Video clip: Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng đúng cách cho bệnh nhanh khỏi
Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng, khó nuốt
Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng khi mùa hè đến
Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng đúng cách cho bệnh nhanh khỏi
Video clip: Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng đúng cách và tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh
Viêm họng cấp là bệnh rất hay gặp vào mùa lạnh. Bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm và cách chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giảm được những biến chứng nguy hiểm...
Dấu hiệu nhận biết
Khi mắc trẻ thường biểu hiện sốt, có thể sốt cao 39 - 40 độ C, kèm theo đó là nuốt đau, rát họng, khàn tiếng. Bệnh nhân càng thấy đau họng hơn khi ho, nói. Các triệu chứng kèm theo là sụt sịt, tắc mũi và chảy nước mũi, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan. Ngoài ra có thể thấy trẻ mệt mỏi, lười ăn, quấy khóc, hơi thở hôi...Viêm họng cấp thường diễn biến trong 3 - 4 ngày, bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh, sốt giảm dần, hiện tượng đau rát họng cũng không còn.
Thường xuyên vệ sinh, chải răng để phòng bệnh viêm họng.
Cách chăm sóc
Trường hợp viêm nhẹ, không sốt cao không cần phải điều trị bằng thuốc và có thể chăm sóc theo dõi trẻ tại nhà. Điều quan trọng nhất là phải nghỉ ngơi, giữ ấm. Giữ ấm cổ, ngực, gan bàn chân. Cha mẹ cần lưu ý:
Thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng: Để thuận tiện có thể dùng muối ăn 1 thìa cà phê pha trong 1 cốc nước ấm, không dùng nước muối quá đặc (mặn) để súc miệng - họng rất dễ gây tổn thương các tế bào ở miệng - họng. Nồng độ nước muối phù hợp là 0,9% (tương đương nước canh). Nên dùng nước muối để vệ sinh răng miệng sau đánh răng buổi tối, buổi sáng. Cách súc miệng là ngậm 1 ngụm nước muối, ngửa cổ, há miệng súc liên tục sau đó ngậm miệng nghỉ một lát, làm như vậy vài ba lần rồi nhổ đi. Cứ 3 giờ súc họng một lần, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với trẻ nhỏ thì vệ sinh lau miệng bằng nước muối loãng.
Theo dõi nhiệt độ của trẻ: Khi nhiệt độ từ 37,5 - 38,5 độ C là sốt nhẹ, cha mẹ cần cởi bỏ bớt, quần áo, chỉ nên cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể giải tỏa bớt nhiệt giúp trẻ giảm sốt. Cho trẻ uống nhiều nước vì sốt thường làm trẻ mất nước, nằm nghỉ ở nơi thông thoáng, theo dõi nhiệt độ của trẻ bằng nhiệt kế mỗi 4 giờ.
Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% bằng cách nhỏ mỗi hốc mũi 2 - 3 giọt rồi nghiêng đầu trẻ cho nước chảy ra, dùng khăn hoặc giấy mềm sạch lau khô cho bé. Nếu trời lạnh, các mẹ nên ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước nóng cho ấm lên rồi nhỏ cho trẻ. Trẻ lớn hơn cần dạy cách xì mũi, giải thích trước khi xịt rồi hãy xịt mũi.
Về dinh dưỡng, cần chú ý để giúp trẻ nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng. cần nấu thức ăn mềm, loãng như: cháo, súp… Ngoài ra, cần bổ sung vitamin C từ hoa quả như: Chuối, cam, quýt, bưởi…
Nếu bệnh của trẻ không đỡ, sốt 38,5 độ C trở lên, hoặc có dấu hiệu bất thường cần phải đưa trẻ đi bệnh viện khám để được điều trị. Các bậc phụ huynh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị cho trẻ vì bệnh sẽ không khỏi mà đôi khi còn gây nguy hiểm, đặc biệt làm cho vi khuẩn kháng thuốc, nếu trẻ bị bệnh tái lại thì rất khó điều trị.