mà không bị sặc  Giữ trẻ ở tư thế ngồi, dùng loại núm vú đục lổ hơi lớn và cho dòng sữa chảy về phía bên miệng. Khó khăn duy nhất là phải kiên nhẫn và mất thời gian. Chỉ trong một vài trường hợp thật đặc biệt, người ta mới đặt một khí cụ bằng nhựa lên khe hở hàm ếch để giữ cho thức ăn hoặc sữa không bị sặc lên mũi. Nhiều khi cũng thiết kế vài loại núm vú đặc biệt riêng. 

Dòng chảy cảu thức ăn dạng lỏng nên được điều chỉnh phù hợp với khả năng nuốt của cháu. Cho ăn nhanh vừa đủ để tránh cho bé cảm thấy mệt. Về sau có thể ăn bằng muỗng.

Giống như tất cả các cháu bé bình thường khác, giữ vệ sinh răng miệng cho bé bị khe hở hàm ếch rất quan trọng. Sau mỗi lần ăn nên súc miệng chocha1u với một lượng nước ít để làm sạch thức ăn thừa đóng trong miệng nhất là các vị trí môi và niêm mạc quanh khe hở.

Đối với trẻ sơ sinh bị tật khe hở môi hàm cách cho ăn nào là tốt nhất ?

Cho trẻ bú mẹ là cách nuôi dưỡng tốt nhất.

Cho trẻ bị tật khe hở môi và hàm bú như thế nào ?

Trẻ cần được giữ ở tư thế ngồi hoặc hơi thẳng đứng, tư thế này sẽ giúp hạn chế sữa mẹ chảy vào trong mũi và làm trẻ bị sặc. Có hai tư thế mà bà mẹ có thể chọn khi cho con bú:

Tư thế cho bú thứ nhất

Trẻ được đặt ngồi trên giường hoặc trên gối, lưng của trẻ được đặt tựa trên cẳng tay của mẹ và đầu của trẻ được đỡ bởi lòng bàn tay kia của mẹ (hình 4).

Hình

Tư thế bú thứ hai

Trẻ được đặt ngồi trong lòng mẹ, mặt quay về phía mẹ, hai chân của trẻ giạng ra trên bụng mẹ (hình 5).

Hình 5


Ở cả hai tư thế cần lưu ý để vú mẹ không đè ép lên mũi trẻ làm trẻ không thở được. Khi cho bú nên để vị trí đầu trẻ quay sang bên phải trong lần bú này và quay sang bên trái trong lần bú khác để trẻ có thể sử dụng tất cả các cơ ở vùng miệng.

Đưa vú vào thật sâu trong miệng trẻ để sữa chảy vào phía sau lưỡi của trẻ.

Hình 6

Hình 7

Đôi khi bà mẹ phải vắt sữa vào ly và cho trẻ uống sữa bằng thìa (hình 6). Để tránh sặc khi cho trẻ ăn bằng thìa nên cho trẻ ngồi ở tư thế như trong hình 7 với đầu hơi đưa về phía trước một chút.Nếu cho trẻ bú bình, cũng cần giữ cho trẻ ở tư thế này, núm vú nên đặt vào phần miệng có mô lành (phần không bị khe hở).

Nên sử dụng bình sữa bằng nhựa dẻo để giúp trẻ bú dễ hơn và tiết kiệm sức cho trẻ bằng cách bóp vào bình sữa khi cho trẻ bú. Tránh cho trẻ bú nhiều không khí bằng cách bóp bình sữa để đẩy hết khí ra ngoài trước khi cho trẻ bú (hình 8).

Để giúp trẻ bú bình dễ hơn nên xẻ đầu núm vú theo hình chữ thập (+) (hình 9). Nếu được nên xẻ lệch một bên để khi đưa núm vú vào miệng, sẽ đặt phía xẻ áp lên phần lưỡi của trẻ, vị trí này sẽ giúp sữa không chảy quá nhanh khi trẻ bú.

Hình 9

Nên cho trẻ bú trước khi trẻ quá đói: Khi quá đói trẻ sẽ khóc to và có vẻ kích động làm việc cho bú trở nên khó khăn. Do đó mẹ của trẻ nên phát hiện các dấu hiệu báo hiệu trẻ đói như thấy mắt trẻ chuyển động phía sau mí mắt, miệng trẻ cử động, trẻ cho tay vào miệng v.v.. để cho trẻ bú kịp thời khi trẻ vừa đóiSau khi cho ăn hoặc bú nên lau chùi khe hở môi bằng bông tẩm nước sạch.

Giải quyết việc sặc sữa qua mũi ở trẻ bị khe hở (môi) hàm như thế nào ?

Ngay cả khi cho trẻ bú đúng tư thế, hiện tượng sặc sữa qua mũi vẫn xảy ra. Mẹ của trẻ không nên quá lo lắng về việc này vì việc sặc sữa luôn luôn xảy ra vào thời gian đầu, điều này không gây hại gì cho trẻ và sẽ giảm dần theo thời gian khi trẻ lớn dần.

Khi xảy ra sặc sữa, cho trẻ ngừng bú, để cho trẻ một vài giây để ho hoặc hắt hơi. Thời gian ngắn nghỉ bú này sẽ giúp trẻ làm sạch mũi và cho phép trẻ tiếp tục bú trở lại.

Một thiết bị gọi là máng ăn (hình 10a và b) được sử dụng để làm bít sự thông thương giữa hốc miệng và hốc mũi, giúp cho trẻ không bị sặc khi ăn.

Hình 10a


Hình 10b


Ngoài ra máng ăn còn có các tác dụng khác như:Ổn định vị trí của lưỡi.Giúp phát triển bình thường của hai phần xương bị hở, làm cho khe hở ngày càng hẹp hơn.Tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật đóng khe hở sau này.

Trẻ bị tật khe hở môi (hàm) có cần ợ thường xuyên không ?


Việc cho trẻ ợ thường xuyên chỉ cần thiết khi trẻ nuốt nhiều không khí. Trẻ sẽ cho biết khi nào cần ợ bằng cách tự nhiên bú chậm lại hoặc ngừng bú. Trẻ không bao giờ cần ợ khi đang bú mạnh.

Vùng có khe hở có cần được chùi rửa không ?

Miệng của trẻ dù có hay không bị khe hở môi -hàm đều có xu hướng tự làm sạch. Đối với hầu hết các trẻ bị khe hở môi - hàm việc làm sạch các mảng sữa bám ở khe hở được thực hiện khá đơn giản bằng cách cho trẻ uống vài ngụm nước là đủ.

Nên lau mặt và miệng cho trẻ bằng khăn vải mềm và ướt, dùng bông tẩm nước sạch để lau vùng khe hở môi cho trẻ.Không nên dùng gạc vải, hay ống tiêm xịt nước để chùi rửa khe hở môi (hàm) vì có thể gây tổn thương cho trẻ trên các vùng này.

Cách chăm sóc trẻ sứt môi – hở vòm trước và sau phẫu thuật


Thế nào là sứt môi và hở vòm bẩm sinh ở trẻ?

- Sứt môi-hở vòm là sự gián đoạn về cấu trúc giải phẫu của môi và vòm xảy ra trong thời kỳ bào thai.


Cách chăm sóc trẻ sứt môi –hở vòm từ lúc mới sinh.

Đối với trẻ bị sứt môi-hở vòm, sữa mẹ vẫn là thức ăn tốt nhất. Vì vậy, nếu trẻ bú mẹ được, các bà mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ.

Trường hợp trẻ không thể bú sữa mẹ vì khe hở quá rộng, các bà mẹ nên tìm mua bình sữa chuyên cho trẻ sứt môi-hở vòm, vừa cho trẻ bú sữa hộp vừa vắt sữa mẹ vào bình cho trẻ bú.

Một tuần trước khi trẻ được phẫu thuật đóng khe hở môi và vòm.

Nên cho trẻ ngưng bú bình và ngưng bú mẹ, chuyển sang uống sữa bằng muỗng, làm như vậy sẽ tập cho trẻ thói quen uống sữa bằng muỗng sau phẫu thuật đóng khe hở.

Thời điểm thích hợp nhất để phẫu thuật đóng khe hở môi và vòm cho trẻ.

Tùy thuộc vào thể trạng và mức độ dị tật của từng trẻ mà bác sỹ sẽ lựa chọn thời gian mổ thích hợp. Tuy vậy, thông thường thời điểm mổ sẽ là

- Phẫu thuật vá môi khi trẻ đạt 3 tháng tuổi trở lên và có cân nặng ≥ 5kg.

- Phẫu thuật vá vòm khi trẻ đạt 12 tháng tuổi trở lên và có cân nặng ≥ 10kg.

Cách chăm sóc trẻ sau phẫu thuật đóng khe hở môi và vòm.

1) Uống thuốc.

- Uống thuốc đúng chỉ dẫn trước khi cơn đau xuất hiện.

- Báo ngay cho bác sĩ biết nếu trẻ sốt cao, không ăn, khóc nhiều…

2) Bảo vệ vết thương.

Giữ cho bàn tay của trẻ xa vết thương, không để trẻ chọc tay vào vết thương hay đưa vật cứng, đồ chơi vào vết thương.

- Đối với trẻ vá môi, giữ vết thương môi càng khô càng tốt, lau miệng nhẹ nhàng bằng vải mềm.

- Đối với trẻ vá vòm, tránh cho trẻ ăn những thức ăn cứng như bánh quy, không cho trẻ ngậm đồ vật quá cứng.

3) Cách cho ăn.

- Tuần lễ đầu sau phẫu thuật: cho trẻ uống sữa bằng muỗng (tuyệt đối không cho trẻ bú bình hay bú mẹ), có thể uống kèm nước trái cây hay nước cháo loãng. Trường hợp trẻ còn quá nhỏ nên vắt sữa mẹ rồi cho trẻ uống bằng muỗng như sữa hộp thông thường.

- Tuần lễ thứ hai sau phẫu thuật: ngoài sử dụng các thực phẩm giống như tuần đầu, trẻ có thể ăn được cháo đặc với đầy đủ dưỡng chất như thịt, cá, trứng, rau, củ, quả,….

- Tuần lễ thứ ba, thứ tư sau phẫu thuật: trẻ có thể ăn thêm cơm mềm hoặc cơm nghiền nhỏ.

- Sau phẫu thuật một tháng, trẻ có thể ăn uống như bình thường.


Trước và sau khi phẫu thuật


Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ.

- Sau phẫu thuật, miệng của bé sẽ đau và sưng lên, bé chưa quen với việc sử dụng cái miệng mới vá nên phải tập từ từ.

- Báo ngay cho Bác sĩ khi trẻ có một trong những biểu hiện sau:

· Khó thở.

· Sốt cao ≥380c

· Tăng đỏ vùng vết thương, có dấu hiệu nhiễm trùng.

· Xuất hiện lổ hổng vùng vết thương mới vá.

KẾT LUẬN

Cách chăm sóc trẻ sứt môi-hở vòm trước và sau phẫu thuật là một việc làm hết sức quan trọng vì nó quyết định sự thành bại của ca mổ và sự lành thương nhanh hay chậm của bé.





Một tháng nữa tôi sinh cháu, bé của tôi bị sứt môi và hở hàm ếch
Khắc phục tình trạng nói ngọng ở trẻ
Bệnh bẩm sinh của trẻ
Dưỡng thai ngày thứ 156
Cách khắc phục trẻ nói ngọng tốt để trẻ nói chuẩn như người lớn
Phòng thai nhi bị Down với mẹ bầu lớn tuổi
Những thời điểm kiêng kị thụ thai
Dưỡng thai ngày thứ 52


(ST)