Cách chế biến baba cực chuẩn

Từ lâu, ba ba đã được xếp vào hàng thực phẩm bổ dưỡng và các bộ phận của ba ba còn được sử dụng như những vị thuốc trị nhiều chứng bệnh. Cùng tham khảo cách sơ chế cũng như chế biến một số món ngon từ ba ba nhé


Lưu ý khi làm thịt ba ba

Ba ba là loại thức ăn quí hiếm ta không được ăn thường xuyên, làm thịt ba ba phải chú ý cách làm, nếu không sẽ khó mà ngon được
Khi mổ ba ba ngư­ời ta thư­ờng dùng một chiếc đũa tre chọc vào miệng cho nó ngậm chặt rồi lôi đầu ba ba ra cắt tiết. Như­ng cách làm đó rất phức tạp và bất lợi.

Thực ra chỉ cần lật ngửa ba ba lên thớt (chú ý để đầu chúc xuống đất), lúc này nó sẽ thò hết cả đầu và bốn chân ra ngoài để lật lại thế thăng bằng. Khi đó chỉ cần dùng tay trái ấn mạnh vào phần lư­ng d­ưới, tay phải cầm dao băm một nhát vào cổ là đ­ược.

Khi mổ ba ba nên chú ý, phía sâu trong con ba ba có một túi mật nhỏ, nên hết sức cẩn thận để lấy đư­ợc túi mật đó ra, đem cất đi dùng sau.
Sau khi mổ xong thái miếng, rửa sạch để ráo nư­ớc, lấy túi mật ra tư­ới đều lên thịt rồi bóp nhiều lần sau đó dùng n­ước rửa sạch vị tạng đi, cuối cùng cho vào xoong luộc.

Một số cách dùng mai ba ba (miết giáp) chữa bệnh:


Tư âm, lui cơn sốt âm ỉ: Trị chứng âm hư phát sốt, nóng âm ỉ trong xương.

- Thanh cao 20g, miết giáp 63g, sơn dược 20g, hồng táo 125g, dương phèo 63g. Sắc uống, nhiều ngày. Trị lao phổi hư nhiệt, ra mồ hôi trộm.

- Bột Thanh cao: Thanh cao 12g, miết giáp 12g, sài hồ 8g, hoàng liên 4g, hoàng kỳ 12g, tang bạch bì 12g, bạch truật 12g, chi tử phấn 12g, tri mẫu 12g, địa cốt bì 12g, cam thảo 8g, long đởm thảo 8g. Sắc uống. Trị đau xương, nóng sốt nhẹ, ngày nhẹ đêm nặng.

Nhuyễn kiên, tán kết (làm mềm chỗ rắn, tan hòn cục).

Trị sốt rét, gan lách sưng to. Dùng bài: Miết giáp ẩm: miết giáp 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, thảo quả 12g, binh lang 12g, xuyên khung 12g, quất hồng 12g, bạch thược 12g, sinh khương 4 lát, đại táo 3 quả, ô mai 6g. Sắc uống.

Chữa xơ gan: Miết giáp 30g, vảy tê tê 5g. Sắc với 400ml nước, lấy 100ml chia uống 12 lần trong ngày.


Các món ăn - bài thuốc dùng ba ba:


Ba ba hầm xương sông, lá lốt: Ba ba 1 - 2 con, lá lốt 60g, xương sông 60g. Ba ba làm sạch bỏ mai, đầu và ruột, chặt nhỏ; lá lốt, xương sông thái nhỏ; thêm gia vị, dầu rán; thêm nước sôi hầm chín hoặc nấu cách thuỷ; có thể thêm đậu phụ, chuối xanh, rau bắp, dứa (thơm). Dùng ăn bổ dưỡng, dùng cho bệnh nhân sốt rét lách to, phong thấp.


Ba ba hầm thục địa kỷ tử: Ba ba 1 con, kỷ tử 30g, thục địa 20g, có thể thêm nữ trinh tử 15g. Ba ba đã làm sạch, chặt nhỏ, kỷ tử, thục địa, nữ trinh tử cho vào nồi, thêm nước sạch vừa đủ, nấu chín nhừ, bỏ bã dược liệu, thêm gia vị. Dùng cho trường hợp lao phổi, viêm khí phế quản mạn tính, suy nhược cơ thể, biếng ăn, thiếu máu, sơ gan, viêm gan mạn, hồi hộp khó thở, tim đập mạnh.

Xúp canh ba ba, sơn dược, long nhãn: Ba ba 1 con, sơn dược 30g, long nhãn 15g. Cho ba ba đã làm sạch chặt nhỏ, sơn dược, long nhãn vào nồi, thêm nước sôi vừa đủ, hầm nhừ, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp lao phổi, viêm khí phế quản mạn tính; suy nhược cơ thể, biếng ăn, thiếu máu, sơ gan, viêm gan mạn, hồi hộp khó thở, tim đập mạnh.

Ba ba hầm: Ba ba 1 con (khoảng 500g), thịt dê 300g, thảo quả 5g, gừng tươi, bột tiêu, muối ăn và các gia vị thích hợp khác. Ba ba làm sạch, bỏ đầu móng, mai và nội tạng, chặt nhỏ; thịt dê thái lát to tương ứng như thịt ba ba. Cho ba ba, thịt dê vào trong nồi, thêm thảo quả, gừng tươi, nước sạch; đun to lửa cho sôi, đun nhỏ lửa cho chín nhừ, thêm muối ăn, hồ tiêu và các gia vị khác, chia ăn nhiều bữa. Dùng cho các thể thận âm hư, tỳ thận dương hư có các triệu chứng đau đầu ù tai, chóng mặt, sốt nóng dao động, vã mồ hôi trộm, đau quặn lạnh bụng, ăn kém, chậm tiêu. 

Thuốc dưỡng âm, bổ huyết, giảm mỡ máu và hạ huyết áp: Thịt ba ba 100g, râu ngô 10g, sơn tra 8g, táo đỏ 3 quả, gừng 3 lát, muối vừa đủ, nấu với nước, bỏ râu ngô, ăn cả nước và cái. Cách 2 ngày làm 1 lần.

Thịt ba ba nấu với ngó sen để chữa băng huyết, rong kinh. Nấu với chân giò lợn và đại táo làm thuốc tăng tiết sữa.

Máu ba ba pha với rượu uống nóng giúp phục hồi sức khoẻ cho người mới ốm dậy, chữa hoa mắt, choáng váng, bốc hoả, khó thở, kém ăn. Pha với mật ong trị đái đường, hen suyễn, bệnh tim mạch và đường ruột.

Mỡ ba ba dùng bôi ngoài chữa bỏng, lở loét, vết thương, trĩ.

Trứng ba ba (lòng đỏ) gói lá chuối nướng chữa kiết lỵ mạn tính; dùng lòng trắng để bôi trị trĩ...

Những món ăn từ ba ba khi được kết hợp với rượu vang hay nấu tiềm thuốc bắc... sẽ đem lại cảm giác ngon lạ và bổ dưỡng.

Ba ba nấu chuối xanh, tàu hũ

Ba ba nấu chuối xanh, tàu hũ là món ngon giàu chất dinh dưỡng. Bạn có thể thực hiện món ăn này theo công thức dưới đây.

Nguyên liệu:

1 con ba ba khoảng 1,5kg

500g tàu hũ

5 trái chuối xanh

Tía tô, ngò, hành, tỏi, gia vị, nước mẻ, nước dùng vừa đủ.





Cách làm:

Ba ba làm thịt, rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Tàu hũ thái miếng, chiên vàng. Chuối xanh bỏ vỏ, xắt miếng, ngâm nước muối cho trắng và bớt chát.

Phi hành tỏi với dầu ăn, xào ba ba. Sau đó cho nước dùng, nước mẻ, nêm gia vị, cho chuối, tàu hũ vào nấu chín.

Rắc hành lá, rau thơm, ăn nóng.

Ba ba nấu rượu vang

Ba ba kết hợp với rượu vang sẽ tạo nên món ngon có hương vị lạ.

Nguyên liệu

1 con ba ba 1,4 kg

100g thịt heo nạc vai hoặc ba chỉ

500g xương heo

Hành, tỏi, tía tô, lá lốt, mẻ, gừng, gia vị (bột nêm, nước mắm), đường, rượu vang đủ dùng.




Cách làm:

Xương heo rửa sạch, ninh nhừ để làm nước dùng.

Ba ba rửa sạch, chặt miếng. Phi thơm hành, tỏi rồi cho ba ba vào rang cháy cạnh, nêm gia vị, đường và đổ một ít rượu vang + nước dùng vào đun nhỏ lửa đến khi thịt ba ba chín mềm. Ăn nóng.

Ba ba tiềm thuốc bắc

Ba ba tiềm bắc giúp bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm dậy, phụ nữ sau khi sinh.

Nguyên liệu:

1 con ba ba 1,3 – 1,5kg

300g thuốc bắc (bán trong tiệm thuốc bắc gồm hoài sơn, sinh địa, củ sâm, táo tàu…)





Cách làm: 

Ba ba cắt tiết lúc còn sống, rửa sạch, để ráo nước.

Để nguyên con hoặc chặt ra từng miếng tùy theo nhu cầu, ướp với muối, bột ngọt, tiêu, đường, ớt khoảng 15 phút.

Rửa nhanh thuốc bắc qua nước cho sạch. Cho cùng lúc ba ba, thuốc bắc vào nồi đất hoặc sứ, đun nhỏ lửa trong 3 giờ để không làm mất chất của thuốc bổ, và giữ được hương vị thơm ngon của thịt ba ba.


Phải biết cách ăn thịt ba ba


Thịt ba ba có giá trị dinh dưỡng rất cao nên luôn là món ăn đắt tiền trong nhà hàng

Theo phân tích của các chuyên gia ở Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cứ trong 100 g thịt ba ba, ngoài khoảng 80 g nước thì còn có các vitamin (B1, B2, A) và i-ốt. Ngoài ra, còn khoảng 16,5 g protid; 1 g lipid và 1,6 g carbohydrat 107 mg canxi; 1,4 mg chất sắt; 3,7 mg axit nicotinic. Vì thế, có thể khẳng định thịt ba ba rất có giá trị đối với sức khỏe.

Ngoài giá trị dinh dưỡng, thịt ba ba còn là một vị thuốc quý, có tác dụng bồi bổ cơ thể và chữa nhiều bệnh. Thịt ba ba được đông y ghi nhận là thức ăn rất thích hợp cho người đái tháo đường, viêm thận, bệnh lao, viêm gan mãn tính, xơ gan. Nam giới gầy yếu, hay hoa mắt, chóng mặt, có cảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, gò má đỏ, vã mồ hôi trộm, di mộng tinh, miệng khát, họng khô, lưỡi đỏ... rất nên dùng thịt ba ba.

Tuy thế, khi ăn thịt ba ba phải lưu ý là chỉ ăn thịt những con còn sống, khỏe mạnh. Ba ba chết hoặc đã ươn thì nguy cơ gây ngộ độc rất lớn. Sở dĩ như vậy vì ba ba ăn xác động vật và các thức ăn thối rữa nên trong ruột có nhiều vi khuẩn gây bệnh sản sinh độc tố. Khi ba ba còn sống, vi khuẩn và độc tố của chúng bị đào thải ra ngoài theo đường tiêu hóa. Khi ba ba chết, vi khuẩn và độc tố trong ruột ba ba nảy nở rất mạnh và xâm nhập vào thịt ba ba.

Thời gian chết của ba ba càng lâu, vi khuẩn và độc tố của chúng xâm nhập thịt càng nhiều, nếu chúng ta ăn phải loại thịt này sẽ bị ngộ độc. Đặc biệt, trong thịt ba ba chết có histamin là chất độc sản sinh do sự phân hủy chất đạm bởi vi khuẩn trong quá trình ba ba chết. Đây là chất độc chịu được nhiệt độ cao nên dù thịt ba ba được đun nấu chín thì nguy cơ ngộ độc vẫn cao. Giá của ba ba không hề rẻ nên dù chết hay ươn thì nhiều nhà hàng, quán nhậu vẫn đưa vào chế biến mà thực khách thì không thể nào phân biệt được.

Để tránh ngộ độc, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bà nội trợ là dù có rẻ mấy thì cũng đừng mua và chế biến thịt ba ba làm sẵn, ba ba đã chết và cả những con ốm yếu sắp chết. Khi mổ thịt không nên để vỡ mật dây vào thịt.

Thêm lưu ý nữa là những người chân tay thường lạnh hoặc đại tiện lỏng không nên dùng, không dùng phối hợp với rau cải, lá dâu, sò, ngao… Người có tiền sử xuất huyết dạ dày, đường ruột, phụ nữ rong kinh, rong huyết… cũng không nên dùng. Khi chế biến cần thêm gừng, tiêu.


Chuối xanh nấu ba ba
Ba ba nấu rượu vang dậy mùi thơm khó quên
Cách nấu bò sốt vang
Món ăn sau khi sinh cho bà mẹ
Bí quyết nấu bò kho ngon đúng điệu
Món ngon từ cá chép cho bà bầu
Món ngon hàng ngày cho bà bầu

(st)

Baba co the uong duoc hay khong
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
Baba có thể uống được hay không và túi mật baba có lợi ích gì
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
cách sử dụng tiết và mật của ba ba
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
pha rượu
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
Có nhiều cách dùng lắm, không biết nói sao cho hết đây
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Cach bat de com va cach che bien
hơn 1 tháng trước - Thích
Tại sao bóp mật ba ba vào thịt ba ba
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận