Cách chăm sóc trẻ mới chào đời an toàn nhất

Cách chăm sóc trẻ mới chào đời an toàn nhất . Khi đứa con oe oe tiếng khóc chào đời cũng là lúc bạn vỡ òa trong hạnh phúc khi nhìn thấy sinh linh bé nhỏ trên tay mình. Nhưng vì là đứa con đầu lòng nên cũng không hiếm các ông bố bà mẹ còn khá lúng túng chưa biết phải chăm sóc cho sinh linh non nớt vừa mới nhìn thấy cuộc đời này như thế nào. Hãy đọc để biết chăm sóc như thế nào là đúng cách đối với trẻ mới sinh vì nó ảnh hưởng không ít đến sự phát triển toàn diện của bé trong tương lai.




Chăm sóc trẻ ngay sau sinh


1. Thế nào là trẻ sơ sinh khỏe mạnh ?

Trẻ sinh đủ tháng : tuổi thai từ hết tuần 37 đến hết tuần 41 là thời điểm tốt cho trẻ ra đời.

Cân nặng lúc sinh > 2500g

Trẻ có phản xạ bú khỏe, có tiểu tiện và đại tiện trong 24 giờ sau sinh, không có dị tật bẩm sinh trên cơ thể.

2. Giữ ấm

Trẻ mới sinh có thể bị lạnh ngay cả khi bé sinh vào mùa hè, vì ngay từ khi lọt lòng mẹ, nước ối đã bao quanh da của trẻ bay hơi gây mất nhiệt. Do đó trẻ bị hạ thân nhiệt, nếu không giữ ấm cẩn thận trẻ có thể bị viêm phổi hoặc các bệnh về sau này.

Nhiệt độ phòng luôn giữ từ 26 0 C đến 32 0 C, trẻ sau khi sinh luôn được lau khô bằng khăn mềm sạch, luôn giữ cơ thể trẻ khô ráo. Mặc tã, đội mũ, áo ấm, mang bao tay bao chân cho trẻ, nếu tã ướt phải thay ngay.

Mẹ nên nằm cùng trẻ và ẵm trẻ khi cho trẻ bú cũng giúp trẻ được ủ ấm trong lòng mẹ. Lưu ý quần áo, chăn chiếu, drap trải giường dùng cho bé phải được thay giặt sạch hàng ngày, không khuyến khích dùng nước xả vải vì có thể gây kích ứng làn da mỏng manh của bé.

3. Vệ sinh thân thể

Tắm bé hàng ngày bằng nước sạch, ấm từ 35 0 C – 37 0 C trong phòng có nhiệt độ 28 0 C – 32 0 C, không có gió lùa. Chỉ được dùng loại xà phòng có độ xút thấp, tốt nhất là dùng dầu tắm gội chuyên dành cho trẻ sơ sinh. Khi tắm chỉ cọ rửa thật nhẹ nhàng, tránh để da bé xây xát, không để nước nhiễm vào rốn, vào tai, mắt trẻ. Thời gian tắm cho bé chỉ từ 7 – 10 phút. Sau khi tắm, nhỏ mắt bằng nước sinh lý và dùng tăm bông y tế loại nhỏ để vệ sinh tai bé.

Chăm sóc rốn : hàng ngày sau tắm sẽ sát khuẩn rốn bằng cồn 70 0 ( người trực tiếp vệ sinh rốn cho trẻ cũng cần phải rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, lau khô và sát khuẩn bằng cồn 70 0 trước khi tiến hành) sau đó băng kín lại. Cuống rốn sẽ tự nhiên rụng sau 6-10 ngày. Khi rốn mới rụng phải giữ chân rốn khô, sạch cho tới khi liền sẹo.

4. Vệ sinh ăn uống

Đồ dùng cho bé như cốc, thìa, bình sữa, núm vú phải được rửa sạch ngay sau mỗi lần sử dụng, luộc sôi trước khi dùng để tránh bị đẹn (tưa) làm ảnh hưởng đến ăn uống của trẻ. Dùng nước nấu chín để pha sữa hoặc cho trẻ uống, giúp trẻ không bị tiêu chảy.

Khuyến khích cho con bú sớm và nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ từ khi trẻ lọt lòng cho tới khi trẻ được 6 tháng tuổi.
Video hướng dẫn cách vệ sinh bình sữa cho trẻ:

5. Các vấn đề khác cần theo dõi

Bên cạnh việc chăm sóc, các ông bố bà mẹ nên lưu ý kỹ các biểu hiện sau của trẻ để xử lý nhanh nhất :

  • Màu da : mới lọt lòng da màu đỏ ửng, sau dần chuyển sang hồng hào, từ 3-5 ngày sau đó da trẻ sẽ có màu vàng nhẹ ( đây là vàng da sinh lý không có gì đáng ngại). Nếu thấy hiện tượng vàng da đến sớm hơn ( trước 3 ngày) và tăng nhanh, cần báo cho bác sĩ. Nếu da bé chuyển sang tím tái thì cần cấp cứu ngay vì có thể bé khó thở.

  • Nhịp thở : bình thường của trẻ là 40-60 lần/phút. Nếu nhanh hơn 60 hoặc dưới 40 thì đều là triệu chứng bất thường.

  • Thân nhiệt hàng ngày : 36,8 0 C đến 37 0 C là bình thường.

  • Tiêu hóa : trẻ bú mẹ đi phân xu vàng khoảng 3-4 lần/ngày là tốt.

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, nhất là các kỹ năng, biện pháp xử lý nhiễm trùng rốn hết sức quan trọng, bởi nếu chăm sóc rốn không đúng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

Hằng năm, có rất nhiều trẻ bị nhiễm trùng rốn. Một số trường hợp rất nặng, khó điều trị và để lại di chứng như: nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ, vàng da mà nguyên nhân là do trẻ chưa được chăm sóc rốn đúng cách. Những sai lầm mà các bậc phụ huynh thường mắc phải khi chăm sóc rốn cho trẻ là: không dám đụng vào rốn của trẻ, chờ đến khi trẻ rụng rốn mới đụng đến; mang băng rốn quá kín, kéo dài 2-3 tháng mới mở ra… Những thói quen này đã ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

Chăm sóc rốn cho trẻ là việc rất quan trọng. Đó là một quá trình liên tục, phải làm từ ngay sau sinh tới khi rốn rụng, lên sẹo khô. Phải bảo đảm vô khuẩn khi cắt rốn và làm rốn.

Nếu người mẹ vẫn ở tại các cơ sở y tế thì việc chăm sóc rốn chủ yếu do các bác sĩ, điều dưỡng viên thực hiện. Nếu sinh thường, không có nguy cơ, sản phụ được thầy thuốc cho về nhà tự theo dõi tiếp. Nếu sản phụ và bé được đưa về nhà thì việc chăm sóc, theo dõi để phát hiện các bất thường của rốn lại do chính các sản phụ hoặc người nhà sản phụ thực hiện.

Trong từng hoàn cảnh cụ thể, việc chăm sóc rốn sẽ được thực hiện như sau:

Hướng dẫn sản phụ quan sát những dấu hiệu bất thường ở rốn

Sát trùng chân rốn

Có thể băng rốn lại bằng một miếng gạc mỏng

Hằng ngày, nên rửa rốn bằng dung dịch cồn 70% với bông sạch. Để thoáng, không băng rốn sau khi mở kẹp rốn; dùng bông sạch tẩm cồn 70 độ lau nhẹ nhàng từ chân rốn lên dần. Lặp lại như trên từ 2-3 lần. Sát trùng rộng da xung quanh rốn.

Nên chú ý, việc tắm, lau người, chăm sóc rốn cho trẻ không ảnh hưởng đến rốn nhưng phải để rốn khô thoáng sau chăm sóc. Tránh rắc tiêu lên rốn trẻ sau khi rụng rốn; không rắc bột kháng sinh, không bôi thuốc đỏ vào rốn; không đắp lá cây, xác sinh vật… kể cả thuốc lên rốn trẻ.

Nếu trong quá trình chăm sóc, thấy rốn rỉ máu, chảy máu (cả khi rốn chưa rụng hoặc khi rốn đã rụng), rốn hôi, chảy nước màu vàng, rốn sưng đỏ, có mủ, rốn có u hạt to, không khô… cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế. Tại các cơ sở y tế, tùy từng trường hợp, trẻ sẽ được khâu buộc lại rốn, dùng vitamin K chống chảy máu, kháng sinh chống nhiễm khuẩn…

Tóm lại, khi chăm sóc rốn cho trẻ, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, điều dưỡng viên; theo dõi thường xuyên để phát hiện và xử trí sớm các trường hợp bất thường, tránh được các biến chứng không đáng có.


Chăm sóc trẻ những ngày đầu đời



Khi cất tiếng chào đời, trẻ phụ thuộc vào sự chăm sóc của cha mẹ và những người xung quanh.

Cho trẻ bú

Có thể cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ đói, kể cả ban đêm. Vấn đề là làm thế nào để người mẹ có thể biết chắc chắn là con mình đã ăn đủ no. Điều này không khó. Nếu trong khi bú, thấy vẻ mặt trẻ bình thản, trẻ mút vú chậm, sâu, có tiếng nuốt sữa… Một hồi sau, trẻ tự nhả vú ra với vẻ mặt hả hê rồi đi vào giấc ngủ ngon lành có nghĩa là trẻ đã no.

Ngược lại, nếu trẻ vừa bú vừa nghỉ, ngậm vú lâu, hay cằn nhằn hoặc nhả vú, không chịu ngậm vú… là không bú đủ sữa và trẻ còn đói. Có thể nhận biết được điều này qua sự bài tiết phân và nước tiểu hằng ngày của trẻ.

Bình thường, phân nhão, có màu vàng, mùi chua, mỗi ngày trẻ đi 3 lần; nếu trẻ được nuôi bộ bằng sữa bò, ngày đi 2 lần, phân đặc hơn, có màu vàng nhạt hơn. Nếu trẻ tiểu dưới 6 lần trong một ngày, nước tiểu vàng, nặng mùi; phân rắn có nghĩa là trẻ không đủ sữa.

Cũng có thể nhận biết trẻ có phát triển tốt hay không thông qua biểu đồ phát triển của trẻ. Từ tháng thứ hai trở đi, hãy cân trẻ hằng tháng. Nên cân trẻ vào ngày nhất định (có thể lấy ngày sinh) để khỏi quên. Sau mỗi lần cân, bạn chấm lên biểu đồ này một điểm tương ứng với số cân và tháng tuổi của trẻ, nối dần các điểm đó lại với nhau, sẽ được “con đường sức khỏe” của trẻ.

Nếu con đường sức khỏe của trẻ đi lên, tức là trẻ lên cân đều và người mẹ có thể yên tâm là trẻ vẫn được ăn no.

Nếu đường biểu diễn nằm ngang là trẻ không lên cân, sự phát triển của trẻ bị ngừng lại, sức khỏe đang bị đe dọa, cần cho trẻ bú nhiều lần hơn. nếu trẻ mút vú kém, cần vắt sữa mẹ ra cốc và cho trẻ ăn bằng thìa. Nếu trẻ vẫn không lên cân, cần cho trẻ đi khám bệnh.

Nếu đường biểu diễn đi xuống, là báo động sức khỏe của trẻ trong tình trạng nguy hiểm, cần cho trẻ đi khám bệnh để được thầy thuốc tư vấn về cách nuôi dưỡng hoặc chăm sóc đặc biệt, và điều trị nếu cần thiết.

Do dạ dày ở tuổi này còn tư thế đứng (chứ chưa nằm ngang như ở người lớn), mặt khác các cơ vùng môn vị chưa khép kín được nên trẻ mới sinh hay bị nôn trớ. Do đó, khi trẻ bú, nhớ cho trẻ ngậm cả quầng vú để hạn chế không hít khí vào dạ dày; Cũng không nên cho trẻ bú quá no.

Dù bú mẹ hay ăn sữa hộp, nên cho trẻ ăn ở tư thế ngồi, khi trẻ ăn xong hãy bế áp trẻ vài vai mẹ, vỗ nhẹ vào lưng hay xoa nhẹ vùng bụng trong 10-15 phút để hơi trong dạ dày thoát ra, trẻ sẽ không bị nôn ói. Khi thấy trẻ ợ được 1-2 tiếng, người mẹ có thể yên tâm đặt trẻ nằm. Khi cho trẻ nằm (cả khi trẻ ngủ) đừng quên đặt trẻ nghiêng về một bên đề phòng khi trẻ ói, sữa và chất dịch từ dạ dày trào vào họng gây sặc, ngạt thở rất nguy hiểm.

Giấc ngủ

Khi mới sinh, trẻ ngủ gần như cả ngày, thường chỉ thức dậy khi đói hoặc do tã ướt. Tuy vậy, thỉnh thoảng nên đánh thức trẻ một tí kể cả giấc ngủ đêm, và nhớ để trẻ nằm ngửa. Đây là khuyến cáo quan trọng của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khi bàn “về chuẩn giấc ngủ” (1992) ở những trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Nhờ khuyến cáo này, tỉ lệ đột tử ở trẻ mới sinh (SIDS) đã giảm được 50% do dạ dày và mạn sườn của trẻ (nói chính xác hơn là các tạng ở vùng này) không bị đè ép, giấc ngủ của trẻ không bị cản trở, trẻ không hít thở phải khí carbonic (CO2) mà trẻ vừa thải ra như khi để trẻ nằm nghiêng. Nếu để nằm sấp, trẻ có nguy cơ bị nghẹt thở do đệm, mềm gây ra.

Do cơ thể còn non nớt, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng yếu, trẻ rất dễ bị các tác nhân vi khuẩn, virus… tấn công, gây bệnh. Trong số các bệnh nhiễm khuẩn gây mắc và tử vong cao cho trẻ em thì đứng hàng đầu là bệnh viêm phổi, kế đến là bệnh tiêu chảy.

Thực tế lâm sàng cho thấy, những trẻ ngạt khi sinh, bị hạ thân nhiệt, sặc sữa… rất dễ bị viêm phổi; Bệnh thường nặng, trẻ dễ bị tử vong vì suy thở. Vì thế, các bậc cha mẹ cần thường xuyên để mắt đến trẻ. Nếu thấy trẻ ho, sốt, thở nhanh trên 50 lần/phút (bình thường, trẻ mới sinh khỏe mạnh thở 40-50 lần/phút) là trẻ bị viêm phế quản hoặc viêm phổi nhẹ, cần cho trẻ đến trạm y tế khám bệnh. Nếu kèm theo co rút lồng ngực, tím tái quanh môi… cần cho trẻ đến bệnh viện ngay để kịp thời hồi sức cấp cứu.

Trẻ mới sinh vì lý do nào đó không được bú mẹ, phải ăn sữa bò rất dễ bị tiêu chảy do các dụng cụ (thìa, cốc…) dùng để pha chế sữa không được làm sạch và khử khuẩn chu đáo, hoặc do không rửa sạch tay trước khi pha sữa, trẻ ăn phải sữa này sẽ bị nhiễm khuẩn và tiêu chảy. Khi trẻ bị tiêu chảy, việc đầu tiên phải làm là bù đủ lượng nước và chất điện giải đã mất do trẻ nôn và tiêu chảy bằng dung dịch oresol (ORS).

Để tăng cường sức phòng vệ với bệnh tật, các bậc cha mẹ cần nhớ cho trẻ tiêm phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các chiến dịch phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng do cơ quan y tế địa phương.

Những điều quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên

Cuối cùng ngày mà bạn mong mỏi đã đến, ngày mà bạn lần đầu tiên được nhìn con bằng xương bằng thịt, ngày bạn sẽ được áp dụng những kiến thức về chăm sóc trẻ sơ sinh, điều mà bạn đã thu thập từ trước đó để đưa vào thực tế. Ngày đầu tiên đón bé chào đời sẽ mang lại cho bạn rất nhiều cảm xúc mới lạ. Trong tuần đầu tiên, bé sơ sinh có rất nhiều điểm đặc biệt mà bạn phải lưu tâm.


Đối với nhiều bà mẹ, bé sinh ra chính là thời điểm mà họ thấy mình được nhẹ nhõm, yên bình nhất. Họ sẽ có cảm giác như mình rất phi thường vì đã vừa trải qua một quá trình vượt cạn khó khăn.


Tùy từng bệnh viện mà bạn sẽ được tiếp cận em bé của mình theo những cách thức khác nhau, có nơi các y bác sĩ sẽ đặt em bé lên ngực bạn, họ cho rằng việc tiếp xúc này sẽ khiến bé có được cảm giác an toàn, ấm áp, là sợi chỉ liên kết với mẹ đầu tiên khi bé chào đời. 


Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động, tiếng khóc non nớt của bé, sau đó các y tá và bác sĩ sẽ quấn bé vào trong một cái khăn để giữ ấm cho bé. Hoặc cũng có bệnh viện, bạn sẽ được bác sĩ bế em bé ra chào mẹ sau khi đã được lau sạch máu và đờm nhớt. 



Chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc làm đòi hỏi sự tỷ mỉ, cẩn thận của người mẹ (Ảnh minh họa)


Chú ý đến những thay đổi của bé trong tuần đầu tiên


Khi chào đời, bé sẽ có một vài thay đổi quan trọng xảy ra trong cơ thể của mình: bé bước ra thế giới mới với hơi thở đầu tiên của mình, oxy và máu lưu thông qua phổi khiến chất lỏng, đờm nhớt trong cổ họng bé được đẩy ra ngoài. 


Khi mới ra đời, vài phút đầu, cơ thể bé có màu xanh nhưng sau đó màu sắc cơ thể bé chuyển từ xanh sang hồng hào, nhưng bàn tay và chân của bé lại được thay đổi màu sắc lâu hơn một chút, điều này được lý giải là bởi các mạch máu đi đến bàn tay và bàn chân của bé hiện tại là rất nhỏ, và phải mất thời gian lâu hơn cho sự lưu thông máu khắp cơ thể bé.


Nếu bạn thấy mặt bé có dấu hiệu sưng, bao gồm cả mí mắt thì bạn nên yên tâm vì hiện tượng này sẽ nhanh chóng hết đi trong vài ngày đầu. Nếu mặt hoặc đầu em bé bị thâm tím (bởi dụng cụ khi tiến hành lấy thai) thì các vết thâm tím này cũng sẽ nhanh chóng biến mất

Sau 7 - 10 ngày chào đời, dây rốn của em bé sẽ dần dần khô, trở thành màu đen và tự rụng ra. Em bé của bạn có thể có một hoặc nhiều vết bớt, bớt được hình thành khi sinh hoặc phát triển sau này, và điều này là hoàn toàn bình thường.

Tuần đầu tiên, em bé của bạn cần thời gian để thích nghi với cuộc sống, môi trường mới. Bạn phải hiểu rằng lúc này bé cần sự ấm áp, êm ái, an toàn, bé rất cần sự âu yếm của người mẹ và những người thân xung quanh, bạn hãy cho bé tất cả những điều mà bé muốn. 

Thêm vào đó, bạn hãy chuẩn bị sẵn tinh thần về việc bạn không thể ăn tùy thích, ngủ tùy thích mà bạn sẽ phải phụ thuộc vào thời gian biểu của bé. Bé sẽ chẳng cho bạn ngủ qua đêm đâu, nhất là tuần đầu tiên từ bệnh viện về nhà.

Giảm cân là một hiện tượng hoàn toàn bình thường trong năm ngày đầu tiên của một đứa trẻ sơ sinh, bởi giai đoạn này những chất lỏng dư thừa trong cơ thể bé được tống đẩy ra ngoài. Bé giảm số cân không nhiều hơn 10% trọng lượng sơ sinh của mình, bạn hãy yên tâm rằng rồi bé sẽ lấy lại cân nặng khi sinh của mình sau 1-2 tuần. Nếu bạn thấy bé liên tục giảm cân, bạn cần đưa bé ngay tới bệnh viện để kiểm tra về dinh dưỡng. 



Giảm cân là một hiện tượng hoàn toàn bình thường trong năm ngày đầu tiên của một đứa trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa)

Bú mẹ

Bạn có thể cho bé bú sữa của mình ngay sau khi bạn và bé đã sẵn sàng, nếu bạn thấy mình ra sữa thậm chí là chưa nhưng trong vòng một giờ đầu sau sinh, bạn hoàn toàn có thể tiến hành cho bé bú. Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú từ 2-4 giờ đồng hồ, và có khoảng 8-12 bữa ăn trong ngày. Em bé sẽ đánh thức bạn khi bé muốn ăn. Tuy nhiên, có những em bé, bạn cần phải chủ động, âu yếm, động viên cho ăn. Đó là những em bé sinh non, bị vàng da. 

Tiêm phòng

Khi bé chào đời, việc tiêm 1 hoặc 2 mũi vào bắp đùi của mình ngay sau khi sinh vài giờ là vô cùng quan trọng:

Vitamin K – mũi tiêm này có tác dụng giúp ngăn ngừa rối loạn chảy máu gây ra bởi sự thiếu hụt vitamin K (bệnh xuất huyết của trẻ sơ sinh), chủng ngừa viêm gan B - đây là chủng ngừa vô cùng quan trọng cho bé.

Giao tiếp với bé 

Bé thường sẽ nhận ra giọng nói của bạn bởi giọng nói này đã quá quen thuộc với bé trong suốt quãng thời gian vừa rồi.  Bạn có thể giao tiếp với bé của bạn bằng giọng nói, thị giác và khứu giác, nụ cười của bạn. Tất cả những thái độ, hành động của bạn sẽ được bé tiếp thu và ghi nhận, và bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy được ngôn ngữ cơ thể của bé. 



Bé thường sẽ nhận ra giọng nói của bạn bởi giọng nói này đã quá quen thuộc với bé trong suốt quãng thời gian vừa rồi (Ảnh minh họa)


Hiện tượng mà bé sơ sinh hay gặp phải

Bạn sẽ phải làm quen với những cơn giật mình của bé, có thể ngay cả khi bé đang nằm trong phòng yên tĩnh hoặc có tiếng ồn. 

Hiện tượng dính mắt khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân phổ biến nhất là do ống dẫn nước mắt của bé đang bắt đầu đi vào hoạt động. Việc cần làm của bạn lúc này đó là hãy làm sạch và massage nhẹ nhàng cho mắt bé. Nhưng tốt hơn cả, bạn cần đưa bé tới bác sĩ để thăm khám. 

Trẻ sơ sinh có thể bị phát ban, thường là không nghiêm trọng. Nhưng nếu em bé của bạn gặp hiện tượng này, cách tốt nhất là bạn hãy đưa bé tới bệnh viện kiểm tra. 

Chăm sóc người mẹ

Người mẹ có khỏe thì em bé cũng mới khỏe mạnh. Do đó trong tuần đầu tiên, thậm chí cả vài tuần sau, việc tự chăm sóc bản thân cho mình là rất quan trọng. Điều này có nghĩa là bạn cần cố gắng ngủ khi bé ngủ, điều này sẽ giúp bạn thích nghi nhanh với sự có mặt của nhân vật mới trong nhà. Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên uống thật nhiều nước và thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh. Điều này vừa giúp bạn nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho cơ thể mình, vừa giúp bạn có được một nguồn sữa mẹ dồi dào cho bé.


Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Bé mới chào đời, cơ thể mới bắt đầu tập thích nghi với môi trường xung quanh, chính vì vậy chăm sóc bé đúng cách sẽ giúp cho bé an toàn và chóng lớn. Vậy mẹ sẽ phải làm gì để bé phát triển toàn diện nhất?

Chăm bé ăn như thế nào?

Cho bé bú là khoảng thời gian tuyệt vời với cả hai mẹ con. Đây là lúc bé cảm nhận được rõ nhất sự ấm áp từ vòng tay mẹ, khuôn mặt yêu thương cùng giọng nói trìu mến của mẹ.

  • Hãy cho bé bú ngay sau khi sinh 30 phút để sớm có sữa non

  • Bé cần khoảng 150ml sữa/kg mỗi ngày.

  • Hãy làm cho bé dễ chịu trước khi bú bằng cách thay tã, vệ sinh sạch sẽ

  • Vỗ lưng cho bé ít nhất 1 lần khi cho bú, sau khi bú xong giữ bé trên vai và vuốt lưng cho bé.

  • Bé không cần bổ sung gì ngoài sữa mẹ, vì vậy mẹ vẫn cần bổ sung vitamin và khoáng chất để chất lượng sữa tốt hơn.

Lưu ý khi cho bé bú sữa

  • Không ép bé bú quá nhiều

  • Nếu bé bú bình thì không nên dốc ngược bình hay lắc để làm sữa chảy nhanh

  • Không cho bé ăn mật ong hay cháo pha đường, có thể gây ngộ độc hay sặc

  • Khi cho bé nằm cạnh bú, mẹ cần phải tỉnh táo hoặc có người trông nom, tránh trường hợp mẹ đè lên con mà không biết

Giữ vệ sinh cho bé

  • Thay tã và vệ sinh sạch sẽ cho bé thường xuyên. Cần xem xét phân của bé xem có tốt không

  • Nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sạch sẽ trước khi đụng chạm tới bé

  • Cắt móng tay cho bé

  • Chăm sóc rốn cho bé đúng cách

  • Bạn có thể tắm cho bé hàng ngày, phải giữ nước ấm đúng nhiệt độ khoảng 37-40oC, tắm nhanh và lau khô cho bé kịp thời. Trong khi tắm cần tránh gió lùa.

  • Tránh cho bé tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm: khói thuốc, bụi, sơn, mùi thức ăn…

Giữ an toàn cho bé

  • Đặt bé ngủ tại vị trí cố định và không nên thay đổi hoặc đặt bé ngủ ở nhiều nơi. Vị trí ngủ có thể là cũi, giường, nhưng phải kê lót xung quanh cẩn thận. Không để bé ngủ một mình, cần có người theo dõi.

  • Không cho bé đi xa hoặc di chuyển quá nhiều.

  • Không sử dụng thức ăn hay đồ uống nóng khi bế bé vì có thể rơi vào người bé.

  • Nên tắm nắng thường xuyên trong vòng 15-30 phút nhưng là nắng sớm (trước 8h) tránh nắng gắt chiếu vào bé.

  • Giữ nhiệt độ phòng hợp lý, tránh nắng chiếu, gió lùa.

  • Luôn có số điện thoại khẩn cấp để liên lạc với người nhà, bác sĩ khi cần

Chơi cùng bé

  • Hãy tạo nhiều bộ mặt khi gần bé. Cố làm theo những tiếng động và bộ mặt bé làm.

  • Hãy nói chuyện nhẹ nhành vào tai bé. Cho bé nghe nhạc

  • Nâng bé lên vai bạn để bé có thể thấy xung quanh. Đỡ đầu khi ẵm bé.

  • Cho bé thấy những bức tranh và những mẫu hình đơn giản có màu sáng và có trang trí, cách mặt bé khoảng 20-30 cm.

  • Treo những vật quay nho nhỏ hay đồ chơi màu sáng ở nôi bé.

  • Ẵm bé lên, chăm sóc, hôn và vuốt ve bé. Nói chuyện với bé, gọi tên bé.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách nhất và những sai lầm cần tránh

1. Hãy hát ru bé ngủ

Lời ru không chỉ giúp bé phát triển thính giác mà còn có tác dụng cân bằng hệ thần kinh của bé. Ngoài ra, khi hát ru bản thân người mẹ cũng cảm thấy được thư thái hơn.

2. Ngủ chung với bé

Sự hiện diện của mẹ đem lại cho bé cảm giác an toàn trong giấc ngủ. Nhờ thế hơi thở của bé được bình ổn và đây chính là yếu tố giúp phòng ngừa hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ. Ngủ cùng nhau, bé còn có nhiều cơ hội để ti mẹ về đêm, đảm bảo được cung cấp lượng đường lacto đầy đủ và cân nặng sẽ tăng đều.

1. Hãy cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Khi cho bé bú mẹ, mẹ không chỉ nuôi dưỡng bé về mặt thể chất mà còn đem đến cho bé một nguồn an ủi lớn về tinh thần. Dòng sữa ngọt ngào và cả mùi vị thân quen của cơ thể người mẹ chính là liều thuốc an thần tuyệt hảo có thể xua tan mọi sự bất an ở bé. Tiếp cận với mẹ, mà cụ thể là bầu ngực mẹ, còn đem lại cho bé niềm tin đầu tiên vào thế giới an lành xung quanh.

3. Bế ẵm bé

Nhưng quan điểm hậu hiện đại thì lại cho rằng đừng để bé bị sốc khi vừa lọt lòng mẹ. Hãy giữ cho cảm giác ấm áp và an lành…

Bế ẵm bé sơ sinh không đơn thuần là đem thêm hơi ấm, mà thực sự cần cho sự phát triển của não bộ cũng như các cơ quan khác trong cơ thể bé. Bế ẵm còn là liệu pháp tốt khi bé bị đau bụng, khó ngủ hay đang xúc động. Bởi vậy đừng quên bế ẵm bé mỗi khi có thể.

4. Cần dỗ ngay khi bé khóc

Chỉ cần thấy bé có “triệu chứng” muốn khóc như mếu máo, nhăn nhó, ọ ẹ khó chịu…, mẹ nên kịp thời dỗ dành ngay để bé sớm bình tâm. Đừng bao giờ thi gan với những cơn khóc của con nhằm mục đích rèn rũa, sẽ gây tổn hại hệ thần kinh của bé.

6. Kịp thời thay tã lót

Khi bé tiểu tiện hay đại tiện, cần nhanh chóng rửa sạch, lau khô, thay đồ mới để bé sớm thoát khỏi cảm giác ướt át khó chịu.

7. Quấn tã cho bé

Được quấn gọn gàng, chặt chẽ trong tã, bé sẽ đỡ đi cảm giác chơi vơi, chống chếnh trong không gian mới (khác hẳn không gian ấm cúng mà bé đã quen trong bụng mẹ). Nhờ đó bé sẽ yên tâm hơn và cũng đỡ bị giật mình khi ngủ.

Nên và không nên khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Hạn chế để bé nằm sấp hay nằm lâu ở một tư thế. Gối đầu nên dùng chất liệu tự nhiên mềm mại và thoáng mát, không dùng gối quá cao. Mỗi ngày xoa nhẹ vùng đầu bé để kích thích sự phát triển của não bộ.

Đặc điểm sinh lý thần kinh của trẻ sơ sinh

Não bộ của trẻ lúc mới sinh nặng khoảng 400g, trong khi trọng lượng não của người lớn trung bình khoảng 1.400g. Khi trẻ mới sinh ra, lượng tế bào thần kinh khá đầy đủ nhưng các sợi dây thần kinh chỉ chứa ít myelin (chất béo giúp tế bào thần kinh truyền thông tin nhanh hơn). Vỏ não chưa được phát triển đầy đủ nên hoạt động của trẻ còn rất hạn chế, các cảm giác chưa phân hóa và thường gắn liền với xúc cảm.

Để não bộ của bé phát triển tốt, lưu ý:

- Cho bé ngủ đúng tư thế, có thể nằm ngửa, nằm nghiêng bên trái hoặc bên phải, hạn chế để trẻ nằm sấp hay nằm lâu ở một tư thế. Gối của trẻ nên dùng chất liệu tự nhiên mềm mại và thoáng mát như vỏ đậu, bông gòn, không dùng gối quá cao. Mỗi ngày nên xoa nhẹ vùng đầu cho trẻ để kích thích sự phát triển của não bộ.

- Trong thức ăn nên chứa nhiều chất béo để giúp trẻ sớm hoàn thiện tế bào não.

- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, đặc biệt là sữa non. Sữa này chỉ có trong 2-3 ngày sau khi sinh, các loại sữa công thức không có sữa non. Sữa mẹ là thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, việc cho trẻ bú mẹ còn là sợi dây tình cảm gắn kết yêu thương, thắt chặt tình mẫu tử.

Đặc điểm vận động của trẻ từ lúc mới sinh đến hết 2 tháng tuổi:

- Ngón chân bé xòe ra khi cù nhẹ bàn chân ở khu vực từ gót đến ngón chân. Đây có thể là tàn dư của sự tiến hóa. Những đứa trẻ bị tổn thương cột sống không có phản xạ này.

- Mắt bé nhắm khi quá sáng hoặc quá ồn. Vận động này nhằm bảo vệ mắt.

- Bé duỗi thẳng cánh tay ra ngoài rồi sau đó hướng vào bên trong (như ôm) để phản ứng với tiếng ồn hoặc khi đầu bé cúi. Vận động này giúp bé bám chặt mẹ.

- Bé nắm chặt đồ vật khi người khác đặt vào lòng bàn tay. Đây là dấu hiệu nắm bắt tự ý.

- Phản xạ tìm kiếm: Khi lấy ngón tay khều nhẹ vào má trẻ, bé ngoảnh mặt sang bên má bị khều rồi há miệng. Vận động này giúp bé tìm vú mẹ.

- Phản xạ bước: Bé được người lớn giữ thẳng người rồi sau đó bước về phía trước bắt đầu theo nhịp điệu. Đây là dấu hiệu bước đi tự ý.

- Phản xạ bú: Bé bú “chùn chụt” khi người khác đưa đồ vật vào miệng. Đây là dấu hiệu cho phép nuôi ăn.

- Phản xạ rút chân: Bé rút bàn chân khi lòng bàn chân bị người khác cù nhẹ. Cha mẹ nên bảo vệ bé để tránh các kích thích khó chịu.

Từ lúc mới sinh đến hai tháng đầu, trẻ hình thành các phản xạ có điều kiện sau:

- Phản xạ với tư thế nằm khi ăn (biểu hiện bằng cảm giác dễ chịu hay khó chịu).

- Phản xạ định hướng: Từ 2 đến 3 tuần tuổi, trẻ bắt đầu có phản ứng với âm thanh, đặc biệt khi nghe giọng nói của người lớn. Từ 3 đến 5 tuần tuổi, trẻ bắt đầu đưa mắt dõi theo những đồ vật di động, rồi dừng lại khi vật đứng yên.

- Phản xạ khi ngủ và khi thức: Càng lớn trẻ sẽ ngủ ít và thức nhiều hơn.

Lưu ý: Các bậc cha mẹ nên chú ý các phản xạ trên của trẻ. Nếu thấy bé không có những phản xạ như trên, thì nên đưa đi khám sớm để phát hiện một số dị tật bẩm sinh (nếu có).

Những điều quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên

Chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc làm đòi hỏi sự tỷ mỉ, cẩn thận của người mẹ.

Cuối cùng ngày mà bạn mong mỏi đã đến, ngày mà bạn lần đầu tiên được nhìn con bằng xương bằng thịt, ngày bạn sẽ được áp dụng những kiến thức về chăm sóc trẻ sơ sinh, điều mà bạn đã thu thập từ trước đó để đưa vào thực tế. Ngày đầu tiên đón bé chào đời sẽ mang lại cho bạn rất nhiều cảm xúc mới lạ. Trong tuần đầu tiên, bé sơ sinh có rất nhiều điểm đặc biệt mà bạn phải lưu tâm.

Đối với nhiều bà mẹ, bé sinh ra chính là thời điểm mà họ thấy mình được nhẹ nhõm, yên bình nhất. Họ sẽ có cảm giác như mình rất phi thường vì đã vừa trải qua một quá trình vượt cạn khó khăn.

Tùy từng bệnh viện mà bạn sẽ được tiếp cận em bé của mình theo những cách thức khác nhau, có nơi các y bác sĩ sẽ đặt em bé lên ngực bạn, họ cho rằng việc tiếp xúc này sẽ khiến bé có được cảm giác an toàn, ấm áp, là sợi chỉ liên kết với mẹ đầu tiên khi bé chào đời.

Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động, tiếng khóc non nớt của bé, sau đó các y tá và bác sĩ sẽ quấn bé vào trong một cái khăn để giữ ấm cho bé. Hoặc cũng có bệnh viện, bạn sẽ được bác sĩ bế em bé ra chào mẹ sau khi đã được lau sạch máu và đờm nhớt.

Chú ý đến những thay đổi của bé trong tuần đầu tiên

Khi chào đời, bé sẽ có một vài thay đổi quan trọng xảy ra trong cơ thể của mình: bé bước ra thế giới mới với hơi thở đầu tiên của mình, oxy và máu lưu thông qua phổi khiến chất lỏng, đờm nhớt trong cổ họng bé được đẩy ra ngoài.

Khi mới ra đời, vài phút đầu, cơ thể bé có màu xanh nhưng sau đó màu sắc cơ thể bé chuyển từ xanh sang hồng hào, nhưng bàn tay và chân của bé lại được thay đổi màu sắc lâu hơn một chút, điều này được lý giải là bởi các mạch máu đi đến bàn tay và bàn chân của bé hiện tại là rất nhỏ, và phải mất thời gian lâu hơn cho sự lưu thông máu khắp cơ thể bé.

Nếu bạn thấy mặt bé có dấu hiệu sưng, bao gồm cả mí mắt thì bạn nên yên tâm vì hiện tượng này sẽ nhanh chóng hết đi trong vài ngày đầu. Nếu mặt hoặc đầu em bé bị thâm tím (bởi dụng cụ khi tiến hành lấy thai) thì các vết thâm tím này cũng sẽ nhanh chóng biến mất.

Sau 7 – 10 ngày chào đời, dây rốn của em bé sẽ dần dần khô, trở thành màu đen và tự rụng ra. Em bé của bạn có thể có một hoặc nhiều vết bớt, bớt được hình thành khi sinh hoặc phát triển sau này, và điều này là hoàn toàn bình thường.

Tuần đầu tiên, em bé của bạn cần thời gian để thích nghi với cuộc sống, môi trường mới. Bạn phải hiểu rằng lúc này bé cần sự ấm áp, êm ái, an toàn, bé rất cần sự âu yếm của người mẹ và những người thân xung quanh, bạn hãy cho bé tất cả những điều mà bé muốn.

Thêm vào đó, bạn hãy chuẩn bị sẵn tinh thần về việc bạn không thể ăn tùy thích, ngủ tùy thích mà bạn sẽ phải phụ thuộc vào thời gian biểu của bé. Bé sẽ chẳng cho bạn ngủ qua đêm đâu, nhất là tuần đầu tiên từ bệnh viện về nhà.

Giảm cân là một hiện tượng hoàn toàn bình thường trong năm ngày đầu tiên của một đứa trẻ sơ sinh, bởi giai đoạn này những chất lỏng dư thừa trong cơ thể bé được tống đẩy ra ngoài. Bé giảm số cân không nhiều hơn 10% trọng lượng sơ sinh của mình, bạn hãy yên tâm rằng rồi bé sẽ lấy lại cân nặng khi sinh của mình sau 1-2 tuần. Nếu bạn thấy bé liên tục giảm cân, bạn cần đưa bé ngay tới bệnh viện để kiểm tra về dinh dưỡng.

Bú mẹ

Bạn có thể cho bé bú sữa của mình ngay sau khi bạn và bé đã sẵn sàng, nếu bạn thấy mình ra sữa thậm chí là chưa nhưng trong vòng một giờ đầu sau sinh, bạn hoàn toàn có thể tiến hành cho bé bú. Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú từ 2-4 giờ đồng hồ, và có khoảng 8-12 bữa ăn trong ngày. Em bé sẽ đánh thức bạn khi bé muốn ăn. Tuy nhiên, có những em bé, bạn cần phải chủ động, âu yếm, động viên cho ăn. Đó là những em bé sinh non, bị vàng da.

Tiêm phòng

Khi bé chào đời, việc tiêm 1 hoặc 2 mũi vào bắp đùi của mình ngay sau khi sinh vài giờ là vô cùng quan trọng:

Vitamin K – mũi tiêm này có tác dụng giúp ngăn ngừa rối loạn chảy máu gây ra bởi sự thiếu hụt vitamin K (bệnh xuất huyết của trẻ sơ sinh), chủng ngừa viêm gan B – đây là chủng ngừa vô cùng quan trọng cho bé.

Giao tiếp với bé

Bé thường sẽ nhận ra giọng nói của bạn bởi giọng nói này đã quá quen thuộc với bé trong suốt quãng thời gian vừa rồi. Bạn có thể giao tiếp với bé của bạn bằng giọng nói, thị giác và khứu giác, nụ cười của bạn. Tất cả những thái độ, hành động của bạn sẽ được bé tiếp thu và ghi nhận, và bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy được ngôn ngữ cơ thể của bé.

Hiện tượng mà bé sơ sinh hay gặp phải

Bạn sẽ phải làm quen với những cơn giật mình của bé, có thể ngay cả khi bé đang nằm trong phòng yên tĩnh hoặc có tiếng ồn.

Hiện tượng dính mắt khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân phổ biến nhất là do ống dẫn nước mắt của bé đang bắt đầu đi vào hoạt động. Việc cần làm của bạn lúc này đó là hãy làm sạch và massage nhẹ nhàng cho mắt bé. Nhưng tốt hơn cả, bạn cần đưa bé tới bác sĩ để thăm khám.

Trẻ sơ sinh có thể bị phát ban, thường là không nghiêm trọng. Nhưng nếu em bé của bạn gặp hiện tượng này, cách tốt nhất là bạn hãy đưa bé tới bệnh viện kiểm tra.

Chăm sóc người mẹ
Người mẹ có khỏe thì em bé cũng mới khỏe mạnh. Do đó trong tuần đầu tiên, thậm chí cả vài tuần sau, việc tự chăm sóc bản thân cho mình là rất quan trọng. Điều này có nghĩa là bạn cần cố gắng ngủ khi bé ngủ, điều này sẽ giúp bạn thích nghi nhanh với sự có mặt của nhân vật mới trong nhà. Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên uống thật nhiều nước và thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh. Điều này vừa giúp bạn nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho cơ thể mình, vừa giúp bạn có được một nguồn sữa mẹ dồi dào cho bé.





Điều chỉnh giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Lác mắt ở trẻ sơ sinh
Chăm sóc trẻ sơ sinh
Em bé sơ sinh
Chữa ho cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông
Cách ẵm và bế trẻ sơ sinh
Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh
Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

(ST)