Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh

Trẻ sơ sinh dễ nhiễm bệnh vào mùa đông do cơ thể non yếu, khả năng ổn định thân nhiệt chưa tốt nên dễ bị lạnh, nhiễm trùng hoặc bị bệnh nặng nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc.
 

Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh phải đảm bảo trẻ đủ ấm nhưng phải thoáng mát, tránh hăm da, nhiễm trùng rốn do quấn trùm trẻ quá kỹ. Phòng trẻ phải thoáng khí, đủ ánh sáng và ấm áp.

Bạn cần mặc quần áo cho trẻ đủ ấm, đội mũ vải mềm, che cả tai, mang tất tay và chân cho trẻ. Tuyệt đối tránh để gió lùa vào phòng vì rất dễ gây bệnh cho trẻ. Nếu cần đóng bớt cửa tránh gió lùa vào, vì dù trẻ mặc đủ quần áo ấm nhưng tiếp xúc thường xuyên với nguồn gió lạnh sẽ nguy hiểm.

Cho trẻ nằm chung với mẹ. Mẹ ôm trẻ vào lòng sẽ làm tăng tình cảm mẹ con, thân nhiệt trẻ ổn định. Tiếp xúc da kề da cũng hữu ích để giữ trẻ không bị lạnh, đặc biệt là trẻ sinh non, trẻ bị hạ thân nhiệt hay khi bạn cần cho trẻ ra ngoài trong khi trời trở lạnh.

Cho bé bú mẹ đầy đủ cũng là cách hữu hiệu giữ trẻ ấm. Sữa mẹ giúp trẻ bảo vệ thân nhiệt và chống nhiễm trùng. Bạn thường xuyên kiểm tra tã trẻ, khi thấy ướt hãy thay ngay để tránh trẻ bị lạnh. Cần thường xuyên sờ tay chân trẻ, nếu thấy lạnh thì mặc thêm quần áo, đắp thêm chăn, ôm trẻ vào lòng mẹ, cho bú mẹ.

Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc bé. Rửa tay là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả phòng nhiễm trùng sơ sinh.

Khi tắm cho trẻ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn lau, khăn tắm, xà phòng, nước ấm (đổ nước lạnh trước rồi pha nước nóng vào sau), phấn thoa, thuốc nhỏ mắt nhỏ mũi, bông ráy tai.

Nơi tắm bé phải kín gió, ấm áp. Chọn xà phòng có độ kiềm thấp, dùng cho sơ sinh. Tắm bé từng phần. Dùng khăn mềm thấm nước ấm lau mắt bé trước, sau đó lau mặt, gội đầu, lau khô đầu.

Tiếp đó tắm nửa người trên cho bé, chú ý các nếp gấp cổ, nách, sau gáy, sau đó lau khô. Tắm tiếp phần dưới cơ thể, chú ý nếp bẹn, vùng hậu môn, sinh dục. Lau khô bé. Mặc quần áo sạch, thoáng, ấm, nhỏ mắt, mũi và lau tai cho bé.

Trẻ sơ sinh không nhất thiết phải tắm hàng ngày. Khi trời quá lạnh thì có thể lau người cho bé. Chú ý vệ sinh vùng rốn vì rốn là ngõ vào quan trọng gây nhiễm trùng sơ sinh. Cần chăm sóc rốn hàng ngày với nước muối sinh lý hoặc dùng dung dịch povidon iodin 10%.

Sau khi chăm sóc rốn, bạn nên để hở rốn sẽ làm rốn mau khô, dễ rụng. Quấn tã dưới rốn. Lau mắt bằng khăn mềm, thấm nước ấm. Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý. Giữ phòng ấm, thoáng khí, mặc quần áo sạch, thoáng, thay tã khi ướt và tắm trẻ sẽ giữ da trẻ sạch, không nhiễm trùng
 

Đóng bỉm cho bé suốt ngày đêm, hay hạn chế tắm bé hết mức vì sợ lạnh đều là sai lầm của các mẹ khi chăm trẻ sơ sinh. Dưới đây là hướng dẫn của bác sĩ Lê Tố Như, phó Khoa sơ sinh, BV Nhi trung ương.
 

Cách giữ ấm cho trẻ

 

Đây là điều quan trọng nhất để giữ gìn sức khỏe cho các bé mới sinh. Dù nằm cạnh mẹ hay nằm riêng, cần luôn đảm bảo cơ thể bé ở nhiệt độ 36,5 đến 37 độ C.

Khi thời tiết trở lạnh là lúc các bệnh trẻ em tăng lên, đặc biệt là các bệnh lý hô hấp. Trẻ sơ sinh càng dễ nhiễm bệnh do cơ thể non yếu, khả năng ổn định thân nhiệt chưa tốt, trẻ sẽ dễ bị lạnh, nhiễm trùng hoặc bị bệnh nặng nếu không biết cách chăm sóc. Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh phải đảm bảo trẻ đủ ấm nhưng phải thoáng mát, tránh hăm da, nhiễm trùng rốn do quấn trùm trẻ quá kỹ.

Phòng trẻ nằm nên thoáng khí, đủ ánh sáng, và ấm áp. Nếu dùng máy lạnh thì giữ nhiệt độ khoảng 28 độ C. Người lớn cần mặc quần áo cho trẻ đủ ấm, đội nón, mang vớ cho trẻ. Ngoài ra, tránh để gió lạnh lùa vào phòng, dù trẻ đã được mặc đủ quần áo ấm nhưng việc tiếp xúc thường xuyên với nguồn gió lạnh sẽ rất nguy hiểm đến trẻ.
 

Cho trẻ nằm chung với mẹ. Mẹ ôm trẻ vào lòng sẽ làm tăng tình cảm mẹ con, thân nhiệt trẻ ổn định. Tiếp xúc "da kề da" cũng rất hữu ích để giữ trẻ không bị lạnh, đặc biệt là trẻ sinh non. Cho bé bú mẹ đầy đủ cũng là cách hữu hiệu giữ ấm cho trẻ.

Đo nhiệt độ trẻ hay sờ tay chân trẻ, nếu thấy lạnh thì bạn nên mặc thêm quần áo, đắp thêm chăn, ôm trẻ vào lòng, cho bú mẹ.

 

Cách vệ sinh

 

Thường xuyên kiểm tra tã trẻ, khi thấy ướt hãy thay ngay để tránh trẻ bị lạnh.

Rửa tay là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả phòng nhiễm trùng sơ sinh. Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc bé.

Khi tắm bé, bạn cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn lau, khăn tắm, xà phòng, nước ấm (đổ nước lạnh trước rồi pha nước nóng vào sau), phấn thoa, thuốc nhỏ mắt nhỏ mũi, bông ráy tai. Nơi tắm bé phải kín gió, ấm áp. Chọn xà phòng có độ kiềm thấp, dùng cho sơ sinh.

Cách tắm: Tắm bé từng phần. Dùng khăn mềm thấm nước ấm lau mắt bé trước, sau đó lau mặt, gội đầu, lau khô đầu. Tiếp đến, tắm nửa người trên cho bé, chú ý các nếp gấp cổ, nách, sau gáy, rồi lau khô. Tắm tiếp phần dưới cơ thể, chú ý nếp bẹn, vùng hậu môn, sinh dục.

Tắm xong, lau khô, mặc quần áo sạch, thoáng, ấm, nhỏ mắt, mũi và lau tai cho bé. Sơ sinh không nhất thiết phải tắm hàng ngày. Khi trời quá lạnh, bé không dơ quá thì có thể lau cho bé.

Rốn là ngõ vào quan trọng gây nhiễm trùng sơ sinh. Bạn chăm sóc rốn hàng ngày với nước muối sinh lý hoặc dùng alcohol 700. Sau khi chăm sóc rốn, bạn nên để hở rốn sẽ làm rốn mau khô, dễ rụng. Quấn tã dưới rốn.

Lau mắt bằng khăn mềm, thấm nước ấm. Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý.

Giữ phòng ấm, thoáng khí, mặc quần áo sạch, thoáng, thay tã khi ướt và tắm trẻ sẽ giữ da trẻ sạch, không nhiễm trùng
 

Trong phòng của bé cũng cần duy trì nhiệt độ 25 – 28 độ C, cần ấm áp, thoáng nhưng tránh có gió lùa. Có thể sử dụng điều hòa, lò sưởi, quạt sưởi, nhưng tránh dùng bếp than vì khí CO2 có thể gây độc, ngạt cho trẻ.

Ảnh minh họa: Health.com.

Có nhiều cách giữ ấm cho trẻ, quấn chăn, đội mũ đi tất, cho bé luôn ở cạnh mẹ, nếu bé sinh non có thì có thể dùng phương pháp Kanguru cho da kề da.

Tốt nhất nên cho trẻ nằm gần mẹ, không nên để bé ngủ riêng, để bé vừa có hơi ấm của mẹ, mẹ vừa có thể biết con ấm, lạnh, ướt… và kịp thời xử lý.

Ngoài ra, cần cho trẻ ăn theo nhu cầu, tốt nhất là được bú mẹ thường xuyên. Khi bị đói, thân nhiệt bé cũng sẽ hạ. Nếu bé khó bú hay chưa quen ti mẹ, nên đổ thìa.

Mùa đông, các bà mẹ thường rất ngại tắm cho con vì sợ bé nhiễm lạnh. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh cần luôn được giữ sạch sẽ. Vào những ngày nhiệt độ xuống thấp thì không nên tắm cho bé, nhưng vẫn cần thay quần áo và lau sạch những vùng kín như bộ phận sinh dục, bẹn, nách, cổ. Tắm, lau cần để bé ở phòng ấm, có thể bật quạt sưởi.

Không nên đóng bỉm, tã giấy suốt ngày đêm cho trẻ. Có thể ban đêm cho bé dùng tã giấy nhưng ban ngày nên quấn tã vải cho thoáng. Nếu dùng tã giấy cần thay thường xuyên, và ngay sau mỗi lần bé đại tiện. Mỗi lần thay lau rửa nhẹ nhàng vùng kín để tránh bị hăm, viêm da.

Mỗi lần con nôn, trớ cũng cần phải thay ngay, tránh để da bé tiếp xúc với đồ ẩm ướt vì cơ thể trẻ có thể truyền nhiệt qua vùng đó và mất nhiệt.
 

Bảo vệ đường hô hấp cho con
 

Ngạt mũi là hiện tượng hay gặp ở trẻ sơ sinh trong mùa lạnh do thể tích hố mũi của bé rất nhỏ.

Hơn nữa bé sơ sinh chưa biết thở bằng miệng nên ngạt mũi khiến bé khó chịu, dễ bỏ bú, quấy khóc.

Để khắc phục tình trạng này cần luôn giữ ấm cho bé, vệ sinh mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý. Khi bé bị ngạt mũi, chỉ nên làm thông bằng cách nhỏ nước muối sinh lý ấm, tuyệt đối không tùy tiện sử dụng các thuốc nhỏ mũi khác mà không có ý kiến của bác sĩ.

 

Chăm sóc da trẻ trong mùa lạnh

Da con trẻ thật mịn màng, mong manh, rất nhạy cảm và là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với môi trường thiên nhiên cũng như những tác động tốt và xấu từ bên ngoài.Mỗi khi giao mùa, khí hậu thường thay đổi  làm cho cơ thể con người nếu thích nghi không kịp sẽ có những phản ứng không mong muốn.

Nhạy cảm như trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, khi chuyển mùa từ nắng sang mưa, từ khô sang ẩm, lạnh, càng cần phải đặc biệt chú ý và chăm sóc sức khỏe cẩn thận.

Khi thời tiết thay đổi, bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khí hậu là da và đường hô hấp. Thường da của chúng ta sẽ khô ráp hơn, có khi có cảm giác bong tróc , hơi rát và nếu da quá khô, sẽ bị sần sù, dễ bong vẩy . Ở  trẻ nhỏ da sờ thấy thô ráp hơn, dễ ửng đỏ, hoặc có nhiều mụn rộp nhỏ và nếu không kịp thời phòng ngừa , thì khô da dễ dẫn đến chàm da. Khi đã bị chàm trẻ dễ bị tái đi tái lại.

 Ở trẻ nhỏ, nhất là ở trẻ có cơ địa dị ứng, hoặc tiền căn gia đình dị ứng như có người nhà bị viêm mũi dị ứng , nồi mề đay hay suyễn thì  trẻ dễ bị chàm khi  khô da hơn những trẻ khác. Đôi khi trẻ không thuộc cơ địa dị ứng nhưng do bị ủ nhiều trong quần áo hay tả lót trẻ cũng dễ nổi rôm sẩy hay hăm , đó là những nốt nhõ li ti trên mảng da đỏ, gây cho trẻ ngứa ngáy khó chịu. Trẻ sẽ quấy khóc , nhất là ban đêm, bứt rứt và đôi khi chán cả ăn.

Do đó khi thời tiết chuyển sang lạnh , phụ huynh nên lưu ý:

-          Giữ ấm cho trẻ, mang vớ đội mũ khi ra ngoài. Trong phòng giữ ấm và thoáng cho trẻ. Tuy vậy không quá ủ bé, và nếu bé có toát mồ hôi, phải kịp thời lau cho bé

-          Uống nước nhiều, giúp da và đường hô hấp luôn ẩm.

-          Bú sữa mẹ càng lâu càng tốt, ăn dặm đúng lúc và đúng cách, nhằm cung cấp đầy đủ những dưỡng chất và vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ, và giúp cho  hệ miễn dịch cơ thể phát triển tốt.

-          Chích ngừa đầy đủ cho trẻ.

-          Khi da bé hơi khô, nên bôi những loại kem giữ ẩm cho bé. Lưu ý những loại kem dành cho trẻ phải được tư vấn từ nhân viên y tế, đặc biệt ở trẻ có vấn đề dị ứng da. Không được tự ý sử dụng kem có chứa corticoid ở trẻ nhỏ như kem bảy màu, kem cortibion,v.v..

-          Tắm rửa cho trẻ  mỗi ngày, ngay cả khi trời lạnh , nhưng bằng nước ấm.

-          Khi bé hắt hơi sổ mũi thì nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, mát xa lưng và tay chân trẻ bằng ít dầu khuynh diệp để kích thích máu huyết lưu thông , tăng cường miễn dịch.

-          Khi trẻ bệnh nên đưa đi khám, không nên tự ý dùng thuốc.

Nếu thấy bé khó thở thì cần đưa đi khám.

 

Vấn đề hay gặp nhất của bé sơ sinh mùa đông là nhiễm trùng đường hô hấp do sức đề kháng của các bé còn kém, chưa thích nghi được với môi trường mới. Vì thế bố mẹ cần hết sức chú ý trong quá trình chăm sóc con.

Những dấu hiệu cần đưa bé sơ sinh đi khám tại bệnh viện:

- Bé đang bú tốt bỗng bỏ bú.

- Bé sốt cao, ly bì.

- Bé khó thở, bị co giật

- Nôn trớ nhiều

- Vàng da

Phòng bệnh cho trẻ sơ sinh mùa lạnh

Miền Bắc đang trong những ngày giá rét nhất từ đầu mùa đông. Những ngày này, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm bệnh. Vì vậy, cha mẹ cần rất lưu ý để giữ ấm và phòng bệnh cho trẻ.

 

Bệnh hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh trong mùa lạnh là viêm nhiễm da và các bệnh lý về đường hô hấp như viêm tai mũi họng,viêm phế quản, phổi. Cơ thể trẻ non yếu, sức đề kháng kém nên bệnh dễ nặng nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thanh Hà cho biết: "Phòng tránh nhiễm khuẩn cho trẻ sơ sinh cần phải chú ý 3 nguyên tắc: giữ ấm, vệ sinh, đảm bảo cho trẻ được bú sữa mẹ".

Để giữ ấm cho trẻ, cần cho trẻ nằm ở phòng thoáng khí, chú ý giữ nhiệt độ trong phòng ấm áp, khoảng 28 - 30 độ. Tuyệt đối tránh để gió lùa vào phòng. Cha mẹ cần mặc quần áo ấm cho trẻ, có thể đội mũ vải mềm, mang tất tay và chân.

Cho bú mẹ đầy đủ cũng là cách hữu hiệu giữ trẻ ấm vì sữa mẹ giúp trẻ bảo vệ thân nhiệt. Bên cạnh việc giữ ấm, cha mẹ cũng phải chú ý thường xuyên vệ sinh da cho trẻ nếu không trẻ rất dễ bị các bệnh về da như hăm da, viêm da, viêm da dị ứng...

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thanh Hà lưu ý: "Để tránh viêm nhiễm da các bà mẹ cần chú ý vệ sinh da. Việc trời lạnh và tắm thường xuyên hàng ngày là việc không thể, nhưng chúng ta có thể 1 tuần tắm 2 - 3 lần, phải chú ý vệ sinh da, nhất là các vùng nếp gấp như cổ, nách, khuỷu chân, tay. Các vùng hậu môn, sinh dục là những nơi bắt buộc phải làm vệ sinh hàng ngày".

Một số nguyên tắc khi tắm cho trẻ sơ sinh trong mùa lạnh:

- Nơi tắm cho bé phải kín gió, giữ nhiệt độ ấm ở mức 27 - 28 độ.

- Trước khi tắm cần chuẩn bị đầy đủ nước ấm, sữa tắm, khăm tắm, khăn lau, quần áo.

- Tắm cho bé thật nhanh, không để bé ngâm nước như mùa hè. Chú ý các vùng nếp gấp cổ, nách, sau gáy, rốn, hậu môn, cơ quan sinh dục…

- Tắm xong lau khô thật nhanh và ủ ấm ngay lập tức để bé không bị nhiễm lạnh.

Trẻ sơ sinh đi tiểu nhiều lần, vì vậy vào mùa lạnh, phụ huynh phải thường xuyên kiểm tra tã để giữ vệ sinh và tránh cho bé bị nhiễm lạnh.
 

Bệnh trẻ em vào mùa mưa lạnh
 

Viêm phế quản, cảm mạo, viêm amiđan, sốt xuất huyết... là những bệnh trẻ con hay mắc phải khi thời tiết chuyển sang mùa mưa lạnh ẩm thấp. Cần giữ ấm và vệ sinh răng miệng cẩn thận cho các em để tránh nhiễm trùng.

Các bệnh thường gặp:

1. Cảm mạo thường biểu hiện dưới dạng dị ứng mũi. Người bệnh hắt xì thành cơn dài liên tục, kèm theo chảy nhiều nước mũi trong và lỏng, không sốt. Có thể dùng một số thuốc chống dị ứng thông thường như Phenergan, Chlopheniramin, Theralen... trong vài ngày là hết.

 

2. Viêm mũi: bệnh xuất hiện sau khi bị nhiễm lạnh, có triệu chứng ngứa lỗ mũi (trẻ hay dụi tay lên mũi) và chảy nước mũi nhiều, có thể sốt hoặc không. ở trẻ còn bú, khi bị viêm mũi thường gây khó chịu, ngủ không yên giấc, nghẹt mũi gây thở khò khè, thường phải thở bằng miệng và phải ngưng lại nhiều lần để thở khi bú. Hiện tượng viêm mũi tái đi tái lại nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh V.A, Amiđan.

3. V.A - sùi vòm: bệnh phổ biến ở trẻ em 3-7 tuổi. V.A là nơi sản xuất ra kháng thể chống lại vi trùng xâm nhập vào cơ thể, đồng thời cũng là nơi tập trung vi trùng nếu không còn khả năng tiêu diệt. Trẻ viêm V.A thường gầy yếu, kém nhanh nhẹn, chảy nước mũi thường xuyên, ban đầu là nước mũi trong sau đục mủ vàng hoặc xanh, bị nóng sốt vặt kèm ho nhiều, trong tai có thể chảy mủ, ngáy to khi ngủ do mũi bị nghẹt và phải thở bằng miệng. Ngoài ra, viêm V.A khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng.

4. Viêm amiđan: Amiđan cũng có công dụng như V.Ạ Trẻ bị viêm amiđan cấp sẽ sốt cao từ 39-40 độ C, đau họng, khó nuốt, chảy nước miếng nhiều, mệt mỏi, biếng ăn, biếng chơi. Viêm Amiđan rất dễ gây biến chứng nếu không được điều trị đúng.

5. Viêm họng cấp: là bệnh thường xảy ra vào mùa đông, gặp cả ở người lớn và trẻ em. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, kèm theo sốt, khàn tiếng. Nguyên nhân gây bệnh là loại vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm Ạ Bệnh có thể gây đau khớp, biến chứng dẫn đến bệnh thấp tim ở trẻ em.

6. Viêm xoang: thường xảy ra sau những bệnh về mũi như sổ mũi mùa, nghẹt mũi, viêm mũi. Nhức đầu là biểu hiện nổi bật trong viêm xoang. Ngoài ra người bệnh còn bị nghẹt mũi, nước mũi đặc, cần được chụp phim để xác định tình trạng xoang bị viêm.

7. Viêm phế quản: có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, thường sau khi thay đổi thời tiết, hoặc bị viêm họng, viêm mũi... Nhiều trường hợp trẻ chỉ sổ mũi trong, ho nhẹ vài cái, vẫn chơi, ăn uống bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài, không điều trị đúng, trẻ dễ dẫn đến biến chứng bội nhiễm vi trùng gây viêm phế quản phổi rất nguy hiểm.

8. Bệnh suyễn (hen phế quản): thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng như có bệnh chàm, nổi mề đay, ngứa... Khó thở là biểu hiện điển hình, khó thở khi thở kéo dài làm phập phồng cánh mũi, gây co kéo hõm ức, tiếng thở khò khè, môi tím, vẻ mặt sợ hãi. Nhiều trường hợp khó thở cấp tính cần xử trí cấp cứu kịp thời.

9. Sốt xuất huyết: bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh vào mùa mưa, không khí ẩm thấp. Bệnh hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là dưới 10 tuổi. Biểu hiện của bệnh là sốt cao đột ngột và liên tục (39-40 độ C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi tiêu phân máu...

Chú ý:

- Trẻ đang sốt cao liên tục, đột nhiên nhiệt độ hạ thấp, lờ đờ, chân tay lạnh là biểu hiện của sốc cần được xử trí cấp cứu kịp thời.

- Nếu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc hạ sốt loại Aspirin vì dễ làm tăng nguy cơ chảy máu, nên cho uống thuốc giảm sốt loại Paracetamol.

Biện pháp phòng bệnh mùa đông:

- Cần chăm sóc trẻ chu đáo, tránh nhiễm lạnh do mưa, giữ ấm, tránh gió lạnh về chiều. Không nên nằm ngủ trong phòng máy lạnh kéo dài hay để quạt suốt đêm.

- Cần vệ sinh ăn uống, vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ để tránh nhiễm trùng.

- Rửa tay sạch sẽ, không cho trẻ mút tay, ngoáy mũi.

- Bố trí phòng ở thoáng mát, sạch sẽ, tiêu diệt muỗi, thông thoát nước tốt, tránh để nước đọng vũng tạo môi trường ẩm thấp.

- Cần chủng ngừa cho trẻ đầy đủ theo chương trình quy định.

- Theo dõi và đi khám bệnh sớm, tránh để bệnh tiến triển gây biến chứng nguy hiểm.



Tắm nắng cho trẻ
Các bệnh hay gặp ở trẻ em trong mùa mưa lạnh
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa?
Sau khi sinh có nên nằm than để sưởi ấm không
Cách tắm cho trẻ sơ sinh thế nào cho đúng
Bé bị viêm da cơ địa


(st)