Cách chế biến thịt Kỳ đà lạ miệng cực thơm ngon
Mẹo chế biến thịt quay thơm ngon giòn bì như ngoài hàng
Ba kích có tác dụng bổ thận, tráng dương, cường gân cốt, trừ phong thấp... Chủ trị chữa đau mỏi xương khớp, thận dương suy, liệt dương...
Cách ngâm Ba kích:
Ngâm đơn vị chỉ có ba kích:
Ba kích tươi,sau khi rửa thật sạch,bỏ lõi,tùy vào mục đích sử dụng mà có những cách chế biến khác nhau.Tại Quảng Ninh,cách chế biến đơn giản nhất đó là ngâm rượu.Với 1 kg ba kích tươi,sau khi bóc lõi có thể ngâm từ 2-4 lít rượu .Nếu cho nhiều rượu quá mùi vị,màu sắc của ba kích sẽ ko được đậm đà.Thường để dùng cho cá nhân thi thoảng uống vài chén cho khỏe là ngâm với tỉ lệ 1kg/2 lít ... tại nhà hàng,quán nhậu rượu sẽ nhạt hơn và có màu tím nhạt... nên nhiều người vẫn lầm tưởng.
Rượu ba kích có màu tím.Thật ra rượu ba kích có màu đen,chất lượng ba kích càng tốt thì màu càng đen đặc,thơm,ngọt nhẹ.
Ngâm phối hợp nhiều vị
Bài 1: Dâm dương hoắc 12g, ba kích 16g, sa sâm 16g, nhục thung dung 12g, câu kỷ tử 12g, đỗ trọng 8g, đương quy 8g, cam thảo 6g, đại táo 3 quả. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với 1 lít rượu 35 – 40 độ (càng lâu càng tốt), uống trong vòng 1 tuần, ngày 2 lần, mỗi lần 15ml. Có thể dùng bài này để sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Hoặc dâm dương hoắc 60g, phục linh 30g, đại táo 9 quả. Ba thứ hấp chín, phơi khô, làm như vậy 3 lần. Sau đó tán nhỏ, các dược liệu ngâm với 2 bát rượu trắng và 100g mật ong. Đậy kín (tốt nhất là dùng lọ rộng miệng có nút mài). Để một tháng rồi lấy ra uống, mỗi ngày 2-3 chén nhỏ. Dùng liền 3 tháng. Nếu sắc uống thì dùng dược liệu ít hơn (khoảng 1/3 liều lượng trên).
Rượu ba kích có thể chất trong, màu nâu đậm, mùi thơm, vị ngọt. Có tác dụng bổ dương. Dùng tốt cho các trường hợp thận dương kém, sinh dục kém. Tốt cho cả hai giới. Ngày có thể uống 2-3 lần, mỗi lần 20-30ml trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Kiêng kỵ:
Người có âm hư hỏa vượng, táo bón, phụ nữ có thai không dùng