Cách chăm sóc vết thương bỏng nhanh lành, không để lại sẹo

Cách chăm sóc vết thương bỏng nhanh lành, không để lại sẹo. Các vết bỏng nặng rất dễ gây biến chứng như choáng, nhiễm trùng, sẹo xấu, sẹo co rút làm biến dạng hình dáng hoặc co các khớp xương nơi bị bỏng… Nếu được xử lý kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể sẽ không phải gánh chịu những hậu quả nặng nề như trên.

 




CÁCH CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG BỎNG NHANH LÀNH KHÔNG ĐỂ LẠI SẸO

Xử trí nhanh khi bị bỏng

Bỏng do nhiệt, dù là nguyên nhân gì, cũng cần được xử trí tức thì:

- Ngay lập tức đặt phần bỏng xuống dưới vòi nước máy trong 20-30 phút, nhằm mục đích giảm đau, nguyên nhân gây choáng cho bệnh nhân. Mặt khác, độ lạnh của nước cũng hạn chế tối đa mức lan toả thương tổn do nhiệt ngấm, ngăn không cho thương tổn lan dần từ nông tới sâu hay sang các vùng lân cận. Nước còn làm sạch, giảm nhiễm trùng tại vết bỏng.

- Phủ vùng bỏng bằng một miếng vải vô trùng, gạc vô trùng bán sẵn hoặc những tấm vải sạch mỏng. Nếu có điều kiện thì cho bệnh nhân uống nhiều nước, thuốc an thần và kháng sinh, sau đó chuyển nhanh tới một cơ sở y tế, khoa ngoại của bệnh viện.

Phân loại bỏng

Cần nhận biết thế nào là bỏng nặng phải điều trị tại bệnh viện và thế nào là bỏng thường hay nhẹ, có thể điều trị ngoại trú tại nhà. Việc đánh giá dựa vào 2 tiêu chuẩn là độ bỏng (độ sâu của tổn thương) và diện tích của da bị bỏng.

Bỏng được chia làm 3 độ:

- Độ 1: Vùng da đỏ và đau rát, tương tự như da bị phơi nắng lâu trên bãi biển. Khi lành không để lại di chứng trên da.

- Độ 2: Bệnh nhân đau rất nhiều, sau đó xuất hiện những nốt phỏng như bong bóng nước lúc trời mưa, bên trong mọng nước. Nếu điều trị đúng cách, không bị nhiễm trùng và không để tổn thương lan sâu hơn, bỏng loại này khi khỏi sẽ không để lại sẹo.

- Độ 3: Đau ít hơn, vùng da bỏng căng cứng, đen hoặc trắng nhợt. Thương tổn ngấm gần hết chiều dày của da hoặc qua lớp da lan đến lớp cơ, thậm chí tới xương. Bỏng độ 3 bao giờ cũng để lại sẹo.

Về diện tích da bị bỏng, có một cách tính rất đơn giản: Diện tích một lòng bàn tay bằng 1% diện tích da của mỗi người. Bỏng độ 2, trên 10% ở trẻ em và 20% ở người lớn được coi là bỏng nặng, có thể gây ra các biến chứng như choáng do đau, nhiễm trùng (có khi nhiễm trùng máu và uốn ván, nhiễm trùng kéo dài dẫn đến suy nhược toàn thân), sẹo xấu, sẹo co rút làm biến dạng hình dáng (như co kéo vùng mặt, dính các ngón tay chân, co các khớp xương).

Người bị bỏng nặng, trẻ em bị bỏng ở những nơi như mặt, cổ bắt buộc phải được điều trị tại bệnh viện, các cơ sở chuyên khoa. Đối với bỏng độ 1, độ 2, diện tích nhỏ thì bệnh nhân có thể điều trị tại nhà hay ngoại trú sau khi được bác sĩ khám, đánh giá, hướng dẫn cách điều trị, chăm sóc.

 

Cách sơ cứu cho trẻ bị bỏng

Nếu có vết bỏng ngoài da do bé tiếp xúc với nước nóng hoặc chạm vào bề mặt nóng gây ra thì là loại vết bỏng ít nghiêm trọng nhất. Khi vết bỏng sâu hơn thì trầm trọng hơn, gây những vết rộp mọng nước rất nguy hiểm vì thường thì các dây thần kinh bị tổn thương. Bé bị bỏng trong các cơn hỏa hoạn, khói và khí nóng của đám cháy sẽ có những ảnh hưởng 

Vùng bị bỏng càng rộng, nguy cơ sốc nặng càng cao, vì cơ thể sẽ thiếu máu. Phải nhớ rằng, ngay cả nước nóng bồn tắm cũng có thể làm bỏng làn da mềm, mỏng của bé. Vì vậy phải luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho bé.

Điều trị bỏng: 

1. Lập tức làm mát vùng bị bỏng Giữ viết thương dưới nước chảy ít nhất 10 phút. Nếu không có sẵn nươc, có thể dùng chất lỏng không bắt lửa như sữa.

2. Trong khi làm mát vết thương, cởi bỏ quần áo ở những vùng bị thương trước khi nó bị sưng lên. Nếu vải dính vào da, hãy cắt quanh chỗ vải đó. Nếu trẻ vẫn còn đau, làm mát vùng bị bỏng lần nữa. Cẩn thận, đừng chạm vào vùng bị bỏng hay làm vỡ những vết phồng rộp. Đừng làm bé lạnh kẻo gây ra hạ thân nhiệt.

3. Che vết bỏng bằng băng vô trùng hoặc vải sạch không đổ để bảo vệ vết thương không bị nhiễm trùng. Dùng một cái áo gối hoặc tấm trải giường để băng vùng bị thương rộng, hoặc bọc một túi nhựa hay nilon sạch vào chỗ chân hay tay bị bỏng.

4. Kiểm tra mọi dấu hiệu bị sốc và không cho bé ăn uống gì. Giữ ấm cho bé để đề phòng hạ thân nhiệt.

5. Nếu bé bất tỉnh, khai thông đường thở cho bé, kiểm tra hơi thở và chuẩn bị bắt đầu hô hấp nhân tạo. Lưu ý: Nếu bé bị bỏng ở miệng và cổ họng, những vết bỏng này đặc biệt nguy hiểm vì nó có thể gây ra sưng phế quản và ngạt thở.

Nới lỏng quần áo quanh cổ và lập tức gọi cấp cứu. Nếu quần áo trẻ bị cháy Nếu quần áo trẻ bị bắt lửa, điều trước tiên là phải giữ yên trẻ. Bất cứ sự chuyển động nào cũng sẽ làm ngọn lửa đáng sợ hơn.

1. Chặn bé lại, không để bé hốt hoảng chạy quanh vì như thế sẽ thổi bừng ngọn lửa. Đặt bé nằm trên sàn, phần bị bỏng ở phía trên.

2. Bọc bé trong một cái áo hay một tấm mền thô dày bằng len dạ để dập lửa. Đừng bao giờ dùng hàng nilon vì nó dễ bắt lửa.

3. Lăn bé trên sàn nhà để ngọn lửa tắt hẳn. Dội nước hoặc chất lỏng không bắt lửa, nếu có, lên người bé. Lưu ý: Không cởi đồ bé ra. Quần áo có thể dính sát vào da, cởi quần áo sẽ càng gây tổn thương nhiều hơn.

Bỏng hóa chất trên da

Các hóa chất dùng trong nhà, như chất tẩy rửa bếp lò hoặc nước rửa sơn, có thể gây ra bỏng nghiêm trọng, nhưng bộc phát chậm hơn do bỏng nhiệt. Các dấu hiệu bao gồm: đau nức nhối, đỏ tấy lên, tiếp theo là phồng rộp và bong da.

1. Làm theo các thao tác trị bỏng, nhưng làm mát vết thương dưới nước chảy trong 20 phút, và bạn phải tự phòng vệ bằng cách đeo bao tay cao su.

2. Bạn phải biết cái gì đã làm bé bị bỏng để có thể nói cho bác sĩ biết khi đến bệnh viện.

Bỏng hóa chất ở mắt Hóa chất tình cờ văng vào mắt có thể gây ra tổn thương hoặc thậm chí là mù mắt. Trẻ sẽ rất đau mắt, mắt sẽ đỏ lên và chảy nước. Trẻ cũng sẽ thấy khó mở mắt ra được. Bạn không được để trẻ dụi hoặc chạm vào mắt, để tránh hóa chất lan qua chỗ khác trên mặt.

1. Lập tức rửa sạch hóa chất. Giữ đầu bé cúi trên một cái chậu, mắt không bị thương nằm trên và mở vòi nước lạnh dội qua mắt bị đau trong 20 phút. Mang găng tay cao su để tránh dính phải hóa chất. Nếu khó giữ đầu bé cúi trên chậu, hãy lấy bình nước xối qua mắt bé.

2. Khi mắt bé đã rửa kỹ, đắp một miếng khăn sạch rồi đưa bé đến bệnh viện.

 

Bỏng điện

Điện giật có thể gây bỏng không những ở nơi dòng điện truyền vào mà còn ở chỗ nó đi ra khỏi cơ thể. Vết bỏng có thể trông nhỏ, nhưng thường sâu, vì vậy nguy cơ nhiễm trùng sẽ rất cao.

Phải ngắt điện trước khi chạm vào người bé, nếu không chính bạn cũng sẽ bị giật. Nếu bạn không tắt kịp nguồn điện thì hãy tìm vật gì đó cách điện, chẳng hạn như một cái chổi hay một cây gậy gỗ, để đẩy bé ra khỏi nguồn điện. Tay bạn và bất cứ thứ gì bạn đang dùng phải khô, và bạn không đứng lên bất cứ vật gì ướt hay bằng kim loại.

1. Nếu bé bất tỉnh, khai thông đường thở, và chuẩn bị hô hấp nhân tạo theo từng độ tuổi.

2. Làm mát vết bỏng bằng cách giữ vùng bị thương ít nhất 10 phút dưới nước lạnh đang chảy.

3. Đắp lên vết thương bằng vải sạch không đổ lông hoặc một túi nilon sạch, rồi dán yên vị nó. Lưu ý ngăn ngừa các tai nạn về điện

Đậy các ổ cắm thật an toàn và kiểm tra dây, thay cầu chì thích hợp.

Kiểm tra để thay dổ điện bị hư mòn và đảm bảo lõi đồng không bị hở ra ngoài.

Lắp nắp đậy vào những ổ cắm không dùng nữa.

Không kéo dây điện ở những nơi trẻ có thể với tới hoặc ngã vào.

Lắp thiết bị ngắt mạch.

Hãy dạy trẻ không nên nghịch ngợm hay sờ mó dây điện hoặc các ổ điện…

Bỏng nắng

Da trẻ rất nhạy cảm với các tia cực tím có hại, và phơi nắng quá nhiều lúc còn nhỏ làm tăng nguy cơ ưng thư da về sau. Bỏng nắng trên vùng rộng có thể nguy hiểm.

1. Đưa bé vào chỗ râm mát hoặc phòng lạnh. Cho bé uống nước mát.

2. Làm dịu những vùng da bị bỏng đỏ bằng thuốc bôi ngoài da calamine hoặc kem thoa sau khi đi nắng.

3. Không để bé tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp ít nhất 48 tiếng.

4. Nếu bé bị rộp da hoặc có dấu hiệu say nắng hãy gọi bác sĩ.

Lưu ý

Hỏi bác sĩ ngay nếu sau khi bị bỏng nắng trẻ bị sốt, da khô, và trông bối rối thẫn thờ. Trẻ có thể bị say nắng, một tình trạng nguy cấp.

Phòng ngừa

Phòng bệnh hơn trị bệnh; trẻ luôn phải đội nón, mặc áo quần, và bôi kem chống nắng khi ra ngoài nắng.

Che kín toàn bộ da trẻ để tránh ánh sáng mạnh.

Thoa kem chống nắng lên toàn bộ phần da để trần của cơ thể.

Cho trẻ mặc quần áo chống tia cực tím khi đi nắng.

Bôi kem chống nắng lên phần môi và mũi bé và bảo vệ phận gáy bằng một chiếc mũ rộng vành.

Thoa kem chống nắng lần nữa khi trẻ vừa dưới nước lên nếu cho trẻ đi bơi hay tắm biển dưới trời nắng.


THAM KHẢO THÊM:

Cách chữa vết bỏng không để lại sẹo

Vết thương do bỏng có thể làm chết người do bị sốc hoặc để lại những di chứng nặng nề như mất chức năng vận động, để lại sẹo xấu...

Tổn thương do bỏng gây ra rất đa dạng, vì vậy chúng ta cần hiểu rõ tình trạng và mức độ nguy hiểm của bỏng (độ nông sâu của bỏng, diện tích và vị trí của bỏng...) để có cách xử lý thích hợp.

Trước một trường hợp bỏng cần phải làm những việc như sau:

- Trước hết phải đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn, loại bỏ tác nhân gây bỏng. Phải tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giày, ủng, vòng, nhẫn... trước khi vết bỏng sưng nề.

- Giữ sạch vùng bỏng: Để tránh nhiễm khuẩn không được bôi dầu, mỡ... lên vùng bỏng; Không làm vỡ các đám da phỏng nước; Không được bóc da hoặc mảnh quần áo dính vào vết bỏng; Có điều kiện thì phủ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn nếu không thì dùng vải sạch.
- Phòng chống sốc: Cho nạn nhân uống nhiều nước vì nạn nhân bị mất nước, đặc biệt khi phải chuyển nạn nhân đi xa (chỉ cho nạn nhân uống nước khi nạn nhân tỉnh táo, không bị nôn và không có những chấn thương khác). Nếu có điều kiện thì cho nạn nhân uống dung dịch oresol, nếu không có thì pha nước muối nhạt (có vị đậm như canh ăn hằng ngày là được). Cho nạn nhân uống thuốc giảm đau thông thường, chỉ được dùng thuốc giảm đau mạnh khi chắc chắn rằng nạn nhân không có chấn thương bên trong kèm theo.

Cần dội nước lạnh ngay lập tức vào vị trí bị bỏng để "hạ nhiệt"

 

Chữa bỏng bô đúng cách

Người nước ngoài đến Việt Nam thường thắc mắc về các vết thâm trên bắp chân của nhiều cô gái. Hỏi ra mới biết chúng đều là sản phẩm bỏng bô. Một phần do Việt Nam nhiều xe máy quá, cũng một phần vì không mấy cô gái sơ cứu đúng cách, khiến vết bỏng này lâu lành, lên sẹo.

Trên thực tế, không phải ai cũng biết cách sơ cứu vết thương do bỏng bô. Nhiều người còn sử dụng những mẹo dân gian làm vết bỏng càng ăn sâu hơn, gây nhiễm trùng và để lại sẹo lớn.

Loan - sinh viên một trường đại học ở Hà Nội bị bỏng bô xe và hiện vết thương vẫn chưa lành khiến cô lo lắng. Loan nói: "Cách đây 2 tuần em bị bỏng bô xe máy, chỉ một đốt bằng ngón tay thôi. Vì bất cẩn nên vết thương nổi bọng nước rồi vỡ. Em đã rửa oxy già cẩn thận nhưng do mỗi khi ra ngoài em dán băng kín quá làm vết thương sưng vù, tấy đỏ. Đến lúc về nhà lại mở ra rồi xối nước cho sạch vết thương, không ngờ đến hôm nay nó mưng mủ, chảy ra nước vàng". Sau đó, cô nàng phải đến bác sĩ và bị một trận mắng vì cái tội dại dột. "Bác sĩ kê đơn thuốc cho em. Giờ em chỉ mong vết thương khỏi chứ nó để lại sẹo cũng đành chịu", Loan tâm sự.

Cũng như vậy, cách đây vài tháng Mai (23 tuổi) bị bỏng bô xe máy. Nghe người bạn mách đổ nước mắm vào sẽ làm vết thương xót, khô lại nên cô thực hiện ngay. Chẳng ngờ, Mai đổ nước mắm vào vết bỏng nhưng không rửa lại làm xung quanh vết thương ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Kết quả là vết bỏng ăn vào rất sâu, gần một tháng trời không khỏi.

Một người khác chia sẻ: "Lần tôi bị bỏng, bà nội liền lấy mẻ bôi vào chân tôi, sau đó dúi chân tôi vào thùng gạo. Mấy năm rồi mà vết thương đó vẫn còn vết thâm, chỉ cần nhìn ai cũng biết do bỏng bô xe máy. Nhiều khi mặc váy tôi vẫn thấy ngại vì nó". Có người còn dùng vôi bôi lên vùng da bị tổn thương vì cho rằng vôi để ăn trầu, mát lại lành. Người khác thì dùng tỏi đắp vào vết rộp ở chân. Một số khác lại biến muối, nước mắm, trứng, nhựa chuối, kem đánh răng... thành "bài thuốc" trị bỏng bô xe.

PGS Lê Năm - Giám đốc Viện Bỏng Quốc gia cho biết bỏng bô xe máy cũng giống như các loại bỏng khác, nếu sơ cứu kịp thời thì vết thương nhanh khỏi và không để lại sẹo. "Khi bị bỏng xe cần phải giảm nhiệt ngay bằng cách cho chân vào nước.

Nếu không có nước sạch cũng có thể dùng nước bẩn nhưng sau đó phải tìm nước sạch dội lại ngay", bác sĩ Năm chia sẻ. Nếu hạ nhiệt được thì vết bỏng sẽ nông và không để lại sẹo nhưng phải thực hiện ngay sau khi bị bỏng. "Sau đó phải cố gắng điều trị dứt điểm không để bị nhiễm trùng. Vết thương lành trong vòng 10 đến 15 ngày sẽ không để lại sẹo. Về cơ bản nếu biết hạ nhiệt cho vết thương thành công thì không cần dùng thêm loại thuốc gì khác, để vết thương tự lành", PGS Lê Năm khẳng định.

Tuy nhiên, trong khâu hạ nhiệt cho vết thương cần phải chú ý chỉ nên ngâm nước lạnh 15-20 phút vừa giúp vết bỏng hạ nhiệt, vừa giảm đau, giảm phù nề. Nếu ngâm nước hoặc chườm đá quá lâu sẽ làm vùng da bị hoại tử, khiến vết thương sâu hơn. Bác sĩ Năm cũng khuyến cáo không nên dùng các biện pháp dân gian thiếu khoa học để trị bỏng: "Nhiều người cứ nghĩ đổ nước nắm vào sẽ làm vết thương khô đét lại, thực tế không phải vậy.

Chỉ trong trường hợp khẩn cấp thì mới dùng đến nước mắm và phải rửa lại ngay khi có nước sạch. Dính nước mắm chỉ làm lớp da bị hoại tử hơn, ăn sâu và khó lành hơn". "Khi bị bỏng nặng, để lại vết thâm hay sẹo lớn, chị em cũng không nên vội vã. Đợi khi vết sẹo được 5, 6 tháng sẽ dễ xử lý hơn. Còn có nhiều phương pháp làm mất sẹo không nhất thiết phải đến các trung tâm thẩm mỹ gây tốn tiền của", bác sĩ Lê Năm khuyến cáo.

Theo thống kê của Viện Bỏng Quốc gia, tỷ lệ bị dị ứng do nghệ khá cao. Vậy nên không nên bôi nghệ tươi hay các loại kem chiết xuất từ nghệ lên vết bỏng.

Không còn vết sẹo thâm bỏng bô xe máy

Những đôi chân ngọc ngà thường không để  ý và chạm phải chiếc bô nóng rẫy sau khi xuống xe. Sự xử lý không kịp thời cũng như chăm sóc vết bỏng không đúng cách sẽ làm da bạn nổi sẹo thâm và “ngự trị” trên chân bạn suốt đời. Phải trị sẹo đó bằng cách nào đây?

1. Vì sao bỏng bô gây sẹo thâm

Sở dĩ, sẹo xuất hiện sau một thời gian bạn bị bỏng bô xe máy là do:

- Lúc bị bỏng bạn không biết cách xử lý hoặc không thể xử lý kịp thời (mua thuốc trị bỏng). Bên cạnh đó, nhiều bạn còn dùng nước để ngâm vết bỏng làm cho vết bỏng phồng rộp lớn.

- Sau khi bị bỏng, bạn lại che chắn bằng gạc quá kĩ khiến vết thương dễ mưng mủ, chảy nức vàng.

- Có người thì gần như khỏi nhưng chưa lên da non thì đã bôi nghệ. Kết quả là da bị ngứa và lại bị sưng chân lên do nhiễm trùng.

- Những người lên da non nhưng chưa kịp bôi nghệ sẽ để lại sẹo. Hoặc bôi kem trị sẹo bắt nắng không che chắn nên sẹo trở thành sẹo thâm.

2. Cách trị sẹo thâm 

Bước 1: Ngay sau khi bỏng bô

Mua kem trị phỏng da ở các hiệu thuốc y tế gần nhất

Bước 2:

- Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý 0.9%

- Dùng thuốc kháng khuẩn (Xetalon, Hiruscar, Thorakao, dầu mù u, mật ong...) để bôi lên vết thương.

Chú ý:

- Nếu chị em ra ngoài nên băng vết thương vào bằng loại băng urgotul

- Hạn chế mặc quần dài cọ sát vào vết thương.

Bước 3: Sau khi lên da non

- Trị sẹo bằng những loại từ thiên nhiên: nghệ tươi

- Trị sẹo bằng thuốc: dầu mù u (Việt Nam), contrabubex (Đức)...

- Trị sẹo bằng các công nghệ tiên tiến ở Spa

Với các trường hợp bị bội nhiễm do bị bỏng, cần điều trị bằng thuốc kháng sinh kết hợp thuốc bôi và nghỉ dưỡng ở nhà. Sau khi vết thương đã lành, lên da non thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để có cách trị sẹo an toàn và hiệu quả nhất

(ST)

con toi bi bong nay da lanh duoc 25 ngay nhung khong hieu sao lai noi man tren vung mat nhu vay co van de gi k
hơn 1 tháng trước - Thích
vet bong da lanh ma tai sao lại noi man do
hơn 1 tháng trước - Thích
Cho chau hoi vet thuong bong cua chau sau khi lanh lai noi nhung hat nho len tren be mat, co sao khong
hơn 1 tháng trước - Thích
em muon hoi vet bong cap do ba.rat sau nhung dang chuan bi ra da,em nen boi thuoc gi cho mau lanh vay.
hơn 1 tháng trước - Thích
Xin mách các bạn một người chữa các bỏng rất giỏi bằng thuốc gia truyền, rất đơn giản mà không để lại sẹo. Cô Na (ở Vĩnh Phúc), sđt 0989185755. Bạn có thể xem thông tin ở link: http://www.vinhphuc.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/NguoiTotViecTot/View_Detail.aspx?ItemID=3404 Rất mong nhiều người bị bỏng có thể biết được thông tin này.
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận