Video Clip: Cách chế biến cá hồi cho bé cực bổ dưỡng
Cách chế biến cá hồi cho bé giúp tăng sức đề kháng
Cá hồi tuy có vị tanh, nhưng giàu omega-3, rất tốt cho sức khỏe của bé nên các mẹ hãy chế biến một món ăn thật ngon lành cho bé nhé!
Ở thị trường Việt Nam hiện nay bán chủ yếu là hai loại: cá hồi đóng hộp và cá hồi đông lạnh. Cá hồi đóng hộp được sản xuất từ cá hồi tự nhiên, còn cá hồi đông lạnh bán ở các siêu thị và cửa hàng thực phẩm là cá hồi nuôi.
Một số nghiên cứu cho rằng ở cá hồi nuôi lượng chất ô nhiễm tích tụ ở mỡ cá cao gấp 10 lần so với cá hồi tự nhiên. Cho nên, khi chế biến món ăn cho bé với các hồi, mẹ nên chọn cách nấu sao cho loại bỏ bớt được lượng mỡ.
Cá hồi chứa DHA, một trong những axit béo omega-3 có vai trò rất quan trọng với sự phát triển não bộ của bé.
Ngoài DHA, cá hồi còn chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng:
- Nhóm vitamin: vitamin D, vitamin B12, vitamin B, vitamin A, vitamin B6
- Nhóm các nguyên tố vi chất: canxi, kali, sắt, phốt pho, kẽm, đồng, magie.
- Nhóm axit amin: thiamin, niacin, riboflavin, pantothenic.
Mẹ bé Na xin giới thiệu một cách chế biến cá hồi đơn giản, phù hợp với khẩu vị của bé, tiết kiệm cho túi tiền của mẹ. Đó là ruốc cá hồi.
Nguyên liệu:
1 bộ xương cá hồi (có mua ở Big C, Hi Food Hàng Bài, Unimart Phạm Ngọc Thạch)
2 thìa canh tương Nhật Kikkoman
2 thìa canh rượu mirin (có thể thay bằng rượu mạnh như whisky)
1 nhánh gừng
Cách làm:
- Cá hồi rửa sạch, ướp với muối trong 1 tiếng
- Rửa sạch muối, lau khô cá
- Cho vào đĩa, đập gừng, rưới rượu lên.
- Hấp chín
- Thịt cá chín, lấy ra, để nguội bớt.
- Bóc lấy thịt cá (bỏ riêng phần thịt màu trắng ra)
- Dằm nhỏ thịt cá.
- Trộn đều với nước tương.
- Cho lên chảo chống dính đảo ở mức lửa nhỏ nhất.
- Đảo đến khi cá tơi, có mỡ cá ra một chút là tắt bếp
- Để nguội rồi cho vào lọ, bảo quản trong tủ lạnh trong 1 tuần.
Thành phẩm: Ruốc cá hồi ăn thơm, mùi tanh của cá gần như không còn, vị bùi bùi, béo béo!
Cách cho bé ăn:
- Nếu con ăn cơm, mỗi bữa mẹ rắc một nhúm ruốc lên trên bát cơm, hoặc để riêng ra đĩa nhỏ để con tự xúc ăn. Có thể coi ruốc cá hồi như một món mặn trong bữa cơm của con.
- Dùng để rắc vào cháo của con.
Món ruốc cá hồi này không chỉ hấp dẫn bé mà còn phù hợp cả với bữa ăn gia đình nữa!
Cá hồi tuy có vị tanh, nhưng giàu omega-3, rất tốt cho sức khỏe của bé nên các mẹ hãy chế biến một món ăn thật ngon lành cho bé nhé!
Hiện nay trong siêu thị (như ở Big C, Hi Food Hàng Bài, Unimart Phạm Ngọc Thạch) có bán xương cá hồi rất rẻ. Chỉ mất công làm thôi, các mẹ sẽ được một món ngon cho con yêu. Vừa ngon vừa rẻ!
Cá hồi chứa DHA, một trong những axit béo omega-3 có vai trò rất quan trọng với sự phát triển não bộ của bé. Ngoài DHA, cá hồi còn chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng:
- Nhóm vitamin: vitamin D, vitamin B12, vitamin B, vitamin A, vitamin B6
- Nhóm các nguyên tố vi chất: canxi, kali, sắt, phốt pho, kẽm, đồng, magie.
- Nhóm axit amin: thiamin, niacin, riboflavin, pantothenic.
Nguyên liệu:
Xương cá hồi: 14.500đ; Gạo tẻ: 300gram; Gạo nếp: 1 nắm nhỏ; Hành lá, hành khô, gia vị…
|
Cách làm:
Xương cá hồi rửa sạch, cho vào nồi đun sôi với một ít muối.
Bỏ cá ra cho nguội rồi gỡ thịt cá hồi ra riêng.
Xương cho nào nồi ninh thêm 10 phút rồi cho ra xay nhuyễn, lọc lấy nước.
Cho gạo đã ngâm vào ninh cháo.
Thịt cá hồi đã gỡ riêng cho vào xào kỹ với hành củ phi thơm, nêm vừa ăn.
Cháo ninh đã xong, nếm cho vừa ăn.
Múc cháo ra bát, cho cá hồi lên trên, thêm ít hành lá. Vậy là cả nhà đã có bát cháo cá hồi thật hấp dẫn, lại bổ dưỡng mà tiết kiệm chi phí.
Tại sao cần chuẩn bị thức ăn cho trẻ tại nhà?
Khi bé chào đời là những thành viên trong gia đình, đặc biệt là những người phụ nữ bao giờ cũng quan tâm về nguồn nước uống trong nhà. Họ phải đun sôi nước trước khi uống, phải rửa tay nhiều lần khi sơ chế và chế biến thực phẩm cho bé.
Tất cả vì một thành viên đặc biệt nhất trong gia đình, họ không muốn bé bị tổn thương trong những năm đầu đời. Vì vậy, họ đã luôn chăm chỉ chế biến thức ăn tại nhà để có thể bảo vệ bé khỏi một số mối nguy hiểm sức khỏe không mong muốn.
* Khi chế biến thức ăn tại nhà, bạn có thể biết chính xác những gì là tốt nhất cho bé và có thể nấu những món ăn phù hợp với sở thích của bé. Điều này có nghĩa rằng, bạn có thể tránh xa tất cả mọi thực phẩm gây phản ứng không tốt hoặc thực phẩm gây dị ứng với bé.
* Bạn sẽ giữ được bé khỏi những chất độn hay chất bảo quản thực phẩm độc hại đang hiện diện trong những thực phẩm có sẵn trên thị trường. Do đó, bạn có thể bảo vệ bé khỏi những mối nguy hiểm cho sức khỏe sau này.
* Bạn có thể sử dụng các loại trái cây và rau xanh theo nhiều lựa chọn có lợi khác nhau. Ngay cả khi bạn không có nhiều lựa chọn thì ít nhất bạn sẽ chọn được những loại rau quả tươi mới nhất và có thể làm sạch chúng cẩn thận.
* Tất cả các thiết bị gia dụng mà bạn sử dụng phải được tiệt trùng kỹ càng để hạn chế tối đa số lượng vi khuẩn gây hại.
Lời khuyên cho việc chế biến thực phẩm cho bé ở nhà
* Trước khi bạn bắt đầu quá trình nấu ăn, hãy chắc chắn rằng tất cả các xó xỉnh và góc tối tăm nhất của nhà bếp phải sạch sẽ. Khử trùng tất cả các đồ dùng bạn sẽ sử dụng để sơ chế và chế biến thực phẩm cho bé. Cuối cùng bạn phải rửa tay đúng cách bằng việc sử dụng xà phòng và nước ấm. Ngoài ra, nên buộc tóc của bạn lên cao và gọn gàng để để tránh bất kỳ sợi tóc nào rơi xuống trong khu vực nhà bếp.
* Theo quy định, không bao giờ cho bé dưới 6 tháng tuổi ăn củ cải đường, cà rốt, rau bina... trong bất kỳ hình thức nào. Điều này là do những rau này giàu nitrat có thể gây ra một dị ứng lạ ở trẻ dưới độ tuổi đó.
* Không được mua trái cây đóng hộp, rau, thức ăn hay những sản phẩm đóng hộp khác. Làm sạch rau quả tươi ít nhất trong 15-30 phút dưới vòi nước. Sau đó, bạn có thể khử rau quả sạch sẽ và chắc chắn rằng đã loại bỏ tất cả các hạt, thân cây cũng như gọt vỏ đúng cách trước khi cho bé ăn. Thậm chí nếu bạn mua cho bé các thực phẩm hữu cơ phải rửa kỹ lưỡng trước khi sử dụng.
* Bạn nên tránh cho bé ăn những động vật có vảy, vây như cá tuyết, cá bơn, cá hồi hoặc nếu cho ăn thì phải lọc sạch và gỡ bỏ xương sụn, da và thậm chí cả xương nhỏ li ti trong cá. Đối với thịt, chất béo trong các mô mỡ phải được hoàn toàn cắt bớt đi. Trứng thì phải luôn chọn mua trứng tươi.
* Sử dụng mật ong cho bé ăn là một ý tưởng vô cùng xấu. Điều này là do vi khuẩn sản xuất độc tố rất mạnh. Clostridium botulinum là vi khuẩn thường thấy trong các bào tử nhất định của mật ong. Nó không chỉ gây ra ngộ độc thực phẩm mà còn tấn công hệ thống thần kinh trung ương của thai nhi. Hơn nữa bé có sức đề kháng yếu ớt, dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
* Không bao giờ mua sữa hoặc các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng vì như vậy bạn sẽ tạo cơ hội cho một số vi khuẩn tấn công bé một cách công khai.
* Tránh cho bé ăn thức ăn và thực phẩm thừa trong tủ lạnh. Luôn luôn cho bé ăn những thực phẩm tươi ngay lập tức. Trong trường hợp bạn có một thực phẩm nào đó để lưu trữ trong tủ đông lạnh để sử dụng sau đó thì nên chắc chắn rằng thực phẩm đó mới được lưu trữ trong 1 ngày.
* Không được cho bé ăn thực phẩm khi chưa nấu chín hoặc chỉ được nấu chín một phần thức ăn. Mọi thứ bé ăn phải được nấu chín hoàn toàn.
* Không sử dụng muối, tiêu, đường, gia vị khác nhau. Sử dụng dầu, bơ trong thức ăn của bé càng nhiều càng tốt.
Cách chế biến cá hồi cho bé yêu mau lớn, thông minh
Nhiều bậc cha mẹ băn khoăn khi bé đã đến kỳ ăn dặm mà chưa biết phải chế biến thực đơn mỗi bữa ăn dặm của trẻ. Thông thường, việc xay chút bột rau, cá, gan lợn, thịt…vào cháo là điều xem chừng đơn giản, nhưng xay như thế nào và tỉ lệ bao nhiêu? Dưới đây là một số gợi ý.
Trẻ 6 – 7 tháng tuổi là đủ độ tuổi cứng cáp để ăn dặm, trong cháo nên cho thêm thực phẩm phụ và cần chế biến thành dạng bột hoặc vụn để bé dễ nuốt.
Cách thức nghiền
Bột rau: Rửa sạch lá rau (cải, dền, cải thảo, bắp cải…) trước, bỏ cuống, xé nhỏ, chần qua nước sôi rồi vớt ra, để vào một chiếc rá kim loại, dùng thìa canh dằm hoặc nghiền nát, lọc bột rau ra. Nếu không có rá kim loại thì có thể xắt nhỏ rau ra, cho dầu ăn vào chảo và xào bằng lửa lớn cho mềm. Một cách nữa là bỏ vào may xay sinh tố để xay nhuyễn và cho vào cháo đun sôi lại.
Bột cá: Rửa sạch cá khúc (cá trắm, cá hố, cá thu…) đựng vào bát. Nêm chút gia vị rồi hấp cá trong 10 -15 phút, sau khi nguội lột bỏ da và xương rồi dùng thìa ép thành dạng bột.
Bột thịt: Rửa sạch thịt nạc, bỏ gân, băm nhỏ hoặc xay rồi cho thêm chút bột mì, rượu và gia vị trộn đều, sau đó bỏ vào nồi hấp chín.
Bột gan lợn: Rửa sạch gan, khía ra, cạo nhẹ mặt khía, cho một tí rượu và gia vị hấp chín, nghiền thành bột. Nếu là gan gà, vịt thì việc nghiền càng dễ dàng hơn.
Bột tôm: Bóc vỏ tôm rửa sạch, băm nhỏ, nêm gia vị, trộn đều và hấp chín.
Những lưu ý về tỉ lệ gạo, thịt, rau
Thành phần dinh dưỡng trong việc ăn uống của bé cũng cần 1 tỉ lệ thích hợp, thông thường tỉ lệ thích hợp là: 3: 2: 1. Ví dụ: Gạo 30g thì bột thịt khoảng 20g và rau là 10g. Sau khi nấu xong, cần thêm vào vài giọt dầu thực vật để tăng thêm hương vị và nhiệt năng.
Chế biến và cho bé ăn hợp lý là trên cơ sở chất bột, thêm các loại thực phẩm có nguồn gốc động và thực vật vào cũng cần một tỉ lệ hợp lý. Bất kể xuất phát từ nhu cầu sinh trưởng của trẻ hay mùi vị thì cũng không nên lấy khẩu vị người lớn làm tiêu chuẩn vì nêu quá mặn sẽ bắt thận của bé làm việc quá sức, thậm chí phù nề. Đặc biệt nên hạn chế bột nêm, hương liệu, mì chính…trong khẩu phần ăn của trẻ.
Tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiêm ăn dặm dành cho trẻ từ 5 đến 9 tháng tuổi tôi đã được các bác sĩ Đức hướng dẫn, học từ sách vở và thực hành.
Đây chỉ là trải nghiệm cá nhân mà tôi đã áp dụng, cảm thấy hài lòng và muốn chia sẻ chứ không phải là một chuẩn mực nào cả.
1. Khi nào nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm?
Sữa mẹ được xem như là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ sơ sinh, trước khi trẻ có thể tiêu hóa các loại thực phẩm khác. Sữa bột chỉ được dùng trong trường hợp bất khả kháng là mẹ không có sữa, hoặc không đủ sữa cho con bú. Nếu bạn có đủ sữa cho bé, đừng lạm dụng sữa bột. Khi bé đã bắt đầu ăn dặm, mẹ vẫn cho con bú nhưng lưu lượng giảm dần đi để các bé làm quen với các thức ăn mới.
Không nên cho trẻ ăn dặm từ quá sớm (trước 4 tháng) vì dạ dày và thận của các bé còn rất non nớt, đang trong giai đoạn hoàn thiện nên khó có thể tiêu thụ được các thức ăn khác, 'rắn' hơn sữa mẹ. Khi bé mọc chiếc răng đầu tiên (thông thường khoảng tháng thứ 5, thứ 6), đó là dấu hiệu chắc chắn rằng: 'mẹ ơi, con muốn ăn dặm rồi'.
2. Bữa ăn dặm đầu tiên
Em bé nhà tôi bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 5. Một tuần trước khi bắt đầu cho bé ăn dặm, tôi đã vô cùng hồi hộp, lo lắng: bé sẽ ăn gì? nấu như thế nào? có rau củ gì? thịt gì? loãng hay đặc? bao nhiêu thì vừa? ...Với hàng trăm câu hỏi quay cuồng trong đầu, tôi gọi điện hỏi các bác sỹ nhi, bà mụ (Hebamme), đọc sách, vào Internet...
Thông tin quá nhiều cũng khiến tôi rối loạn. Cuối cùng tôi tự nhủ mình phải thật bình tĩnh và kiên nhẫn, chỉ tìm một công thức ăn dặm đầu tiên dễ làm nhất để thực hiện. Các công thức và kinh nghiệm khác sẽ dần dần thực hiện sau. Đa số những lời khuyên của bác sỹ và trong sách của Đức đều khuyên hãy bắt đầu cho bé ăn dặm với cà rốt, khoai tây và không nên cho thịt ngay.
Mẹ cũng không nên quá sốt sắng đổi món cho bé vì bé cần thời gian làm quen với một thức ăn mới. Bé ăn thìa cháo đầu tiên còn mang tính thăm dò. Bé liếm láp chiếc thìa rồi toét miệng ra cười khiến tôi thở phào nhẹ nhõm. Bữa đầu tiên bé ăn không quá nửa bát nhưng như vậy đã là một thành công lớn rồi. Liên tục trong vòng 1 tuần, tôi chỉ nấu một loại cháo duy nhất này và chỉ cho bé ăn dặm vào bữa trưa, các bữa khác, bé vẫn bú mẹ bình thường. Các ngày sau, do đã quen với thức ăn mới, bé ăn hào hứng hơn và nhiều hơn. Từ tuần thứ 2 tôi đối sang 1 loại cháo mới khác, cũng chưa có thịt ngay. Cứ như vậy, khi bé sang tháng thứ 6, sau khi đã bắt đầu ăn dặm được 1 tháng, tôi bắt đầu nấu lẫn các rau củ quả với thịt, và tăng thêm một bữa tối nữa cho bé với cháo sữa (Milchbrei).
Các dụng cụ cần thiết cho công việc nấu nướng và cho bé ăn
- Cân điện tử
- Máy nghiền
- Hộp nhựa chia khẩu phần:
- Lò vi sóng:
- Thìa, bát, cốc uống nước cho bé:
Nên mua những loại thìa bản nhỏ, vừa miệng bé, nếu bằng nhựa mềm càng tốt vì các bé có thể ngứa răng mà cắn vào cũng không sao.
Bát: Nên có những hình thù vui mắt và phải là chất liệu có thể cho vào lò vi sóng được khi cần thiết phải hâm nóng lại.
Ghế: Khi bé chưa ngồi được, hãy sử dụng những chiếc ghế như thế này, có thể ngả xuống hoặc dựng thẳng lên. Không nên ôm bé trong lòng và ngửa bé ra khi đút thức ăn vì khi bé ngồi không thoải mái sẽ rất khó ăn và mẹ cũng khó đút. Nên tạo cho bé thói quen ngồi ăn trên ghế , không dỗ bé ăn bằng cách bế đi long dong.
Công thức cháo rau, thịt, khoai tây
Nguyên liệu:
(1 phần ăn cho trẻ từ 5 tháng, thời gian nấu: 30 phút)
1 củ khoai tây (khoảng 50 g)
100 g cà rốt
20 g thịt nạc, băm nhỏ hoặc xay (thịt lợn, gia cầm, cừu hoặc bò)
2-3 thìa nước táo ép không đường(có thể mua loại nước táo ép không đường đóng hộp ở siêu thị)
1 thìa dầu ăn (các loại dầu trung tính như dầu cải, dầu hướng dương, không nên dùng các loại dầu ăn có vị quá đặc trưng như dầu oliu)
Cách nấu:
- Khoai tây rửa sạch, để nguyên vỏ, luộc chín (khoảng 15-20 phút).
- Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ. Thị băm hoặc thái nhỏ cho vào nồi nấu với cà rốt cùng 1 chút nước. Không nên đổ quá nhiều nước từ đầu mà chỉ cho khoảng 3 thìa ăn nước, nếu khi đun thấy thiếu mới cho thêm một chút nữa.
- Khoai tây sau khi luộc chín, bóc vỏ, thái nhỏ.
- Cho các nguyên liệu trên vào cùng nhau, cho thêm dầu ăn và nước táo rồi dùng máy xay nghiền thật nhuyễn.
Lưu ý:
+ Những bữa ăn dặm đầu tiên cũng nấu theo công thức này nhưng không cho thịt. Từ tháng thứ 6, nhất thiết trong cháo phải có thịt để bổ sung dinh dưỡng cho bé nhưng mỗi khẩu phần chỉ 20g, không nên nhiều hơn hoặc ít hơn. Những loại thịt 'màu tối' như thịt cừu, thịt bò chỉ nên cho bé ăn nhiều nhất 2 lần 1 tuần, cá 1 lần 1 tuần. Rau củ quả luôn đảm bảo 100g một phần (bạn có thể nấu 2 loại rau củ với nhau ví dụ bí ngô và cà rốt, mỗi thứ 50g).
+ Khi không có thời gian để nấu cho bé hàng ngày như thế này, mẹ có thế nấu nhiều phần một lúc (chỉ việc nhân các nguyên liệu lên theo số khẩu phần) rồi cho vào từng hộp nhựa nhỏ. Sau đó, mỗi phần mới rưới một thìa dầu ăn lên. Bảo quản các hộp nhựa này trong ngăn đá, khi nào ăn thì cho vào lò vi sóng giã đông vẫn rất ngon.
+ Nhiều người cho rằng với bé mới tập ăn nên nấu thật nhiều nước và loãng cho dễ nuốt. Điều này hoàn toàn không đúng. Ăn dặm còn được gọi là ăn đặc, để bé làm quen với các 'thức ăn rắn' hơn sữa mẹ và cũng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đang ngày một lớn dần.
Từ công thức trên và một số công thức tương tự, tôi đúc kết ra một công thức chung như sau:
- 50 g tinh bột (khoai tây hoặc bột gạo)
- 100 g rau củ (cà rốt, khoai tây, bí ngô, bí ngòi, su hào, súp lơ xanh...)
- 20g thịt (bò, gà, lợn...)
- 3 thìa nước táo ép
-1 thìa dầu ăn
Cách nấu vẫn tương tự. Luộc chín khoai tây hoặc nấu chín bột gạo, rau củ nấu lẫn thịt với một chút nước, cho các nguyên liệu vào cùng nước táo, dầu ăn và nghiền nhuyễn bằng máy. Như vậy, tôi có các loại cháo kiểu tây như : su hào + khoai tây+ thịt gà, cháo bí ngô+ khoai tây+thịt bò, cháo súp lơ xanh+khoai tây+thịt lợn, cháo cá hồi+khoai tây+cà rốt+cà chua, cháo bí ngòi+khoai tây+thịt gà, cháo rau chân vịt (spinat)+thịt gà+khoai tây ...., rồi kiểu ta như: bột gạo+rau cải cúc+thịt nạc, bột gạo+rau cải xanh+thịt nạc... Một số cháo tôi cho thêm rau thơm như mùi tây (pertersilia), quế tây (basilikum), thì là (cháo cá) và bé ăn cũng rất ngon miệng.
Công thức cháo sữa chuối buổi tối
(1 phần ăn cho trẻ từ 6 tháng. Thời gian chuẩn bị: 10 phút)
200 ml sữa tươi nguyên kem (3,5-3,8% chất béo)
20 g bột gạo hoặc bột mì chưa rây (tiếng Đức: Vollkorngrieß, tiếng Anh: wholemeal/whole grain)
50 g chuối (đã bóc vỏ)
Cách nấu:
- Hâm nóng sữa bằng một chiếc nồi nhỏ. Sau đó cho bột gạo vào, khuấy đều đến khi bột chín.
- Bắc bột ra khỏi bếp và để nguội bớt. Chuối thái nhỏ hoặc dùng một chiếc dĩa ép xuống cho nát rồi cho vào cùng bột. Dùng máy nghiền nhuyễn tất cả các nguyên liệu trên.
Chú ý: Công thức mẫu là chuối nhưng bạn có thể thay đổi các loại quả theo mùa để đổi bữa cho bé. Tôi từng nấu với dâu tây, lê, đào và thậm chí cả mít nữa. Nên chọn các loại quả mềm để bé dễ ăn.
Từ tháng thứ 7, bé được ăn tăng thêm một bữa chiều với cháo ngũ cốc, hoa quả. Như vậy, bé đã ăn 3 bữa, các bữa còn lại vẫn bú sữa mẹ bình thường. Công thức cháo ngũ cốc hoa quả như sau:
Nguyên liệu:
(cho 1 phần ăn cho trẻ từ 7 tháng, thời gian chuẩn bị: 10 phút)
20 g yến mạch (tiếng Đức: Haferflocken, tiếng Anh: Oatmeal)
100 g táo
1 thìa cà phê bơ (8 g)
Cách nấu:
- Bột yến mạch hòa lẫn cùng 125 ml nước, khuấy đều trong một nồi nhỏ, nhỏ lửa.
- Táo rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hột, thái nhỏ rồi cho vào cùng bột.
- Cho tiếp bơ vào cùng rồi dùng máy nghiền nhuyễn.
Lưu ý: có thể thay đổi các loại quả theo mùa như đào, dâu tây, lê hoặc chuối.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam cũng bán nhiều loại cháo thịt, rau củ quả đóng hộp thủy tinh và cháo sữa ăn liền (chỉ việc hòa với sữa hoặc nước sôi). Tuy nhiên, chỉ khi nào bạn không thể nấu được hoặc đi du lịch, đi chơi... hãy dùng đến. Nấu các thực phẩm tươi sống luôn là sự lựa chọn tốt nhất khiến bé ngon miệng và đủ dinh dưỡng.
Với cách nấu này, bé sớm làm quen với nhiều loại rau, củ, quả khác nhau, luôn đủ chất mà không sợ béo phì. Một điểm rất quan trọng đó là tôi hoàn toàn không dùng mắm, muối hay các phụ gia khác. Thận của các bé dưới 1 tuổi còn quá nhạy cảm với các loại gia vị và sẽ bị tổn thương nếu phải làm việc quá sức.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề ăn dặm mà tôi đã áp dụng cho con mình và cảm thấy rất hài lòng. Bé không lên cân rất nhiều và nhanh như các bé ở Việt Nam nhưng luôn ở mức rất chuẩn theo biểu đồ phát triển kể từ khi sinh ra (mỗi em bé có một biểu đồ phát triển riêng được bác sỹ theo dõi), nghĩa là phát triển rất đều và hợp lý, không bị tháng này lên quá nhiều cân, tháng sau lại thụt đi. Bé biết ăn rất nhiều món khác nhau mẹ nấu và luôn ăn hết hoàn toàn khẩu phần của mình. Hy vọng những kinh nghiệm nhỏ của tôi sẽ giúp ích được các bà mẹ đang hoặc sắp cho con ăn dặm được phần nào.
Cách chế biến cá hồi
Cá hồi tuy có vị tanh, nhưng giàu omega-3, rất tốt cho sức khỏe của bé nên các mẹ hãy chế biến một món ăn thật ngon lành cho bé nhé!
Ở thị trường Việt Nam hiện nay bán chủ yếu là hai loại: cá hồi đóng hộp và cá hồi đông lạnh. Cá hồi đóng hộp được sản xuất từ cá hồi tự nhiên, còn cá hồi đông lạnh bán ở các siêu thị và cửa hàng thực phẩm là cá hồi nuôi.
Một số nghiên cứu cho rằng ở cá hồi nuôi lượng chất ô nhiễm tích tụ ở mỡ cá cao gấp 10 lần so với cá hồi tự nhiên. Cho nên, khi chế biến món ăn cho bé với các hồi, mẹ nên chọn cách nấu sao cho loại bỏ bớt được lượng mỡ.
Cá hồi chứa DHA, một trong những axit béo omega-3 có vai trò rất quan trọng với sự phát triển não bộ của bé. Ngoài DHA, cá hồi còn chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng: - Nhóm vitamin: vitamin D, vitamin B12, vitamin B, vitamin A, vitamin B6 - Nhóm các nguyên tố vi chất: canxi, kali, sắt, phốt pho, kẽm, đồng, magie. - Nhóm axit amin: thiamin, niacin, riboflavin, pantothenic. |
Mẹ bé Na xin giới thiệu một cách chế biến cá hồi đơn giản, phù hợp với khẩu vị của bé, tiết kiệm cho túi tiền của mẹ. Đó là ruốc cá hồi.
Nguyên liệu:
1 bộ xương cá hồi (có mua ở Big C, Hi Food Hàng Bài, Unimart Phạm Ngọc Thạch)
2 thìa canh tương Nhật Kikkoman
2 thìa canh rượu mirin (có thể thay bằng rượu mạnh như whisky)
1 nhánh gừng
Cách làm:
- Cá hồi rửa sạch, ướp với muối trong 1 tiếng
- Rửa sạch muối, lau khô cá
- Cho vào đĩa, đập gừng, rưới rượu lên.
- Hấp chín
- Thịt cá chín, lấy ra, để nguội bớt.
- Bóc lấy thịt cá (bỏ riêng phần thịt màu trắng ra)
- Dằm nhỏ thịt cá.
- Trộn đều với nước tương.
- Cho lên chảo chống dính đảo ở mức lửa nhỏ nhất.
- Đảo đến khi cá tơi, có mỡ cá ra một chút là tắt bếp
- Để nguội rồi cho vào lọ, bảo quản trong tủ lạnh trong 1 tuần.
Thành phẩm: Ruốc cá hồi ăn thơm, mùi tanh của cá gần như không còn, vị bùi bùi, béo béo!
Cách cho bé ăn:
- Nếu con ăn cơm, mỗi bữa mẹ rắc một nhúm ruốc lên trên bát cơm, hoặc để riêng ra đĩa nhỏ để con tự xúc ăn. Có thể coi ruốc cá hồi như một món mặn trong bữa cơm của con.
- Dùng để rắc vào cháo của con.
Món ruốc cá hồi này không chỉ hấp dẫn bé mà còn phù hợp cả với bữa ăn gia đình nữa!
Chúc bé và các mẹ ngon miệng!
Mẹo chữa tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh
Cách làm bò viên hương vị hệt như ngoài tiệm
Cách nấu mì vịt tiềm ngon, bổ dưỡng
(ST)